The master of Kennin temple was Mokurai, Silent Thunder. He had a little protege
named Toyo who was only twelve years old. Toyo saw the older disciples visit the
master’s room each morning and evening to receive instruction in sanzen or
personal guidance in which they were given koans to stop mind-wandering.
Toyo wished to do sanzen also.
“Wait a while,” said Mokurai. “You are too young.”
But the child insisted, so the teacher finally consented.
In the evening little Toyo went at the proper time to the threshold of Mokurai’s
sanzen room. He struck the gong to announce his presence, bowed respectfully
three times outside the door, and went to sit before the master in respectful
silence.
“You can hear the sound of two hands when they clap together,” said Mokurai.
“Now show me the sound of one hand.”
Toyo bowed and went to his room to consider this problem. From his window he
could hear the music of the geishas. “Ah, I have it!” he proclaimed.
The next evening, when his teacher asked him to illustrate the sound of one
hand, Toyo began to play the music of the geishas.
“No, no,” said Mokurai. “That will never do. That is not the sound of one hand.
You’ve not got it at all.”
Thinking that such music might interrupt, Toyo moved his abode to a quiet place.
He meditated again. “What can the sound of one hand be?” He happened to hear
some water dripping. “I have it,” imagined Toyo.
When he next appeared before his teacher, Toyo imitated dripping water.
“What is that?” asked Mokurai. “That is the sound of dripping water, but not the
sound of one hand. Try again.”
In vain Toyo meditated to hear the sound of one hand. He heard the sighing of
the wind. But the sound was rejected.
He heard the cry of an owl. This also was refused.
The sound of one hand was not the locusts. For more than ten times Toyo visited
Mokurai with different sounds. All were wrong. For almost a year he pondered
what the sound of one hand might be.
At last little Toyo entered true meditation and transcended all sounds. “I could
collect no more,” he explained later, “so I reached the soundless sound.”
Toyo had realized the sound of one hand.
Âm thanh của một bàn tay
Vị Viện chủ của thiền viện Kennin
[32] là Mokurai, trong
tiếng Nhật có nghĩa là “tiếng sấm im lặng”. Ngài có nhận giáo dưỡng một chú đệ
tử nhỏ tên là Toyo, chỉ mới 12 tuổi.
Chú bé Toyo thấy các thiền sinh lớn tuổi đến phương trượng của thầy mỗi buổi
sáng và tối để được thầy hướng dẫn qua hình thức tham vấn riêng (sanzen),
[33]
tức là những lời dạy dành riêng cho từng người, qua đó họ được trao cho những
công án để đối trị sự vọng động của tâm ý.
Toyo ao ước mình cũng được dự các buổi tham vấn riêng như vậy. Nhưng thầy
Mokurai nói: “Đợi đã, con còn nhỏ quá!”
Nhưng chú nhỏ một mực nài nỉ nên cuối cùng vị thầy cũng ưng thuận.
Trời vừa tối, chú bé Toyo đến đứng trước cửa phòng tham vấn của thầy vào lúc
thích hợp. Chú thông báo sự có mặt của mình bằng cách đánh cồng, rồi cúi lễ ba
lần từ ngoài cửa một cách cung kính và bước vào ngồi xuống trước mặt thầy, cung
kính giữ im lặng.
Thầy Mokurai dạy: “Con có thể nghe được âm thanh của 2 bàn tay khi vỗ vào nhau.
Bây giờ hãy cho thầy biết âm thanh của một bàn tay.”
Toyo lễ bái thầy và trở về phòng để suy ngẫm vấn đề này. Qua cửa sổ phòng, chú
nghe vọng vào tiếng nhạc của những cô kỹ nữ. Chú reo lên: “A! Ta đã biết rồi.”
Chiều tối hôm sau, khi vị thầy bảo chú diễn tả âm thanh của một bàn tay, Toyo
liền bắt đầu chơi nhạc như các cô kỹ nữ.
[34]
Thầy Mokurai nói: “Không, không phải! Như thế hoàn toàn không được! Đó không
phải là âm thanh của một bàn tay. Con chưa hiểu gì cả!”
Nghĩ rằng tiếng nhạc như thế có thể làm rối trí mình, chú bé Toyo liền dời đến ở
một nơi yên tĩnh. Chú lại tiếp tục suy tư. “Cái gì có thể là âm thanh của một
bàn tay?” Tình cờ, chú nghe được tiếng nước đâu đó đang nhỏ giọt tí tách. Toyo
ngỡ rằng mình đã hiểu được vấn đề.
Lần tham vấn tiếp theo, chú liền bắt chước tiếng nước nhỏ giọt tí tách.
Thầy Mokurai hỏi: “Gì thế? Đó là âm thanh của nước nhỏ giọt, nhưng không phải âm
thanh của một bàn tay. Hãy cố lên!”
Toyo tiếp tục suy ngẫm một cách vô vọng về âm thanh của một bàn tay. Chú nghe
tiếng gió thổi rì rào. Nhưng âm thanh này cũng không được chấp nhận.
Chú lại nghe tiếng cú kêu. Âm thanh này cũng không được.
Âm thanh của một bàn tay cũng không phải tiếng động của những con châu chấu!
Đã hơn 10 lần chú bé Toyo đến trình với thầy Mokurai những âm thanh khác nhau.
Tất cả đều không đúng. Rồi trong suốt gần một năm, chú nghiền ngẫm mãi không
biết âm thanh của một bàn tay có thể là gì.
Cuối cùng, chú bé Toyo đạt đến trạng thái nhập vào chánh định và vượt qua được
tất cả âm thanh. Về sau chú giải thích: “Tôi không thể thu thập thêm một loại âm
thanh nào nữa cả, vì thế tôi đạt đến âm thanh vô thanh.”
Toyo đã nhận biết được âm thanh của một bàn tay!
Viết sau khi dịch
Mắt thấy, tai nghe, lưỡi nếm... đều là những cửa ngõ giao tiếp giữa tâm thức với
trần cảnh. Vì tâm phân biệt chịu trói buộc nên trần cảnh cũng có sự phân vạch và
giới hạn. Bồ Tát Quán Thế Âm từ nơi chính cửa ngõ nhĩ căn mà đạt đến sự chứng
ngộ vạn pháp viên dung, lục căn diệu dụng. Âm thanh trong tu tập được sử dụng
như một phương tiện, vì thế tất yếu phải có một khoảng cách nhất định với mục
đích cứu cánh. Công phu vượt qua khoảng cách ấy chính là để biến phương tiện trở
thành đồng nhất với cứu cánh, âm thanh và tai nghe cũng chỉ là một, nên âm thanh
trở thành vô thanh và được cảm nhận không phải bằng nhĩ căn mà bằng chính tâm
thức