Phước
Tuệ song tu
Trong
đời sống này, chúng ta thường nghe, nói đến chữ
"TU". Chẳng hạn như là: tu bổ tu sửa, tu chính tu
chỉnh, tu tỉnh tu thân, tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh.
Những từ ngữ đó, có nghĩa chung là: sửa chữa sửa đổi,
rèn luyện trau giồi, cho được mới hơn, cho tốt đẹp
hơn, cho đúng đắn hơn, cho chính xác hơn, cả hai phương diện,
vật chất tinh thần.
Còn như nói về,
phương
diện tín ngưỡng, từ ngữ đi tu, thường có nghĩa là: rời
bỏ đời sống, tại nơi thế gian, sống đời tu sĩ, trong các
tự viện, hay là tu viện, thanh tịnh trang nghiêm, hoặc đến
những nơi, núi rừng vắng vẻ.
Phạm vi bài này,
chỉ
đề cập đến, công phu tu tập, có thể áp dụng, giáo lý
đạo Phật, cho người tại gia, để tạo an lạc, hạnh phúc
hiện tiền, ngay trên đời này. Ở trong đạo Phật, chúng
ta thường bàn, đến các vấn đề: "tu phước tu tuệ".
Tu phước là gì? Tu
tuệ
là gì? Giá trị tu phước, giá trị tu tuệ, khác như thế nào?
Làm sao có thể, áp dụng vào trong, đời sống hằng ngày, của
người tại gia, phát tâm tu tập, tu tâm dưỡng tánh?
* * *
Trước hết là việc,
chúng ta cần biết, đạo Phật xưa nay, có những nghi lễ,
hình thức cúng kiến, của một tôn giáo, dành cho đại chúng,
đa số tín đồ, những người chưa thấu, giáo lý thâm
sâu, của Ðức Thế Tôn.
Chẳng hạn như là:
cúng kiến lễ lạy, chuông trống khánh mõ, cầu an cầu
siêu, cầu phước lộc thọ, cầu nguyện hòa bình, cầu cho
chúng sanh, vạn dân bá tánh, an lạc hạnh phúc. Những hình
thức này, rất là cần thiết, có thể giúp cho, những người
sơ cơ, tin theo đạo Phật, bởi do ông bà, cha mẹ tin Phật,
thỉnh thoảng đến chùa, vào các dịp lễ, lớn nhỏ hằng
năm, hái lộc đầu xuân, dịp tết nguyên đán, hoặc vào
các dịp, quan hôn tang tế, nhưng không hiểu gì, giáo lý đạo
Phật.
Hoặc gặp những lúc,
phong ba bão tố, dồn dập trong đời, tâm thần điên đảo,
đời sống chao động, con người cần có, cảnh chùa thanh tịnh,
để được tĩnh tâm, cần có buổi lễ, cầu an cầu phước,
để tạm an tâm, cần có những người, thiện hữu tri thức,
hết lòng an ủi, giảng giải nghĩa lý, đem lại chánh kiến,
giúp đỡ người đó, thoát khỏi những cảnh, khổ đau như
vậy.
Từ các dịp đó, con
người đến chùa, sinh hoạt thường xuyên, và hiểu được
rằng: bởi vì kém phước, thiếu phước ít phước, hết
phước không phước, thường gọi "vô phước", cho
nên cuộc đời, chịu nhiều thăng trầm, cuộc sống gặp
nhiều, khó khăn bất trắc, khốn khổ đau thương, hoạn nạn
điêu đứng, người thương không có, kẻ ghét thì đông. Do
đó con người, phát tâm "tu phước", tạo thêm phước
báu, để cho cuộc đời, vơi bớt phiền não, giảm thiểu
khổ đau.
Phước báu là do,
chính chúng ta tạo, chứ không phải do, thượng đế ban cho,
hay do cầu nguyện. Người nào tích phước, từ trước đến
nay, không cần cầu nguyện, cuộc đời cũng an, ít gặp
sóng gió, ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn
khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện
khó hóa dễ.
Trong Kinh A Hàm,
Ðức
Phật có dạy, thí dụ như sau: Nếu người phải bị, nuốt
một nắm muối, thì sẽ đau khổ, biết là dường nào. Nhưng
nếu đem bỏ, nắm muối đó vào, một tô nước nhỏ, rồi
mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu
bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi mới phải uống, thì
sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu bỏ nắm muối,
vào hồ nước lớn, rồi mới uống vào, thì chuyện sẽ
không, thành vấn đề nữa.
Nắm muối tượng
trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người
đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp
quả nghiệp báo, nói chung đó là: quả báo khổ đau, không
sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều, tượng
trưng tô nước, lu nước hồ nước, có thể giúp đỡ, con
người vượt qua, khổ đau mà thôi.
Ðó mới thực là:
chí công vô tư.
Mình làm mình hưởng.
Mình làm mình chịu.
Cầu nguyện van xin,
dù
tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Tại
sao như vậy? Bởi vì thực ra, chính vị giáo chủ, giáo phẩm
chức sắc, giáo quyền cao cấp, cũng phải trả nghiệp, đã
tạo trước kia, nhiều đời nhiều kiếp, ngay trong kiếp này,
cũng bị nguyền rủa, vu khống cáo gian, xử án khổ nạn,
ám sát giết hại, một cách thê thảm, không ai thay được!
Trong khi xảy ra,
tai nạn
xe hơi, xe lửa tàu thủy, hay là phi cơ, có người nằm mơ,
cầu nguyện đức Mẹ, hằng đi cứu giúp, có người cầu
nguyện, đức Quán Thế Âm, cứu khổ cứu nạn. Nếu như
hai người, cùng thoát tai nạn, thực sự vị nào, đã cứu
giúp họ? Còn nếu hai người, cùng bị thảm tử, thì cả
hai vị, đều bỏ rơi họ? Có phải vậy chăng?
Thực ra không phải!
Không có vị nào, cứu họ giúp họ, theo lời cầu nguyện.
Chỉ có phước báo, của chính cá nhân, đã cứu chính họ!
Người có phước báo,
nhiều hơn một chút, thì được thoát nạn, một cách an ổn.
Người có phước báo, ít hơn một chút, thì được thoát nạn,
một chút xây xát. Những người vô phước, không còn phước
báo, thường gọi tới số, thì đã mạng vong. Chí công vô
tư, là luật nhân quả.
Trong Kinh A Hàm,
Ðức
Phật có dạy:
Chỉ có
phước báo,
mới có thể làm,
giảm thiểu nghiệp báo.
Nếu như chúng ta,
phát
tâm tu phước, tạo thêm phước báu, chúng ta thường làm, tất
cả việc thiện, cứu người giúp đời, thường được gọi
là: những việc "phước thiện". Chẳng hạn như là:
bố thí cúng dường, hùn phước cất chùa, tạo tượng đúc
chuông, ấn tống kinh sách, đi chùa lễ Phật, vào chùa công
quả, tham gia hoạt động, từ thiện xã hội, cứu trợ nạn
nhân, thiên tai bão lụt, giúp đỡ người nghèo, bần cùng
khốn khổ.
Tuy nhiên cũng có,
những
người tu phước, thường hay mong cầu, phước báu trở lại,
với bản thân mình, với gia đình mình, qua các dạng như:
thới hên may mắn, tai qua nạn khỏi, giàu sang hạnh phúc,
ăn nên làm ra, cửa nhà êm ấm, con cái thành tài, buôn may
bán đắt. Như vậy nghĩa là: mặc dù tu phước, người rất
hiền lương, ăn hiền ở lành, việc ác không làm, chỉ làm
việc thiện, nhưng mà tâm niệm, của người tu phước,
chưa được quảng đại, còn hay vị kỷ, hơn là vị tha, chưa
được thanh tịnh.
Do đó cho nên,
phước
báu có được, rất là hạn chế, theo như tâm lượng, hạn
hẹp của mình. Khi không như ý, những người tu phước,
thường hay nổi giận, bực bội bất an, tâm trạng hoang
mang, làm cho nhiều người, mất dần tín tâm, bỏ theo ngoại
đạo.
* * *
Trong Kinh Kim
Cang, Ðức
Phật có dạy:
"Nhược Bồ Tát ư
pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc
bố thí, bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Bồ
Tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Nhược Bồ Tát
bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lượng.
Nghĩa là: nếu như
chúng
ta, không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả,
và không chấp sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp,
mà thực hành hạnh bố thí, thì phước đức không thể nghĩ,
không thể lường được.
Nếu người tu phước,
làm việc phước thiện, mà không vụ lợi, không tâm phân
biệt, kỳ thị thân sơ, xuất xứ sang hèn, nam nữ sắc tộc,
không mong cầu lộc, hay được báo đáp, không hề trông chờ,
đền ơn đáp nghĩa, không hề thấy mình, là người làm phước,
không thấy người khác, thọ nhận ơn phước, nếu làm như
vậy, tạo được phước báu, vô lượng vô biên, không thể
nghĩ bàn.
Tại sao như vậy?
Bởi
vì tâm lượng, của người tu phước, ngay lúc bấy giờ, trở
nên quảng đại, vô cùng vô tận, cho nên phước báu, trở
nên to lớn, vô lượng vô biên, tương ứng rõ ràng. Trong
lúc thực hiện, hành động tạo phước, lời nói tạo phước,
ý nghĩ tạo phước, không hề nghĩ rằng: mình đang làm phước.
Giúp đỡ người khác,
chỉ vì tình thương, từ bi bác ái, lòng tốt tự nhiên,
tâm bất vụ lợi, vì người quên mình, đó chính thực là:
hành động tạo phước, cao thượng hạng nhứt, đem lại
"phước báu", vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.
Chúng ta nên biết:
chúng ta có phước, nếu như chúng ta, đầy đủ sức khỏe,
lục căn hoàn bị, tay chân lành lặn, đi đứng tự nhiên, mắt
mũi tinh tường, trí óc minh mẫn, sống trong hạnh phúc, gia
đạo bình an, trên thuận dưới hòa, thuận vợ thuận chồng,
con cháu ngoan ngoãn, hiền lành dễ dạy, cuộc sống bình
yên, ít gặp sóng gió, ít có trắc trở, tai qua nạn khỏi,
mọi việc suôn sẻ, mọi sự hanh thông, gặp được thầy lành,
gặp được bạn tốt.
Phước báu hơn nữa,
nếu
như chúng ta, gặp được chánh pháp, ngộ được chánh đạo,
giác ngộ giải thoát, không còn trầm luân, sanh tử luân hồi.
Người trí thực
hành,
hạnh nguyện bố thí, chẳng cầu báo ân, chẳng cầu lợi
mình, chẳng vì giúp đỡ, cho kẻ bỏn sẻn, chẳng vì quả
báo, sanh cõi nhơn thiên, giàu sang sung sướng, hưởng thụ dục
lạc, chẳng vì danh tiếng, đồn đãi khắp nơi, chẳng vì
có của, dư dùng không xài, chẳng vì bắt chước, làm theo
người khác.
Người trí thực
hành,
hạnh nguyện bố thí, chỉ vì từ tâm, giúp người cần đến,
khiến người an vui, qua cơn khốn khó, bớt cơn phiền não,
khiến cho người khác, sanh tâm bố thí, nhứt tâm hồi hướng,
công đức phước đức, cho khắp muôn loài, pháp giới
chúng sanh. Làm được như vậy, trí tuệ khai mở, tâm niệm
hòa bình, chúng sanh an lạc, mọi người hạnh phúc.
Người thích bố thí,
chẳng thích tu tuệ, sanh ra giàu có, nhưng tâm trí kém. Người
thích tu tuệ, chẳng thích bố thí, sanh ra thông thái, nhưng
nghèo xác xơ. Tuy nhiên rõ ràng, trong khi tu phước, nếu chúng
ta làm, với tâm chính trực, bất tùy phân biệt, kết quả
đồng thời, cũng có nghĩa là: chúng ta tu tuệ.
Chẳng hạn như là:
chúng ta thực hành, hạnh nguyện bố thí, với tâm đại từ,
tâm bất vụ lợi, chúng ta được phước, đồng thời kết
quả, tâm tham bỏn sẻn, dần dần giảm bớt, thiểu dục
tri túc, biết đủ bớt tham, không còn phạm giới, không
còn tạo nghiệp, tâm trí ổn định, dần dần thanh tịnh,
trí tuệ phát sanh.
Như vậy nghĩa là:
thực
tâm tu tập, tu phước tu tuệ, đồng thời kết quả. Nếu
như chúng ta, tu tập tinh tấn, sẽ nhận thấy rằng: trong phước
có tuệ, trong tuệ có phước. Phước báu giúp ta, bớt gặp
chướng ngại, trên đường tu tập. Trí tuệ giúp ta, tu tiến
nhanh thêm, chóng đến bến bờ, giác ngộ giải thoát, lai đáo
bỉ ngạn.
Tu tập nghĩa là: áp
dụng
giáo lý, ngay trong cuộc sống, luôn luôn nhớ nghĩ, sửa đổi
tâm tánh, của chính bản thân, ngày một an hơn, ngày một
vui hơn, cho đến một ngày, giác ngộ giải thoát.
Trong Kinh Pháp Cú,
Ðức
Phật có dạy:
Hãy tự thắp đuốc,
tự mình bước đi.
Thắp sáng trí tuệ,
ngọn đuốc chánh pháp.
Trí tuệ bát-nhã,
giúp
đỡ chúng ta, thoát khỏi phiền não, giảm thiểu khổ đau,
không ngoài giáo pháp, của Ðức Thế Tôn. Do đó chúng ta,
phát tâm tu tập, nên học giáo lý, mở mang trí tuệ, mới tỏ
chánh đạo, mới có chánh kiến, mới đặng chánh tín, tâm
được thanh tịnh, tránh được tà đạo, tránh cảnh tu mù,
lọt hầm sụp hố, từ bỏ tâm ma, đạt được giác ngộ,
thấu rõ chân lý, giải thoát khổ đau, sống trong cảnh giới,
Niết-bàn hiện tại, ngay trong cuộc sống, hằng ngày của
mình. Ðó mới chính là: tu tuệ thực sự.
* *
Ở trong cuộc sống,
thế
gian hằng ngày, có nhiều cơ hội, có rất nhiều cách, có
nhiều phương pháp, để cho con người, làm phước tạo phước,
kiếm phước tích phước. Dù đó là phước: hữu lậu vô lậu,
đều có công năng, giúp cho con người, có được cuộc sống,
bình yên an ổn, ít đau khổ hơn, bớt đi phiền não, để
tiến tới chỗ, giải thoát khỏi vòng, sanh tử luân hồi.
Phước báu hữu lậu,
do những việc làm, tạo sự an vui, thoải mái yên bình, ích
lợi cho người, gặp lúc khó khăn, về mặt vật chất, hay
về tinh thần. Phước báu hữu lậu, còn có công năng, đem
lại may mắn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện
nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ, hễ chịu làm phước,
oan trái bớt đi, nghiệp báo giảm thiểu. Người nào làm phước,
với lòng ước mong, hưởng phước về sau, đó được gọi
là: phước báu hữu lậu, vẫn còn trong vòng, sanh tử luân
hồi.
Phước báu vô lậu,
do
những việc làm, lời nói ý nghĩ, ích lợi cho người,
nhưng đồng thời cũng, giúp chuyển hóa được, con người
chính mình, thí dụ như là: bố thí cúng dường, tụng kinh
niệm Phật, tư duy thiền quán, nghiên tầm kinh điển, tu tâm
dưỡng tánh. Người nào làm phước, với bốn tâm lớn: từ
bi hỷ xả, tứ vô lượng tâm, lòng không cầu mong, hưởng
phước về sau, chỉ chuyên cố gắng, tu tập tinh tấn, tiến
dần đến chỗ: giác ngộ giải thoát, là phước vô lậu, vượt
thoát khỏi vòng, sanh tử luân hồi.
Phước báu hữu lậu,
như tiền tiết kiệm, có khả năng giúp, con người giàu
sang, sung sướng tấm thân, bình yên may mắn. Hưởng phước
báo này, có ngày cũng cạn, cũng dứt cũng hết. Khi đó là
lúc, con người sẽ phải, đền trả nghiệp báo, đã tạo
trước kia, trong lúc giàu sang, quyền uy thế lực, tạo nhiều
nghiệp ác, quên mất việc thiện, tu nhơn tích đức.
Chúng ta từng thấy,
các vị quyền uy, ông vua bà chúa, hoàng hậu thái phi, hoàng
tử công nương, tổng thống thủ tướng, bộ trưởng toàn
quyền, các nhà giàu có, trưởng giả cao sang, danh vang tột
đỉnh, thế lực quyền quí, lãnh tụ chính trị, lãnh tụ
tôn giáo, khi hưởng hết phần, phước báo hữu lậu, họ
phải chịu nhiều, tai nạn khổ ách, tán gia bại sản, thân
bại danh liệt, thậm chí có thể, mất mạng thê thảm,
không ai thay được, ở nơi hoàng cung, hay trên xa lộ, hoặc
dưới biển sâu, hay trên núi tuyết!
Trong Kinh A Hàm,
Ðức
Phật có dạy:
"Con người
khi nào,
đang hưởng phước báo, cũng như mũi tên, bắn lên không
trung. Mũi tên bay lên, rất nhanh rất mạnh, cũng như con người,
gặp được mọi sự, may mắn tốt đẹp.
Ðến khi
phước hết,
con người bắt đầu, đền trả nghiệp báo, ví cũng như là,
mũi tên hết trớn, thì rơi xuống đất, cũng nhanh như vậy".
Ðó chính là nghĩa: phước
báu hữu lậu.
Bởi vậy cho nên, ở
trong kinh sách, Ðức Phật có dạy: chúng ta làm phước, đừng
có mong cầu, hưởng phước về sau, mà nên phát nguyện: đời
đời kiếp kiếp, đầy đủ phước duyên, gặp được chánh
pháp, gặp được thầy lành, gặp được bạn tốt, giúp đỡ
trợ duyên, tu tâm dưỡng tánh, cho đến cái ngày: giác ngộ
giải thoát.
Ðó chính là nghĩa: phước
báu vô lậu.
* * *
Tóm lại nên biết,
trong khi tu phước, đồng thời tu tuệ, mỗi ngày một tiến,
nhứt định không lùi, con người cảm nhận, an lạc hạnh
phúc, ở trong tầm tay, ngay trong hiện đời, đi đứng nằm
ngồi, sinh hoạt hằng ngày, không tìm đâu xa, không đợi kiếp
sau, vãng sanh cực lạc, hoặc lên thiên đàng.
Tu tập nghĩa là: áp
dụng
giáo lý, vào trong cuộc sống, hằng ngày của mình, giữ
thân khẩu ý, luôn luôn thanh tịnh. Ngay trong cuộc sống, nếu
như chúng ta, sinh hoạt bình thường, đi đứng nằm ngồi, tất
cả hành động, lời nói ý nghĩ, đều thể hiện được, tứ
vô lượng tâm: từ bi hỷ xả, tâm không phiền não, an
nhiên tự tại, an vui tu tập, sống trong chánh niệm: niệm
Phật niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm, tức là chúng ta, đạt
được phước báu, trí tuệ viên mãn.
Tu đúng như vậy,
chúng
ta đạt tới, Niết-bàn giải thoát, không còn trầm luân,
sanh tử luân hồi. Tam bảo thường trụ, phước tuệ lưỡng
toàn. Kinh sách có câu:
"Phước Tuệ lưỡng
toàn, thì phương tác Phật".
Nghĩa là chúng ta,
muốn
được làm Phật, an nhiên tự tại, thì phải tu phước, tu
tuệ song song, đều đặn như nhau. Ví như con chim, phải đủ
hai cánh, mới có thể bay. Chư Phật là bậc "PHƯỚC TRÍ
NHỊ NGHIÊM", phước báu trí tuệ, thảy đều trang nghiêm,
chính nghĩa như vậy.
Chư Tăng thường
được,
mọi người xưng tán, là bậc "TÔN TÚC", nghĩa là
các ngài, là bậc tu hành, đáng tôn đáng kính, bởi vì đầy
đủ: phước báu trí tuệ, PHƯỚC TUỆ song tu.
-ooOoo-
Chánh Pháp
tại thế
gian
Cư-sĩ Chính-Trực
Chánh Pháp tại
thế
gian
không phải do trời ban
chính mình phải cầu học
để có thể áp dụng
trong đời sống hằng ngày.
Chứ không phải là những
pho kinh điển vô tri
để lên trên bàn thờ
lạy từng câu từng chữ
mà không học hiểu được.
-ooOoo-