51. NGÀY THỨ NĂM MƯƠI MỐT:
Tông chỉ Liên tông Tịnh độ Non bồng
Vấn: - Xin Sư khai thị về Pháp tu Tinh độ niệm Phật
của Liên tông Tịnh độ Non bồng?
Chúng con xin lãnh thọ tu hành?
Đáp: - Tịnh Độ Non Bồng được Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng Thiện
hạ Phước sáng lập tu theo tông chỉ Tịnh Độ niệm Phật “Phát nguyện niệm Phật”,
“Lễ bái niệm Phật”.
Ngòai ra còn có pháp “Bá Nhựt Trì Danh” được Đức Tôn Sư
truyền trì giáo hóa cho chư Tăng Ni, Phật Tử Non bồng tu hành. Đến năm 1969,
pháp tu “lễ bi kinh Diệu Php Lin Hoa, lễ bái Ngũ bách danh Quán Thế Âm” là một
trong những hạnh tu chủ chánh của liên hữu Tịnh Độ Non Bồng:
1/ Pháp môn phát nguyện niệm Phật: là tông chỉ thứ nhất của Tịnh Độ Non
Bồng. Liên hữu Tịnh Độ Non Bồng kính tin Tam Bảo, hộ trì chánh pháp Phật Bổn Sư
Thích Ca, kính tôn Phật A Di Đà là từ phụ, Đức Quán Thế Âm là hạnh lành cao cả
của người tu cần phải học và thực hành “từ bi cứu khổ ban vui”.
Khi làm Phật sự nào cũng phát nguyện nghiêm túc, nguyện
tu, nguyện hộ trì, nguyện làm lành bất thối chuyển, nguyện làm con Phật bất
thối chuyển, nguyện xuất gia bất thối chuyển. Khi hứa giúp ai một việc gì, dù
tán thân mất mạng cũng vẫn thực hiện cho kỳ được, không thất hứa.
Thời điểm tu “phát nguyện niệm Phật” trong các chùa của Tịnh Độ Non Bồng được
quy định vào lúc 23 giờ mỗi ngày, mỗi liên hữu khi tham dự pháp tu niệm từ 15
phút đến 30 phút, tại các chùa thì niệm 60 phút mới hồi hướng. Trong thời gian
niệm, tất cả chư Tăng Ni, Phật tử có mặt đều phải tham dự pháp tu, không một ai
được ngủ nghỉ trong giờ “phát nguyện niệm Phật”
Tông chỉ phát nguyện tu Tịnh độ:
BÀI SỐ 1
LỜI PHÁT NGUYỆN ĐI TU
Nam Mô Nhứt Tâm Đảnh Lễ A Di Đà Phật.
Nam Mô Nhứt Tâm Đảnh Lễ Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Nhứt Tâm Đảnh Lễ Đại Bi Quán
Thế Âm Bồ Tát.
Ngày nay con là Phật tử tên họ.... Pháp danh.........tuổi....
Ngày nay con đại phát nguyện tu hành theo đạo Phật đời đời
kiếp kiếp con không nhàm chán, không thối chuyển.
Ngày nay con biết tu, con nguyện cho bá tánh muôn dân cũng
được biết tu như con vậy.
Ngày nay con bỏ dữ về lành, bỏ ác về thiện, con cũng
nguyện cho muôn loài vạn vật cũng đồng tu Đạo Phật giống như con vậy.
Ngày nay con quy y Tam Bảo, con xuất gia tu Phật con
nguyện vô lượng chúng sanh trong cõi đời cũng đồng đặng như con vậy.
Ngày nay con theo chơn Tiên gốc Phật, con cầu vãng sanh
Tịnh Độ, con cũng nguyện cho tất cả chúng sanh trong cõi đời hoặc hữu tình hoặc
vô tình cũng đồng đặng như con vậy.
Ngày nay con nguyện theo chơn Phật cầu đạo giải thoát, tu
cho thành Thánh, thành Tiên, thành Phật, con đồng nguyện cho tứ sanh, lục đạo,
tất cả chúng sanh cũng đồng được giác ngộ như con vậy.
Ngày nay con nguyện xuất gia đi tu, xa lánh ba đường dữ,
tu theo đạo chánh đẳng, chánh giác của Như Lai, con cũng đồng nguyện khắp trong
tứ Thánh lục phàm cũng đồng đặng như con vậy.
Ngày nay con là Phật tử ……… tên họ ……… Pháp danh………
Thân tâm con cầu vãng sanh Tịnh Độ, con thành tâm đại
nguyện nhìn nhận đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát là mẹ chơn thật của con muôn đời
vạn kiếp bất thối chuyển. Ngày nay thân tâm con phát nguyện Tây Phương Phật,
đức Giáo chủ A Di Đà Phật là cha của con trải qua vô lượng kiếp bất thối
chuyển, lời con nguyện chơn thật như vậy, như vậy.
Con nguyện Cha Mẹ Tổ Thầy vi chứng minh cho các con được
đắc kỳ hạnh nguyện.
Thân tâm con nguyện xuất gia đi tu đạo Phật được kết quả
lành thành đạo, được làm vui cho trăm họ, được sưởi ấm cho bá gia, được an ủi
cho muôn loài, lợi lạc cho nhơn thiên đời đời kiếp kiếp bất thối chuyển.
Con nguyện như vậy, con làm như vậy đời đời kiếp kiếp bất
thối chuyển.
Nam Mô Nhứt Tâm Đảnh Lễ A Di Đà Phật.
Nam Mô Nhứt Tâm Đảnh Lễ Tam Bảo cảm ứng chứng minh.
Nam Mô Nhứt Tâm Đảnh Lễ Tám Bộ Chư Thiên chứng minh.
BÀI SỐ 2
LỜI PHÁT NGUYỆN GIỮ ĐẠO
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhứt nguyện ngày nay con đại phát nguyện trước Tam Bảo
mười phương chư Phật, bá vạn chư Thiên cảm ứng chứng minh.
Con nguyện trường chay vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Các con nguyện trì chú Đại Bi tụng kinh Đại Thừa Diệu Pháp
Liên Hoa Kinh bất thối chuyển.
Các con nguyện niệm hồng danh chư Phật, niệm danh hiệu A
Di Đà Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Các con nguyện thủ trì tam đề ngũ quán vô lượng ức kiếp
bất thối chuyển.
Nay con phát nguyện cả xác lẩn hồn trước Tam Bảo mười
phương chư Phật bá vạn chư Thiên.
Kể từ nay nhẫn đến bá thiên vạn kiếp vô lượng ức kiếp vị
lai bất thối chuyển.
Con chẳng trái bổn nguyện! Con chẳng trái bổn nguyện.
Các con nguyện thủ trì thần chú Đại Bi vô lượng ức kiếp
bất thối chuyển.
Con chẳng trái bổn nguyện trước Tam Bảo Phật Pháp Tăng chư
Thiên Hộ Pháp cảm ứng chứng minh.
Nam
Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát (3lần)
BÀI SỐ 3
LỜI PHÁT NGUYỆN TU THÂN
Các con nguyện trước Tam Bảo mười phương chư Phật bá vạn
chư Thiên cảm ứng chứng minh.
Mắt các con nguyện đời đời kiếp kiếp nhìn đức Phật mãi mãi
không nhàm chán không thối chuyển.
Tai các con nguyện đời đời kiếp kiếp nghe tiếng niệm Phật và nghe pháp lành mãi
mãi không nhàm chán không thối chuyển.
Mũi các con nguyện được ngửi mùi trầm hương thơm vi diệu
của chư Phật mãi mãi đời đời kiếp kiếp không nhàm chán không thối chuyển.
Miệng các con nguyện niệm hồng danh chư Phật và nói pháp
lành mãi mãi của Phật đời đời không nhàm chán không thối chuyển.
Tâm ý các con nguyện tưởng nhớ đức Phật mãi mãi và trọn
tin đức Phật đời đời kiếp kiếp không nhàm chán không thối chuyển.
Thân tâm các con nguyện cúng dường ngôi Tam Bảo, làm tớ
cho Tam Bảo, làm con cho Tam Bảo phụng sự cho ngôi Tam Bảo mãi mãi đời đời kiếp
kiếp không nhàm chán không thối chuyển.
Từ nay nhẫn đến nghìn thu Phật chẳng trái lời thệ nguyện.
Kể từ nay nhẫn đến bá thiên vạn ức vô lượng nghìn thu Phật
chẳng trái Bổn thệ nguyện bất thối chuyển.
Khi nào con có quên bổn nguyện xin mười phương chư Phật,
Long Thiên Hộ Pháp đồng nhắc nhở và hộ niệm cho các con được làm tròn bổn
nguyện.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát (3lần)
BÀI SỐ 4
LỜI PHÁT NGUYỆN HỘ ĐẠO
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngày nay thân tâm các con là Phật tử ……… đồng phát nguyện
thệ.
Kể từ nay đến vô lượng đời vị lai các con an trụ trong cội
lành của Như Lai bất thối chuyển.
Các con an trụ trong pháp lành của Như Lai bất thối
chuyển.
Các con an trụ trong hành thiện của thập phương Bồ Tát bất
thối chuyển.
Trải qua vô lượng kiếp các con đồng phát nguyện thệ như
vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngày nay thân tâm các con là Phật tử ………… đồng phát nguyện
thệ.
Từ nay đến vô lượng đời vị lai không xa lìa Thiện tri
thức. Các con đồng phát nguyện thệ như vậy bất thối chuyển.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngày nay thân tâm các con là Phật tử ………… đồng phát nguyện
thệ.
Trải qua vô lượng ức kiếp đời vị lai, hiện tại kiếp, quá
khứ kiếp.
Các con lễ bái Như Lai, cúng dường Như Lai, xưng tán Như
Lai, hộ niệm Như Lai, tôn kính Như Lai.
Quy y Tam Bảo phát Bồ Đề tâm vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Tam Bảo Phật Pháp Tăng Chư Thiên Hộ Pháp cảm ứng
chứng minh. (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật.
BÀI SỐ 5
LỜI PHÁT NGUYỆN THỌ TRÌ Y BÁT
Con là Phật tử tên.....tuổi...pháp danh....
Ngày nay con lập hạnh nguyện xuất gia thọ trì Y Bát của
Phật.
Con nguyện trước Tam Bảo Phật Pháp Tăng, mười phương chư
Phật, tám bộ chư Thiên cảm ứng chứng minh.
Ngày nay thân tâm con nguyện xuất gia thọ giới của Phật.
Con nguyện thọ trì y vô thượng bát chánh đạo của Như Lai
vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Ngày nay thân tâm con tên.....pháp danh......
Con nguyện chấp hành giới luật của Phật đời đời kiếp kiếp
bất thối chuyển.
Ngày nay con nguyện làm con của chư Phật, Bồ Tát
Con nguyện làm trò của chư Phật, Bồ Tát.
Con nguyện làm Sứ Giả của Như Lai.
Con nguyện làm Trưởng tử của chư Phật, Bồ Tát.
Con nguyện làm Thích tử của Như Lai.
Con nguyện hộ trì Phật Pháp Tăng Tam Bảo.
Con nguyện giữ vùa hương bát nước của chư Phật.
Con nguyện lễ bái cúng dường Phật Pháp Tăng. Ngày nay thân
tâm con nguyện chung thủy, quy y Đức Bồ Tát Quán Thế Âm Phật Mẹ, chung Thủy
trải vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Ngày nay con phát nguyện làm con của Đức Đại Từ, Đại Bi
Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin phát nguyện mười hai hạnh nguyện của Phật Mẹ, con
tín thọ phụng hành một hạnh nguyện được viên mãn.
Thân tâm con thiên bá ức bái, đầu đội vai mang, đấng Đại
Từ, Đại Bi, Phật Mẹ chứng lòng thành khẩn phát nguyện.
Ngày nay thân tâm con thiên bá ức bái đãnh lễ Tam Bao Phật
Pháp Tăng, thập phương Bồ Tát chư Phật cảm ứng chứng minh.
Hồn xác con phát nguyện phụng thỉnh và cầu xin tám bộ chư
Thiên hộ trì cho con được toại nguyện
Nhứt tâm đảnh lễ tám bộ chư thiên bá bái.
Nhứt tâm đảnh lể Phật Mẹ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm bá bái.
Nhứt tâm đảnh lể Tam Bảo thập phương chư Phật bá bái.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày nay con nguyện tấn đạo nghiêm thân, thủ trì Y Bát của
Như Lai vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Nam
Mô A Di Đà Phật
BÀI SỐ 6
BỔN THỆ NGUYỆN NGƯỜI TU PHẬT
Phật tử nam nữ Non Bồng phát đại hạnh nguyện:
- Nhứt nguyện ngày nay con đại phát nguyện trước Tam Bảo
mười phương chư Phật, bá vạn chư thiên cảm ứng chứng minh.
Con nguyện trường chay vô lượng ức kiếp bất thối chuyển
Con nguyện thủ trì chú Đại Bi tụng kinh đại thừa Diệu Pháp
Liên Hoa bất bất thối chuyển.
Con nguyện niệm hồng danh chư Phật, niệm danh hiệu Nam Mô
A Di Đà Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Con nguyện thủ trì Tam Đề Ngủ Quán vô lượng ức kiếp bất
thối chuyển.
Nay con phát nguyện cả xác lẩn hồn trước Tam Bảo mười
phương chư Phật, bà vạn chư Thiên kể từ nay nhẩn đến bá thiên vạn ức, vô lượng
ức kiếp vị lai bất thối chuyển, con chẳng trái bổn nguyện, con chẳng trái bổn
nguyện.
Con nguyện thủ trì thần chú Đại Bi vô lượng ức kiếp bất
thối chuyển, con chẳng trái bổn nguyện trước Tam Bảo Phật Pháp Tăng chư Thiên,
Hộ Pháp cảm ứng chứng minh.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát (ba lần)
Quan Âm Tu Viện, Mùa Vu Lan năm Ất Mão, 1975
BÀI SỐ 7
BỔN THỆ TÍN HẠNH NGUYỆN
Nam Mô A Di Đà Phật
Ngày nay hồn xác con Phật tử TỲ Kheo (Sa Di) đồng phát
nguyện thệ, kể từ đời này đến vô lượng đời vị lai bất thối chuyển.
Các con an trụ trong cội lành của Như Lai bất thối chuyển
Các con an trụ trong Pháp lành của Như Lai bất thối
chuyển.
Các con an trụ trong hành thiện của thập phương Bồ Tát.
Trải qua vô lượng ức kiếp các con nguyện thệ như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngày nay thân tâm con Phật tử Tỳ Kheo (Sa Di) đồng phát
nguyện thệ.
Từ ngày nay đến vô lượng kiếp vị lai không xa lìa thiện
tri thức, các con đồng nguyện thệ như vậy bất thối chuyển.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Tam Bảo Phật Pháp Tăng cảm ứng chứng minh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngày nay thân tâm con phật tử Tỳ Kheo (Sa Di) đồng phát
nguyện trải qua vô lượng ức kiếp đời vị lai, hiện tại kiếp, quá khứ kiếp các
con lễ bái Như Lai, cúng dường Như Lai, xưng tán Như Lai, hộ niệm Như Lai, tôn
kính Như Lai, qui y Tam Bảo phát Bồ Đề tâm vô lượng ức kiếp bất thối chuyển.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Tam Bảo Phật Pháp Tăng cảm ứng chứng minh.
Nam Mô Hộ Pháp Chư Thiên cảm ứng chứng minh
Long Phước, năm Đinh Tỵ, 1977
BÀI SỐ 8
Sám hối
Một lạy con nhớ tội lổi đã qua, con gây tạo quá nhiều, vô
biên, vô lượng, nay con xin sám hối ăn năn cho tội chướng tiêu trừ đoạn dứt.
Hai lạy con thành tâm cảm tạ những ai là người lân cận
hoặc trong đạo ngoài đời, hằng nhắc nhở các tội lỗi của con, hoặc bằng thân
khẩu ý, hoặc vô tình hay cố ý con đều sữa đổi và sám hối.
Ba lạy con đau khổ và xót thương tình nhơn loại, cả thế đời hoặc ở xa ở gần con
cũng là huyết mạch mà hôm nay chưa hồi tâm trở về đường thiện duyên và con hằng
cầu nguyen cho tất cả người người hữu duyên lành đồng tu niệm như con.
Bốn lạy con hằng ngày, hằng đêm, hằng giờ, con không quên
xét lấy thân tâm của con để ngăn lòng sữa tánh trọn đời chẳng dám quên và con
nguyện thành thật tha thứ hỷ xả lỗi lầm cho những kẻ làm nghịch ý con hằng ngày.
Năm lạy con hằng tinh tấn cả thân tâm vì đạo trọn đời, để
khỏi phụ lòng Thầy Tổ giáo dạy nhủ khuyên rất cực nhọc, con nguyện chí tâm hành
đạo quên mình chung thỉ.
Sáu lạy con nguyện xét tội mình hữu tội quấy mà ăn năn,
con quyết không đổ lỗi tội cho người thứ hai mà che dấu cái thói hư tật xấu của
con hoặc là thân khẩu ý tạo ra, mà con lo vun bồi đức hạnh trọn đời chẳng quên,
con xin hứa rằng chẳng tự dối lòng mình là dối gian với Phật.
Bảy lạy con nguyện chừa bỏ cái tham giận buồn vui, khi
người, mà trọng cái riêng tư tánh ý của con, mà quên tình đồng loại, tình đồng
đạo, tình bằng hữu xa gần để phụ lòng người lân cận chẳng mát tâm sanh ra phiền
não.
Tám lạy con chẳng tiếc thân mạng của con, trọn đời phụng
sự cho sự lợi ích của đạo Phật, chẳng hề than trách hay là kể công lao ít
nhiều, con chỉ muốn cho chánh pháp Như Lai Phật Đạo trường tồn mãi mãi đời đời
bất hoại.
Chín lạy con xin vâng chịu trọn đời thân tâm hồn xác, để
làm người phật tử chân tu của nhơn thế, trọn đời chẳng so hơn tính quấy phân
biệt với tất cả nhơn tâm cõi đời, con chẳng hề quên.
Mười lạy con xin giữ trọn đời xa lánh tất cả các điều ác
chẳng phạm hoặc bằng thân khẩu ý xin chừa, con xin giữ trọn chung thỉ viên mãn
các điều thiện chẳng hề quên và con thương xót muôn loài vạn vật hữu thân cũng
là hữu khổ như con vậy.
Mười một lạy con xin trọn đời giữ đạo hạnh trang nhiêm,
kính bậc bề trên niên cao kỷ trưởng và quí mến người còn thơ ấu không phân nam
nữ trẻ già đời hay đạo, con xin nhớ trọn đời như vậy chẳng hề bạc đải với tất
cả tình nhơn loại, không phân biệt ai là oán thù hờn giận mà thương mến chung
như huyết mạch của con thành thật như vậy.
Mười hai lạy con hằng nhớ đến cửu huyền thất tổ của con,
còn tội lỗi chưa siêu sanh Tịnh Độ, chưa về Tây Phương Phật mà con xót thương
hằng ngày và con quyết chí tu hành cho đạo quả viên thành, mà cứu vớt cho Ông
Bà Cha Mẹ của con và con nhớ bao nhiêu người khác chưa tu chưa siêu, muôn loài
vạn vật chưa tu, con không bao giờ bỏ qua việc đạo đức là con quyết cứu vớt tất
cả giống nòi, âm dương đồng siêu thoát như con vậy.
Mười ba lạy con còn nhớ nay con được hữu duyên hữu phước
tu hành, có bao nhiêu tình đồng đẳng đồng loại như con còn bị đau khổ việc đời
hoặc bị tù đày bị đói khát, bị cô thân và nhiều tai ách mà con chưa đủ đức hạnh
cứu vớt kẻ tâm hồn thân xác như con, hằng ngày con nhớ mãi những hạng người ấy
mà cảm động xót thương và con nguyện cầu Tam Bảo chư Phật chứng minh, con quyết
tu thành đạo để rồi thượng báo tứ trọng ân hạ tế tam đồ khổ, đặng vậy con mới đắc
kỳ hạnh nguyện tu của con.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con nhứt tâm đảnh lễ tam cõi Phật Trời Thánh Tiên Thần,
Cha Mẹ Ông Bà cảm ứng chứng minh, con sám hối mười ba lạy Tam Bảo đạo tràng, trọn
đời thân tâm hồn xác chẳng quên chung thỉ của con trong cuộc đời tu hành viên
mãn.
Nguyện thân tâm của con là..........pháp danh...... thành
tâm cầu nguyện đạo đời an lạc trường tồn phước hạnh nhơn trần toàn thiện, đồng
tu Phật siêu sanh tịnh độ, trang nghiêm Phật quốc, Phật địa nhơn nhơn Phật.
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát cảm ứng chứng minh
(những năm hành đạo nơi trần thế)
Những bài phát
nguyện trên xuất phát từ kim ngôn của Đức tôn sư trong những năm còn hành đạo
tại núi Bồng Lai, trung tâm thành lập Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng và những năm
tại trần thế. Những bài phát nguyen tụng đọc ở non núi, lời văn mộc mạc, không
sắp sẳn không sọan đi sọan lại như các nhà văn, chỉ có ý tứ là dồi dào, cho
những người muốn học đạo giải thoát, không còn phân vân, khi người tụng đọc
không nghi ngờ, mà còn thêm phát tâm tinh tấn ký gởi trọn niềm tin nơi lời
nguyện và cảm thấy được gần gủi Đức tôn sư. Xin mời gọi các bạn thử tụng đọc và
nghiên cứu.
Trong sám văn Phát bồ đề tâm của Đại sư Thiệt Hiền, hiệu
Tư Tề, đệ Thập tổ của Tịnh Độ Tông, ngài có trứ thuật lại lời kinh dạy:
”Yếu môn nhập đạo
Phật tâm làm trước
Yếu vụ tu hành,
Lập nguyện làm đầu
(Đường về Cực Lạc, Lin
tơng chư tổ, trang 185)
2/ Pháp môn lễ bái niệm Phật: Là tông chỉ thứ hai của người tu ở
non núi; vì tu ở non núi nên lễ Phật, lễ Pháp, lễ Tăng, lễ cac vị giáo chủ, lễ
những người có công với nước non, quốc vương, khai quốc công thần, lễ cầu
nguyện lục châu thế giới hòa bình, lễ cầu quốc thới dân an, nước nhà thái bình
thịnh trị. Trong những năm 1959 đến 1965, chư Tăng Ni, Phật Tử Non Bồng thường
xuyên thực tập “lễ bái niệm Phật”.
Lễ bái theo phong cách Tịnh Độ Non Bồng, là gieo năm vóc
thành tâm kính lễ; có khi đứng lạy, quỳ lạy, người già yếu thì ngồi lạy. Chư
liên hữu khi lạy xuống thì niệm câu:”Nam
mô A Di Đà Phật”, khi đứng lên cũng niệm câu:”Nam mô A Di Đà Phật”. Người tu phát
nguyện lạy như thế từ 3 lạy (lạy Tam Bảo) đến 12 lạy (12 câu nguyện Nam mô An
Dưỡng Quốc, 12 câu nguyện Quán Thế Âm…), 48 lạy (lạy 48 lời nguyện của Phật A
Di Đà),108 lạy (vừa lạy vừa niệm Phật).
Khi thực hành khóa tu lạy Phật, thì có vị duy na điểm
chuông gia trì thật chậm cho liên hữu lạy Phật. Tư thế “đứng lạy” của Liên hữu
Tịnh Độ Non Bồng như sau: hai bàn chân phải khép sát vào nhau, không đứng hình
chữ “bát”, hai bàn tay chắp vào nhau, hai ngón tay cái xếp lên nhau. Đôi bàn
chân đứng theo hình chữ “nhất” biểu hiện cho nội lực vững vàng, không ngã
nghiêng, ngã ngữa, dễ dàng đưa hành giả đạt đến chổ nhất tâm, nghiêm túc giữ
gìn giới pháp Phật, hai ngón tay cái xếp lên nhau biểu hiện cho sự tinh tấn,
kiên tâm trì chí, tâm chí vững bền, tu hành bất thối chuyển.
Liên hữu Tịnh Độ Non Bồng, thường xuyên lễ sám Kinh Dược
Sư, lạy Vạn Phật, lễ Pháp Hoa, lễ Tam Thiên Phật, lễ sám Ngũ Bách Danh Quán Âm
Bồ Tát, lạy Thù Ân, lễ bái Tôn Sư, Thầy Tổ, lễ bái quý Sư Lớn, lễ bái những người
già cả (trong ngày lễ Vu Lan)…lễ xong xá ba xá, lui ba bước rồi mới đi ra
ngoài.
Thời gian tại Non Bồng, trong một ngày Tăng Ni, Phật Tử lễ
bái hai lần, buổi sáng và buổi chiều, thường là lễ bái tập thể, từ một trăm đến
năm trăm người trở lên, đứng lạy, không quỳ hay ngồi mà lễ lạy. Hoặc từng cá
nhân chư Tăng Ni, tín đồ Phật tử lập hạnh: sáng, trưa, chiều đều mặc áo tràng
lễ bái Phật, Bồ tát, lễ bái Tổ Sư. Ngày nay, đã trên năm mươi năm rồi nhưng chư
Tăng Ni, Phật tử kể cả tác giả biên sọan quyển sách nầy vẫn còn thực hành “lễ
bái niệm Phật” hằng đêm như xưa, hoặc kiết thất 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày hay 3
tháng 10 ngày mà lễ bái niệm Phật.
Lễ bái Kinh Diệu Pháp
Liên Hoa:
Tại Việt Nam có rất ít người tu lạy (lễ bái) Kinh Pháp
Hoa, những nơi có chư Tăng Ni phát tâm lạy kinh Pháp Hoa, như ở Chùa Vạn Đức,
Vạn Hạnh (Thủ Đức). Một vài vị Tăng Ni xưa ở miền Tây Nam phần Việt Nam cũng
từng tu hạnh lành lễ kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Năm 1964, Cụ Bà Diệu Âm, liên hữu Liên Tông Tịnh Độ Non
Bồng, quản lý các Tăng Ni sinh tại Tổ Đình Linh Sơn phát tâm lạy từng chữ kinh
Diệu Pháp Liên Hoa trong thời gian ba tháng, Cụ Bà lạy xong bộ kinh Pháp hoa.
Pháp tu lạy Pháp Hoa, tức là hành giả nhứt tâm cung kính
lạy từng chữ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, từ chữ đầu tiên của tựa Kinh đến
chữ cuối cùng của "Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện".
Năm 1962 khi vào Phật Học Đường tu học, được Đức tôn sư
ban cho quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa có phần Am-Nghĩa bản dịch năm 1947 của HT
Thích Trí Tịnh, in vào năm 1961 để hộ thân. Ngày mùng 10 tháng bảy năm Đinh Mùi
(1966) đến Liên Tông Tự, đường Đề Thám, Quận Nhì, Saigon (nay là Tp.Hồ Chí
Minh) phát nguyện thọ giới Tỳ kheo, nhìn thấy bản song ngữ Hán-Việt do Cụ Đoàn
Trung Còn biên dịch vào năm 1937 nằm trong tủ sách lớn của Hội sở Trung Ương
Tịnh Độ Tông Việt Nam nhưng chưa được đủ duyên để cầm đến đọc tụng. Cuối năm
1969, có nhơn duyên xem được bản dịch Kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Hòa Thượng
Trương Văn Đó, in trên giấy vàng (dịch giả không xưng pháp danh, pháp hiệu) trú
xứ Kiên giang, Rạch giá. Năm 1971 học “Pháp Hoa huyền nghĩa” của Cụ Chánh Trí
Mai Thọ Truyền; năm 1972 đọc “Pháp Hoa giảng diễn lục” của ngài Thái Hư Đại sư,
do Hòa thượng Thích Trí Nghiêm biên dịch. Gần đây nghiên cứu Pháp Hoa thông
nghĩa của Đại sư Đức Thanh, bản dịch và giảng giải Hịa Thượng Thích Trí Tịnh,
nhà xuất bản tôn giáo ấn hành năm 2007.
Đầu tháng Tư, năm Kỷ dậu (1969), tại Quan Âm Tu Viện dưới
sự hộ trì của Đức Tôn Sư, Sư Bà Thích Nữ Huệ Giác và Sư huynh Hịa Thượng Trụ
trì Thích Thiện Chơn, Hòa thượng Thích Giác Quang phát nguyện nhập thất lạy
kinh Diệu Pháp Liên Hoa tại Tịnh thất Bảo Tịnh.
Nội dung trong kinh tụng có giảng "hơn sáu muôn lời
thành bảy cuốn", tức là kinh có trên 60.000 chữ (trn thực tế cĩ khỗng
76.460 chữ). Muốn lạy được kinh Pháp Hoa, hành giả phải thực hiện nhập thất 100
ngày trong năm; trong 100 ngày đó, mỗi ngày thực hiện su thời lạy, mỗi thời lạy
125 lạy và lạy đứng.
Điều cần thiết là trong thời khóa tu phải có hai người hộ
trì chính yếu: một là Thầy Bổn sư hay một tu sĩ có phước đức trí tuệ cao viễn
hơn hành giả để cân nhắc đến giờ lễ bái; cầu thỉnh long thiên hộ pháp bát bộ
kim cang lai hộ trì gia hộ giữ gìn lực nội tại; hai là vị Thị giả thân tín,
phục vụ ăn mặc ở bệnh, canh giữ bên ngoài không cho người lạ ngoài trú xứ xâm
phạm nội giới (số lượng 160 lạy như thế, ngày bốn thời, trong quá trình tu tập
sẽ có dư thời giờ trong ngày và dư thời gian cả khóa tu). Thời gian lễ bái mỗi
ngày bốn thời, ngoài bốn thời chính thức đó, cần gia hạnh thêm chương trình tu
niệm Phật, niệm chú Đại bi, chú Vãng sanh…nghiên cứu, đọc học một vài bộ kinh
đại thừa phương quảng.
Ngày khai kinh, hành giả mặc y áo tề chỉnh trang nghiêm,
thật chậm rãi đến trước bàn Phật đảnh lễ Tam Bảo, đọc bài Chiên đàn hải ngạn…,
tụng chú Đại bi…, niệm khai kinh kệ…, rồi đứng chắp tay, tiếp tục đọc câu:
“Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam mô Pháp Hoa
Hội Thượng Phật Bồ Tát, nhứt tự “DIỆU”, điểm chuông rồi lạy 1 lạy”.
“Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam mô Pháp Hoa
Hội Thượng Phật Bồ Tát, nhứt tự “PHÁP”, điểm 1 tiếng chuông rồi lạy 1 lạy”
“Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam mô Pháp Hoa
Hội Thượng Phật Bồ Tát, nhứt tự “LIÊN”, điểm 1 tiếng chuông rồi lạy 1 lạy”
“Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam mô Pháp Hoa
Hội Thượng Phật Bồ Tát, nhứt tự “HOA”, điểm 1 tiếng chuông rồi lạy 1 lạy”…cứ
như thế tiếp tục lạy từng chữ trong Kinh…
Trong 100 ngày lạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa sức khỏe phải
đầy đủ, chỉ trừ tắm rữa,vệ sinh, các việc còn lại tuyệt đối cắt đứt muôn duyên,
không công tác Phật sự, không thuyết pháp, không còn tiếp xúc với ngoại nhân,
nếu còn tiếp xúc thì không lạy, không lạy thì không còn gọi là lạy kinh Diệu
Pháp Liên Hoa nữa!
Trong thời khóa tu, ở nơi am thất phải thông thoáng, đóng
kín cửa thất chính, mở cửa sổ phía không bóng người lai vãng; không sắm vật chất
nhiều trong am thất, các vật dụng như radio, tivi, cassette, tập sách, chén
bát, ly tách (chỉ để lại một cái), thức ăn vặt. Thu dọn đem những giấy mực,
những tranh ảnh dán trên tường (trừ ảnh Phật), vứt đi những bao nylon và các
vật dụng không cần thiết.
Năm Canh dần (2010), Sư Minh Chiêu, Tu sĩ Quan Âm Tu Viện
nhập thất tại Lộc ninh phát tâm lạy Kinh Pháp Hoa từ ngày mùng 01/11 đến
25/11/Canh dần, mỗi ngày lạy 6 thời: sáng, trưa, chiều, tối, nữa đêm và công
phu khuya (một đôi khi Sư lạy cả mười lần trong ngày). Với trên 60.000 chữ, từ
khi khai kinh, Sư phát tâm lạy chỉ có 25 ngày là hoàn mãn hồi hướng. Đây cũng
là kỷ lục tu hành tinh tấn trong các Tự Viện Tịnh độ Non bồng tại Việt nam.
Lễ bái Ngũ bách danh
Quán Thế Âm
Trong những năm 1967, chư Tăng Quan Âm Tu Viện, chư Ni tại
Tịnh xá Thắng Liên Hoa là những tập thể tu tịnh độ niệm Phật, được đức Tôn Sư
và Sư bà Huệ Giác hướng dẫn lạy Ngũ bách danh Quán Thế Âm. Cách lạy, liên hữu
sử dụng theo nghi thức phổ thông; khi bước vào lạy danh hiệu Đức Bồ tát, liên hữu
niệm danh hiệu đức Bồ tát, điểm một tiếng chuông, đứng lạy, hai tay hiệp chưởng
đưa lên trán thành tâm gieo năm vóc mà đảnh lễ. Lạy Ngũ bách danh Quán Thế Âm
mang lạy hiệu quả làm cho liên hữu sau khi thực tập tam nghiệp nhẹ nhàng, hóa
giải hôn trầm, chấm dứt những thụy miên, tâm chí bần thần dã dượi, tăng trưởng
sự tinh tấn, trí tuệ phát sanh, lòng từ xuất hiện.
Nhìn chung, lễ bái của Nhà Phật có nhiều cách: lạy theo
hạnh lành Bồ tát Thường Bất Khinh (diệt ngã, thọ ký cho chúng sanh), lạy theo
hạnh Nhà Sư Bắc tông (khi lạy, một tay để ngực, một tay lạy, khi quỳ đến sát
đất, hai tay mới đồng lạy, hai bàn tay ngữa lên, đầu chấm sát đất), lạy theo
hạnh Tịnh Độ, lạy theo hạnh Mật tông (kết chú ấn), lạy theo Luật tông (xá ba xá
lui ra ba bước rồi mới đi ra), lạy theo hạnh Đạo Phật Khất sĩ, v cc gio phi
Khất sĩ tại Việt nam (như hạnh Luật tông) lạy theo hạnh Tịnh Độ Non Bồng (đứng
lạy)…Nhưng tất cả đều hướng về đạo lý giải thoát, mỗi mỗi pháp môn tu đều có
phong cách riêng, nhằm để giúp cho đại chúng của môn phái mình lập hạnh tu tập.
3/ Pháp môn Bá Nhựt Trì Danh hiệu Phật, cầu sanh Tịnh Độ: là hạnh tu thứ
ba của Tăng Ni, Phật tử Tịnh Độ Non Bồng. Pháp môn nầy, đầu tiên được Đức Pháp
Chủ Đại lão Hòa Thượng Thích Khánh Anh khai sơn tại Phật Học Đường Lưỡng Xuyên,
Trà Ôn,Việt Nam. Về sau, năm 1960 Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước
tiếp tục mở khóa tu dành cho Tăng Ni, Phật tử nam nữ trẻ già cả nước tinh
chuyên tu hành cho đến hôm nay.
Về pháp tu nầy có phổ biến tại Việt Nam; tuy nhiên trong
những thập niên năm mươi, sáu mươi ít có các Tự Viện tiếp nhận cho tứ chúng tu
hành. Năm 1960, Hòa Thượng Thích Hành Trụ cũng mở khóa tu tại chùa Chánh Giác,
Gia Định dành cho chư Tăng và Phật tử tu hành cho đến khi ngài hành đạo về tại
chùa Đông Hưng, Thủ Thêm.
Gần đây tại huyện Củ chi, Tp.Hồ Chí Minh, chùa Hoằng Pháp,
Thượng tọa Thích Chân Tín thường xuyên mở khóa tu niệm Phật trong một ngày, một
tuần lễ, một tháng hay mở khóa tu mùa hè thật thích hợp cho giới trẻ tham dự tu
niệm Phật.
Kể từ khi hoằng hóa pháp tu cho đến nay chỉ có tông phong
Liên tông Tịnh Độ Non Bồng của Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước van còn được
truyền đăng và hành trì. Ngòai hạnh phát nguyện niệm danh hiệu Phật A Di Đà, lễ
bái niệm Phật là tông chỉ chính yếu, Đức Tôn Sư còn tiếp nhận thêm pháp tu Bá
Nhựt Trì Danh nầy làm tông chỉ chính yếu trong Tịnh Độ Non Bồng.
Kinh hành niệm Phật trong pháp Bá Nhựt Trì Danh theo kinh
Bát Chu Tam Muội, “bát chu” là đi vòng quanh, đi chầm chậm, bước đi chấm chậm
vững vàng, nhẹ nhàng thanh thản, khoan thay mà mạnh mẽ theo hướng tay phải, đầu
hành giả chỉ hơi hơi cúi xuống, mắt ngó ngay chớp mủi, rồi tập trung ngay đầu
ngón tay giữa đang hiệp chưởng (2 ngón tay cái chồng lên nhau), vừa bước đi
xung quanh bàn thờ Phật.
Ngày xưa chư Thinh văn, Sa nôn, đệ tử Phật khi muốn thưa
thỉnh một việc Phật sự hay thỉnh Phật giảng một bài pháp, thì người ấy đứng lên
trịch áo bày vai hữu, bước đi xung quanh Phật ba vòng rồi mới đến trước Phật
quỳ gieo năm vóc thưa thỉnh sự việc; cung cách đi như thế gọi là “đi hữu
nhiễu”. “Đi hữu nhiễu” trở thành một trong những nền tảng của pháp tu đi kinh
hành…Đi kinh hành cũng là nền nếp có từ thời Đức Phật, chính ngài đã từng thực
hiện; sau mỗi buổi “thọ thực nhựt thời trung”, thường là đức Phật đi kinh hành
niệm Phật ba vòng rồi mới chỉ tịnh và thuyết pháp cho đệ tử thọ học. Các chùa
lớn của các hệ phái xưa, có tập thể Tăng Ni tu hành, các Trường Hạ; nhất là
trong các Tự Viện của Liên tông Tịnh độ Non bồng, ngày nay dù có tổ chức an cư
kiết hạ hay không, sau mỗi buổi thọ thực trưa vẫn có đi kinh hành vòng quanh
chính điện, tổ đường niệm Phật.
Đi kinh hành niệm Phật có nhiều cách đi niệm Phật:
Cách một:
Liên hữu nhập chúng, đi theo người hướng dẫn chúng, do Hòa
Thượng hay một vị Thượng tọa, Đại đức, Ni sư, Sư cô, hoặc một vị Phật tử “đứng
tuổi” hiểu biết pháp tu hướng dẫn. Khi đi kinh hành phải đi theo nhịp kiểng,
nhịp mõ nhỏ để giữ nền nếp cho đại chúng bước đi tham dự niệm Phật. Liên hữu
niệm NAM MÔ chân trái…A chân phải…DI ĐÀ chân trái…PHẬT…chân phải...và cứ như
thế mà bước đi chầm chậm…theo tiếng kiểng, tiếng mõ.
Cách hai:
Đi kinh hành theo phong cách của Tịnh độ Non bồng là mỗi
bước chân trái niệm NAM…bước chân phải niệm MÔ…bước chân trái niệm A…bước chân
phải niệm DI…bước chân trái niệm ĐÀ…bước chân phải niệm PHẬT…Cứ như thế mọi
người chậm rãi hòa nhịp từng bước đi…Đến ba mươi phút kế tiếp các liên hữu cùng
đứng lại theo thứ lớp niệm Phật, những tiếng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Khóa tu bá nhựt trì danh, thường là chú trọng đến pháp đi
kinh hành niệm Phật. Ở Nhứt Nguyên Bửu Tự được sắp xếp có đi kinh hành, có
đứng, ngồi, quỳ niệm Phật. Mỗi liên hữu, mỗi chúng tham dự vào khóa niệm, mỗi
thời 120 phút, trong đó có 30 phút đi kinh hành, 30 phút quỳ niệm Phật (người
lớn tuoi thì ngồi cũng không sao), 30 phút ngồi niệm Phật và 30 phút sau cùng,
trong đó 15 phút tiếp tục ngồi niệm Phật, còn 15 phút cuối chuẩn bị thay đổi
người niệm Phật trong hai giờ kế tiếp….Theo phép niệm Phật thì dù đi kinh hành
hay đứng, quỳ, ngồi niệm Phật đều niệm danh hiệu Phật A Di Đà, mọi người đồng
niệm, âm thanh thật hòa điệu, phong cách thật uy nghiêm với những chiếc áo giải
thoát, tạo nên dáng vẽ oai vệ như “voi chúa” trong mỗi tâm niệm người con Phật
đang tham dự khóa tu.
Người dự niệm Phật bao giờ cũng phải chấp tay, gọi là
“hiệp chưởng”, “hiệp chưởng” là phong cách chính của người Phật Tử, cũng là
tính cách đặc biệt của người Phật giáo. Theo phong cách hiệp chưởng của Tịnh Độ
Non Bồng thì “hai ngón tay cái xếp lên nhau” ngón ci phải hay ngĩn ci trái xếp
lên nhau đều được; đấy là phong cách riêng của người Phật Tử Non Bồng biểu hiện:”một
niềm tin vững vàng, không lùi bước”, trước những trở ngại khó khăn gian khổ.
Suốt thời gian ba tháng mười ngày chư Tăng Ni, Phật tử tề
tựu luân phiên niệm Phật ngày đêm “hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn giờ”.
Khóa tu “Bá nhựt trì danh hiệu Phật” của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng thường thì
được khai mạc vào lúc 21 giờ ngày mùng 8 tháng 8 âm lịch hằng năm, đến 21 giờ,
ngày 17 tháng 11 âm lịch lễ vía Phật A Di Đà thì mãn khóa tu, tức là đúng 100
ngày, nên gọi “Bá nhựt Trì Danh niệm Phật”.
Trong thập niên 1970, 1980 mỗi lần khóa niệm Phật được
khai mở, tại Nhứt Nguyên Bửu Tự có một vị Hòa thượng người Trung Hoa đến dự
niệm Phật, hướng dẫn nhiều Phật tử Trung Hoa đi kinh hành niệm Phật. Các vị đi
kinh hành có lúc chậm khoan thay, có lúc nhanh, có lúc vừa gỏ mõ, vừa gỏ kiểng
vừa đi nhanh, vừa niệm Phật, không tính đến việc bước đi theo tiếng mõ nữa. Mới
nhìn vào thì tưởng là các vị vừa chạy vừa niệm Phật; phương pháp nầy làm cho
liên hữu tham dự dễ vào chánh niệm.
“Bá Nhựt Trì Danh niêm Phật” là phương pháp niệm thể theo
lời Phật dạy cho Ngài Bồ Tát Hiền Hộ, trong Kinh Bát Chu Tam Muội. Phật dạy như
sau:”Nầy Hiền Hộ! Có bốn pháp thành tựu niệm Phật Tam Muội Hiện Tiền: một là
không có tư tưởng chúng sanh dù trong khoảnh khắc – hai là thức trọn ba tháng
không ngủ, dù là tạm thời đôi chút – ba là kinh hành niệm Phật trọn ba tháng –
bốn là trong lúc ăn, bố thí pháp không mong danh lợi, không mong đáp ơn…”. Bốn
pháp nầy nếu người tu thành tựu, sẽ đắc Tam Muội Hiện Tiền (kinh Bát Chu Tam
Muội, quyển 2, phẩm 3, Tam Muội Hành, trang 113, bản dịch Minh Lễ, phát hành
năm 1968 - HT Giác Quang thuyết giảng tại Quan Am Tu Viện năm 2003).
Phương pháp niệm danh hiệu Phật A Di Đà, kinh hành niệm
Phật là pháp dẫn tâm hành giả đến “nhất tâm bất loạn”, người phước mỏng nghiệp
dầy, chướng sâu tội nặng, nếu tinh chuyên thì cũng có thể chứng được, bất niệm
tự niệm, vãng sanh Tây phương Cực lạc.
Xin trích dẫn trong Kinh Tăng Nhất
A Hàm, Đại chính 2, trang 532, lới Phật dạy cho chư Tôn giả:”
Hãy tu hành một pháp
Hãy quảng bá một pháp
Đã tu hành một pháp rồi
Liền có danh dự
Thành tựu quả báo lớn
Các điều thiện đủ cả
Được vị cam lồ
Đến chổ vô vi
Liền được thần thông
Trừ các lọan tưởng
Được quả Sa môn
Tử đến Niết bàn
Một pháp ấy là gì:
“Đó là niệm Phật”
(Đại chính 2, trang 532, bản dịch
Thích Nguyên Hùng)
Phật dạy tiếp:”Nếu có Tỳ kheo nào chánh thân chánh ý, ngồi
bắt tréo chân, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình
của Như Lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức như
Lai” (sđd,tr 554).
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể
Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại
Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.