Phật giáo là đạo công truyền chứ không phải bí
truyền, là đạo trí tuệ chứ không phải giáo điều, lại càng không chấp
nhận sự cuồng tín. Chính Đức Phật đã bác bỏ quan điểm độc quyền của Bà
La Môn cho rằng chỉ có giáo sĩ Bà La môn mới có quyền đọc Thánh kinh Vệ
Đà.
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoát và
giác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân
thủ một số nguyên tắc.
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt
ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người
đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn. Những luật nầy
gồm cả những pháp lệnh có căn cứ của Đức Phật về những phương thúc tác
phomg và thu thúc những hành động về cả thân và khẩu. Chúng đề cập đến
việc vi phạm giới luật
Là
người con Phật, dù tại gia hay xuất gia ai cũng phải tuân thủ giới luật. Giới
luật tuy rất đa dạng nhưng chính là nền tảng cơ bản để đệ tử Phật nương theo và
tu tập. Việc giữ giới cũng là một nghệ thuật sống, là hạnh nguyện của bậc
Bồ-tát đi vào cuộc đời làm lợi ích cho mọi người.
Như Ðức Phật dạy: “Sau khi Phật diệt độ, chúng ta phải coi Giới luật
là bậc Thầy sáng suốt, cũng như Phật còn tại thế không khác”. Bởi vậy,
sau Phật diệt độ, nhất là trong thời kỳ mạt Pháp nầy, nếu chúng ta có
một tâm giữ gìn được Chánh Pháp của Ðức Như Lai để làm lợi ích cho tất
cả mọi người, mọi chúng sinh đều được an vui hết khổ, thì trước hết phải
giữ gìn giới luật của Ðức Phật còn tồn tại ở thế gian, giới luật có tồn
tại ở thế gian thì mới có thể làm nền móng cho Chánh Pháp được tồn tại.
Muốn giữ gìn giới luật được tồn tại tại thế gian thì phải thực hành nơi
giới luật của Phật chế ra lúc Phật còn tại thế.
Phật giáo nói riêng,
các tôn giáo khác nói chung, tỏ ra đủ sức mạnh để tồn tại với thời gian
là vì có những nguyên tắc sống tương đối hoàn chỉnh và có các tu sĩ
thuộc thành phần cốt cán để duy trì. Các tu sĩ thường có bổn phận giữ
gìn những giới luật mang tính chất giáo dục rất đa dạng, nhằm hướng dẫn
cuộc sống của mình đến chỗ hoàn thiện. Sau đây, chúng tôi xin trình bày
về tính chất giáo dục trong giới luật của đạo Phật.
Đạo
đức Phật Giáo không đặc biệt chủ ý cấm đoán bất cứ một thứ gì và cũng
không bắt buộc phải giữ một thái độ nhất định nào, mà đúng hơn chỉ
khuyên chúng ta phải tránh một số thái độ hành xử nào đó. Các
giới luật đạo đức Phật Giáo không phải là các phán lệnh mang tính cách
tuyệt đối và được thiết lập dựa vào lý trí.
Giới luật được đặt ra để giúp hành giả tu tâm sửa tánh, tránh
những điều lầm lỗi đưa đến đau khổ cho mình và kẻ khác. Thọ giới nhiều
là điều rất tốt nhưng nhiều khi không nhớ hết để mà giữ.
Giới thuộc vào nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học " vô lậu ", nhằm dứt các lậu hoặc (pali: asava ), dẫn tới giải thoát, tức là Giới ( sila ), Định ( samadhi ) và Huệ ( pañña ).
Khác với luật pháp thế gian, Giới luật của Phật giáo, được
xây dựng trên từ bi và trí tuệ hiểu biết về nhân quả, nghiệp báo nên có
cả quy định xã hội nhưng chú trọng về mặt Thánh đạo. Do đó, muốn hiểu
giới luật của Phật giáo thì phải biết rõ về định luật nhân quả, nghiệp
báo.
Các tin đã đăng: