Gessen was an artist monk. Before he would start a drawing or painting he always
insisted upon being paid in advance, and his fees were high. He was known as the
“Stingy Artist.”
A geisha once gave him a commission for a painting. “How much can you pay?”
inquired Gessen.
“Whatever you charge,” replied the girl, “but I want you to do the work in front
of me.”
So on a certain day Gessen was called by the geisha. She was holding a feast for
her patron.
Gessen with fine brushwork did the painting. When it was completed he asked the
highest sum of his time.
He received his pay. Then the geisha turned to her patron, saying: “All this
artist wants is money. His paintings are fine but his mind is dirty; money has
caused it to become muddy. Drawn by such a filthy mind, his work is not fit to
exhibit. It is just about good enough for one of my petticoats.”
Removing her skirt, she then asked Gessen to do another picture on the back of
her petticoat.
“How much will you pay?” asked Gessen.
“Oh, any amount,” answered the girl.
Gessen named a fancy price, painted the picture in the manner requested, and
went away.
It was learned later that Gessen had these reasons for desiring money:
A ravaging famine often visited his province. The rich would not help the poor,
so Gessen had a secret warehouse, unknown to anyone, which he kept filled with
grain, prepared for these emergencies.
From his village to the National Shrine the road was in very poor condition and
many travelers suffered while traversing it. He desired to build a better road.
His teacher had passed away without realizing his wish to build a temple, and
Gessen wished to complete this temple for him.
After Gessen had accomplished his three wishes he threw away his brushes and
artist’s materials and retiring to the mountains, never painted again.
Họa sĩ tham tiền
Thiền sư Gessen
[58] là một họa sĩ. Trước khi vẽ một bức
tranh, ông luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước với một giá rất cao. Mọi người
thường gọi ông là “họa sĩ tham tiền”.
Có lần, một kỹ nữ đặt ngài vẽ một bức tranh. Ông hỏi: “Cô trả được bao nhiêu?”
Cô gái trả lời: “Ông muốn bao nhiêu cũng được, nhưng ông phải vẽ trước mặt tôi.”
Thế là, một ngày kia cô kỹ nữ cho gọi ông đến. Cô ta đang chiêu đãi một khách
làng chơi.
Gessen vẽ bức tranh với một phong cách tuyệt vời. Khi vẽ xong, ông đòi một giá
cao nhất thời bấy giờ!
Sau khi trả tiền, cô kỹ nữ quay sang nói với người khách của mình: “Người họa sĩ
này chỉ biết tham tiền. Những bức tranh của ông ta rất đẹp, nhưng tâm hồn ông ta
thật bẩn thỉu. Tiền bạc đã làm cho tâm hồn ông ta lấm bùn. Một tác phẩm xuất
phát từ tâm hồn nhơ nhớp đến thế không xứng đáng để được trưng bày. Nó chỉ đáng
để trang trí trên đồ lót của tôi thôi.”
Rồi cô ta cởi váy ra và bảo Gessen vẽ một bức tranh khác phía sau váy lót của
mình.
Gessen hỏi: “Cô trả tôi bao nhiêu?”
Cô gái đáp: “Ồ, bao nhiêu cũng được.”
Gessen đòi một giá cực kỳ cao rồi vẽ bức tranh đúng theo yêu cầu, Xong, ông bỏ
đi.
Chỉ về sau người ta mới biết được rằng ngài Gessen có 3 lý do sau đây để tham
tiền:
1. Nạn đói khủng khiếp thường xảy ra ở quê ngài. Những người giàu
lại không giúp đỡ người nghèo, nên ngài Gessen đã lập một nhà kho bí mật, không
ai biết. Ở đó ngài cất giữ lương thực, chuẩn bị cứu giúp khi những trận đói ngặt
nghèo xảy ra.
2. Con đường từ làng ngài đến ngôi Quốc tự rất xấu và nhiều khách bộ hành phải
khổ sở khi đi qua đó. Ngài muốn làm một con đường tốt hơn.
3. Vị thầy của ngài đã viên tịch mà không thực hiện được ước nguyện xây dựng một
ngôi chùa, và ngài Gessen muốn hoàn tất tâm nguyện của thầy.
Sau khi cả 3 điều trên đã hoàn tất, ngài Gessen vất bỏ cọ vẽ và tất cả những đồ
dùng vẽ tranh, lui về ẩn trong một dãy núi và không bao giờ vẽ tranh nữa.
Viết sau khi dịch
Bị làm nhục bởi một người kỹ nữ theo cách như thế, dù là một họa sĩ thông thường
hẳn cũng không sao chịu nổi, đừng nói là một vị tăng! Thế nhưng ngài Gessen vẫn
có thể an nhiên bất động trước mọi sự việc, chỉ một lòng hoàn thành những tâm
nguyện cao quý của mình, có thể nói là ngài đã đạt được sự giải thoát tâm ý ngay
trong những triền phược của đời sống.
Những kẻ tầm thường quả là không sao thấu hiểu được tâm nguyện và hành trạng của
một vị Bồ Tát độ sinh!