Vấn đề then chốt nhất, quan trọng nhất của cả một kiếp người đó là vấn đề trang bị cho cận tử nghiệp, đó là cái nghiệp cận kề lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, bởi cận tử nghiệp là cái nghiệp thúc đẩy chúng ta đi vào cảnh giới tốt hay xấu ở kiếp gần nhất. Vì lẽ đó chúng ta phải trang bị cho mình cận tử nghiệp tốt. Cận tử nghiệp trong nhà Phật có 2 loại đó là cận tử nghiệp thiện và cận tử nghiệp ác.
Gần đây nhiều nơi đã sôi nổi tranh luận về hai vấn đề liên quan đến Tịnh Độ tông. Một thuyết cho rằng muốn được vãng sinh cần phải tiêu trừ hết vọng nghiệp (tiêu nghiệp vãng sinh), một thuyết khác cho rằng không cần phải tiêu trừ hết vọng nghiệp mà có thể mang nghiệp vãng sinh (đới nghiệp vãng sinh). Cả hai thuyết đều có lí riêng, chẳng thể dung hòa.
Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ kinh, A-di-đà kinh và Quán Vô Lượng Thọ kinh.
NSGN - Sự triển khai lý tưởng Tịnh độ theo hướng xây dựng Tịnh độ nhân gian mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mọi người và cho xã hội.
GN - Hôm nay chúng ta có khóa tu niệm Phật, kèm theo trai đàn chẩn tế bạt độ. Tại sao chúng ta làm như vậy. Khi ta niệm Phật mời gọi tất cả hương linh sanh trên đất nước này và chết trên đất nước này bằng nhiều cách khác nhau. Họ còn nhiều điều bất bình trong lòng nên thường tác động đến người thân còn sống làm cho bất an.
Căn bản của nương tựa Pháp của Phật tử là chánh niệm và đủ luật nghi. Chánh niệm là nhớ nghĩ chơn chánh, là tập thấy rõ tâm niệm của mình để kiểm soát và chuyển hóa thân miệng ý của mình.
Thiên đàng hay Tịnh Độ đều là một cõi nước an vui, hạnh phúc đáng mơ ước của tất cả các tín đồ tùy thuộc vào mỗi tôn giáo và vị giáo chủ của tôn giáo ấy thiết lập nên. Do đó mà quan niệm về Thiên đường và Tịnh Độ của mỗi Tôn giáo đều có sự tương đồng nhất định bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt, dù có khác biệt như thế nào nhưng lý tưởng vẫn đưa con người về với những gì tốt đẹp hơn.
Kinh Dược Sư ghi rằng Đức Phật Thích Ca và chư Tăng cùng đi du hóa và tạm dừng chân ở nước Bạt Kỳ, thành Tỳ Da Ly (tức thành Quảng Nghiêm) và các Ngài ngồi dưới cây Tiếng Nhạc. Cây Tiếng Nhạc là cây gì. Tôi có cảm giác đây là rừng thông hay rừng phi lao, nghe tiếng vi vu, nếu tâm hồn lắng yên, chúng ta nghe thành nhạc, hay nhạc trời không ai tấu tự vang.
Một câu danh hiệu Phật có đủ thần lực chẳng thể nghĩ bàn, có thể trị tất cả tâm bệnh phiền não. Mỗi khi gặp nghịch cảnh tâm sinh phiền não, liền kinh hành niệm Phật, bốn bước một câu Phật hiệu, xoay vần qua lại niệm mấy vòng, dần dần cảm thấy cõi lòng mát mẻ, nóng bức tự dứt.
Không phải ngẫu nhiên mà câu “Cần tảo già-lam địa/Thời thời phước huệ sanh” (Siêng quét dọn chùa tháp/Phước trí ngày càng thêm) phổ biến trong chốn thiền môn. Nhất là những người phát tâm công quả hay tập sự xuất gia thì thuộc nằm lòng lời giáo huấn này. Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc. Kể cũng lạ, quét dọn chùa tháp thì cũng như quét dọn nhà cửa thôi, sao lại có công đức?
Các tin đã đăng: