Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

 

Chương VIII

CÁC LOẠI TÂM THỨ NĂM, THỨ SÁU,
THỨ BẢY VÀ THỨ TÁM
[227]

 

Trong loại tâm thứ năm, từ upekkhāsahagata có nghĩa là ‘câu hành xả’.[157] Bởi vì loại tâm thứ năm này mang tính trung lập với đối tượng, và cũng có một trí tuệ phân biệt. Ở đây trong kinh văn người ta khẳng định rằng có trạng thái rửng rưng trong năm bậc thiền và trong tám quyền, đều xuất hiện thái độ rửng rưng. Do đó, trong phần chú giải toàn bộ các thuật ngữ nói về thọ lạc, thọ xả đã được thảo luận trong một học thuyết nhằm loại trừ một cách phù hợp cả hỷ lẫn ưu, cả lạc lẫn các pháp tương ưng khổ. Chúng ta nên hiểu hiện trạng xả như là một khả năng kiềm chế đang thực hiện điều hành (Các pháp tương ưng) với trạng thái là tính trung lập.

Một đàng, trong hàng loạt thứ tự các từ, thấy thiếu đề cập đến từ ‘hỷ lạc, phấn khích’ Do đó, chỉ có năm mươi lăm hiện trạng được thiết lập trong kinh văn như là những sở hữu tâm. Chính vì muốn ám chỉ đến năm mươi lăm hiện trạng này, chúng ta nên hiểu về sự quyết định trong toàn bộ các nhóm trong tất cả các phân đoạn đó. Chúng ta nên hiểu loại tâm thứ sáu, thứ bảy và thứ tám giống y hệt như những loại tâm thứ hai, thứ ba và thứ tư. Bởi vì trong tất cả những loại tâm này, chỉ có thay đổi về thọ và không có hỷ. Và những từ còn lại, cùng với cách thức xuất hiện, đều tương tự như những loại tâm thứ hai, thứ ba và thứ tư. Lại nữa, khi lời mở đầu về bi và tùy hỷ[228] (được tu luyện)thì những loại hiện trạng này cũng nổi lên theo tập Bình Luận Bộ Vị Trí này.

Ðây là tám loại tâm thiện đã cảm nghiệm được nơi cõi Dục giới. Và toàn bộ những loại ý thức này nên được trình bày dựa trên mười cơ sở của những hành vi đem lại công đức. Bằng cách nào? Thưa dựa trên cơ sở những hành vi đem lại công đức bao gồm: (1) bố thí, (2) trì giới, (3) tu tiến, (4) tôn kính[229] (người lớn tuổi), (5) phụng thị, (6) hồi hướng phước, (7) tùy hỷ phước, (8) thuyết pháp, (9) thính pháp, (10) điều chỉnh kiến thức – đây là mười cơ sở của những hành động đem lại công đức.

Trong số những hành động này, có (1) Bố thí là hành động bố thí đem lại công đức, đó là cơ sở đem lại nhiều lợi ích khác nhau. và cùng một cách thức như vậy cũng đem lại điều tốt lành đối với những hành vi khác nữa. Chẳng hạn như khi một người thực hiện bất kỳ việc bố thí nào nằm trong số bốn nhu cầu cần thiết, như bố thí một chiếc áo, hay bất kỳ vật dụng nào có ý nghĩa, hay nằm trong số mười thứ bố thí cơ bản, như vật thực, v.v.... thì cố ý xuất hiện nơi thí chủ đó, dựa trên ba cơ hội: tạo ra những mục tiên dành cho việc bố thí, thực hiện việc bố thí đó và sau khi đã trao tặng của bố thí đó, vẫn cảm thấy tâm hồn sảng khoái mỗi khi nhớ lại việc đó. Ðây là cơ sở của hành vi đem lại công đức.

(2) Tư tưởng xuất hiện nơi người đón nhận ngũ giới, bát giới, hay thập giới; hay nơi người nào đang đi tới thiền viện với ý nghĩa rằng: ‘Tôi sẽ trở thành một người Ẩn Sĩ’ và người đó trở thành một người Ẩn Sĩ và suy nghĩ rằng: ‘Tôi đã thực hiện được mong ước của tôi, quả thật tôi là một người Ẩn Sĩ; điều đó tốt lành và được thực hiện một cách hoàn hảo’; người nào thọ trì Giới Bổn (patimokkha) và suy tư về bốn nhu cầu cần thiết, như một chiếc áo cà sa v.v.... thu thúc cẩn thận nhãn-môn v.v... liên quan đến những đối tượng giác quan mà chính chúng đã tự phơi bày ra; [158] người nào Thanh tịnh được lối sống của mình - tất cả cố ý như vậy đều là cơ sở thuộc hành vi đem lại giới đức cả.

(3) Nơi người nào tự tu luyện bản thân mình, quán cả hai con mắt mình như vô thường, khổ não và vô ngã, và các căn khác cũng vậy và rồi cả tâm cũng như các cảnh sắc và các cảnh trần khác, những cảnh pháp, ý xứ - cũng như với sở hữu tâm, xúc xứ, thọ sanh từ xúc xứ, tưởng những cảnh xứ, tuổi già và sự chết, tất cả đều tuân theo cùng một cách thức, như đã được diễn giảng nơi Tuệ quán[230] phân tích do thiền quán, tất cả ý muốn của người đó cho dù chưa đạt đến nhập định trong số ba mươi tám đối tượng tâm[231] đều tạo được cơ sở hành vi đem lại công đức cả.

(4) Nên nhận biết về lòng kính trọng như là cơ sở của hành động xứng đáng qua những hành động như đi gặp gỡ một người lớn tuổi, cho người đó ăn, mặc áo, chào hỏi và chỉ đường cho họ.

(5) Nên nhận biết tính sẵn sàng thực hiện bổn phận như là cơ sở của mọi hành vi đem lại công đức những hành động như khi chúng ta thực hiện những bổn phận lớn nhỏ đối với các bậc cao tuổi (người lớn tuổi) của mình, chẳng hạn như khi nhìn thấy một Tỳ-khưu đi vào trong làng để khất thực, chúng ta đỡ lấy bát khất thực của vị đó và tiếp tế thức ăn vào đó, rồi đưa lại cho vị Tỳ-khưu này, hay chúng ta nhanh chóng đi tới và đỡ lấy chiếc bát của vị đó v.v... trong khi lắng nghe lời kêu gọi ‘Hãy đi và mang lại bát khất thực[232] của vị Tỳ-khưu’.

(6) Hồi hướng phước như là cơ sở hành vi đem lại công đức nên được công nhận trong trường hợp một người, sau khi thực hiện một việc bố thí và của dâng cúng đó là nước hoa v.v... đã chia sẻ phần giá trị công đức của mình như sau: ‘Hãy chia sẻ công đức (của bố thí) này cho một người!’, hay ‘chớ gì điều này đem lại công đức cho mọi chúng sanh!!!’. Vậy thì phải chăng người đó có mất đi giá trị (công đức đã đạt được) bản thân khi chia sẻ điều (công đức) họ đã đạt được chăng? Thưa không. Giống như khi chúng ta thắp sáng cả ngàn ngọn đèn từ một ngọn đèn đang cháy sáng, chúng ta không có thể nói được: ngọn đèn gốc đã bị tàn lụi đi; nên khi một ánh sáng (được bổ sung) trước đó, thì ánh sáng cuối cùng được gia tăng thêm, do đó, chẳng hề có việc suy giảm điều gì khi chúng ta chia sẻ công đức chúng ta đã đạt được; trái lại, chúng ta càng được gia tăng gấp bội. Chúng ta nên hiểu điều này theo cách đó.

(7) Tùy hỷ phước như là cơ sở của hành vi đem lại công đức khi chúng ta cám ơn bằng những lời như Sadhu, Sadhu_‘Lành thay! công việc đã được hoàn thành một cách tốt đẹp!!!’, chẳng hạn như khi những người khác chia sẻ giá trị của họ với chúng ta, hay khi họ thực hiện một hành vi đem lại công đức nào đó.

(8) Từ một ước muốn có được ích lợi nào đó, khi nghĩ rằng, ‘như vậy họ sẽ biết đến tôi là một Pháp sư (người thuyết pháp), nếu có ai đó diễn giảng một Bài Pháp. Bài Pháp đó sẽ chẳng đem lại lợi lộc (kết quả)gì. Khi một người nào đó muốn đạt được giải thoát như là động cơ chính yếu, mà chẳng hề muốn tìm kiếm danh dự cho mình, và cứ thế pháp cho những người khác về học thuyết mà họ thành thạo – đây là cơ sở hành vi đáng đem lại công đức cho việc thuyết pháp.

(9) Người nào lắng nghe Giáo lý, mà nghĩ rằng, ‘khi họ lắng nghe tôi giảng pháp như vậy, họ sẽ coi tôi là một đạo hữu – thì người đó không đem lại được lợi lộc gì là bao. Một người khác, xuất phát từ lòng diệu dàng, dâng tràn điều tốt lành[233], mà lắng nghe, rồi nghĩ rằng ‘điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tôi.’ Ðây là cơ sở của hành vi xứng đáng hệ tại ở sự lắng nghe Giáo Lý của Ðức Phật.

[159] (10) Ðiều chỉnh kiến thức của mình là cơ sở mọi hành vi xứng đem lại công đức trong việc chỉnh lại quan điểm của ta. Nhưng những nhà diễn giải Trường bộ kinh (Dīgha Nikāya) nói rằng việc điều chỉnh quan điểm có trạng thái đem lại đảm bảo cho tất cả hữu thể[234]. Bởi vì nhờ đó sẽ lại nhiều ích lợi cho bất kỳ ai thực hiện bất luận loại hành vi đem lại công đức nào.

Trong số những cơ sở của hành vi đem lại công đức này:

(1) bố thí nổi bật lên với ý tưởng ‘Tôi sẽ làm việc bố thí’, khi người đó thực hiện việc bố thí đó và khi người đó suy nghĩ rằng ‘Tôi đã bố thí điều đó. Như vậy cả tâm từ - cố ý ban đầu, cố ý trong lúc thực hiện bố thí và cố ý sau đó – đều trở nên một, và tạo nên cơ sở cho hành vi xứng đáng đem lại công đức do việc bố thí mà ra.

(2) Cơ sở của hành động nhân đức cũng nổi lên với suy nghĩ, ‘Tôi sẽ chu toàn điều học’, khi người đó chu toàn như vậy và có suy nghĩ, ‘Tôi đã chu toàn những điều học đó và khi người đó lại nghĩ, “tôi đã chu toàn điều học rồi. Cả tam tư đều trở nên một, tạo nên cơ sở cho hành vi xứng đem lại công đức.

Tương tự như vậy đối với tám cơ sở của những hành vi còn lại.

Trong các Kinh tạng, chỉ có ba cơ sở hành vi xứng đang đem lại công đức đó là - Bố thí (charity), Trì giới (virtue) và tu tập (culture) . Chúng ta nên hiểu những cơ sở khác bao gồm trong ba cơ sở này. Như vậy, lòng kính trọng và phục vụ bổn phận bao gồm trong trì giới (virtue). Hồi hướng phước và tùy hỷ phước[235] gồm trong cơ sở hành vi xứng đem lại công đức do bố thí; việc pháp, lắng nghe Giáo pháp và điều chỉnh kiến thức gồm trong cơ sở hành vi xứng đem lại công đức về tu tập (culture).Nơi học thuyết của những nhà Luận sư cho rằng việc điều chỉnh kiến thức có trạng thái là đảm bảo cho toàn bộ mọi cơ sở trên, chúng ta nên hiểu việc này dựa trên ba cơ sở: bố thí, trì giới và tu tập. Do đó, ba cơ sở các hành vi xứng đáng đem lại công đức này tạo thành ba cơ sở về mặt lý thuyết và mười cơ sở khi được triển khai rộng ra.

Giờ đây, liên quan đến ba cơ sở này, khi chúng ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ làm việc bố thí’, tư tưởng này do loại cơ sở này vận hành hay những loại cơ sở khác trong số tám loại tâm thiện biết cảnh nơi cõi Dục giới; nhờ một trong những loại tâm thiện, chúng ta thực hiện việc bố thí để tặng của bố thí cho chúng sanh; đang khi ta lại suy nghĩ ‘Tôi đã làm việc bố thí’, là ta ngẫm nghĩ do một trong những loại tâm thiện đó; khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ chu toàn điều học,’ là ta đã suy nghĩ do một trong những loại tâm thiện đó; khi ta chu toàn điều học, là ta đã hoàn tất một trong những loại tâm thiện đó; khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ phát triển tu tập, là chúng ta suy nghĩ do một trong những loại tâm thiện đó; trong khi ta phát triển tu tập đó, là ta phát triển nhờ một trong những loại tâm thiện đó; khi ta suy nghĩ ‘Tôi đã phát triển tu tập’, là ta đã suy nghĩ do một trong những loại tâm thiện đó; khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ kính trọng người cao tuổi’, trong khi bày tỏ lòng kính trọng như vậy, ta suy nghĩ ‘Tôi đã thể hiện lòng kính trọng’, là ta đã suy nghĩ, để thể hiện lòng kính trọng, và suy nghĩ nhờ những loại tâm thiện đó. Khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ làm bổn phận của mình’, trong khi làm điều đó, ta suy nghĩ ‘Tôi đã làm bổn phận’, là ta suy nghĩ và làm bổn phận nhờ những loại tâm thiện đó. Khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ hồi hướng phước của mình cho người khác’, trong khi làm như vậy, ta ngẫm nghĩ ‘Tôi đã hồi hướng phước của mình’; khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ tùy hỷ phước cho người trao tặng, hay vì giá trị tôi đã đạt được từ những người khác’; trong khi tùy hỷ phước; trong khi suy nghĩ ‘Tôi đã thể hiện tùy hỷ phước’, là ta hành động nhờ tám loại tâm thiện đó. Khi chúng ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ thuyết pháp; trong khi thuyết pháp; trong khi suy nghĩ ‘Tôi đã thuyết pháp lời dạy của Ðức Phật; là ta suy nghĩ, pháp và suy nghĩ nhờ tám loại tâm thiện đó. Khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ lắng nghe giáo lý của Ðức Phật’; trong khi làm như vậy; trong khi suy nghĩ ‘Tôi đã lắng nghe’, thì ta cũng làm như vậy. Tương tự, khi ta suy nghĩ ‘Tôi sẽ điều chỉnh kiến thức của mình’. Nhưng trong khi điều chỉnh kiến thức đó, thì ta chỉ làm được nhờ một loại trí này hay loại trí khác trong số bốn loại tâm thiện chính yếu tương ưng với trí. Khi ta ngẫm nghĩ ‘Tôi đã điều chỉnh kiến thức của mình’, thì ta làm được như vậy là nhờ một trong số tất cả tám loại tâm thiện đó.

Trong mối liên quan [236]này, có bốn Ðiều Vô Lượng, tức là: (1) thế gian, (2) các cõi (3) nhóm chúng sanh có thức tánh, (4) Tuệ giác đức Phật.

(1) Thật vậy, thế gian thật là vô biên bao la, được tính đến nhiều trăm, nhiều ngàn, hay hàng trăm ngàn do tuần (yojana) về tới tận tứ phương thiên hạ: đông, tây, nam và bắc. Nếu lấy một đầu nhọn bằng sắt có kích thước như Ngọn Núi Tu-di (Nerū) ném xuống dưới cõi trần, để phân chia trái đất ra thành hai phần (bên), thì nó sẽ rơi xuống và sẽ không chạm được tới đáy. Như vậy, thế gian thật vô tận.

(2) Hệ thống-các cõi không hề có giới hạn, được tính đến hàng trăm hay hàng ngàn do tuần (yojana). Nếu bốn cõi Ðại Phạm Thiên, phát xuất từ tòa nhà cõi sắc cứu cánh thiên Akanittha, với tốc độ có khả năng vượt qua hàng trăm ngàn hệ thống-các cõi trong suốt thời gian một mũi tên sáng trưng được bắn ra từ một cây cung mạnh mẽ cần có để bay xuyên qua chiếc bóng của một cây cọ, phải bay với tốc độ như vậy để nhận ra được giới hạn của hệ thống các cõi, thì các hệ thống này sẽ qua đi mà không đạt được mục đích của chúng. Do đó, hệ thống các cõi là vô biên.

(3) Trong rất nhiều hệ thống các cõi, các chúng sanh thuộc về cõi trái đất và mặt nước đều không có giới hạn. Như vậy, nhóm các chúng sanh cũng là vô biên.

(4) Tuệ giác của Ðức Phật còn vô biên hơn tất cả những yếu tố vừa kể trên.

Do đó, trong số vô vàn những chúng sanh trong hệ thống-các cõi trên thế gian này không thể nào đếm được, có nhiều loại tâm biết cảnh Dục giới, câu hành hỷ, tương ưng trí, và với sự hỗ trợ từ bên ngoài, xuất hiện với một người và với nhiều người. Và trong số tất cả những loại này, theo ý nghĩa là cảm nghiệm được trong cõi dục giới, câu hành hỷ, tương ưng trí, và với sự hỗ trợ từ bên ngoài, có thể được phân loại thành một nhóm – nghĩa là loại tâm chính yếu đi kèm với niềm vui, được quy định-thành ba lần và tự động. Tương tự như vậy đối với loại tâm chính yếu ‘với sự hỗ trợ từ bên ngoài’ và cứ thế cho đến hết tám loại tâm, câu hành xả bất tương ưng, được quy định-hai lần, với sự hỗ trợ từ bên ngoài. Bây giờ, tất cả những loại tâm thiện này đều được cảm nghiệm trong cõi Dục giới, xuất hiện trong vô vàn những (chúng sanh) trong hệ thống-các cõi không thể nào đếm được, mặc dù cân chúng baèng một cái cân khổng lồ, hay đo chúng bằng cách đặt chúng trong một dụng cụ đo lường, nhưng Ðức Phật Tối Cao đã phân loại chúng nhờ phương tiện là sự thông suốt mọi sự (toàn tri tính) của ngài, và đã chỉ ra rằng chúng có tám loại, đã đặt chúng thành tám nhóm giống nhau. Lại nữa, trong mối tương quan[237] này, sự đấu tranh vì công đức đã được nhìn nhận có sáu cách. Có công đức được thực hiện do bản chất riêng của con người, có công đức được thực hiện theo gương của người khác, có công đức được thực hiện do chính hai bàn tay của mình, có công đức được thực hiện bằng cách ra lệnh (cho người khác), có giá trị được thực hiện với trí tuệ về kết quả nghiệp chướng[238] có công đức được thực hiện không có trí tuệ về kết quả của nghiệp (Kamma). Và bất cứ người nào thực hiện công đức bằng một trong bốn phương pháp đầu tiên đều làm như vậy nhờ loại này hay loại khác trong số tám loại tâm thiện vừa kể ở trên. Người nào thực hiện công đức bằng phương pháp thứ năm, họ làm được như vậy nhờ loại này hay loại khác trong số tám loại tâm thiện kể trên; người nào thực hiện công đức bằng phương pháp thứ năm, thì họ làm như vậy nhờ bốn loại tâm ‘tương ưng trí’; người nào thực hiện công đức bằng phương pháp thứ 6, thì họ làm như vậy nhờ 4 loại tâm ‘bất tương ưng trí’.

Ngoài ra, trong mối tương quan này, bốn nét thanh tịnh của bố thí đã được tính đến, nghĩa là: đạt được những điều kiện cần thiết một cách hợp pháp, tính cách cao cả hay đáng quý thuộc cố ý, những thuộc tính nền tảng[239], nhân đức tột bậc. Trong số này, những điều kiện cần thiết đạt được một cách đúng đắn và công bằng đều là những điều kiện cần thiết hợp pháp. [162]Tính cách cao cả của cố ý thuộc về người nào có lòng tin và tin tưởng vào nghiệp (Kamma) và kết quả của nó. Hiện trạng được giải thoát khỏi Bốn Lậu Hoặc (Intoxicants) chính là cách thế để thực hiện được các việc công đức đúng đắn nơi người nhận. Hiện trạng bậc Thánh được gột sạch khỏi những Lậu Hoặc (Intoxicants), khi xuất thiền, chính là nhân đức tột bậc. Tâm thiện biết cảnh trong cõi Dục giới của một người có khả năng thể hiện tài vật liên quan đến bốn nhân tố này có thể mang lại kết quả, thậm chí ngay trong kiếp sống thân thể đang tồn tại này, giống như những nhân tố của Punnakasetthi, Kālavalliya, người bán hoa Sumana v.v...

Xét về mặt lý thuyết, toàn thể tâm thiện cảm nghiệm được nơi cõi Dục giới này đều là một, được nhóm lại với tư cách là tâm (citta) hiểu theo nghĩa là sự nhận biết đối tượng và tình trạng đang biến đổi. Về mặt thọ, có hai loại: câu hành hỷ, hay câu hành xả. Về mặt giáo pháp cho thấy cách phân loại trí, có bốn loại: (a) loại tâm không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, câu hành hỷ, và loại tâm không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, câu hành xả, tương ưng trí[240]; (b) cũng là loại tâm tương ưng trí và có sự hỗ trợ từ bên ngoài; (c) cũng là loại tâm không có sự hỗ trợ từ bên ngoài và phân bất tương ứng trí; và (d) cũng là loại tâm có sự hỗ trợ từ bên ngoài và bất tương ứng trí. Như vậy, điều này tùy thuộc vào cách pháp về việc phân loại trí tuệ. Do đó, trong bốn cách phân chia này, có tám loại tâm thiện, nghĩa là xét theo đề mục này, thì bốn loại không có sự hỗ trợ từ bên ngoài và bốn loại có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Khi thực sự nhận biết những điều này, Ðức Thế Tôn, Ðấng toàn năng, xuất sắc nhất trong số các nhà lãnh đạo, trí tuệ nhất trong số các bậc trí tuệ đã tuyên bố, pháp, điều hòa, thiết lập, bàn luận, phân tích và chú giải về những điều trên.

Ðến đây, Kết thúc Phần Chú Giải về Tâm thiện biết cảnh trong cõi dục giới (một phần) của ‘Bản Chú Giải’, Bình Luận dựa trên ‘Bản Tóm Tắt về Giáo pháp’.

-ooOoo-


[1] Dhs. §. 1. I. 11

[2] Dhs. § 1

[3] Như là Revata.- Tīkā.

[4] Tương Ưng Bộ (Samyutta) iv. các từ theo thứ tự khác nhau.

[5] Milinda. i. 92 tt.

[6] Ðược trích trong Dhs. §1345

[7] Trung Bộ Kinh (Majjhima), i, 111; Tương Ưng Bộ (Samyutta), ii, 72, ý nghĩa ở đây được đưa ra liên quan đến đối tượng. Có vấn đề lưu ý đến hay quảng bá cho đối tượng, đối tượng được sửa soạn và ý thức hiểu biết được đối tượng- Tỵkā

[8] Dhs.§ 3

[9] cụ thể là, chỉ có cảm giác vui vẻ được thưởng thức mà thôi.- Pyī. Xin đọc trang tiếp theo.

[10] Như người mù tưởng tượng ra con voi với những điểm đặc trưng cá biệt hắn ta sờ thấy.- thí dụ như người mù nào sờ phải đuôi liền nói rằng con voi giống như một cây chổi. Và người nào sờ phải chân voi lại nói con voi giống như một cái chày v.v...- Pyỵ. Hay giống như một kẻ nào đó, tuy lúc này bị mù. Có thể nói mô tả con voi như thế nào. – Ariyālankāra. Xin đọc Phật Tự Thuyết (Udana) vi, 4.

[11] Yếu tố mở rộng có được đặc tính ổn định và hổ trợ như là trạng thái của mình. tuy nhiên yếu tố này không tự xuất hiện được; nó chỉ xuất hiện chung với bảy yếu tố cấu thành mà thôi. như là: màu sắc, mùi, vị , hương (oja) độ ẩm, độ nóng, và di động. Cho dù điều này là như vậy, nơi bất kỳ thời gian nào thì các pháp ấy cũng ổn định, điều đó được gọi là việc mở rộng. Như vậy những yếu tố cấu thành theo sau là giới – Ariyālankāra.

[12] Abhisandahati.

[13] Xin đừng đọc Vācāriya, nhưng đọc là thāvariyā=khettasāmi hay là điền chủ. nhưng một số người lại đọc là Pāvāriya, như là tên của người nông dân. – Tr.

[14] Dhs. §6

[15] trang 84 ở trên.

[16] nāmarūpam

[17] Thāne.

[18] Milinda, i. 95

[19] như là sự hình thành tư tưởng.

[20] Một dụ ngôn cho rằng mãi kho sự xuất hiện đã qua đi; việc nhấn mạnh là nơi sự xuất hiện thực sự của tâm cùng với tiếp xúc v.v... như mặt trời lúc nào cũng xuất hiện chung với lấy ví dụ như các tia nắng chẳng hạn.- Tr, Xin đọc Dhs. §1, dòng thứ 2 và dòng thứ 7.

[21] Dhs. § 160

[22] Trong tạp chí Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) ta đọc thấy hotīti na vuttam – Ed (NXB)

[23] Dhs. § 1

[24] Tr, 84.

[25] Dhs. § 6

[26] Dhs. § 7.

[27] Xin đọc Mil. i. 51, nơi điểm đặc trưng này (ūhana) được gán cho ý nghĩa là ‘trí tuệ’ (pannā) –  Ed (NXB)

[28] Xin đọc ib. i. 96, trong đó thực sự câu chuyện dụ ngôn được dùng như là một cái chậu rửa mặt bằng đồng, chứ không phải là cái trống.- Ed (NXB)

[29] Dhs. § 8

[30] Anumajjana. Morris tìm được nguồn gốc từ mrj., tạp chí Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.)

[31] Thuộc hệ thống bốn bậc thiền.

[32] Dhs. § 9. Pīnayatīti pīti.

[33] Sukham.

[34] Dhs. §10.

[35] P. 145 tt.

[36] thuộc tầng thiền thứ nhất

[37] Balappattam. Tác phẩm ‘Mandalay’ MS gọi là Phalappattam, ‘đã đạt đến chánh quả’- Ed (NXB)

[38] Như là nghe và nhìn thấy chiếc hồ và khu rừng rậm, v.v... - Do tuần (yojana)

[39] Dhs. §11

[40] Mil. i. 60.”nương nhờ nơi’ (samādhippabbhārā) giống như trong một căn hầm. Ba hình ảnh này xuất hiện trong Kinh Nikāya (Nikāya), áp dụng cho biển cả, (S. iv.79)và cho Níp-bàn (nt. 180, v.v...) Bản Dịch tiếng Miến điện ta đọc được từ Pāmokkha .- Ed (NXB)

[41] chuyện dụ ngôn này cũng thấy trong Mil. nt. nhưng hơi bị sửa đổi đôi chút và đễ kể hơn.- Ed (NXB)

[42] A. v. 3

[43] Dhs. § 12

[44] Mil. i. 54.

[45] Xin đọc nt. 55, là nơi nỗi nguy hiểm nằm trong dòng sông lũ lụt – Ed (NXB)

[46] D, iii 227; S, ii 68-71, v.v...

[47] Có nghĩa là, biểu tượng của cơ quan, là thành tích, và nguyên nhân thuộc chánh tư duy.- Ariyālankāra

[48] Mil. i. 57. Nghị lực và paggāha được thấy trong bản dịch mang nghĩa là ‘bền cố’ và ‘bền bỉ’ – Ed (NXB)

[49] Mil. i. 57; ở đây câu chuyện dụ ngôn không được trích dẫn theo nguyên văn.- Ed (NXB)

[50] Dhs. §14.

[51] Cụ thể nơi bất kỳ đối tượng nào trong quá khứ.- Pyỵ

[52] Mil. . i. 59

[53] Dhs. § 15. Ðịnh (samādhi)

[54] nt. § 16

[55] Trung Bộ Kinh (Majjhima) i. 292.

[56] Dhs. § 17

[57] P. 148.

[58] Dhs. § 18

[59] P/ 145 tt.

[60] Dhs. § 19 Jīvitam

[61] Dhs. §§20-24. Chánh (sammā) ở đây mang ý nghĩa là không thể đảo ngược lại được và thoát khỏi chuỗi tái sanh (vòng luân hồi) – Pyī.

[62] Xin đọc ở trên tr. 151. xin đọc Dhs. §§7, 21 ững dụng nhập đinh và tác ý được mô tả như là những từ đồng nhất với nhau.- Ed (NXB)

[63] Dhs. §§ 25-31.

[64] Nt. §§ 30, 31

[65] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) i. 148. có hơi khác một chút.

[66] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) i. 148

[67] Dhs. §§32-34

[68] P. 161

[69] Alobho

[70] Xin đọc tác phẩm Dialogues ii. 177 trong đó không có từ Labbhati, nhưng là Babbhā ‘rất có thể’ cụ thể là điều gì là vô thường chắc sẽ tàn lụi – Ed (NXB)

[71] ngạ quỷ hay chúng sanh chết đói

[72] xin đọc Trung Bộ Kinh (Majjhima) i. 3 với 364; Visuddhi Magga ch. IV.- Ed (NXB)

[73] cụ thể là, chỉ thực hành những nghi thức hay bám chặt với những giáo điều – Dhs. §§ 1135tt

[74] Nibbuto; sống an lạc vì đã diệt dục. – Tr.

[75] Trong Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) đọc là yathāvagahgabnakusalo

[76] Xin đọc Dialogues ii. 208, n.1: parinayako

[77] Dhs. §35

[78] Dhs. § 36

[79] Dhs. §37

[80] Dhs. xin đọc tr. 164 tt

[81] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) i. 51 – Iti-vuttaka § 42

[82] Dhs. §§ 40, 41

[83] Dhs. §§42, 43.

[84] Nt. §§44, 45

[85] Dhs. §§46, 47.

[86] nt. §§48,49.

[87] Nt. § 52

[88] Nt. § 53.

[89] P. tr. 159; 161

[90] Dhs. §§ 54, 55

[91]Giống như một cặp chẵn thuộc giống thuần chủng trong liên kết trong tình thân hữu với nhau - Anu’ika.

[92] Paggaha – Dhs. §56 hay là “tham lam” (B.P.E)

[93] nt. §57

[94] dưới tiêu đề ‘tinh tấn’ và ‘Ðịnh tâm’ tr. 158- 161.

[95] Dhs. §1

[96] có nghĩa là những gì chưa đạt được trạng tháiâ hỷ lạc khi nhập thiền Jhāna.- Pyī

[97] Như các tên trộm muốn chiếm lấy đối tượng trong bóng tối – Pyī. Xin đọc từ hy lạp δрεīιѕ

[98] Asamsappana. Khi đứa trẻ do dự nghĩ rằng, tôi sẽ làm điều này, làm điều kia chăng? – Tīkā xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) v. 288 tt. 291.

[99] Pyī và Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) đọc là nicchayapaccuPatthāna; nhưng các vị có thẩm quyền người Miến điện hình như lại đọc là niccala’

[100] Hay là ý thức vận dụng bằng giác quan (c) chính là ‘ý thức tiêu biểu cho giác quan.’

[101] Tatra-majjhattatā hiểu theo nghĩa đen là ‘trung điểm’

[102] Dhs. §251 tt. và tiếp theo sau đây.

[103] Cõi thiên đàng sắc giới.

[104] Có nghĩa là, xúc, thọ, tưởng, tư và tâm. – Dhs. § 1

[105] Các pháp bị loại ra ngoài nằm trong số ba mươi các pháp này; thí dụ như ‘hỷ lạc, và hỷ quyền’được kể vào thọ ý quyền gọp trong tâm. và ba khía cạnh của Ðịnh (samadhi) cũng như quân bình’ được gộp trong ‘nhất tâm‘ v.v... - Ariyālankāra.

[106] Patva, đã đạt đến được, đã chiến thắng.

[107] Xin đọc trang 171

[108] Xin đọc tr. 173.

[109] Bị bỏ qua trong phần biên tập của Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.)

[110] Xin đọc Buddhānam desanā, và sửa lại như trên

[111] Dhs.§ 2

[112] có nghĩa là không có đầu hay cuối tiếp ngữ đi kèm. - Ariyālankāra

[113] Hay, vì từ đó chứng tỏ cho thấy bản chất nội tại của tiếp xúc, không thông qua các hình ảnh ngôn ngữ. Từ này hàm chứa một thực tại cơ bản (Sabhāvapadam), có nghĩa là thiếu vắng một thực thể sống động. AnuTīkā.

[114] Dhs. §1060

[115] Vyanjanavasena, có nghĩa là ‘hình dạng từ’ – thí dụ như, kodha, kujjhanā, v.v....

[116] Dhs. § 8

[117] như vậy, cāro, được tăng cường bằng vi- anu.

[118] Nt. §419

[119] B.P.E.,.tr. 358 (v) – như là (1) đề phòng điều xấu, (2) loại bỏ điều xấu, (3) giới thiệu điều tốt (4) duy trì điều tốt. Dhs. §32- Ed (NXB)

[120] Dhs. §32

[121] Pyī đọc (a) giải thích một từ bằng một từ khác; (b) xác định ý nghĩa bằng cách tô điểm thêm hay nhấn mạnh thêm.

[122] Dhs. § 2

[123] nt.§ 3

[124] B.P. E. : tức là điều ‘sảng khoái’ xin đọc n. 6

[125] Dhs. § 3 B.P. E.: đây chính là ‘qui trình hiểu biết tiêu biểu’

[126] Trung Bộ Kinh (Majjhima) iii. 163

[127] Lege samphasse

[128] Sukham.

[129] Thọ (vedana) (cảm giác) là giống cái

[130] Dhs. § 4

[131] Sabhavā

[132] Dhs § 5: ý muốn (cetana). B.P.E. ‘suy tư ‘Xin đọc phần sửa chữa trong Compendium. Tr. 235tt.- Ed (NXB)

[133] Dhs. § 6

[134] S. i. 111 (Kindred Sayings) i. 140

[135] nt. 121 (nt. 151)

[136] nt. 207, (nt. 265)

[137] Trung Bộ Kinh (Majjhima) i.32 được đọc là tacchati. Pyī đọc là gacchati.

[138] Không tìm ra dấu vết.

[139] Bhavanga. Xin đọc Compendium tr. 266. B Psy.. tr. 171, 178. Tâm lý phật giáo về thay đổi, Quest Review, tháng mười năm 1917. tr. 16

[140] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) i. 10

[141] Manogahanam. Khái niệm về cảm giác như là một nắm bắt hay bị bắt gặp, là một tư tưởng kinh điển Ấn độ xin đọc B. Psy. (Tâm lý Phật giáo) tr. 59. – Ed (NXB)

[142] Issara.

[143] Xin đọc Jāt. Iv. 82

[144] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara). Iii. 43

[145] Trung Bộ Kinh (Majjhima) i. 491

[146] Không thấy nói tới.

[147] Không thấy nói tới

[148] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) i. 125 tt

[149] Tương Ưng Bộ (Samyutta) iv. 179.

[150] Milinda i. 133. Ðức Phật đã phát hiện ra đoạn này rất hữu ích, ngài cũng trích dẫn trong Visudddhi magga ch. Xvii., và trong Papanca Sūdanī ở đây ngài bỏ qua con sông jumna.- Ed (NXB)

[151] Dhs. § 7

[152] Từ Takka, tiếng Phạn viết là tarka, là một từ Ấn Ðộ để lý luận, biện chứng hay là lý giải. Gốc từ là Tak có nghĩa là quay hay là vặn. Chúng ta chỉ tiếp cận điều này trong ‘cách bàn cãi’ từ wart,vrl đến vặn xoay. Chính vì thế chỉ có thể là (một khi S.Z. Aung quyết định theo đuổi đã lấy từ vitakka (tứ) để bắt chước việc chơi chữ của Buddhaghosa về từ này.- Ed (NXB) các tập chú giải của Buddhaghosa có ghi lại như sau: như thể lôi kéo, kê lê kín nước trong một lỗ hủng cũng vậy takkanam, ākaddhanam. Vitakkanam đều thuộc đối tượng trí tuệ.- Tīkā Vitakka (tư tưởng khởi sự) nổi lên như thể trí tuệ được dẫn đến với đối tượng thực sự là kéo lê đối tượng đến với trí tuệ.’ AnuTīkā.

[153] Nghĩa đen là nhất tâm

[154] Dhs. §8

[155] nt. § 9

[156] Ababhiraddho

[157] Dhs. § 11

[158] Tuy nhiên điều đó được gọi là ‘bềân vững’ không do sức mạnh riêng của nó, nhưng vì nó chủ tâm hành động. Thí dụ, kẻ giết người- chỉ đến khi hành độïng đó được kết thúc – Tīkā

[159] Xin đọc Luật tạng i. 68; iii 45 tt (S.B.E. xiii. Xviii) Adhikaranasamatha.

[160] Tăng cường Niyyanikasamadhi trong Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.)

[161] Dhs. § 12

[162] Abhippasādo

[163] Dhs. § 13

[164] Tương Ưng Bộ (Samyutta) v. iii . Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) xuất bản, ta đọc thấy từ āgacchati.

[165] Trong từ này thì ta nên hiểu đó làcơ quan xúc giác – Ed (NXB)

[166] không lần ra xuất xứ.

[167] Xin đọc S. I 15 (Kindreds Saying i. 102) tác phẩm này đã bỏ quên hai từ đầu tiên

[168] nt. 157 (nt. 195)

[169] Trung Bộ Kinh (Majjhima) i. 368

[170] Dialogues i. 5, § 10

[171] Hay là, vượt lên trên mỗi đồn binh lười biếng. – tr.

[172] Uddham yamanam niyyāmo (phấn đấu có nghĩa là cố gắng tiến lên) ‘ tikā.”

[173] Nhiệt huyết (ussāha) sức chịu đựng liên tục những nỗi bất hạnh, hay là gánh nặng của chính mình.- AbhidhānaTīkā.

[174] Samyutta ii. 28 v.v...

[175] Dhs. § 14.

[176] Dhs. § 16

[177] Giống như mặt đất, ngoài đất, đá và cát v.v... điều còn lại được gọi là tinh tế (bhūmi sanhā) chính vì thế hiểu biết, ngoài đá cát Phiền não, thì tinh tế – Ganthi. Một bài đọc khác đó là ‘santhavuttatthena’ = hiểu theo nghĩa là bền vững và rộng lớn bao la.

[178] Một cách chơi chữ không thể tái diễn được về những loại ‘thành phố bị chôn vùi’: bhūrīti bhūte atthe ramatī ti. – Ed (NXB)

[179] Chấm câu một cách cẩu thả trong ấn bản Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.)

[180] Có nghĩa là Bodhisat. – vị Bồ tát. – Ariyālankāra.

[181] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) ii. 139 tt. xin đọc S. i. 14, 47(Kindreds Sayíng. I. 22. 67)

[182] Xin đọc rati-kārakatthena trong Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) sản xuất,

[183] như trên tr. 195

[184] Dhs. § 19.

[185] Āyu aya, cách lý do của câu I, Ed (NXB)

[186] Yapanā, yapanā B.P.E. tiếp tục xẩy ra, giữ cho tiếp tục xẩy ra.

[187] Dhs. § 30

[188] Hay là nhân duyên hay điều kiện. Tīkā

[189] Dhs. § 31

[190] những hậu quả xấu như địa ngục. - Tīkā

[191] Dhs. § 32 hay là tính vô vị lợi’

[192] Dhs. §33

[193] nt. § 40 tt

[194] nt. § 41.

[195] Nt. § 42

[196] giống như một con mãng xà đã nuốt trong một thanh sắt .- Pyī.

[197] Dhs. § 43

[198] Tình trạng thiếu vắng chống lại trong hành vi đạo đức về phía Giáo pháp này, không thiếu tính sôi nổi, tương tự như nhứng gì liên kết với ảo tưởng chính là tính mềm dẻo (muditā). Tính mềm dẻo chính là Giáo pháp cõi vô sắc từ chỗ nhơ lại đến Sắc, v.v... điều được coi như là mềm dẻo do không có sức kháng cự lại chính là ‘tính ngọt ngào (maddavatā) Tīkā

[199] Dhs. § 46 tt.

[200] Trí tuệ, hết sức mền dẻo(mudu) bị nhu nhược do tham lam. Trở nên khó sử dụng đối với những hành động đạo đức. Giống như vàng tán thành bột. Trí tuệ thường bị sơ cứng do lừa đảo v.v...cũng trở thành khó sử dụng giống như vàng được tôi luyện đúng mức. Như vậy tính dễ dạy tuỳ thuộc vào tinh chất mềm dẻo đúng đắn mà ra - Tīkā

[201] Dhs, § 48 tt

[202] nt. § 50

[203] Tīkā đã đưa ra bảng liệt kê sau đây: chữa trị bệnh, truyền tải thông tin, tiếp tục những việc lặt vặt (khác) cắt bỏ những ung bứu và áp-xe, xức dầu vết thương, gây nôn hoặc cho thuốc nhuận tràng, nấu chất bài tiết, sửa soạn dầu xức mắt, (tại sao năm điều này không được gộp lại trong nhóm đầu tiên?) dâng cúng tre, lá cây lợp nhà, hoa trái, bột tắm, tăm xỉa răng, nước rửa mặt, bột trị bệnh, hay phấn; lời tán tỉnh, câu truỵện phiếm, vuốt ve trẻ nít. Xin đọc, một danh sách liệt kê gần tương tự như vậy trong Milinda 370

[204] Những điều này bao gồm: vesiyāgocara, xin của bố thí tại nhà một gái điếm vì thân thiện với cô ta; vidhavagocara: hay xin của bố thí tại nhà một phụ nữ ly dị với chồng mình; thullakumārīgocara, hay xin của bố thí tại nhà một người đầy tớ gái già cả; pandakavocara. Hoặc xin bố thí tại nhà một tên hoạn quan; pānāgāragocara. hay xin của bố thí tại nhà một người bán đồ nhậu; bhikkhunīgocara, hay xin của bố thí tại những tịnh thất của các vị ni cô. - Tīkā

[205] Có nghĩa là thu thúc theo Giới Bản (pātimokkha) (bản kinh i. 1-69)thu thúc các căn quyền, sống chánh mạng thanh tịnh, quán tưởng thọ tứ vật dụng. Xin đọc Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) Vis.Magga. ch. i

[206] Sangaha. Dhs. §§ 58-120.

[207] Dhs. § 58 tt. (kotthāsavāra) v.v....

[208] bài đọc trong Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) phát hành (dhammuddeso như trước đây . – Tr.)

[209] Chúng giúp việc như là các Giáo pháp cùng xẩy ra. đây chính là việc mở rộng tatha (Tīkā)

[210] đây là phần mở rộng của annatha (AnuTīkā)

[211] Patthāna

[212] không tìm thấy tông tích. Xin đọc Tương Ưng Bộ (Samyutta) v. 64 tt.

[213] Như đã được giới thiệu trong loại chính yếu đầu tiên này. - Ariyālankāra

[214] Một từ triết học Kinh Viện dành cho các chi trong Bát Chánh Ðạo được gọi là Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, không nên xuất phát từ những điều đi ngược lại với ba điều này. – Compendium, tr. 97, n. 2 – Ed (NXB)

[215] Tương Ưng Bộ (Samyutta). Iv. 195

[216] Trung Bộ Kinh (Majjhima) iii. 289.

[217] Xin đọc trong tạp chí Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) ấn bản

[218] Dhs. §§ 95 tt

[219] Xin đọc trong tạp chí Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) ed

[220] Dhs. §§ 112-120.

[221] Dhs. § 121.

[222] Bhāvo ti satto, yo koci vā attho. - Tīkā

[223]  Dhs. § 146

[224] Dhs. § 147

[225] Nghĩa là hiểu biết như là quyền, lực, chánh đạo, nguyên nhân, nghiệp đạo, và một trong số các cặp đã bị bỏ qua. Xin đọc Dhs. §§ 16. 20 19, 34, 37, 53, 55,.- Tr.

[226] Nt. §§148 tt.

[227] nt. §§150 tt.

[228] xin đọc Dhs, §§ 258-61

[229] Sahagatam không có ý nghĩa gì ở đây ngoại trừ ‘đi kèm theo với điều gợi ý cho biết thông qua hành vi và lời nói [về lòng kính trọng người cao tuổi và về lòng sẵn sàng thi hành bổn phận của mình] – Pyī.

[230] Patisambhidā

[231] Có nghĩa là 40 đề mục thiền định Kammatthanās trừ ālokaākāsa, xin đọc Compendium. 202 tt.

[232] Hãy đọc bhikkhūnam pattam. Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) ta đọc thấy: ‘hãy đi và đem lại bát khất thực của vị Tỳ khưu, ‘

[233] Hoặc là cho chính mình hoặc cho người khác.- Pyī

[234] có nghĩa là toàn bộ qui trình hành vi đạo đức, hay là những cơ sở hành vi đem lại công đức.- Pyī.

[235] Ðiều này bao gồm việc bố thí, vì với tư cách là một người bố thí đáng yêu, hy sinh một điều vô tỳ vết, lại nhận được thành quả của một việc khác, chinh vì thế một người nào đó tỏ lòng tùy hỷ phước sẽ cảm thấy sung sướng noi những thành tích của người khác vậy,

[236] Hoặc có nơi gọi là thāne được giải thích trong các tập chú giải như là đã đề cập đến trong Tập Chú giải Bộ Vị Trí

[237] Xin đọc chú thích ở trên.

[238] Hay, công đức được thực hiện với trí tuệ bao hàm toàn diện và được thực hiện không nhờ vào trí tuệ đó – Tr.

[239] Nghĩa là lòng đạo hạnh nơi người nhận. – Tr.

[240] Hiểu theo nghĩa tương ưng trí và không có sự trợ giúp từ phía bên ngoài, cả hai vấn đề này chỉ là một. – Tr.