GN - Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống khổ hạnh trong rừng, giáo phái Dhammayuttika Nikaya của Phật giáo Nguyên thủy. Ngài sinh ở tỉnh Isan, Ubon Ratchathani (Thái Lan) và là học trò của Mun Bhuridatta.
Đại đức Thích Quảng Lâm cho biết thầy đã tự xây dựng một website có tên phathoc.net bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Trung nhằm cung cấp kiến thức Phật giáo cho Phật tử cả nước hoặc những người muốn học hỏi giáo lý nhà Phật.
Hòa thượng Tế Hiển Bửu Dương thuộc họ tộc Nguyễn Phước sinh năm 1703 tại Huế. Ngài là người đầu tiên truyền thừa thiền phái Liễu Quán vào vùng đất mới Khánh Hòa, Sài Gòn Gia Định và Long An.
Tóm tắt: Pháp sư Trí Độ là một danh tăng thế kỷ XX, học hạnh kiểm ưu, đa tài, đóng góp trên nhiều phương diện biên tập, viết bài cho Tạp chí Từ Bi Âm, Viên Âm; làm Đốc giáo giảng dạy tại trường An Nam Phật học, đào tạo ra những danh tăng kiệt xuất, mở trường giảng dạy Phật pháp tại miền Bắc để giữ gìn mạng mạch Phật giáo; thuyết pháp trên khắp vùng miền, mở nhiều lớp đào tạo giảng sư tại chùa Quán Sứ; biên dịch kinh luận, trước tác nhiều tác phẩm rất giá trị; tham gia kháng chiến cứu quốc; đóng góp nhiều phương diện cho Phật giáo miền Bắc với vai trò lãnh đạo; đóng góp trên phương diện ngoại giao giữa các tổ chức Phật giáo trong nước và quốc tế, … Với những đóng góp của ngài trên nhiều lĩnh vực, trong nhiều thời kỳ, trên khắp vùng miền Việt Nam và trên bình diện quốc tế, ngài xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX.
Xuất thân từ Phật học viện Mân Nam, những học tăng tài năng xuất sắc, sau này kế nghiệp tiền nhân hoằng dương chính pháp Phật đà như các vị Pháp sư Ấn Thuận ( 印順法師 ), Pháp sư Thụy Kim ( 瑞今法 ), Pháp sư Hoành Thuyền ( 宏船法師 ), Pháp sư Quảng Hợp ( 廣洽法師 ), Pháp sư Diễn Bồi ( 演培法師 ), Pháp sư Trúc Ma ( 竺摩法師 ). . .
Niệm Phật Đường Đông Lâm, tọa lạc Núi Phù Dung, quận Thuyên Loan, Tân Giới, Hồng Kông, câu đối sơn môn do đại hộ pháp Hà Diệu Quang viết, và Thư pháp của Pháp sư Trúc Ma. Bảo tháp Xá lợi của Thái Hư Đại Sư trong khuôn viên Niệm Phật Đường Đông Lâm được trùng tu năm 1975 do chính Pháp sư Trúc Ma vận động tài chính, góp quỹ xây dựng.
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Viện chủ Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
Tâm Minh Lê Đình Thám là vị cư sĩ đã dùng trí tuệ, đạo đức, tâm huyết của mình để phụng sự sự nghiệp chấn hưng. Nhờ những đóng góp của ông mà Hội An Nam đạt được những thành tựu về mặt thành lập Hội, đào tạo tăng tài, mở ra các chương trình đào tạo, ấn hành và phương dịch kinh điển làm một yếu tố đặc thù “quan trọng trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung nói riêng và cả nước nói chung”. Ông đã dấn thân vì đạo pháp một cách ân cần với tâm tình thông thái. Kết quả của việc chấn hưng Phật giáo là bước đầu chấn chỉnh các sự việc trong tăng đoàn, đào tạo tăng tài, nâng cao kiến thức, phát huy rực rỡ con đường hoằng pháp lợi sinh, củng cố niềm tin tín ngưỡng của Phật giáo trong thời kì suy vi.
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng, tinh thần khắp năm Châu. Phật giáo đến đất nước Trung Hoa và có ảnh hưởng sâu rộng trong nếp sống, tư tưởng của người dân đại lục cũng như những nước Á Đông trong quá trình giao lưu văn hóa và tôn giáo. Lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Hoa là đỉnh cao trong sự truyền thừa của Phật giáo Đại thừa, ảnh hưởng đến các nước Á Đông, gắn liền với tên tuổi của các vị tăng sư như: An Thế Cao, Đạo An, Cưu Ma La Thập, Huệ Viễn, Huyền Trang,… tạo nên bước đột phá trong tư tưởng Phật học để cống hiến cho nền văn học Phật giáo Trung Hoa phát triển hưng thịnh. Một trong những danh tăng đặt nền móng cho sự phát triển Phật giáo sơ kỳ ở Trung Hoa chính là “Di thiên Thích Đạo An”. Trong một thời đại đặc trưng bởi xung đột không ngừng, Đạo An tổ chức các hoạt động ở phía Bắc sông Dương Tử, vượt trội hơn tất cả những người trong thời đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về “Danh tăng Thích Đạo An trong tiến trình phát triển của Phật giáo Trung Hoa”.
Các tin đã đăng: