The master Bankei’s talks were attended not only by Zen students but by persons
of all ranks and sects. He never quoted sutras nor indulged in scholastic
dissertations. Instead, his words were spoken directly from his heart to the
hearts of his listeners.
His large audiences angered a priest of the Nichiren sect because the adherents
had left to hear about Zen. The self-centered Nichiren priest came to the
temple, determined to debate with Bankei.
“Hey, Zen teacher!” he called out. “Wait a minute! Whoever respects you will
obey what you say, but a man like myself does not respect you. Can you make me
obey you?”
“Come up beside me and I will show you,” said Bankei.
Proudly the priest pushed his way through the crowd to the teacher.
Bankei smiled. “Come over to my left side.”
The priest obeyed.
“No,” said Bankei, “we may talk better if you are on the right side. Step over
here.”
The priest proudly stepped over to the right.
“You see,” observed Bankei, “you are obeying me and I think you are a very
gentle person. Now sit down and listen.”
Người biết vâng lời
Những buổi giảng pháp của thiền sư Bankei[7] không chỉ có
các thiền sinh tham dự mà còn lôi cuốn rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp
trong xã hội. Ngài không bao giờ viện dẫn kinh điển, cũng không đi sâu vào những
học thuyết cao siêu. Thay vì vậy, những lời ngài nói ra luôn xuất phát từ tâm
thức của ngài và đi thẳng vào tâm thức người nghe.
Thính giả đông đảo của ngài làm cho một vị tăng thuộc phái Nichiren[8]
tức giận, vì có nhiều môn đồ đã rời bỏ ông để đến nghe giảng dạy về thiền. Vị
tăng tự phụ này liền tìm đến chỗ ngài Bankei, quyết tâm tranh biện với ngài.
Đến nơi, ông ta gọi lớn: “Này, thiền sư! Đợi chút đã nào! Những ai kính trọng
ông đều sẽ vâng lời ông, nhưng người như tôi đây không kính trọng ông, liệu ông
có thể làm cho tôi vâng lời ông chăng?”
Thiền sư Bankei nói: “Được, ông cứ đến bên tôi, tôi sẽ cho ông thấy.”
Ông tăng ra vẻ tự đắc, rẽ đám đông tiến về phía ngài Bankei.
Ngài Bankei mỉm cười nói: “Được rồi, hãy đến đứng bên trái tôi.”
Ông tăng làm theo. Nhưng ngài Bankei lại nói: “Ồ không, có lẽ chúng ta sẽ nói
chuyện tốt hơn nếu ông đứng bên phải tôi. Nào, hãy bước sang đây.”
Ông tăng vẫn với vẻ tự phụ, bước sang đứng bên phải ngài Bankei.
Thiền sư kết luận: “Ông thấy đó, ông thật biết vâng lời, và tôi nghĩ ông là một
người rất hòa nhã. Nào, bây giờ xin hãy ngồi xuống đó lắng nghe!”
Viết sau khi dịch
Lời xưa thường nói: “Nóng mất ngon, giận mất khôn.” Có những việc tưởng như rất
dễ nhận ra, nhưng trong tâm trạng bị sân hận che lấp thì chúng ta thường trở nên
si mê đến nỗi không sao nhận biết được. Trường hợp của ông tăng cao ngạo này là
như vậy: Ngoan ngoãn vâng theo sự sai khiến của ngài Bankei mà không hề biết
rằng mình đang rơi vào một cái bẫy. Và sự thành công của ngài Bankei chính là ở
chỗ biết mình biết người, đã đánh đúng vào nhược điểm của một người đang tức
giận, đó là sự thiếu sáng suốt.
Nhưng xét cho cùng thì mục tiêu của thiền cũng không phải là gì khác ngoài việc
cố gắng loại trừ tất cả những tâm trạng thiếu sáng suốt. Vì vậy, người như ông
tăng này mà tìm đến với ngài Bankei thì quả thật là đúng thầy, đúng thuốc rồi
vậy!