Thưa quý vị!Chúng ta đã hiểu rõ trong tâm mỗi người đềi có 11 anh tướng
lành và 30 tên giặc phiền não. Quý vị đã biết hình dạng, tên tuổi và tài
năng, binh tướng của ta và của giặc rồi. Vậy chúng ta thường ngày, nên
tự kiểm thảo từng giờ, từng phút: khi một tâmniệm nổi lên, chúng ta xem
xét nó lả thiện hay ác, Cũng như người cầm binh ra chiến trường, vừa
thấy bóng người thấp thoáng, phải quan sát cho kỹ, đây là binh tướng của
ta hay của giặc. Có thế mới khỏi cái hại " nhận giặc làm con" và mới
mong dẹp trừ được giặc.
Như trong lúc chúng ta thấy tiền của, sắc đẹp danh vọng v.v… sanh lòng
"tham muốn", đó là tham tâm sở hiện ra, nó là giặc phiênnão. Chúng ta
phải mau mau trừ đi, như thế gọi là "Tu Tâm"
Trong lúc chúng ta gặp cảnh trái nghịch, "nổi nóng" (sân), "tức giận"
(phản) lên, "oán hờn" (hận) và "buồn bã bực tức" (não) thối đạo, nản
lòng, đó là phiền não yam sở hiện ra. Nó là giặc đến hại ta, nó sẽ đốt
tiêu rừng công đức và phá hoại thành Niết bàn của ta. Ta nhiều kiếp sinh
tử luân hồi cũng vì nó. Vậy người Phật tử phải mau trừ đi; như thế gọi
là "Tu Tâm".
Trong lúc chúng ta làm điều tội lỗi, phá trai, phạm giới mà không hổ
thẹn với lương tâm, không thẹn với chúng bạn, thế là hai món phiền não
"không hổ" và "không thẹn" hiện ra. Nó là giặc phá hại, chúng ta phải
lập tức trừ đi.
Đến giờ tụng kinh, niệm Phật hay đến ngày lễ phải đi chùa lễ Phật nghe
kinh, mà chúng ta thấy trong người dã dượi chẳng muốn đi; đó là tâm sở
"giải đãi" là giặc; hay chỉ muốn đi coi hát, hoặc đánh bài v.v… đó là
tâm sở "buông lung", thuộc về giặc phiền não, chúng ta phải trừ đi, như
thế gọi là "Tu Tâm".
Trong lúc chúng ta làm đi62u tội lỗi mà che giấu, không chịu phát lồ sám
hối; đó là tâm sở "phú" thuộc về giặc phiền não. Khi chúng ta thấy
người có tài năng, danh vọng, hay được lợi lộc, mà sanh lòng ghen ghét
không ưa; đó là tâm sở "tật đố", cũng thuộc về giặc phiền não.
Khi chúng ta biết được việc hay, không chịu chỉ dạy cho người, hoặc thấy
người thiếu thốn về vật chất, mình có của mà không giúp đỡ; đó là tâm
sở "bỏn xẻn" thuộc về phiền não. Nếu giặc phiền não cường thạnh, thì nó
sẽ phá hại chúng ta vô cùng vô tận.
Trong lúc tụng kinh, niệm Phật mà thấy tâm mình lao chao không yên tĩnh,
hoặc miệng nói lắp bắp, nói chuyện gì cũng không đáng chuyện gì, ngồi
đâu thì nhịp đùi, rung vế, hoặc đứng ngồi không tề chỉnh; đó là "điệu cử
tâm sở". Còn nghĩ tưởng xằng xiêng là "tán loạn tâm sở".
Trong lúc tụng kinh, niệm Phật mà tâm tánh mơ màng, nặng nhọc (ngủ gục)
đó là "hôn trầm tâm sở" thuộc về giặc phiền não; trái lại nhẹ nhàng
khoan khoái, tụng niệm sáng suốt là "khinh an tâm sở" thuộc về đạo binh
lành.
Xin xăm, bói quẻ, cầu thần, đảo qui, làm những điều mê tín, dị đoan, đốt
vàng bạc, giấy tiền, lầu đài kho phướng, chấp chặc theo thành kiến của
mình, không tin lời nói phải, hoặc làm theo tục lệ cổ truyền không chánh
đáng, giữ gìn theo những giới cấm tà đạo; như thế đều thuộc về "tà
kiến" (ác kiến) tâm sở. Đó là giặc phiền não, chúng ta phải mau dẹp trừ.
Như thế gọi là "Tu Tâm".
Đối với người, ta dùng những mưu mô để lừa dối, nói năng xảo trá , đó là
"cuồng tâm-sở", thuộc về phiền não; hoặc nói những lời nịnh hót, bợ đỡ,
người hỏi không đáp, là "siễm" và "kiêu tâm sở"; có ý khinh rẽ, hiếp
đáp lấn lướt người, là "ngã main tâm sở". Trên đây thuộc về giặc phiền
não cả, chúng ta phải diệt trừ. Như thế gọi là "Tu Tâm" .
Mỗi khi chúng ta thấy việc đạo, sốt sắng ra làm, là "tinh tấn tâm sở";
đến giờ tụng kinh niệm Phật siêng năng, là "tinh tấn tâm sở", thuộc đạo
binh lành. Lỡ làm điều gì tội lỗi đối với mình hết sức hổ, với người hết
sức thẹn, đó là "tàm" và "quí" tâm sở, cũng thuộc về lành. Thấy vàng
bạc, của cải, danh vọng, sắc đẹp không tham, đó là " vô tham tâm sở",
thuộc binh tướng lành. Đối với cảnh nghịch, lòng không nóng nảy, giận
hờn, đó là " vô si tâm sở", cũng thuộc về lành. Gặp một việc gì, ta sáng
suốt phán đoán hay dở, lợi hại, là "vô si tâm sở". Không cờ bạc rượ trà
phá trai phạm giới, buông lung phóng đảng đó là " bất phóng dật tâm
sở". Gặp những việc người ta làm cho mình đau khổ mà mình hỷ xả; làm
được việc gì hay, tốt, có công đức mà không chấp trước (nghĩ đến) là
"hành xả tâm sở". Không giúp ích được người và vật thì thôi, chớ không
làm tổn hại, đó là "bất hại tâm sở". Trên đây đều thuộc về đạo binh hiền
từ của chúng ta, chúng ta nuôi dưỡng làm cho nó mạnh mẽ thêm lên, mới
mong thắng được giặc phiền não trên kia. Như thế gọi là "Tu Tâm"
Nói tóm lại, hàng ngày và từng giờ từng phút, chúng ta phải thường tự
kiểm thảo tâm mình như thế. Mỗi khi có một niệm nổi lên, chúng ta phải
thường tự kiểm thảo tâm mình như thế. Mỗi khi có một niệm nổi lên, chúng
ta phải xét ngay coi là thiện hay ác. Nếu ác, thì chúng ta phải mau mau
dẹp trừ; còn thiện, thì chúng ta phải làmsao cho nó thêm tăng trưởng.
Nếu giặc phiền não nổi lên, mà chúng ta để cho nó tự do hoành hành,
không sớm dẹp trừ, thì nó sẽ phá tan nước Công đức, cướp đoạt thành Niết
bàn của chúng ta; làm cho ta thành kẻ đê hèn và nô lệ cho vật dục, hoặc
phải đọa trong ba đường dữ là Địa ngục, Ngạ quỉ và Súc sanh.
Trái lại, đạo binh từ thiện trong tâm chúng ta, nếu chúng ta biết nuôi
dưỡng nó. Làm cho nó được mạnh mẽ, hùng dũng, thì nó sẽ đánh tan được
giặc phiền não, giữ gìn nước Công đức, bảo thủ thành Niết bàn, làm cho
ta trở nên hiền, thánh hay Phật.
Đạo binh hiền từ, kháng chiến với giặc phiền não trong nội tâm chúng ta
như thế, không những từng ngày, từng giờ mà phải luôn luôn từng phút
từng giây; không phải một năm hai năm, mà phải nhiều đời nhiều kiếp, mới
thắng được giặc phiền não. Kháng chiến như thế mới thật là " trường kỳ
kháng chiến". Như Đức Phật Thích Ca phải trải qua bao vô số kiếp tu
hành, mới hoàn toàn thắng được giặc phiền não, thành quả vị Phật. Thành
một vị Phật như thế, thật đâu có phải dễ, vì thế nên gọi là "Phật bảo".
Bởi thế nên, chúng ta dù suốt đời lạy Ngài đi nữa, cũng chưa xứng.
Có người nghĩ rằng: "Tu hành là việc khó, mà phải trải qua ba vô số kiếp mới thành Phật thì lâu quá, ai làm được!"
Thưa quý vị! Sách nói: "Thế thượng vô nan sự, đô lai tâm bất chuyển".
Nghĩa là: Trên đời không có việc chi khó, chỉ tại tâm mình không chuyên
cần. Nếu không ai làm được, sao Đức Phật Thích Các Bồ tát Ma ha tát khi
tu hành Bát nhã Ba la mật đa và nhiều Đức Phật khác lại thành được. Phật
đã dạy rằng: " Kia là trượng phu, thì ta đây cũng vậy, chớ nên tự khinh
mình mà lui suit". Người nghĩ sợ như thế, chẳng khác nào như người học
trò lớp năm, mà trông lên địa vị Thạc sĩ hay Bác sĩ, rồi họ thối chí và
nói rằng: "Học đến hai mươi mấy năm mới đậu Thạc sĩ ai học được!". Thật
ra ông Thạc sĩ lúc đầu tiên cũng học lớp năm như ai vậy. Tuy biết rằng
đường dài, nhưng từy theo sức mình, tu được bao nhiêu, sẽ được lợi ích
bay nhiêu. Như người học lớp năm; khi lên nhứt, thì vẫn thấy lợi ích học
ở lớp nhứt, cho đến khi lên trung học, đại học, v.v… thì đều có lợi ích
ngang các cấp ấy; học được lớp nào cũng đều có lợi ích cả. Dù Bác –sĩ
hay Thạc sĩ, trong lúc đầu tiên cũng học ở lớp thứ tư lớp năm như ai.
Như quý vị đạo hữu thọ ngu giới thì chỉ thấy ích lợi ở ngang năm giới;
đến khi thọ giới Bồ Tát, thì được lợi ích ở giới Bồ Tát. Dù thành quả
Phật cao siêu, song lúc đầu tiên, quí Ngài cũng như chúng ta vậy.
Thứ quý vị! Thắng được giặc phiền não, không phải là một việc dễ, phải
trải qua một thời gian lâu xa đến 3 vô số kiếp mới hoàn toàn thắng được;
có thắng được mới thành Phật. Vậy chúng ta trong lúc thấy những người
tu hành còn tham sân v.v… chớ nên trách họ. Vì còn phiền não cho nên họ
mới tu. Nếu hết phiền não thì họ đã thành Phật rồi, cần gì phải tu nữa.
Cũng như còn kháng chiến tức là còn giặc; đã còn giặc thì có khi thắng
trận, mà cũng có lúc bại trận. Người ở trong vòng tu hành cũng thế, có
khi thắng được giặc phiền não, mà cũng có lúc giặc phiền não thắng. Vậy
chúng ta không nên trách: "người tu sao còn tham, sân v.v…"
Thưa quý vị! Chúng ta từ hồi nào dean giồ , bị giặc phiền não xâm chiếm,
cướp mất chủ nhơn ông (chơn tâm). Nó trói cột, xiềng xích, làm cho ta
mất tự do; bị nó sai sử, đầy đọa bắt ta làm nô lệ cho thất tình lục dục,
mất độc lập. Vậy chúng ta phải nổ lực dùng đạo binh hiền từ, kháng
chiến cho thắng được giặc phiền não ở nội tâm, phá tan xiềng xích nô lệ,
lấy lại thành Giải thoát, đem trở về chủ nhơn ông (chơn tâm0. như thế
mới thật là độc lập, mà có độc lập, ta mới được tự do.
Nếu như nước nhà được độc lập, dân chúng được tự do, mà tâm ta hãy còn
bị phiền não trói buộc, thất tình lục dục sai sử, gây tạo những điều tội
ác, thì ta không sao khỏi bị gông cùm tù tội. Dù cho nước nhà có thật
độc lập, dân chúng được tự do hoàn toàn, mà ta vẫn bị xiềng xích gông
cùm nô lệ cho vật chất như thường, không được tự do và độc lập chút nào
cả.
Vậy dám mong, tôi cùng quý vị, cố gắng kháng chiến cjo hoàn toàn thắng
được giặc phiền não ở nơi tâm mình, để khỏi làm nô lệ cho thất tình, lục
dục, để được giải thoát như Phật. Như thế mới hoàn toàn tự do độc lập.
Và được như thế, là do chúng ta biết "Tu tâm".