Đã mang thân phận con người, tất nhiên ai cũng có khổ đau. Nhưng người phụ nữ, vì nghiệp giới tính phải mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc tâm sinh lý đặc thù, làm phái yếu và dĩ nhiên có những đau khổ riêng khác biệt với phái mạnh, đàn ông...
Giới pháp như ngọn đèn soi sáng bóng đêm giúp người đi đường không lạc lối. Giới như hàng rào che chắn, bảo vệ cho người thọ trì vượt thoát những cám dỗ, hiểm nguy. Giữ giới chính là ý thức tự giữ gìn sự an toàn và hạnh phúc cho chính mình.
Lời Phật dạy thật rõ ràng, những ai sống thiếu đạo đức sa đà buông thả phóng dật hay phạm khuyết các giới cấm thì sẽ chịu năm điều suy hao. Đầu tiên là cơ nghiệp làm ăn, buôn bán ngày càng không được như ý nguyện, tiền bạc kiếm được không còn dễ dàng như trước. Kế đến là tài sản dành dụm được trước đây rất khó giữ, cứ hao mòn tiêu tán dần.
Mỗi mùa An cư về, chư vị Hòa thượng luôn sách tấn đại chúng phải nỗ lực tấn tu Giới – Định – Tuệ; bởi giới luật còn thì Phật pháp còn. Đối với người xuất gia, “Ba tháng An cư, cửu tuần tu học” là thời gian để mọi người rèn luyện nhân cách, trau dồi giới đức. Đức Phật chế định giới luật để hàng đệ tử nương theo đó mà gìn giữ thân – khẩu – ý nghiệp và chỉ ra nền tảng của việc giữ gìn giới luật không gì hơn phải có tâm tàm quý (hổ thẹn). Vì hai thiện tâm này giúp người giữ gìn giới hạnh được trọn vẹn và còn là sức mạnh cho hành giả tu theo Phật tiến đến Niết bàn tối thượng.
Phụ nữ bị kỳ thị trong xã hội Ấn Độ cổ đại và Đức Phật là người đầu tiên đã mở ra một cuộc cách mạng bình đẳng giai cấp, bình đẳng giới lúc bấy giờ. Giáo pháp của Đức Phật nhấn mạnh đến sự làm chủ bản thân và tự tu tập giải thoát. Đức Thế Tôn đã mở ra lối đi mới cho phụ nữ, giúp họ vượt qua ranh giới bất bình đẳng. Ngài đã cho phép thành lập Ni đoàn và đề ra Bát kỉnh pháp để Ni đoàn thực hiện, nhằm giúp Chánh pháp trường tồn.
Bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy sẽ tiếp tục nhập định 48 tiếng đồng hồ. Do nhân duyên này, Thầy có lời xin nhắc nhở cùng quý thầy: Được Thân Người Là Khó.
“Giới là lộ trình sống thực của chân lý, được kết tinh từ nhân cách phẩm chất đạo đức, nhằm nuôi dưỡng lớn công hạnh tự lợi, lợi tha, một yếu tố tác thành Phật quả. Giới cũng chính là cơ năng nòng cốt để xây dựng trật tự kỷ cương, một con người toàn diện trong sáng, nâng cao trí thức, phát triển trí huệ”.
Giới luật là yếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi. Giới luật không phải là điều kiện gượng ép hay bó buộc mà hoàn toàn mang tính chất tự giác, tự phát nguyện thọ trì.
Đạo đức Phật giáo dựa căn bản trên Giới-Định-Tuệ và được soi sáng bởi lý duyên khới, tứ đế, nhân quả-Luân hồi và vô ngã... trong bài phát biểu này tôi chỉ nêu lên nguồn gốc và mục đích của Giới nhằm giải đáp phần nào thắc mắc của các Phật tử, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề Giới luật của đạo Phật.
Phải hiểu bản chất giới luật là bảo hộ, nuôi dưỡng chúng ta. Lý tưởng của chúng ta là mong cầu giác ngộ, giải thoát thì không bao giờ xa rời giới luật mà thành tựu được.
Các tin đã đăng: