Tịnh độ
Tinh thần Tịnh độ Trong kinh Bát-nhã
16/09/2010 22:45 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Kinh Kim Cang Bát-nhã nói: “Như lai đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ở đó, không Thật không Hư, cho nên Như lai nói tất cả pháp đều là Phật Pháp. Tu Bồ-đề! Nói tất cả Pháp tức phi tất cả Pháp, nên gọi là tất cả Pháp”

Trong mấy lời trên, đức Như lai chỉ thẳng ngay trong một niệm giác ngộ, có đủ diệu lý Tam đế. Tại sao vậy? Nói: “Ở đó không Thật không Hư” là chỉ Như Lai đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy là nhứt như trong Tam đế. Nói: “Tất cả Pháp đều là Phật Pháp”là nêu bày Như lai vạn đức rực rỡ, có vô lượng phương tiện làm lợi ích chúng sanh là Tục đế. Còn nói: “Tất cả Pháp tức phi tất cả Pháp” là nêu bày đức Như lai năng sở đều vắng lặng, tự tha chỉ là nhất như, không có tướng khác là Chân đế.

Và: “Nên gọi là tất cả Pháp” là chỉ đức Như lai Chân Tục không hai, Sự Lý viên dung không thể nghĩ bàn, đó là Trung đạo vậy. Căn cứ vào đây để quán chiếu thì Diệu chỉ của đức Như lai là nêu một tức ba, chẳng phải có trước sau, khế hợp với chân không của Bát-nhã, tròn đầy phương tiện Diệu hữu, Thanh tịnh bình đẳng chẳng thể nghĩ bàn. Đạt được Lý này, có thể gọi là một Pháp không lập, bao hàm cả vạn hữu, thật là Chân thể của Thiền tông, Mật tạng, Tịnh độ, Pháp Pháp đều lưu xuất từ Lý này, Pháp Pháp lại hoàn quy ở Lý này. Nếu người nào đạt được Lý tánh Bát-nhã này nên khởi phương tiện Sự tu, phát nguyện cầu sanh Cực lạc, mau chứng Vô thượng Bồ-đề, khắp lợi ích tất cả chúng sanh. Nên biết mỗi một công phu tu trì vốn cùng Bát-nhã đồng một thể tánh, không hai không khác. Cho nên, Bồ-đề cũng là như vậy. Trong đây, thật không thêm bớt, thật không một tơ hào khả đắc, tức Tướng lìa Tướng không phá hoại Tướng. Nếu vận dụng tâm được như vậy thì như người có đủ mắt, chân trọn không hoạn nạn vấp té.

Cho nên các bậc cổ đức nói: “Trí tuệ như mắt để thấy, tu hành như chân để đi”. Hoặc nói: “Hiểu rỏ bên kia, muốn lùi trở lại cũng như đi bên cạnh”. Hay nói: “Tu chứng thì chẳng không, ô nhiễm tức chẳng đạt”. Những lời nói chân thật này đều xiển minh đạo Lý “Thật tế lý địa không nhận một trần, trong cửa Phật sự chẳng bỏ một Pháp”. Ngay như ngàn đức Phật ra đời cũng không thể đổi khác. Đó gọi là Phật Phật đạo đồng, Pháp không hai tướng. Không một đức Phật nào mà không từ Phước trí song tu mà thành Vô thượng Bồ-đề, nên người học đạo đã thấu đạt được lý tánh Bát-nhã, nên khởi phương tiện Sự tu, thường trì niệm danh hiệu Phật cầu sanh Cực lạc, thân gần đức Phật, thường nghe Diệu Pháp, được chứng vô sanh. Sau đó, nương xe thệ nguyện, trở lại Ta Bà độ khắp quần sanh đồng sanh cực lạc. Hồi hướng như thế đến lúc lâm chung nhất định sanh nơi Thượng phẩm, hoa nở thấy Phật không còn si mê. Tiếc thay! Có những vị tu Thiền chuyên rơi vào chấp không, chỉ chấp lấy lý tánh Bát-nhã là Pháp thân bản hữu, bài bác phương tiện Sự tu, cho đó là trước tướng Bồ-đề, chấp Pháp thân là ưu việt, phá bỏ Tịnh độ, cho là tầm thường. Than ôi! Đâu biết Lý tánh và Sự tu không hai, Sự tu toàn ở Lý tánh, Thân và Độ nhứt như, ngoài thân không gì khác. không tư duy vốn Pháp thân đức Tỳ Lô Giá Na, viên chứng tịch quang, chẳng lìa bổn tòa ứng hiện hóa thân khắp ngàn muôn cõi nước để diễn nói Diệu Pháp. Tất cả các cõi nước đều là châu báu trang nghiêm không thể sánh ví. Nếu không phải Bồ-tát Pháp thân thì không thể thấy được. với điều ở Tịnh độ Cực lạc thì Y báo hay Chánh báo không thứ gì chẳng vốn có trong tâm Thật tướng Bát-nhã, một thể viên dung tương quan vô ngại, xứng tánh hiển hiện sao có thể bỏ được.

Ngày xưa, có một vị tu Thiền nói rằng: “Mạt vàng tuy qúy nhưng không thể mang ở trong mắt”. Có một vị Tôn túc bảo rằng: “Núi Tu di ở trong mắt ông”. Thử hỏi chư vị Thiền đức hãy dùng chánh nhãn để quan sát điều ấy thì núi Tu di nào có trong mắt, và từ cỏ cây cho đến mảy trần nhỏ nhiệm, vật nào có ở trong mắt và vật nào không có ở trong mắt? Nếu ở trong mắt thì tại sao mắt không bị ngăn ngại? Còn nếu không ở trong mắt thì Hư không vô biên, Sắc cũng vô biên, Sắc cũng chẳng phải Sắc ở ngoài Không, Không chẳng phải Không ở ngoài Sắc, Sắc đã như vậy rốt cùng mắt ở chỗ nào? Nếu nói lúc sáu căn được thâu nhiếp, lúc tỉnh tọa quán Không, đó là mắt cũng như bóng chạy trong gương, đem gương đặt vào chỗ tối thì chỉ là không. Đối với Đệ nhất nghĩa đế, không thể gồm thâu toàn thể, tương xúc tức hiện hữu. Đâu biết bóng chẳng phải thật có, gương cũng tự không, cảnh tượng y nhiên, Thể tức chẳng động. Do vậy, trong Kinh nói: “chẳng hư hoại giả danh mà nói Thật tướng, không động Chân tế mà thiết lật các Pháp”. Nếu hội ngộ được như vậy thì có thể gọi tham Thiền đúng là Tịnh độ, tu Tịnh không gì chẳng hợp với Thền, như vàng đem dùng làm vật dụng, mỗi mỗi vật dụng thảy đều vàng cả. Không thấy các bậc Cổ đức nói rằng: “Pháp thân vố có đủ tất cả mọi công đức. Nếu như chẳng tin chẳng tu, tuy có làm gì chăng nữa và giả sử trải qua nhiều kiếp cũng không thể dùng được”. Đâu phải tự phế bỏ, tự khinh dối, tự mất thiện lợi ư? Nếu cứ một mực chỉ Duy Tâm Tịnh độ, Tự Tánh Di Đà và cho là cứu cánh thi ngay cả Thiền sư Như Chỉ Y giải thoát tự do, chỉ sau câu hỏi đáp tức khắc viên tịch còn chưa khỏi bị ngài Tào sơn kiểm xét rằng: “Đả hiểu, nghĩ sẽ đi đâu và chưa hiểu, nghĩ sẽ về đâu?”. Như Chỉ Y lại mở mắt hỏi: “Nhất linh chân tánh lúc chưa gá vào bào thai thì thế nào?” Tào sơn bảo: “Chưa phải là Diệu”. Như Chỉ Y hỏi: “Thế nào là Diệu?”. Tào Sơn đáp: “Không cậy nhờ vay mượn”. (Ý của Tào Sơn là đã rõ được sanh tử không còn phải chịu sanh tử, đời sau nên hướng đến các cõi hành Bồ-tát đạo làm lợi ích chúng sanh. Nếu chỉ hướng chấp lấy cáoi chân thì e rằng sẽ lạc vào nhị thừa vậy). Như Chỉ Y liền viên tịch. Về sau có thiền sư Triệt Ngộ bàn luận: “Ôi! Kia sao không nương gá hoa sen mà nương gá bào thai nhơ uế? Và cớ sao không nương gá bào thai mà nương gá hoa sen thanh khiết?”. Lấy hai điểm bào thai nhơ uế và hoa sen thanh kiết mà luận bàn tức đã có sự hơn kém khác nhau nhiều, huông gì lúc cách ấm xuất thai, làm chủ được là rất khó, và hoa sen một khi đã nở thì mọi thắng duyên đầy đủ.(Ý của Thền sư Triệt Ngộ là nhứt linh chân tánh chẳng nương gá bào thai, chính là thác sanh về cực lạc thân cận Phật A Di Đà, chứng vô sanh nhẫn, có đủ sức phương tiện, sau mới trở lại Ta Bà cứu độ chúng sanh, nếu không như thế thì lúc cách ấm xuất thai rất khó làm chủ). Quán xét thấy được sự tiến thoái khó dễ như vậy, thật đáng sợ hãi. Huống hồ các vị tu thiền ngày nay đạt được như Thiền sư Như Chỉ Y là tốt đẹp lắm vậy.

Người học Bát-nhã, không biết được nghĩa này, sợ rằng lạc vào bàn phiếm chuyện Ngoan Không, phải nên biết Bát-nhã là Vô Tận Tạng, hay xuất sanh tất cả mọi Pháp lành, khiến tất cả chúng sanh lìa khổ được vui, há chẳng phải vậy sao? Nên biết Bát-nhã là thể của Tịng độ, Tịnh độ là dụng của Bát-nhã, chẳng mượn sự phân hợp thì Không Sắc viên dung, dồng một thể tánh, đồng một công đức. Giả sử mười phương chư Phật phóng tướng lưỡi rọng dài, lâu đến vô số kiếp, ca ngơị cũng không thể hết. Cho nên Phật dạy: “Nếu Ta nói đủ cả, hoặc có người nghe, tâm liền cuồng loạn, nghi ngờ không tin”.

Nay đây nuốn giản lược để dễ hành trì, phỏng làm bốn bài kệ sau đây để tổng nhiếp cả thảy:

1. Nói về Sắc Không viên dung:

Tâm như ngọc Ma Ni

Trong ngoài đều sáng suốt

Ưùng vật mà hiện hình

Hoàn toàn không sở đắc

2. Nói về Chân Vọng không hai:

Chỉ biết sóng là nước

Sóng nước vốn nhất như

Toàn thể không ngưng trệ

Tánh biển thường viên dung

3. Nói về Vô Sanh mà Sanh:

Ngộ được lý vô sanh

Đúng nên phải cầu sanh

Nương lực Phật Di Đà

Thác sanh hoa bảy báu

4. Nói về Sanh mà Vô Sanh:

Sanh vốn thể Vô Sanh

Tuy Sanh tức Vô sanh

Như nước hiện trăng báu

Sự lý đều y nhiên

TNĐ.

Theo: Tập san Suối Nguồn 14 (TVHQ)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch