Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ Bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy sẽ tiếp tục nhập định 48 tiếng đồng hồ. Do nhân duyên này, Thầy có lời xin nhắc nhở cùng quý thầy: Được Thân Người Là Khó. Trong cuộc đời tu hành, quý thầy sẽ gặp một hạng người tiêu cực, họ cho rằng chúng ta là những người có đủ phước duyên với đạo Phật. Nhưng trong chúng ta cũng có kẻ hạ căn, người trung căn và cũng có kẻ thượng căn. Kẻ hạ căn và trung căn thì không tu một đời mà trở thành Phật được, phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp.
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Con người từ nhân quả sanh ra là sao? Sống trong nhân quả,
chết trở về nhân quả, nghĩa như thế nào? Xin Thầy giảng cho chúng con
được hiểu.
Trâu là dụ cho tâm mình, xe là dụ cho thân, chúng ta Thiền là hành thẳng nơi tâm mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ lúc ngồi Thiền. Người tại gia bận công lên việc xuống làm sao có nhiều thời gian để ngồi Thiền. Nếu ta chấp như vậy thì tu hoài cũng dậm chân tại chỗ, làm sao tu tiến cho được. Cho nên, người tại gia phải biết uyển chuyển tu từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ, tu như vậy mới đủ khả năng hoá giải phiền não tham-sân-si. Người tại gia vì phải bận bịu với cơm áo gạo tiền, cha mẹ, vợ chồng, con cái, giao tế bạn bè, giữ mối quan hệ làm ăn nên phải Thiền bằng cách chú tâm, làm việc nào biết việc đó.
Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả.
Xin chào tất cả mọi người. Lại một ngày nữa dành cho những người mới thực hành. Mỗi khi tôi nói chuyện, hay nghĩ về một bài nói chuyện hay bất cứ sự hướng dẫn nào cho những người mới tập thiền, tôi đều cố gắng nghĩ lại những ngày xa xưa, từ rất rất lâu trước kia, khi tôi sống ở Miến Điện và mới bắt đầu bước chân vào đạo, chập chững tập hành thiền. Bởi vì các bạn biết đấy, điều đó rất quan trọng. Có lần tôi đọc được một bài thơ của một thiền sư Nhật Bản, nó nhắc nhở tôi sự quan trọng phải nghĩ lại những thời xa xưa ấy mình đã như thế nào. Bài thơ có một câu như sau: “Đã có lần tôi còn trẻ, từ lâu thật lâu trước kia”. Vì vậy, nếu tôi nói chuyện với các bạn từ thực tế hiện tại của tôi bây giờ, thì rất có thể tôi sẽ không hiểu được những khó khăn của các bạn – những người mới bước chân vào thiền. Một câu thơ đã nhắc nhở tôi điều đó.
Một lòng tin chân chính phải đi theo với sự tìm tòi
bằng sự quán chiếu, xem xét, hiểu rồi mới tin, thì cái tin ấy mới là
chánh tín
Thân trung ấm, người cõi âm, vong linh, ngạ quỷ, hồn ma, phi nhân v.v... là những tên gọi khác nhau người đời sau đặt ra theo hiểu biết của họ nhưng đều ám chỉ người cõi Peta trong tiếng Pāli mà thôi. Như vậy gọi gì không quan trọng, chủ yếu là biết đúng thực chất cõi này là gì mới được.
Tôi không thường xuyên nói lời "cảm ơn" như đáng lý ta nên làm
và tôi ngờ rằng mình không phải là người duy nhất. Thật ra tôi bắt đầu
tin rằng từ "cảm ơn" là cụm từ được trân trọng nhất nhưng lại chưa được
sử dụng đủ trong cuộc sống trên hành tinh này. Cụm từ này phù hợp với
hầu hết mọi trường hợp và thường là cách trả lời tốt hơn so với những từ
mà chúng ta đã thốt ra. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét 7 tình huống
thường gặp mà “Cảm Ơn” sẽ là từ đẹp nhất ta nên dùng so với các từ ngữ
khác.
Các tin đã đăng: