Hòa thượng Tế Hiển Bửu Dương thuộc họ tộc Nguyễn Phước sinh năm 1703 tại Huế. Ngài là người đầu tiên truyền thừa thiền phái Liễu Quán vào vùng đất mới Khánh Hòa, Sài Gòn Gia Định và Long An.
Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đã trải qua các giai đoạn thịnh suy cùng với lịch sử các triều đại của dân tộc. Thời đại Lý – Trần giáo lý Phật Đà được thể hiện trong việc kiến lập quốc gia, xây dựng đời sống nhân sinh một cách tuyệt hảo và trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử nước nhà.
Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đã có nhiều tạp chí Phật học ra đời với vai trò là phương tiện truyền thông, để các hội Phật học truyền bá chân lý Phật đến với quần chúng nhân dân một cách hiệu quả. Tham gia công tác viết bài ngoài các vị tăng sĩ cư sĩ còn có các vị ni sư và nữ cư sĩ, họ là những người đại diện tiếng nói chung cho nữ giới Phật giáo giai đoạn này. Bài viết góp phần làm rõ vai trò và vị trí nữ giới trên diễn đàn báo chí Phật giáo qua các bài viết của ni sư và nữ cư sĩ đã đóng góp cho tạp chí Đuốc Tuệ.
Thiền sư Toàn Nhật – Quang Đài xứng đáng là “nhà văn, nhà thơ lớn của lịch sử văn học dân tộc ta, là một nhà tư tưởng lớn, có những quan điểm độc đáo đầy sáng tạo đối với lịch sử tư tưởng thế kỷ XVIII và cũng là một vị Thiền sư đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam ”[5].
Trần Thái Tông, là vị vua lấy đức trị dân, là ông tướng ‘trực tiếp cầm quân đánh giặc Nguyên Mông”, vừa có thể là vị Thiền sư làm tốt đạo đẹp đời, và sống hồn nhiên giữa dân tộc, đạo pháp. Thế nhưng, nhắc đến Trần Cảnh người ta vẫn luôn chỉ trích rằng, một ông vua không có quyền hành, bị Trần Thủ Độ thao túng. Một ông vua vì trốn chuyện giang sơn xã tắc bỏ lên núi Yên Tử …
Do binh hỏa nhiều năm, nên những tư liệu, hiện vật liên quan đến thời Tây Sơn còn bảo lưu cho đến ngày nay thật quá hiếm. Trong quá trình điền dã, nghiên cứu hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn làng Lại Thế (nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), chúng tôi nhận thấy tại chùa Giác Thế vẫn còn bảo lưu nhiều cổ vật quý, đặc biệt trong đó có một số hiện vật gốc có niên đại dưới triều đại Tây Sơn.
Tiểu sử nguyên Đệ nhất Phó pháp chủ GHPGVN, ứng nhiệm Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng.
Trên cơ sở triết lý Duyên khởi, Phật giáo cho rằng, những hiểm họa về môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn nạn nghèo đói,... mà nhân loại ngày nay đang đối mặt là chính từ hậu quả của tư duy và hành động “Tham, Sân, Si” của con người đối với thế giới tự nhiên. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống trong điều kiện hiện nay, theo Phật giáo, cần phải hoạch định được phương thức giáo dục và định hướng sống “thiện” với tự nhiên, giúp tín đồ hình thành thói quen có ý thức tự giác cao với những hệ quả của hành vi bản thân đối với môi trường. Bài viết này góp phần làm rõ giá trị của Phật giáo với bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam không có xu hướng theo tông phái riêng như Trung Quốc
hay Nhật Bản mà là theo xu hướng tổng hợp Thiền, Tịnh, Mật.
Nhà Trần là một trong những triều đại thịnh
trị nhất trong lịch sử dân tộc. Phật giáo vào triều đại này cũng phát
triển rực rỡ và đã ảnh hưởng sâu sắc vào mọi phương diện xã hội. Và cũng
chính vào thời kỳ này, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
một dòng thiền của người Việt đã được thành lập, đó là Thiền phái Trúc
Lâm.
Các tin đã đăng: