Tịnh độ
Truyện tranh Hòa thượng Quảng Khâm
Tác giả: Nguyên Anh
06/05/2553 08:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

CHƯƠNG II: THẾ PHÁT XUẤT GIA
 
   Một ngày nọ, sau khi mọi người đốn củi xong, chuẩn bị lên xe đẩy về nhà …
   Thanh niên:

   - Chiều rồi! Mau thu dọn đồ đạc, chuẩn bị đẩy xe xuống núi!

      Văn Lại: - Biết rồi!

   Văn Lai nghĩ thầm: “Quái! Sao mình cảm thấy hình như sắp có chuyện gì xảy ra, chuyến xe này tợ hồ như không được an toàn!”.

   Thanh niên A:

   - Nhanh lên! Xe sắp đi rồi!

   Văn Lai:
- Tôi cảm thấy hình như chuyến xe này không an toàn, các bạn đừng nên đẩy xe!

   Thanh niên B:
- Nghĩ tầm bậy! Mặt trời sắp lặn rồi chúng ta về nhanh thôi, nếu anh không lên xe thì chúng tôi đi nhé!

   Họ không tin lời khuyên của Văn Lai, vẫn đẩy xe xuống núi.

   Quả nhiên, trên đường về, chiếc xe không may lọt xuống khe núi.

   Ngày hôm sau, mọi người bàn luận xôn xao…

   Thanh niên A:
- Chà! Hôm qua thật là xui xẻo. Té đau quá!

   Thanh niên B:
- Kỳ lạ thật! Sao Văn Lai lại hay vậy nhỉ, đoán việc như thần!

   Văn Lai tay cầm hộp cơm, từ xa đi tới…

   Thanh niên:
- Văn Lai! Qua đây ăn cơm cho vui!

   - Sao bạn chỉ ăn rau với đậu hũ? Thịt đây, bạn ăn đi!

   - Không! Không! Không! Tôi không q uen ăn thịt (Văn Lai gạt tay đỡ ra).

   - Anh đã kiên định ăn chay như thế. Vả lại, đoán việc như thần, sao không quyết định trở về Tuyền Châu xuất gia đi? (người thanh niên chỉ nói đùa thôi, nhưng lại thấu đến huyền tâm nên Văn Lai không ngăn được sự suy nghĩ sâu xa).

   Văn Lai nghĩ thầm: “Đúng đấy! Sao ta kho âng nghĩ đến nhỉ? Như cha mẹ đang còn trẻ mà vẫn chết, ắt hẳn sau này ta cũng như vậy. Tất cả ai cũng đều phải đi trên con đường đó. Vậy thì sao ta không khẩn trương tu hành để sớm liễu sinh thoát tử?”
.
   Một ngày nọ, Văn Lai cùng người bạn đẩy một xe đầy củi to, nương theo đà trượt của đường ray.

   Bỗng nhiên…
   Một khúc gỗ thật to từ trên xe rớt xuống đè lên mình người bạn.

   Lời nói đùa của người bạn lần trước đã làm cho Văn Lai tỉnh ngộ. Và tấm thảm kịch lần này càng khiến cho Văn Lai nhận thấy đời người vô thường, và tâm xuất gia tu hành lại càng thêm kiên định.

   Nhưng lúc đó Văn Lai lại mắc bệnh thổ tả. Thời đó, thổ tả được coi là một thứ bệnh nan y, không thầy thuốc nào có thể chữa khỏi, người bệnh chỉ còn nằm yên chờ chết.

   Ngày nọ, Văn Lai sốt cao miệng khô rát, không thể chịu đựng được nữa, bỗng thấy dưới chân giường có chai thuốc trừ sâu, Văn Lai bèn với tay lấy uống. Một lát sau, ruột đau như thắt, sinh mạng đã đến bờ vực của cái chết…

   Lúc ấy, nhờ trời Phật gia hộ, bất ngờ có một vị bác sĩ xuất hiện, tận tâm săn sóc cho Văn Lai, do đó sức khỏe lần lần hồi phục. Những người bên cạnh đều nói: “Thật là kỳ diệu! Nặng thế mà không chết!”.

   Qua cái chết hụt này, Văn Lai càng khắc cốt ghi tâm vấn đề sinh tử. Sau khi lành bệnh, Văn Lai lập tức thu gom đồ đạc trở về Đại Lục.

   Từ lúc Văn Lai đi Nam Dương cho đến khi trở lại Phúc Kiến, thời gian đã trải qua 16 năm, lúc ấy Văn Lai đã 35 tuổi.

   Văn Lai nhìn về hướng Thừa Thiên Tự thốt lên:

   - Ta đã quyết chí xuất gia, song phúc cạn, đức mỏng, nếu chưa thành đạo chứng quả mà rộng thọ cúng dường thì e đền bồi nghìn kiếp, đạo nghiệp ắt sẽ khó thành.

   Văn Lai nghĩ thầm: “Trước khi xuất gia, cần phải tập sống đơn giản, ăn ít, ngủ ít. Tiếp đó, ta có thể ngày ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây, không cần giường chõng mới có thể thế phát làm Tăng”.

   Năm Dân Quốc thứ 16, tại chùa Thừa Thiên, huyện Tuyền Châu, Văn Lai được chính thức xuất gia, pháp danh Chiếu Kính, tự Quảng Khâm do Chuyển Trần thượng nhân thế độ (vì Sư phụ của Quảng Khâm là Thụy Phương đã sớm thệ thế). Lúc này, Quảng Khâm 36 tuổi.

   Chuyển Trần nghĩ thầm: “Quảng Khâm này căn cơ thâm hậu, sau này ắt sẽ làm long tượng Phật môn, ta cần phải khẩn trương chỉ giáo để ông ta sớm thành tựu”.

   Chùa Thừa Thiên tọa lạc trong núi sâu, Tăng chúng đông nhưng sự cúng dường của tín chúng không được đầy đủ lắm. Thường ngày cần kiệm chỉ ăn cháo lỏng, không đủ chất dinh dưỡng mà phải làm việc nặng nhọc, nên chúng Tăng thường hay bị đói đến nỗi choáng váng ngất xỉu.
Một ngày nọ, Tăng chúng trở về chùa vào lúc đúng Ngọ, họ nghe tiếng vân bảng ngọ trai vang lên…

   Tỷ-kheo:
- Gõ vân bảng rồi, có cơm ăn rồi!
Mọi người đói đến mệt lả, không kịp thu xếp dụng cụ, lấn nhau tiến vào Trai đường.

   Quảng Công cũng theo mọi người tiến đến Trai đường thì bị Hòa thượng Chuyển Trần gọi giật lại.

   - Quảng Khâm! Khoan đi! Hãy dọn dẹp những du ïng cụ này đã!

   Quảng Công đang đói đến mềm người, hai mắt hoa cả lên, cũng đành phải quay trở lại thu xếp, nhưng trong lòng không khỏi khởi lên phiền não.

   Quảng Công nghĩ thầm: “Làm ồ ạt như vậy chỉ được ăn một chút, lại còn bị xoi mói, chỉ trích, tội gì mà phải như vậy. Ta không làm thế!”.

   Thế là Quảng Công hầm hầm nổi giận, vượt cổng ra đi.

   Đi chưa được bao xa, Quảng Công suy nghĩ: “Chẳng phải chính ta đã quyết chí khổ tu để thành tựu Phật đạo sao? Hôm nay chỉ vì một chút khổ mà đã loạn khí phách, há không trái với ý nguyện ban đầu sao? Ta phải trở lại sám hối thôi!”.

   Thế là Quảng Công trở lại Thừa Thiên Tự, nhanh nhẹn vào thu gom đồ đạc, xong báo cáo với Hòa thượng Chuyển Trần:

   - Thưa Sư ông! Dụng cụ đã thu dọn xong rồi!

   - Ừ! Con có thể vào ăn cơm được rồi. Ăn cái gì mà người ta chê, làm việc mà người ta tránh, sau này con sẽ biết như thế!

   Quảng Công vì không có học vấn, chữ nghĩa chỉ biết được lèo tèo, đã không thể giảng kinh mà chuông mõ cũng vụng về nên hay bị chúng cười, Quảng Công tự cảm thấy rất khổ…

   Quảng công nghĩ thầm: “Tuy ăn ít, ngủ ít, nhưng vẫn không thể trên đền bốn ân, dưới cứu b a cõi, bây giờ phải làm thế nào?”.

   Thế là Quảng Công quyết trồng phúc báo ơn bằng cách mỗi ngày bới cơm cho Tăng chúng.

   Một lần, đại chúng đang dùng trai ở Ngũ Quán Đường, thầy Phương trượng thấy cơm rơi trên đất, bèn hỏi ai đã làm rơi. Lúc ấy, có một người nói là Quảng Công đã làm rớt khi bới cơm cho mọi người. Do đó, Quảng Công bị rầy la thật nghiêm khắc, không cho biện bác điều gì.

   Sau đó, Quảng Công đợi mọi người dùng trai xong, ngồi xuống nhặt những hạt c ơm rơi đưa vào miệng.

   Quảng Công chuyên chí khổ tu thế đấy, ăn cái người không ăn, làm việc người không làm. Phàm những việc thô nặng bần tiện như phụ hồ, bửa củi, nấu cơm, quyét dọn, chùi rửa nhà xí… Quảng Công đều làm việc cật lực, không so bì, không than oán. Quảng Công thường làm những công việc bần tiện, nặng nhọc để tu phước. Sau được cử làm hương đăng, phụ trách coi sóc đại điện, thắp hương hoa đèn nến cúng Phật và đánh bảng báo thức đại chúng.

   Một hôm, Quảng Công ngủ quên…

   Quảng Công (giật mình tỉnh dậy): 
- Ấy chết! Trễ mất 5 phút rồi!

   Quảng Công nghĩ thầm: “600 người cùng tu, một người trễ mất 5 phút, cộng lại là 3000 phút, gánh chịu nhân quả thế nào đây?”.

   Quảng Công coi trọng trách nhiệm, giữ nghi luật rất nghiêm, bèn quỳ ở cửa đại đường, mỗi mỗi vị Sư đi qua đều xin sám hối.

   Từ đó về sau, Quảng Công mỗi ngày đều ngồi trước bàn Phật, không dám lơ là chểnh mảng.

   Do Quảng Công tâm trọng kính giới, cho nên mỗi đêm thức dậy đến 5, 6 lần, không muốn lại bị hào ly sơ sót. Chính vì quá thận trọng và lo sợ nên Quảng Công đã không ngã lưng xuống giường.

   Một lần, vì quá tinh tấn niệm Phật, ngoài việc ngủ ngồi ra, Quảng Công còn nhịn ăn uống suốt 21 ngày, nên vào một ngày nọ Quảng Công bị ngã quỵ. Từ đó, Quảng Công mới nhận thấy được sức khỏe là quan trọng như thế nào.

   Quảng Công xuất gia rất lâu nhưng vẫn chưa thọ giới Cụ túc, nguyên nhân chính là Ngài lo sợ đạo nghiệp chưa thành, trên thì khi Phật tổ, dưới thì lừa dối chúng sinh, ngoài thì phụ tình thầy nghĩa bạn, trong thì phụ tánh linh của mình. Mãi đến năm Dân Quốc thứ 22, Ngài mới chứng đắc Niệm Phật tam-muội trong bảy ngày tinh tấn niệm Phật ở Côn Sơn Tự, có khả năng gánh vác gia nghiệp Như Lai, Ngài mới đến chùa Từ Thọ Thiền thọ giới. Lúc đó, Quảng Công đã 42 tuổi.

   Sau khi thọ Đại giới. Quảng Công quyết định ẩn tu. Hòa thượng Chuyển Trần nhận biết công phu tu hành của Quảng Công đã thành “phiến”, đã bước vào hàng Long tượng của Phật pháp, bèn đồng ý cho Quảng Công lên ngọn núi Thanh Nguyên phía sau chùa Thừa Thiên ẩn tu, chuyên tâm khổ hạnh để mau chứng ngộ đạo quả.