Nhạc "Chú Kim Cang Tát Đỏa 100 Chữ" (Tiếng Phạn - Trì 28 Lần - Rất Hay)

Nhạc
Thần chú Vajrasattva phải được đọc ít nhất 21 lần hay 108 lần. Càng nhiều càng tốt. Pháp tu này nên được thực hành hàng ngày hay làm thời sám hối mỗi tháng 4 lần. Nếu có thể thì hãy nhập thất tu trì. Tác dụng của thần chú Kim Cang Tát Đoả giúp cho người trì tụng được trừ đi những tội lỗi họ đã phạm phải. Nếu mỗi ngày trì tụng 7 lần thần chú này mọi lỗi trong ngày đó đều được sám hối. Tụng trì nhiều sẽ có công năng hoá giải mọi sự xui, hạn, nghiệp ác. Thần chú này tịnh hoá, giải trừ nghiệp chướng, oán gia trái chủ từ nhiều đời, nhiều kiếp.

Chú Đại Bi (Phạn Ngữ)

Chú Đại Bi (Phạn Ngữ)
 Vị nữ tu 40 tuổi này không phải là một tín đồ bình thường. Ani Choying Dolma - được biết đến với biệt danh “Ca Ni” (The Singing Nun) - không giống với bất kỳ một ngôi sao âm nhạc nào khác, cô đi khắp nơi trên thế giới nhằm thay đổi cuộc đời của hàng ngàn người sống trong cảnh đói nghèo - đặc biệt là những cô gái Nepal.

Bát Nhã Tâm Kinh (Phạn ngữ + Phụ đề tiếng Việt)

Bát Nhã Tâm Kinh (Phạn ngữ + Phụ đề tiếng Việt)
Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Ðại Thừa. Bài kinh nầy là một trong các bài kinh của bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Ðộ qua bảy thế kỷ, từ năm 100 T.C.N. đến 600 C.N. Khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.), ngài Pháp Nguyệt (732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.). Trong các bản dịch nầy, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ thông nhất.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
1 2