Lý do cải đạo theo Phật giáo
Thích Tâm An dịch
27/06/2011 10:19 (GMT+7)

Tại sao tôi không thể giúp bạn

Sau khi đọc một bài tiểu luận và chân thành lắng nghe những lý do để cải đạo sang Cơ đạo giáo, tôi bắt đầu nghĩ đến việc kê khai những lý do để cải đạo sang Phật giáo. Và tôi quyết định chống lại các ý kiến cải đạo. Viết những điều này ra, tôi có lý.

Sự thật là, tôi nghĩ rằng không nhất thiết mọi người nên cải đạo sang Phật giáo. Cũng như các tôn giáo và dĩ nhiên Phật giáo cũng là một tôn giáo. Phật giáo có thể có gì đó đặc biệt hơn vì Phật giáo có những nguyên tắc và sự cống hiến. Nhiều giáo lý có thể luôn quanh quẩn trong tâm trí của bạn, và một người không phải là Phật tử sẽ luôn bị phân vân trước những tư tưởng khác nhau của các tôn giáo.

Dù sao đi nữa “cải đạo” để làm gì? Tôi cho rằng tôi nên biết điều này. Kể từ khi tôi được nuôi dưỡng và lớn lến trong một tôn giáo và bây giờ lại thực hành một tôn giáo khác. Thế nhưng tôi đã rời khỏi tôn giáo gốc của mình và để được không phải là một Ki-tô hữu trong một thời gian khá dài trước khi tôi tình cờ biết được Phật giáo, và tôi nhận ra rằng mình đã trở về mái nhà tâm linh thật sự.

Nếu “cải đạo” nghĩa là từ bỏ đi theo tôn giáo này sang một tôn giáo khác thì tôi không phải cải đạo. Mặc dù với tôi từ Thiên Chúa giáo tới Phật giáo là một con đường. Chúa Giê-su vẫn dạy cho tôi, cũng như Thiền sư Đạo Nguyên, Bồ-tát Long Thọ và đức Phật đã từng làm.       

Tôn giáo thật sự

Mọi người thiết tha cải đạo người khác sang đạo của họ, vì họ thường tin tưởng rằng tôn giáo của họ là một tôn giáo đúng đắn, một tôn giáo đích thực. Họ cho rằng giáo lý của họ là một giáo lý chân chính và Thượng đế của họ là Thượng đế thật sự, còn các tôn giáo khác là sai lầm. Với hai quan điểm nêu trên thì tôi từ chối.

Giả định về nguyên nhân đầu tiên là một đấng toàn năng và có mặt khắp nơi như đức Chúa Trời - hoặc Brahma, hoặc đạo Khổng, hoặc các Hóa thân - có thể sự hiểu biết hoàn hảo bằng trí tuệ của con người, và rằng sự hiểu biết hoàn hảo đó có thể được thể hiện bằng lời nói để hình thành nên các hệ thống giáo lý, và được truyền trao cho những người khác với niềm tin xác thật.  

Tôi cho rằng lập luận trên hoàn toàn vô lý. Tôi thấy không có giáo lý của tôn giáo nào, kể cả tôn giáo tôi là sự thật hoàn hảo. Tất cả sự hiểu biết hoàn hảo chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tất cả đều thường xuyên bị hiểu lầm. Các giáo lý xác thực nhất chỉ là những gợi ý, là bóng trên tường, hoặc bàn tay chỉ vào mặt trăng.

Đồng thời, có thể rằng hầu hết các giáo lý của hầu hết các tôn giáo trên thế giới phản ánh một phần nhỏ của một sự thật vĩ đại và tuyệt đối, nên họ không nhất thiết phạm phải vào sai lầm của hai giả thuyết nêu trên. Nói như Joseph Campbell thì có thể tất cả các tôn giáo là có thật. Bạn chỉ cần phải hiểu những biết chính xác về những chân lý vốn tồn tại trong các tôn giáo.

Tìm kiếm sự siêu nghiệm

Các giả định sai lầm khác thì suy nghĩ rằng những tư tưởng đúng và tin rằng niềm tin chính xác là những gì mà người ta định nghĩa về tôn giáo. Tôi đồng ý với quan điểm nhà sử học Karen Armstrong khi bà nói rằng tôn giáo không phải là chủ yếu dựa trên tín ngưỡng. Thay vào đó, "Tôn giáo là một tìm kiếm siêu nghiệm."

Dĩ nhiên, sự siêu nghiệm đó có thể khái quát bằng nhiều cách khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ về siêu nghiệm như là thể đạt Niết bàn hay hiệp thông với Chúa, đối với người theo nhất thần giáo hay đa thần giáo. Nhưng tôi không nghĩ rằng các khái niệm hóa tất cả điều gì quan trọng, bởi tất cả đều không hoàn hảo. Đức Phật dạy cho các đệ tử của mình rằng Niết bàn không thể khái niệm hóa. Niết bàn cần sự trải nghiệm để chứng đắc, trong khi Thiên Chúa chỉ là một ý niệm sai lầm của con người chưa giác ngộ, dù được các nhà thần học lý giải là từ chối giới hạn theo tên gọi một hoặc đại diện bởi nhiều sự chạm khắc trên một hình ảnh riêng nào.

Những ánh sáng trong bóng đêm

Tôi không nói rằng niềm tin và các học thuyết không có giá trị, bởi vì chúng đã được tạo nên. Giáo lý có thể giống như một ngọn nến bập bùng và giúp bạn có thể đi bộ từ trong bóng tối. Kinh điển có thể giống những vật đánh dấu trên một con đường chỉ cho bạn thấy những người khác đã đi trước.

Phật tử kiểm chứng giá trị của một học thuyết có thể không được chính xác. Nhưng có thể nhận thức được chúng thông qua các phương tiện tinh xảo được thể hiện thông qua một học thuyết giúp con người ta cởi mở tấm lòng thương yêu và trí tuệ.

Niềm tin cố định cứng nhắc không phải là sự khéo léo. Bởi nó sẽ cô lập chúng ta ra khỏi các thực tế khách quan và tách biệt với những người khác. Do đó, chúng ta không thể tiếp thu các giá trị niềm tin tốt đẹp. Họ làm cho tâm trí khó khăn và dè dặt tiết lộ bất cứ điều gì hoặc sự chứng ngộ của Chúa trời có thể gửi đến chúng ta.

Một tôn giáo đích thực

Tôi tin rằng tôn giáo lớn của thế giới có tất cả các sự chia sẻ, đồng thời tôn giáo đó thường chứa đựng cả hai phương diện sự uyển chuyển và thực tiễn. Tôi cũng đã nhận thấy rằng một tôn giáo có thể tốt cho một người này và có thể hoàn toàn sai cho người khác. Cuối cùng, một tôn giáo thật sự cho bạn và tôi là tôn giáo đó kết nối hoàn hảo giữa trái tim và lý trí của chính bạn, đó là kết nối mang tính chất khả thi cao độ.

Tôi rời Kitô giáo, vì nó không kết nối lâu dài vào trái tim và tâm trí của tôi. Vâng, trái tim có thể, nhưng tâm trí nói "Không." Nhưng chỉ vì tôi rời Thiên chúa không có nghĩa là tôi nói rằng Kitô giáo hoặc một tôn giáo nào đó là không thích hợp cho người khác.

Chỉ mới ngày hôm qua tôi đã có một cuộc trò chuyện đáng yêu với một ca xướng viên của một giáo đường Do Thái ở gần đó. Ông ta đã nói biết rằng được trở thành một ca xướng viên là một niềm hạnh phúc của ông và Do Thái giáo soi sáng cuộc sống tâm linh của chính ông và Do Thái giáp là một tôn giáo đích thực của bản thân ông. Trong trường hợp như thế Tôi muốn có thể trở thành là một người lố bịch nhất thế giới khi nghĩ đến việc cải đạo cho ông ta.

Kết nối với Phật giáo

Đã 20 năm, tôi đọc được 14 nguyên tắc kết nối với Phật giáo của Thiền sư Nhất Hạnh. Trong đó nguyên tắc thứ nhất ghi rằng: “Không sùng bái thần tượng và giới hạn về bất cứ một giáo lý, lý thuyết hoặc ý thức hệ nào. Thậm chí giáo lý đó là của Phật giáo. Các hệ thống tư tưởng Phật giáo chỉ là phương tiện hướng dẫn và nó không phải là chân lý tuyệt đối.”

Tôi biết sau đó rằng Phật giáo là một tôn giáo mà tôi thực tập bằng tất cả toàn bộ tâm trí của tôi, mà không hề có sự phân vân nào. Và đó cũng là lý do tại sao tôi không cảm thấy bắt buộc bất kỳ ai cải đạo. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà tâm linh cho chính mình, tôi rất vui để giúp bạn tìm hiểu về Phật giáo. Nhưng tôi không thể cung cấp cho bạn lý do để cải đạo. Bạn sẽ phải tự tìm kiếm những lý do đó ngay trong chính bản thân mình.

(Dịch từ Reasons to Convert to Buddhism của Barbara O'Brien)

(daophatngaynay.com)

Các tin đã đăng: