A woman of Nagasaki named Kame was one of the few makers of incense burners in
Japan. Such a burner is a work of art to be used only in a tearoom or before a
family shrine.
Kame, whose father before her had been such an artist, was fond of drinking. She
also smoked and associated with men most of the time. Whenever she made a little
money she gave a feast inviting artists, poets, carpenters, workers, men of many
vocations and avocations. In their association she evolved her designs.
Kame was exceedingly slow in creating, but when her work was finished it was
always a masterpiece. Her burners were treasured in homes whose womenfolk never
drank, smoked, or associated freely with men.
The mayor of Nagasaki once requested to design an incense burner for him. She
delayed doing so until almost half a year had passed. At that time the mayor,
who had been promoted to office in a distant city, visited her. He urged Kame to
begin work on his burner.
At last receiving the inspiration, Kame made the incense burner. After it was
completed she placed it upon a table. She looked at it long and carefully. She
smoked and drank before it as if it were her own company. All day she observed
it.
At last, picking up a hammer, Kame smashed it to bits. She saw it was not the
perfect creation her mind demanded.
Lư hương
Bà Kame ở Nagasaki[93]
là một trong số rất ít người sáng
tạo lư hương ở Nhật. Mỗi một lư hương do họ làm ra đều là một tác phẩm nghệ
thuật chỉ được dùng trong trà thất hay trước bàn thờ trong gia đình.
Cha bà trước đây cũng là một nghệ sĩ sáng tạo lư hương. Bà thích uống rượu, hút
thuốc lá và hầu như lúc nào cũng có quan hệ với đàn ông. Mỗi khi kiếm được ít
tiền, bà mở tiệc và mời đến các họa sĩ, thi sĩ, những người thợ mộc, công nhân,
những người thuộc đủ mọi nghề nghiệp, chính cũng như phụ. Với sự tham gia góp ý
của họ, bà phát triển dần dần các ý tưởng sáng tạo của mình.
Bà Kame sáng tạo một cách hết sức chậm chạp, nhưng mỗi một tác phẩm của bà khi
hoàn thành đều là kiệt tác. Những lư hương của bà luôn được giữ gìn như báu vật
trong những gia đình mà phụ nữ không bao giờ uống rượu, hút thuốc lá hay quan hệ
dễ dãi với đàn ông!
Có lần, ông thị trưởng Nagasaki nhờ bà sáng tạo một lư hương riêng cho ông ta.
Bà đã trì hoãn việc này đến gần một năm rưỡi. Khi ấy, ông thị trưởng được thăng
chức đến nhận việc ở một thành phố xa, liền đến thăm và hối thúc bà hãy bắt đầu
việc sáng tạo lư hương cho ông.
Cuối cùng cũng có được nguồn cảm hứng, bà Kame liền bắt đầu làm lư hương. Sau
khi hoàn tất, bà đặt tác phẩm mới lên một cái bàn, rồi cẩn thận quan sát nó thật
lâu. Bà hút thuốc và uống rượu trước cái lư hương, như thể đó là một người bạn
thân của bà. Bà quan sát nó suốt ngày!
Sau cùng, Kame lấy một cái búa và đập nát cái lư hương. Bà thấy đây không phải
là tác phẩm sáng tạo hoàn hảo như bà mong muốn!
Viết sau khi dịch
Hoa sen tinh khiết được dùng để dâng cúng nơi điện thờ và chưng bày chỉ những
nơi tôn quý, nhưng lại được sinh ra từ những chốn bùn lầy hôi hám! Cũng vậy, các
tác phẩm nghệ thuật đích thực không thể không sản sinh từ đáy cùng xã hội, nơi
những con người luôn vất vả mưu sinh và bộc lộ bản chất thực sự của họ một cách
không che đậy. Và ngay cả chân lý của đời sống cũng không thể đạt đến nếu tách
rời với đời sống ở những trạng thái đích thực như nó vốn có. Vì thế, kinh Phật
có dạy “phiền não tức Bồ-đề” và “Phật pháp bất ly thế gian”. Nếu hiểu được điều
này thì có thể an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời mà không còn
vướng bận!