Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật trú tại thành Na-nan-đà, trong rừng Ba-ba-lỵ-am-bà, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.
Bấy giờ Trưởng lão Xá-lợi-phất đang ở nơi nhàn tĩnh, thầm tự suy nghĩ rằng:
“Ta biết với tâm quyết định rằng các Sa-môn, Bà-la-môn trong quá khứ,
vị lai và hiện tại, không ai có trí tuệ, thần túc, công đức, đạo lực
sánh bằng Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. “”
Rồi Xá-lợi-phất rời khỏi tịnh thất, đi đến chỗ Phật; cúi đầu lễ chân Phật, rồi ngồi sang một bên, bạch Phật rằng:
“Vừa rồi ở tịnh thất, con thầm tự nghĩ rằng: Các Sa-môn, Bà-la-môn
trong quá khứ, vị lai và hiện tại, không ai có trí tuệ, thần túc, công
đức, đạo lực sánh bằng Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.”
Phật bảo Xá-lợi-phất:
“Lành thay, lành thay, ngươi có thể trước Phật mà nói lời như vậy.
Với tin tưởng xác quyết, ngươi thật sự cất tiếng rống sư tử. Các Sa-môn,
Bà-la-môn không ai bằng ngươi được. Thế nào, Xá-lợi-phất, ngươi có thể
biết những điều được nhớ nghĩ trong tâm của chư Phật quá khứ chăng? Biết
Đức Phật ấy có giới như vậy, pháp như vậy, trí tuệ như vậy, giải thoát
như vậy, giải thoát đường như vậy chăng?”
Đáp rằng: “Không biết”.
“Thế nào, Xá-lợi-phất, ngươi có thể biết những điều được nhớ nghĩ
trong tâm của chư Phật đương lai chăng? Biết Đức Phật ấy có giới như
vậy, pháp như vậy, trí tuệ như vậy, giải thoát như vậy, giải thoát đường
như vậy chăng?”
Đáp rằng: “Không biết”.
“Thế nào, Xá-lợi-phất, nay, như Ta, Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh
Giác, những gì được nhớ nghĩ trong tâm, có giới như vậy, pháp như vậy,
trí tuệ như vậy, giải thoát như vậy, giải thoát đường như vậy, ngươi có
thể biết được chăng?”
Đáp rằng: “Không biết”.
Phật lại bảo Xá-lợi-phất:
“Ngươi không thể biết những điều được nhớ nghĩ trong tâm của Như Lai,
Chí Chân, Đẳng Chánh Giác trong quá khứ, vị lai, hiện tại, vì sao ngươi
lại suy nghĩ một cách xác quyết như thế? Nhân bởi sự kiện gì mà ngươi
phát sinh ý nghĩ như vậy, với tin tưởng xác quyết, cất tiếng rống sư tử?
Nhưng các Sa-môn, Bà-la-môn khác nghe ngươi nói: Ta biết với tâm quyết
định rằng các Sa-môn, Bà-la-môn trong quá khứ, vị lai và hiện tại, không
ai có trí tuệ, thần túc, công đức, đạo lực sánh bằng Như Lai, họ sẽ
không tin lời ngươi.”
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng:
“Con tuy không thể biết những điều suy nghĩ trong tâm của chư Phật
quá khứ, vị lai, hiện tại; nhưng con có thể biết pháp tổng tướng của
Phật. Như Lai thuyết pháp cho con, càng lúc càng cao, càng lúc càng vi
diệu ;; nói về pháp đen, pháp trắng; pháp duyên, không duyên; pháp
chiếu, không chiếu. Những điều Như Lai dạy, càng cao, càng vi diệu. Con
sau khi nghe, biết từng pháp một ; đạt đến chỗ rốt ráo của pháp, con tin
Như Lai là Đấng Chí Chân, Đẳng Chánh Giác; tin pháp của Như Lai được
khéo phân biệt; tin chúng của Như Lai thành tựu sự diệt khổ. Trong các
pháp thiện, đây là tối thượng. Thế Tôn có trí tuệ vô dư, thần thông vô
dư . Các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh bằng Như Lai,
huống hồ muốn vượt lên trên.
“Pháp mà Thế Tôn đã dạy, lại có pháp cao hơn nữa; đó là các chế pháp.
Các chế pháp đó là: Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn thần túc, Bốn
thiền, Năm căn, Năm lực, Bảy giác ý, Tám hiền thánh đạo. Đó là các chế
pháp vô thượng, trí tuệ vô dư, thần thông vô dư. Các Sa-môn, Bà-la-môn
trong đời không ai có thể sánh bằng Như Lai, huống hồ muốn vượt lên
trên.
“Pháp mà Thế Tôn đã dạy, lại có pháp cao hơn nữa, đó là chế các nhập.
Các nhập là mắt và sắc, tai và thanh, mũi và hương, lưỡi và vị, xúc và
thân, ý và pháp. Cũng như Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác quá khứ đã
chế nhập này, tức là mắt và sắc,... cho đến, ý và pháp. Giả sử Như Lai,
Chí Chân. Đẳng Chánh Giác vị lai cũng chế nhập ấy, tức là, mắt và
sắc,... cho đến, ý và pháp. Nay Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, cũng
chế nhập ấy, tức là, mắt và sắc,... cho đến, ý và pháp. Pháp ấy vô
thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các
Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ
vượt lên trên.
“Pháp mà Thế Tôn đã dạy, lại có pháp trên nữa; đó là thức nhập thai.
Nhập thai là, một, loạn nhập thai , loạn trú và loạn xuất; hai, không
loạn nhập, loạn trú, loạn xuất; ba, không loạn nhập, không loạn trú
nhưng loạn xuất; bốn, không loạn nhập, không loạn trú, không loạn xuất.
Kia không loạn nhập, không loạn trú, không loạn xuất, là sự nhập thai
bậc trên. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư,
thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh
ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp Như Lai thuyết, lại có pháp trên nữa, đó là đạo. Nói là đạo,
tức là, các Sa-môn, Bà-la-môn bằng đủ các phương tiện nhập định ý
tam-muội ; rồi tùy tam-muội tâm mà tu niệm giác ý, y dục, y viễn ly, y
diệt tận, y pháp xuất yếu; tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác ý, y
dục, y viễn ly, y diệt tận, y pháp xuất yếu. Pháp ấy vô thượng, không gì
có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn
trong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp Như Lai thuyết lại còn có pháp trên nữa; đó là diệt. Diệt, tức
là: Diệt bằng khổ hành nhưng chậm chứng đắc, cả hai đều thấp kém. Diệt
bằng khổ hành, chóng chứng đắc, duy chỉ khổ hành là thấp kém. Diệt bằng
lạc, chậm chứng đắc, duy chỉ sự chậm là thấp kém. Diệt bằng lạc, chóng
chứng đắc, nhưng không phổ rộng; vì không phổ rộng nên nói là thấp kém.
Như nay Như Lai diệt bằng lạc, chóng chứng đắc, mà lại phổ rộng, cho đến
trời và người đều thấy biến hóa thần diệu.”
Xá-lợi-phất bạch Phật:
“Những điều Thế Tôn dạy vi diệu bậc nhất, cho đến nữ nhân cũng có thể
thọ trì, dứt sạch lậu, thành vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự
thân tác chứng ngay trong đời này: sanh tử đã tận, phạm hạnh đã vững,
việc cần làm đã làm xong, không còn hậu hữu. Đó là sự diệt vô thượng
được Như Lai dạy. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ
vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể
sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp Như Lai dạy còn có trên nữa; đó là ngôn thanh tịnh. Ngôn thanh
tịnh, tức là, Thế Tôn đối với các Sa-môn, Bà-la-môn không nói lời hư dối
vô ích; nói không cốt để hơn, không vì phe đảng, lời nói nhu hòa, không
sai thời tiết, lời nói không phát suông. Đó gọi là ngôn thanh tịnh.
Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông
vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như
Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp Như Lai dạy còn có trên nữa, đó là kiến định. Nói kiến định, là
nói rằng, có Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện nhập định ý tam
muộitam-muội. Tùy tam-muội tâm, quán từ đầu đến chân, từ chân đến đầu,
trong ngoài lớp da, chỉ có những thứ bất tịnh như tóc, lông, móng, gan,
phổi, ruột, dạ dày, lá lách, thận tức là năm tạng, mồ hôi, mỡ, tủy, não,
phân, nước tiểu, nước mũi, nước mắt, chỗ hôi thối bất tịnh, không một
cái gì đáng tham. Đó là kiến định thứ nhất.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,
tùy tam muộitam-muội tâm, loại bỏ các thứ bất tịnh bên trong và ngoài
da, chỉ quán xương trắng và răng. Đó là kiến định thứ hai.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,
tùy tam-muội tâm, loại bỏ xương trắng và các thứ bất tịnh trong ngoài
da, chỉ quán tâm thức trú ở chỗ nào, ở đời này hay đời sau? Đời này
không gián đoạn, đời sau không gián đoạn; đời này không giải thoát, đời
sau không giải thoát. Đó là kiến định thứ ba.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam
muộitam-muội, tùy tam muộitam-muội tâm, loại bỏ các thứ bất tịnh trong
ngoài da và xương trắng, lại trùng quán thức. Thức ở đời sau, không ở
đời này; đời nay gián đoạn, đời sau không đoạn; đời nay giải thoát, đời
sau không giải thoát. Đó là kiến định thứ tư.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phưuơng tiện, nhập định ý tam
muộitam-muội, tùy tam muộitam-muội tâm, loại bỏ các thứ bất tịnh trong
ngoài da và xương trắng, lại trùng quán thức; không ở đời này, không ở
đời sau, cả hai đều gián đoạn, cả hai đều giải thoát. Đó là kiến định
thứ năm. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư,
thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh
ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là thường pháp. Thường
pháp là, các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý
tam-muội, tùy tam-muội tâm, nhớ lại hai mươi thành kiếp và hoại kiếp của
thế gian, vị ấy nói: Thế gian thường tồn, đây là thật, ngoài ra là dối.
Vì sao? Vì do tôi nhớ lại, cho nên biết có thành kiếp và hoại kiếp ấy.
Quá khứ còn lại thì tôi không biết. Thành kiếp, hoại kiếp vị lai, tôi
cũng không biết. Người ấy sáng và chiều do vô trí mà nói rằng: Thế gian
thường tồn, duy chỉ đây là thật, ngoài ra là dối. Đó là thường pháp thứ
nhất.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,
tùy tam-muội tâm, nhớ lại bốn mươi kiếp thành và kiếp hoại, vị ấy nói:
Thế gian này thường, duy chỉ đây là thật, ngoài ra là dối. Vì sao? Vì
tôi nhớ lại nên biết có thành kiếp, hoại kiếp. Tôi còn biết hơn thế nữa,
biết thành kiếp, hoại kiếp. Nhưng tôi không biết sự thành và hoại của
vị lai. Điều đó nói, biết khởi thủy mà không biết chung cuộc. Người ấy
sáng mai, chiều tối, do vô trí mà nói rằng: Thế gian thường tồn, duy chỉ
đây là thật, ngoài ra là dối. Đó là thường pháp thứ hai.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,
tùy tam-muội tâm, nhớ lại tám mươi thành kiếp, hoại kiếp, vị ấy nói
rằng: Thế gian này thường, ngoài ra là dối. Vì sao? Tôi nhớ lại mà biết
có thành kiếp, hoại kiếp; lại còn biết thành kiếp, hoại kiếp quá khứ hơn
thế nữa. Thành kiếp, hoại kiếp vị lai tôi cũng biết cả. Người ấy sớm
chiều do vô trí mà nói lời này: Thế gian thường còn, chỉ đây là thật,
ngoài ra là dối. Đây là pháp thường tồn thứ ba. Pháp ấy vô thượng, không
gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn,
Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt
lên trên.
“Pháp mà Như Lai thuyết còn có trên nữa, đó là quán sát. Quán sát là,
có Sa-môn, Bà-la-môn, do tưởng mà quán sát, tâm kia thú hướng như thế,
tâm này thú hướng như thế. Tâm ấy khi phát tưởng như vậy, hoặc hư hoặc
thật. Đó là quán sát thứ nhất.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, không do tưởng mà quán sát, nhưng hoặc nghe
lời của chư Thiên và phi nhân, mà nói với người kia rằng: Tâm ngươi như
vậy, tâm ngươi như vậy. Điều này cũng hoặc thật, hoặc hư. Đó là quán sát
thứ hai.
“Các Sa-môn, Bà-la-môn, không do tưởng mà quán sát, cũng không nghe
lời của chư Thiên hay phi nhân, mà tự quán sát thân mình, lại nghe lời
người khác, mà nói với người kia rằng: Tâm của ngươi như vậy, tâm của
ngươi như vậy. Điều này cũng có thật, cũng có hư. Đó là quán sát thứ ba.
“Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, không do tưởng quán sát, cũng không nghe
lời chư Thiên và phi nhân nói, lại không tự quán sát, hay quán sát người
khác; nhưng, trừ giác quán rồi, đắc định ý tam-muội, quán sát tâm người
khác, mà nói với người ấy rằng: Tâm của ngươi như vậy, tâm của ngươi
như vậy. Quán sát như thế là chân thật. Đó là quán sát thứ tư. Pháp ấy
vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư;
các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai,
huống hồ vượt lên trên.
“Pháp Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là giáo giới. Giáo giới
là, hoặc có trường hợp có người không trái với giáo giới, dứt sạch hữu
lậu thành vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, ngay trong đời này
tự thân tác chứng: sanh tử đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã
làm xong, không còn hậu hữu. Đó là giáo giới thứ nhất.
“Có người không trái với giáo giới, dứt sạch năm hạ phần kết, sau khi
diệt độ chốn này sẽ không trở lại cõi này nữa. Đó là giáo giới thứ hai.
“Hoặc có người không trái giáo giới, ba kết đã hết, dâm nộ si mỏng,
đắc Tư-đà-hàm, sẽ trở lại đời này mà diệt độ. Đó là giáo giới thứ ba.
“Hoặc có người không trái giáo giới, ba kết đã hết, đắc Tu-đà-hoàn,
tối đa bảy lần trở lại, ắt sẽ thành đạo quả, không đọa ác thú. Đó là
giáo giới thứ tư. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ
vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể
sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp mà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, là thuyết pháp cho người
khác, khiến cho giới thanh tịnh. Giới thanh tịnh là, có Sa-môn,
Bà-la-môn, có lời nói chí thành, không hề hai lưỡi, thường tự kính cẩn,
dẹp bỏ ngủ nghỉ, không mang lòng tà siểm, miệng không nói dối, không dự
đoán cát hung cho người, không tự mình xưng thuyết, đem sở đắc của người
này tỏ cho ngươòi khác để cầu thêm lợi từ người khác, tọa thiền tu trí,
biện tài vô ngại, chuyên niệm không loạn, tinh cần không biếng nhác.
Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông
vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như
Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp mà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là giải thoát trí.
Nói là giải thoát trí, đó là, Thế Tôn do nhân duyên của người khác mà
nội tâm tư duy rằng: Người này là Tu-đà-hoàn; người này là Tư-đàa-hoàn;
người này là A-na-hàm, người này là A-la-hán. Pháp ấy vô thượng, không
gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn,
Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt
lên trên.
“Pháp mà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là tự thức túc mạng
trí chứng. Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ các phương tiện, nhập định ý
tam-muội, tùy tam-muội tâm, tự mình nhớ lại vô số việc đời từ trước, một
đời, hai đời,.... cho đến trăm ngàn thành kiếp, hoại kiếp, vô số như
vậy, ta sanh ở chỗ kia, có tên như vậy, chủng tộc như vậy, họ như vậy,
thọ mạng như vậy, ẩm thực như vậy, khổ lạc như vậy; từ chỗ này sanh nơi
kia; từ nơi kia sanh đến chỗ này, với nhiều tướng dạng khác nhau, tự nhớ
vô số kiếp sự đời xưa, ngày đêm thường nghĩ nhớ những nơi đã trải qua.
Đây là sắc. Đây là vô sắc. Đây là tưởng. Đây là vô tưởng. Đây là phi vô
tưởng, thảy đều nhớ biết hết. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt
qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong
đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp Như Lai thuyết còn có pháp trên nữa, đó là thiên nhãn trí.
Thiên nhãn trí là, các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ các phương tiện, nhập
định ý tam-muội, từ tam-muội tâm, quán chúng sanh, hoặc sống, hoặc chết,
có sắc tốt, sắc xấu, định mệnh lành, định mệnh dữ, hoặc đẹp, hoặc xấu,
tùy theo chỗ làm, thảy đều thấy hết, biết hết. Hoặc có chúng sanh thành
tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, phỉ báng Hiền thánh, tin theo
tà kiến điên đảo, khi thân hoại mạng chung đọa ba đường dữ. Hoặc có
chúng sanh có thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, không báng
bổ Hiền thánh, chánh kiến, tín hành, khi thân hoại mạng chung sanh lên
trời người. Bằng thiên nhãn thanh tịnh, quán chúng sanh, thấy biết như
thật. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư,
thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh
ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.
“Pháp mà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là thần túc chứng.
Thần túc chứng là, các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ các phương tiện, nhập
định ý tam-muội, tùy tam-muội tâm, thực hiện vô số thần lực; có thể biến
một thân thành vô số thân; từ vô số thân hợp làm một thân; vách đá
không trở ngại; ngồi kiết già giữa hư không; cũng như chim bay; vào ra
lòng đất như ở trong nước; đi trên nước như đi trên đất; thân mình bốc
khói, bốc lửa, như đống lửa cháy rực; lấy tay sờ mặt trời, mặt trăng;
đứng cao đến trời Phạm thiên. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn gọi đó là thần túc,
thì nên bảo họ rằng: “Ccó thần túc như vậy, không phải không có. Nhưng
loại thần túc ấy thấp kém, hèn hạ, là việc làm của phàm phu, không phải
điều mà Hiền thánh tu tập. Nếu Tỳ-kheo đối với sắc thế gian yêu thích
mà không nhiễm, sau khi xả ly sắc ấy, làm việc đáng làm, ấy mới gọi là
thần túc của Hiền thánh. Đối với sắc không đáng ưa cũng không ghét, sau
khi xả ly sắc ấy, làm việc nên làm, ấy mới gọi là thần túc của Hiền
thánh. Đối với sắc mà thế gian yêu, sắc mà thế gian không yêu, lìa bỏ cả
hai, tu bình đẳng xảa,, chuyên niệm không quên, ấy mới gọi là thần túc
của Hiền thánh.
“Cũng như Ðức Thế Tôn tinh tấn dũng mãnh, có đại trí tuệ, có tri có
giác, đắc đệ nhất giác, cho nên gọi là Đẳng giác. Thế Tôn nay cũng không
hoan lạc nơi dục ;; không hoan lạc nơi điều tu tập của phàm phu thấp
kém, cũng không nhọc nhằần siêng năng để chịu các thứ khổ não. Thế Tôn
nếu muốn loại trừ pháp xấu ác, có giác có quán, có hỷ lạc do định sanh,
chứng nhập Sơ thiền, thì như thế Ngài liền có thể loại trừ pháp xấu ác,
có giác có quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng nhập Sơ thiền. Nhị thiền,
Tam thiền, Tứ thiền, cũng vậy. Ngài tinh tấn, dũng mãnh, có đại trí
tuệ, có tri, có giác, đắc đệ nhất giác, nên gọi là Đẳng giác.”
Phật bảo Xá-lợi-phất :
“
“Nếu có dị học ngoại đạo đến hỏi ngươi rằng:: Trong các Sa-môn,
Bà-la-môn quá khứ có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng? Ngươi sẽ trả lời
như thế nào? Người ấy lại hỏi: Trong các Sa-môn, Bà-la-môn vị lai có ai
sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng? Ngươi sẽ trả lời như thế nào? Kia lại
hỏi: Trong các Sa-môn, Bà-la-môn hiện tại có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm
chăng? Ngươi sẽ trả lời như thế nào?”
Xá-lợi-phất liền trả lời:
“Giả sử được hỏi rằng: Trong các Sa-môn, Bà-la-môn quá khứ có ai sánh
bằng Sa-môn Cù-đàm chăng? Con sẽ trả lời rằng: Có. Giả sử được hỏi:
Trong các Sa-môn, Bà-la-môn vị lai có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng?
Con sẽ trả lời rằng: Có. Giả sử được hỏi: Trong các Sa-môn, Bà-la-môn
hiện tại có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng? Con sẽ trả lời rằng:
Không.”
Phật bảo Xá-lợi-phất :
“Dị học ngoại đạo kia lại hỏi: Vì sao nói là có? Và vì sao nói là không? Ngươi sẽ trả lời như thế nào?”
Xá-lợi-phất đáp:
“Con sẽ trả lời người ấy rằng: Các Bậc Tam-da-tam-phật quá khứ cùng
sánh bằng Như Lai. Các Tam-da-tam-phật vị lai cùng sánh bằng Như Lai.
Nhưng con tự thân nghe từ Phật, rằng không có trường hợp có thể nói có
vị Tam-da-tam-phật hiện tại nào khác cùng sánh với Như Lai. Bạch Thế
Tôn, con theo chỗ được nghe, y pháp, thuận pháp, mà trả lời như vậy, có
phải là trả lời đúng chăng?”
Phật nói:
“Trả lời như vậy là y pháp, thuận pháp, không trái. Sở dĩ như vậy là
vì, có các Đức Tam-da-tam-phật quá khứ sánh bằng Ta. Có những vị
Tam-da-tam-phật vị lai sánh bằng Ta. Nhưng không có trường hợp để nói
rằng có hai Đức Phật cùng xuất hiện thế gian cùng một lần.”
Lúc bấy giờ Tôn giả Uất-đà-di đứng sau Phật, đang cầm quạt quạt Phật. Phật nói với Uất-đà-di:
“Uất-đà-di, ngươi hãy quán sát sự ít dục, biết đủ của Thế Tôn. Nay Ta
có thần lực lớn, có uy đức lớn, mà ít dục, biết đủ, không hoan lạc
trong các dục. Uất-đà-di, nếu các Sa-môn, Bà-la-môn khác ở trong pháp
này mà có thể tinh cần khó nhọc, chứng đắc một pháp, vị ấy sẽ dựng phướn
mà bố cáo bốn phương xa rằng: Nay Như Lai này ít dục, biết đủ. Nay hãy
quán sát sự ít dục, biết đủ của Như Lai. Như Lai có thần lực lớn, có uy
đức lớn, không cần đến các dục.”
Rồi thì, Tôn giả Uất-đà-di sửa y phục ngay ngắn, trịch áo bày vai hữu, qùy gối phải xuống đất, chắp tay bạch Phật rằng:
“Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, ít dục, biết đủ như Thế Tôn. Thế Tôn có
thần lực lớn, có uy đức lớn, không cần đến các dục. Nếu có Sa-môn,
Bà-la-môn khác, ở trong pháp này mà tinh cần khó nhọc chứng đắc một
pháp, vị ấy sẽ dựng phướn tuyên cáo bốn phương xa rằng: Thế Tôn hiện nay
là Bậc ít dục, biết đủ. Xá-lợi-phất, ngài hãy thuyết pháp này cho các
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo- ni, Ưu- bà- tắc, Ưu- bà- di. Những người ấy nếu có
điều nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, thì sau khi nghe pháp này sẽ
không còn ở trong lưới nghi nữa.”
Bấy giờ Thế Tôn nói với Xá-lợi-phất:
“Ngươi hãy nhiều lần giảng thuyết pháp này cho các Tỳ-kheo,
Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Vì sao? Vì những người ấy nếu có nghi
ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, đối với đạo, thì sau khi nghe ngươi giảng
thuyết sẽ được thông tỏ.”
Xá-lợi-phất đáp:
“Kính vâng, bạch Thế Tôn.”
Rồi thì, Xá-lợi-phất nhiều lần giảng thuyết pháp này cho các Tỳ-kheo,
Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, vì để khiến họ được tự mình thanh
tịnh, do đó được gọi là “Thanh Tịnh kinh”.
Lúc bấy giờ, Xá-lợi-phất nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành
-ooOoo-