19/08/2553 17:00 (GMT+7)
Nếu tâm bạn còn quá nhiều phiền não, bạn sẽ thấy rất khó định tâm lúc bắt đầu. Có nhiều con đường khác nhau để xuất phát, bởi nhiều phương cách hay bằng cách quán nội tâm. Điều quan trọng là: đừng nghĩ rằng bạn chỉ rèn luyện tâm khi ngồi trên chiếu thiền. |
12/08/2553 23:44 (GMT+7)
Buổi sáng khi thức dậy, ta biết rằng ta có hai mươi bốn giờ trước mặt để sống. Đó là một món quà quý giá. Ta sống như thế nào để có an lạc và hạnh phúc trong suốt hai mươi bốn giờ, mà người khác cũng nhờ đó mà có an lạc và hạnh phúc. |
22/07/2553 20:27 (GMT+7)
Ðức-Phật không đặt
nền tảng giáo lý trên sự sợ sệt một oai lực huyền bí
siêu thế nào, cũng không dạy hàng tín đồ phải mong nhờ
sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, hay trông cậy nơi sự cứu
rỗi nào từ trên ban xuống. |
20/07/2553 07:02 (GMT+7)
Chính cái khối thịt
đang suy tàn nằm ở đây là chánh pháp (saccadhamma),
là chân lý. Chân lý của cơ thể nầy là chánh pháp, và đó
là giáo huấn bất di dịch của Ðức Bổn Sư. Ðức Phật dạy
ta hãy nhìn vào thân nầy, hãy quán chiếu và suy niệm cho đến
khi thấu triệt bản chất thật sự của nó. |
06/07/2553 01:37 (GMT+7)
Tìm nơi nương tựa - quy y -
là một hành động
chung của hàng Phật tử, căn bản cho các công phu hành trì trong
Đạo Phật.
Bất cứ luận thuyết, tông phái và pháp hành nào của Phật giáo đều
bắt nguồn
từ hành động quan yếu này, mà mỗi Phật từ đều trì tụng thường
xuyên, đó là
việc quy y. Trong tiếng Pāli, hành động đó gọi là "sarana-gamana"
(quy y). "Gamana" nghĩa là đi đến, quy về, tìm về. |
02/07/2553 01:37 (GMT+7)
Quyển sách "Nguồn an
lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông
của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và
các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi. |
11/06/2553 23:51 (GMT+7)
Có những buổi chiều ngồi một mình trong thư viện của chùa Hoằng Pháp, lần đọc lại các truyện ngụ ngôn, kinh Pháp Cú, kinh Bách Dụ… tôi cảm nhận ra được rằng trong những mẩu chuyện đơn giản ngắn gọn này, nhiều khi còn mang cả tính hài hước và lại chứa đựng cả một khối triết lý đồ sộ, buộc người ta phải dùng tuệ giác để quán sát và suy ngẫm thì mới nhận chân ra được một phần nào thâm nghĩa mà cổ nhân muốn gởi gắm. |
11/06/2553 00:03 (GMT+7)
Trong những mẩu chuyện đơn giản ngắn gọn này, nhiều khi còn mang cả tính hài hước và lại chứa đựng cả một khối triết lý đồ sộ, buộc người ta phải dùng tuệ giác để quán sát và suy ngẫm thì mới nhận chân ra được một phần nào thâm nghĩa mà cổ nhân muốn gởi gắm. Dù trải qua bao thế hệ con người vào giai đoạn nào đi nữa, những câu chuyện này vẫn có một sức sống mới, vẫn còn một sức giáo dục sâu xa. |
21/05/2553 00:58 (GMT+7)
Người tu học theo
Phật
thường băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, trước một
rừng kinh sách của đạo Phật. Tập sách này trình bày các
bước căn bản tu học theo Phật, có thể áp dụng trong đời
sống hằng ngày, gồm có những bài viết đơn giản về Phật
Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật. |
20/05/2553 02:29 (GMT+7)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về
Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng
Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết
thực, có thể thực sự áp dụng để tu tâm dưỡng tánh
trong mọi hoàn cảnh của đời sống hằng ngày của người
Phật Tử, với niềm hy vọng đem lại An Lạc Hạnh Phúc và
Giác Ngộ Giải Thoát. |
19/05/2553 02:28 (GMT+7)
Trên thế gian này, an lạc và hạnh phúc là niềm ao ước, là điều mong muốn của tất cả mọi người, không phân biệt màu da, sắc tộc hay tôn giáo. |
23/04/2553 03:43 (GMT+7)
Khi nhìn cuộc đời này, ta thấy có những người giàu sang hiển vinh, đồng thời cũng có những kẻ đói nghèo tội lỗi. Ta tưởng đó là những chuyện ngẫu nhiên. Nhưng kỳ thực không ngẫu nhiên chút nào mà là do định luật nhân quả rất chặt chẽ chi phối. Định luật nhân quả là quy luật tự nhiên của vạn pháp diễn tiến từ quá khứ đến hiện tại, và từ hiện tại tiếp tục diễn tiến mãi đến vị lai vô tận. |
20/04/2553 03:11 (GMT+7)
Tôi đã tìm đọc một số sách như: Truyện cổ Phật giáo, Tích truyện pháp cú, Phật giáo cố sự đại toàn, Nghệ thuật sống, Gương nhân quả, Pháp tạng Phật giáo Việt Nam, Lòng thương yêu loài vật… góp nhặt những mẩu chuyện hay tập thành cuốn sách nhỏ tựa đề “Lành dữ nghiệp báo”. |
19/04/2553 01:24 (GMT+7)
Tập sách PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI này ra đời xuất phát từ tâm lành của toàn thể quý thầy bổn tự chúng tôi sau khi thông qua sự kiểm tra và thẩm duyệt kỹ. Kính thưa lên Thầy và nhận được sự hoan hỷ đồng ý, chúng tôi trân trọng chuyển thể bốn bài giảng của Thầy từ văn nói sang văn viết, gồm Phật pháp cứu đời tôi, Ngu si sinh tử, Giả và Vui buồn mùa xuân như một công việc mang đầy ý nghĩa diễm phúc. |
15/04/2553 01:56 (GMT+7)
Với mục đích là để cho mọi người sống an lạc một cách trọn vẹn, nhận biết chân tâm của mình và quán xét để đạt đến sự an lạc nội tâm, chúng tôi xin trích lại những lời dạy đó và viết thêm vào phần lời bàn, nhằm giải thích một cách sơ lược để quý vị đọc sẽ dễ hiểu hơn. Phật dạy chúng ta phải biết đối diện với những phiền não của chính mình, dùng phương pháp xả bỏ, nhẫn nhục và tỉnh thức để nhận rõ được bản chất của tâm và vật. |
14/04/2553 07:02 (GMT+7)
Tiếng đại hồng chung vang lên trong không gian tĩnh mịch. Trên tường, đồng hồ cũng vừa điểm bốn tiếng. Cảnh nội tự Vĩnh Nghiêm chuyển mình thức giấc sau một đêm dài yên nghỉ. Chúng Tăng an cư kiết hạ chuẩn bị vân tập Trai đường niệm Phật Cảnh Sách. |
08/04/2553 05:53 (GMT+7)
Hứa Chân Quân trong lòng rất vui sướng, bèn lắp tên giương cung, một mũi tên bay vèo, nai con bị trúng tên. Chàng vô cùng vui mừng, đúng vào lúc dự định lại gần chú nai con thì bất chợt chàng thấy nai mẹ từ trong một bụi cây lao ra. Nai mẹ vội vàng đến bên nai con đang bị thương kêu lên những tiếng ai oán đau thương rồi bất chợt rơi lệ. |
05/04/2553 22:32 (GMT+7)
Sinh là một anh học trò nghèo kiết xác tha phương cầu học. Anh ở trọ trong một ngôi chùa, ngày đêm dùi mài kinh sử để ứng thí. Quan huyện sở tại cũng là người xứ khác bổ nhiệm đến, thường lui tới chùa vì quan rất mộ đạo. |
03/04/2553 22:08 (GMT+7)
Đại Đức Rahula, người Tích-Lan được đào tạo trong truyền thống Thượng-Tọa Bộ tại các Phật Học Viện (Pirivena), sau vào Đại-Học Tích-Lan đậu bằng B.A. (London) rồi viết luận án Tiến Sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích-Lan và được cấp bằng Tiến Sĩ Triết học (Ph. D.). |
31/03/2553 01:28 (GMT+7)
Nhiều lúc, chúng ta nhìn thấy dòng sông không một chút gợn sóng, yên bình. Nhưng có phải bản chất thật của dòng sông là như thế không? Dòng nước vẫn luôn luôn trôi chảy mãi về với đại dương mênh mông vô tận. Cuộc sống cũng vậy, ngay từ khi bập bẹ cất tiếng khóc chào đời là chúng ta bắt đầu khởi hành tiến trình của mình đến với khổ đau của một kiếp người trong cõi Ta-bà phù du giả tạm này, với đầy ấp những bất trắc phiền muộn và âu lo. |
|