Hỏi:
Trong
các bài thuyết pháp, những nguyên nhân của khổ cũng như cách diệt khổ
thường hay được giảng dạy. Tôi trở thành Phật tử được 18 năm và tôi cảm
thấy là tôi đã hiểu và chấp nhận được các nỗi khổ của tự thân nhưng tôi
thấy rất là khó để hiểu nỗi khổ của những người khác. Cái khổ này không
chỉ do vô minh và tham chấp mà ra. Nỗi khổ sinh khởi khi tôi thấy con
vật bị đánh, trẻ em bị ngược đãi hay là tù nhân bị tra tấn. Nỗi thống
khổ của người khác làm cho tôi cảm thấy vô vọng. Vậy làm thế nào tôi có
thể chấp nhận được việc này?
Zenkei Blanche Hartman trả lời:
Nỗi
đau mà bạn nói khi bạn chứng kiến sự khổ đau của người khác là cái mà
chúng tôi cho rằng khi chúng ta nói về tâm từ (cảm nhận nỗi đau của
người khác). Đây là một cảm giác có tính trung lập bởi vì sự liên đới
vốn có của tất cả vạn loại chúng sanh. Thế giới sẽ rất kinh hoàng nếu
chúng ta không có khả năng yêu thương.
Cũng
giống như Đức Phật, bạn cũng đã từng loay hoay trong câu hỏi này khi
bạn còn rất trẻ. Là một đứa trẻ, Ngài đi xem lễ hạ điền vào mùa xuân để
chuẩn bị cho việc trồng trọt và trong suốt buỗi lễ đầy màu sắc đó, cha
Ngài đã cày lát cày đầu tiên và chàng Siddhartha trẻ tuổi đó đã nhận
diện được rằng lát cày đã cắt đứt xuống lòng đất - nơi muôn loài sâu bọ
và côn trùng ẩn náu - để phơi bày chúng ra cho chim chóc đến mổ ăn.
Thậm
chí ngày nay, khi chúng ta phát nguyện không giết hại sinh vật, chúng
ta phát hiện ra rằng mình thực sự cũng chẳng thể giữ trọn vẹn được giới
thứ nhất là cấm sát sinh. Chúng ta hoặc là phải nhịn đói đến chết, hay
phải ăn sinh vật để mà tồn tại thôi. Thậm chí cho dù chúng ta là những
người ăn chay rất kiêng cữ, đời sống của tất cả chúng sanh chỉ có thể
được tồn tại bởi thức ăn của những loài đã có sự sống.
Việc
quan trọn chúng ta phải làm là duy trì ý thức liên đới với muôn loài và
tiếp tục phát triển những tâm niệm thiện lành như Từ, Bi, Hỷ và Xả. Làm
thế nào để chúng ta thật sự sống đời sống quý báu đã được ban tặng cho
ta là điều quan trọng nhất. Mặc dù chúng ta có thể tha thiết mong muốn
dập tắt tất cả nỗi đau trên cuộc đời này, như đã từng có những người
truớc ta đã ước nguyện, một cách tốt nhất chúng ta có thể làm là đừng
gây thêm nỗi đau cho thế giới này nữa. Nếu chúng ta có sự phán xét và
giận dữ đối với thực trạng khổ đau thì điều đó chỉ làm tăng thêm sự đau
khổ mà thôi.
Niềm
cảm hứng gần đây nhất của tôi để làm sao sống an lành được dựa trên câu
nói của Ngài Dalai Lama: “Mỗi ngày, khi bạn vừa thức dạy, hãy suy nghĩ
rằng: hôm nay tôi may mắn được thức giấc, tôi vẫn còn sống. Tôi có một
đời sống thật quý báu. Tôi sẽ không hoang phí nó. Tôi sẽ vận dụng toàn
bộ những năng lượng của mình để rèn luyện tự thân mở rộng cõi lòng của
tôi đến vạn loại và làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh.”
This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
http://www.thebuddhadharma.com/issues/2010/spring/ask_the_teachers.php
Chúc Thanh ( The Buddhist Translation Group)