Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là
giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình.
Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là: “vật báu”) là tác
giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500
bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
Rinpoche sẽ có mặt ở Salt Lake vào
ngày thứ ba để cống hiến một bài pháp thoại có tên là: “Lời khuyên chân thật
trong mọi lúc của cuộc sống”. Buổi nói chuyện sẽ bắt đầu vào lúc 7 giờ tối tại
nhà hát lớn Grand số 1575 S. State thuộc phía nam trường đại học Salt Lake,
Campus, với giá 20$ 1 vé .
Ông Patrick Gaffney, người cộng sự với Rinpoche gần 30 năm
qua và cũng là người nhuận văn cuốn sách đã giải thích: “Điều mà Rinpoche lưu ý
là chúng ta xem cái chết như một mất mát và thất bại”. Nhưng theo quan điểm của
nhà Phật, Gaffney nói, cái chết không phải là một bi kịch mà là một cơ hội để
chuyển hoá. Rinpoche viết trong cuốn sách của mình: “Đối với người nào biết
chuẩn bị và thực hành thì cái chết đến với họ không phải là một thất bại mà là
một sự thành công, sự trọn vẹn và là giây phút vinh quang nhất của một đời
người.
Theo quan điểm của nhà Phật, tầm quan trọng của giây phút
tiến gần cái chết là làm thế nào để bản ngã tâm thức và các ảo giác của nó chết
dần đi và giác ngộ có thể đạt đến. Một con người mà tâm thức của họ không bao
giờ học hỏi và thực hành để hiểu thế nào là bản tâm thì có lẽ sẽ không có cơ
hội để giác ngộ, Rinpoche nói như vậy.
Ông còn nói, qua quá trình học hỏi để biết chết ra sao con
người cũng biết được cách sống như thế nào.
“Thỉnh thoảng, khi tôi dạy những điều này”, ông viết, “một
người nào đó chạy đến bên tôi và nói ‘Tất cả những điều này dường như quá hiển
nhiên, tôi thừa biết! Hãy nói cho tôi những điều mới hơn’. Khi đó tôi nói với
người ấy rằng : ‘Anh đã thật sự hiểu và nhận thức được bản chất của vô thường
chưa? Anh đã thể ngộ nó vào trong từng suy nghĩ, hơi thở và từng giây phút mà
đời sống của anh đã thay đổi chưa?
“Hãy tự hỏi bản thân mình hai câu hỏi sau:
1. Vào giây phút tôi đang hấp hối, tôi có luôn nhớ
mọi người và mọi thứ và đối xử với tất cả bằng lòng từ hay không?
2. Sự hiểu biết của tôi về cái chết và vô thường có
trở nên cấp bách và mảnh liệt đến độ tôi đã dành hết thì giờ cho việc theo đuổi
sự giác ngộ chưa?
Nếu bạn có thể trả lời ‘có’ cho cả hai câu hỏi này thì bạn
đã thực sự hiểu được vô thường”.
“Nếu chúng ta không thực sự hiểu biết được vô thường,
Rinpoche nói tiếp, thì chúng ta xem sự thay đổi (vô thường) cũng tương tự như
là sự mất mát và khổ đau. Chúng ta đã đổ công sức cố gắng để trở nên được bảo
vệ an toàn và càng được an toàn hơn. Và thế rồi đời sống của chúng ta tiếp tục
trôi lăn đi, trừ phi một căn bệnh ngặt nghèo hay một tai nạn nào đó bất ngờ ập
đến và làm chúng ta choàng tỉnh ra khỏi cơn mê muội đó. Thay vì thế, Ngài nói
tiếp, chúng ta nên chấp nhận tất cả những thay đổi dù rất nhỏ trong đời sống
của chúng ta – cũng có thể xem những sự thay đổi đó là những cái chết nhỏ – bởi
vì sự sống là đi dần đến cái chết (Sanh tử tương tức).
Học cách buông xả chính là chúng ta đã học thế nào là cách
sống thực sự, Rinpoche viết: “Và đây là những bi kịch và trớ trêu khi chúng ta
cố nắm giữ mọi thứ, bởi vì không những điều đó chúng ta không thể làm được mà
còn làm cho chúng ta rất đau khổ khi chúng ta tìm cách để trốn tránh nó”.
Nhà Phật tin tưởng rằng việc hành thiền mỗi ngày có thể
giúp con người biết buông xả để hiểu rằng ‘tại sao chúng ta có mặt ở đây và nên
hành động như thế nào’ để có thể đạt được nhận thức sáng tỏ vào lúc chết. Trong
cuốn sách ‘Tạng thư sống chết’ Rinpoche đã mô tả phương pháp thực hành Phowa,
hay sự chuyển hoá tâm thức, mà một người đang hấp hối có thể thực tập được hay
nhờ bạn bè, thân nhân của người hấp hối thực tập giúp họ.
“Hàng ngàn người đã có cái chết rất thanh thản nhờ vào sự
mầu nhiệm của phương pháp thực tập Phowa này”. Rinphoche đã viết như vậy.
Một bác sĩ chuyên khoa ở vùng Salt Lake, bà Liselot
Bergen, cách đây 20 năm đã gặp ngài Sogyal Rinpoche lần đầu tiên ở Amsterdam.
Bà đã bỏ ra 7 năm liên tiếp của đời bà sau lần gặp gỡ đó đề nghiên cứu đạo
Phật, sau đó chuyển sang nghiên cứu đạo LDS Church – và bây giờ bà đang tiếp
cận sự sống và cái chết của cuộc đời mình xuyên qua một lăng kính độc nhất vô
nhị là kết hợp niềm tin của hai tôn giáo : đạo Phật và đạo LDS. “Bản tâm, theo
nhà Phật, chính là cái mà tôn giáo khác gọi là God (Thượng đế), bà Bergen nói,
Ngài Rinphoche nó rằng nhà Phật không hề nói về khái niệm Thượng đế nhưng đã
nói về con đường để đi đến đó”.
Bà nói tiếp, con người chúng ta thường đến và tiếp xúc với
thế giới và cuộc sống xung quanh ta với một ‘tâm hồn tham lam’ (tham tâm). Một
tâm hồn tìm kiếm sự hiểu biết chỉ qua kiến thức, một tâm hồn tìm kiếm sự che
chở và làm hài lòng cho chính nó trước tiên. Cái bản ngã ấy, bà Bergen nói, nó không đáng
tin cậy, không chân thật và không có tình thương yêu.
Bà nói, chính cái tâm hồn này làm chúng xa rời Thượng đế,
tuy nhiên, bằng cách thực hành thiền hằng ngày, chúng ta có thể giữ cho tâm
thức của chúng ta yên tĩnh, và sau đó, khi chúng ta đạt đến định tâm, chúng ta
sẽ nghe được tiếng nói chân thật từ niềm tâm thức, đó chính là Thượng đế, và đó
cũng chính là chân tâm.
Bergen và tổ chức Arts Organization mà bà
giúp đỡ thành lập ra sẽ đưa Ngài Rinpoche đến Utah. Tổ chức này cũng đã thoả thuận với
Ngài văn bản hợp đồng xin phép đưa ra những ý tưởng của Ngài in lên trên những
chiếc ly uống nước hoặc lên áo sơ mi. Tiền bản quyền tác giả sẽ chuyển đến
Rigpa, một mạng lưới quốc tế của các nhóm và trung tâm Phật tử sáng lập. Rigpa
là chương trình săn sóc tâm linh, thường tổ chức các hội nghị cho quần chúng,
cho các nhân viên tế bần, cho các bác sĩ chuyên khoa… nói về việc chuẩn bị cho
cái chết và săn sóc tâm linh khi sắp hấp hối và những tâm hồn đau khổ.
(Theo The Deseret News)