Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

Chương II

LOẠI TÂM BẤT THIỆN ÐẦU TIÊN

 

Trong phân đoạn chú giải[90], phần giải thích về nhất tâm, có một thành ngữ kép, ‘trạng thái vững chắc và kiên định’ đồng nghĩa với hiện trạng ổn định. Nhưng thành ngữ này đã được đề cập đến trong phần giải thích về tâm thiện, tức ‘hiện trạng này đứng vững đâm vào hay thâm nhập vào đối tượng[91] không được kể đến ở đây. Thực vậy, nơi tâm bất thiện như đã chứng minh ở trên, là nhất tâm hiện tại hơi yếu một chút. Ý muốn nói là không tán loạn đối nghịch lại với tán loạn, được tạo ra thông qua phóng dật và bối rối không đạt đến được ở đây. Nhưng ta không thể phóng dật trước các hiện trạng cùng tồn tại gọi là trạng thái không tán loạn, điều không tán loạn là bất phóng dật; thông qua nhất tâm bất thiện thì hiện trạng tâm này là không tán loạn. Hiện trạng này không rung động nhờ những pháp đồng sanh – đây chính là sức mạnh định lực. Chính vì tập trung và gắn với đối tượng lại bị hư hỏng, nên định lực đã trở thành tà định. Như vậy ở đây ta nên hiểu theo nghĩa này.

Trong phần diễn giải về cần quyền[92] thì phương pháp được nêu lên ở trên – cụ thể là ‘cố gắng đẩy lùi tính tham dục’[93] không thể thực hiện được ở đây. Chỉ được hiểu theo nghĩa không nao núng vì các pháp đồng sanh chính là ‘sức mạnh’ được gọi là cần lực được hiểu ở đây.

Phần diễn giải về các tà kiến[94] hiểu theo nghĩa quan điểm không đúng đắn, những quan điểm như vậy được gọi là ditthigata (tương ưng tà kiến) gồm trong sáu mươi hai quan điểm dị giáo[95] mà ra. Ý nghĩa của từ này đã được bàn đến ở trên. Chỉ nguyên từ ‘quan điểm cho là’ đã là điều khó có thể hiểu được tỷ như ‘quan điểm cho là cánh rừng rậm nhiệt đới,’ cánh rừng ở đây có thể là khu đất hoang mọc đầy cỏ dại, có thể là cánh rừng rậm nhiệt đới, hay cánh rừng trên một ngọn núi. Từ ‘quan điểm’ cho là cũng ám chỉ điều gì đó nguy hiểm và dễ sợ hiểu theo nghĩa ‘quan điểm cho là một vùng hoang dã’ giống như cánh đồng hoang đầy trộm cướp và động vật hoang dã dữ tợn, một vùng hoang dã đầy cát, khô cằn vì thiếu nước, chẳng tìm được bất kỳ loại thực phẩm nào. Cũng có ‘quan điểm cho là’ thông qua chánh kiến đây là điều khiến ta phải lao đao và khó chịu và có thể ngược lại như ‘quan điểm cho là điều gì đó lộn xộn.’ Vì một khi tà kiến nổi lên, nó xuyên qua chánh kiến, và đi ngược lại với chánh kiến. Ðã một thời xuất phát từ những quan điểm thay đổi và dao động của những người chủ trương thường kiến và Ðoạn kiến cho rằng ‘quan điểm chính là một cuộc hỗn chiến.’Một người có quan điểm lại không thể giữ vững được quan điểm của mình tức là lúc thì theo đuổi quan điểm của những người chủ trương thường kiến, lúc khác lại ngả theo phái đoạn kiến. Lại có quan điểm tù túng có nghĩa là ‘bị gông cùm’ xuất hiện từ thuật ngữ ‘quan điểm tù túng.’ Nó (quan điểm) chộp chaët lấy đối tượng giống như cá sấu ngoạm chặt lấy con mồi v.v... là một kẻ xấu số nào đó. – chính vì vậy quan điểm lại có nghĩa là ‘kìm chặt lại’ và quan điểm ‘cố định’ là do những quan điểm đó đã được định sẵn rồi. Vì thế một tà kiến hay là một quan điểm xuất phát từ ‘sức mạnh’trong qui trình tồn tại tự củng cố và kiên định vững vàng. Nhờ đặc tính vĩnh cửu v.v... quan điểm này trở nên thuyết phục- chính vì thế ta có thuật ngữ ‘thâm tín’ (hay là khuynh hướng). Chuyển qua bản chất nội tại nơi các vật thể., tà kiến coi các vật thể này là tà đạo, là thường hằng - đây chính là một ‘tà giáo’. Tà kiến này chính là một đường lối thấp hèn, vì nó đem lại nhiều điều thất lợi; hoặc giả, tà kiến này chính là con đường dẫn đến những địa điểm đau khổ thấp hèn. – chính vì thế ta có thuật ngữ ‘thông qua con đường này’. Xuất phát từ hiện trạng không phải là chánh đạo, tà kiến trở thành ‘ta đạo.’ Giống như một người đi lạc đường, cho dù người đó cho rằng đây là con đường dẫn đến ngôi làng cần đến, thì đi theo con đường đó ta không tài nào đến được ngôi làng vậy. Chính vì thế mà những tà kiến xuất khởi từ đây. Cho dù ta coi đó là đường dẫn đến vận may hạnh phúc, thì ta cũng chẳng tài nào chiếm được vận may đó; do đó vì không phải là chánh đạo dứt khoát tà kiến chính là ‘tà đạo’. Xuất phát từ bản chất sai lệch chỉ có tà tánh xảy ra mà thôi. (Chính vì ta có thể tưởng tượng ra mình đang đi phà vượt sông) những kẻ khờ dại thường xuyên lướt qua một ý nghĩ, hay một quan điểm xuất phát từ thái độ đi lang thang đó đây - chính vì thế ta có thuật ngữ ‘chỗ cạn’. Ðây là một chỗ cạn, một nơi đầy bất trắc thất lợi – như vậy nơi đó là một ‘căn nguyên tà giáo’(titthayatana), hay hiểu theo nghĩa nơi sanh, một cư ngụ (ayatana) của một người theo tà giáo. (tittha) chính là titthayatana. Trạng thái hay bản chất nội tại đó chính là nghịch chấp (vipariyessagaha); hay là một chấp thủ(gaha) do đối tượng đã trở thành đồi truỵ đem lại; như vậy đối tượng được coi như là vipariyessagaha. Nghịch chấp chính là ý nghĩa nên được hiểu trong mạch văn này.

Trong phần chú giải về vô tàm và vô úy, ý nghĩa ở đây nên được hiểu ngược lại với những gì đã bàn về tàm và úy. Và ‘sức mạnh’ này được gọi là vô tàm vô úy cũng đồng nghĩa với không run sợ trước những pháp câu sanh.

Trong phần chú giải về tính tham lam và si mê[96] ‘tính tham lam (greed) có nghĩa là ‘thèm muốn’ trở thành ‘thèm muốn’ chính là có tâm trạng thèm khát, ‘thèm muốn’ ở đây lại chính là tâm tương ưng với tham muốn, hay một người có tâm địa đó; tính tham muốn chính là hiện trạng tâm thèm khát’ hay là có liên quan đến cách thức đó. Say đắm ‘infatuation’ chính là một hiện trạng hay một con người có tâm địa như vậy. Tham ác ‘Covetousness’ có nghĩa là thèm khát tham muốn, điểm này đã được giải thích về tham. (greed) [254] ‘căn bất thiện’ có nghĩa là điều bất thiện cộng với căn, nguyên do của những gì được coi là bất thiện. ‘không biết hay thiếu ‘tầm nhìn sâu rộng’ là điều ngược lại với có Minh và kiến. Không lãnh hội (nhận thức) có nghĩa là không nắm bắt được, không theo kịp với những gì chúng ta phải đương đầu. Hiểu biết thấu đáo[97] về sự vật chính là óc phán đoán; thiếu phán đoán’ là tình trạng ngược lại với phán đoán; ‘không giác ngộ’ chính là không thể liên kết sự vật với vô thường, khổ não, và vô ngã; nhân thức một cách không thực tế, méo mó cũng là một cách thiếu giác ngộ vậy. ‘Không thể nhập’ tức là không thể thâm nhập thấu đáo vào học thuyết ‘Tứ Diệu Ðế’ được. ‘không tiếp thu (grasping) chính là không thể am hiểu được ngay cả một sự kiện riêng rẽ thuộc kinh nghiệm ngoại xứ theo luật vô thường tự nhiên. v.v... Không thể khảo sát kỹ lưỡng được bất kỳ sắc pháp nào – tức là ‘thiếu khả năng chấp thủ thấu đáo.’ Không thấm nhuần, chính là thiếu tính quan tâm vô tư.[98] Không biết nhìn vấn đề dựa trên bản chất sự vật. Ðiều này được hiểu là ‘không phản kháng.’ Chẳng có một hành vi đơn lẻ nào trong số những hành vi thiện và bất thiện mà vọng tưởng này hình dung ra được. Do tính hư hỏng và không thể hiểu không được bản chất nội tại nơi sự vật- Ðây chính là hành vi ‘thiếu phản tỉnh,[99] hay do hành vi si mê này ta không thể tự mình thực hiện nổi những suy tư trước bất kỳ một hành động nào. - Ðây chính là hành vi không phản tỉnh. Si mê (si) đó phá hoại tính liên tục trong sáng nơi tâm, vì nếu thiếu vắng si mê này thì tâm ta rất trong sáng và tinh sạch, si mê này phá hoại lòng trinh trong.’ Hiện trạng khờ khạo chính là tính ngu si. Bị mê muội lại là ‘si mê’ si mê thái quá là ‘si ám’. bị mê muội trong mọi lãnh vực chính là tính ‘u muội’. Ðiều không phải kiến thức mà lại đối nghịch lại ta gọi là ‘vô minh.’ Ý nghĩa các từ sau đây, ‘bộc lưu’, ‘phược’ cũng đã được đề cập đến. Hiện trạng những nằm xuống liên tục tiềm ẩn một ý nghĩa ‘tùy miên’ – đây chính là ‘thành kiến’. Những bao vây và nô dịch hóa tâm – có nghĩa là ‘xâm nhập’[100] Không thể thực hiện được những gì có lợi do không thể dành được lợi nhuận – nó khiến ta tụt hậu - đây là hàng ‘rào cản’; ở đây ta nên hiểu là khiến ta trở thành khập khiễng ì ạch. Khó mở ra hay gỡ bỏ được được hiểu là một vật ‘cản.’ Chính vì thế một vật cản bằng sắt rất khó rỡ bỏ được gọi là mahapaligha, cũng như vậy si mê này giống như một ‘vật cản’ và vì vậy ta mới gọi là ‘vật cản’. Những gì còn lại xem ra ý nghĩa đã quá rõ ràng.

[255] Phân đoạn Tóm Lược và ‘rỗng không’ phải được hiểu theo nghĩa như đã diễn giải theo phương pháp đã đề cập đến ở trên.

Ðến đây kết thúc việc diễn giải về loại tâm bất thiện đầu tiên.