Robert Y.C. Ho (ảnh), hậu duệ của một gia đình lịch sử ở
Hồng Kông, là chủ tịch của Quỹ Gia đình Robert H.N. Ho, tổ chức hỗ trợ
nghiên cứu trong các lĩnh vực Phật giáo, nghệ thuật và văn hóa Trung
Quốc. Tổ chức từ thiện này được đặt theo tên của cha ông Ho, người sáng
lập ra quỹ vào năm 2005. Phóng viên The New York Times đã có cuộc phỏng vấn với Robert Y.C. Ho về chủ đề mang Phật học vào thế giới hiện đại.
Quỹ
Gia đình Robert H.N. Ho đã cung cấp nguồn lực tài chính cho các chương
trình Phật giáo tại Đại học Harvard, Đại học Stanford và Courtauld
Institute of Art ở London. Trong tháng 5, quỹ đã tài trợ 1,9 triệu USD
cho Hội Các nhà Khoa học thuộc Cộng đồng Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu và
giảng dạy Phật học.
Tại sao cha của ông lại quyết định tập trung vào Phật giáo?
- Robert Y.C. Ho: Thật không khó khi chọn Phật giáo bởi
vì bà của tôi, Lady Clara, đã thành lập một ngôi chùa ở Hồng Kông (Đông
Liên Giác Uyển) vào năm 1935 - sau đó đã phát triển thành hai tổ chức
từ thiện, tại Hồng Kông và Canada - và kèm theo đó là một trường học. Vì
vậy, Phật giáo là một phần của gia đình.
Chúng
tôi cũng hỗ trợ nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc bởi vì cha tôi, người
lớn lên ở Hồng Kông, đánh giá cao nghệ thuật Trung Quốc - cổ điển,
truyền thống và đương đại.
Nghiên cứu Phật giáo thường được gắn liền với lịch sử. Làm thế nào
để ông có thể làm cho chúng phù hợp với đời sống ngày hôm nay?
-
Nói chung, các nghiên cứu Phật giáo ở hình thức cao hơn đã trở nên cổ
xưa và lỗi thời, trong ý nghĩa rằng nó chủ yếu dựa trên văn bản, nơi
chúng tôi có các học giả là các chuyên gia về tiếng Pali, Sanskrit,
tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản cổ. Họ đọc những văn bản này và thảo
luận về chúng. Điều đó mất rất nhiều thời gian và không thực sự liên
quan đến những gì xảy ra trong thế giới thực.
Nhưng
rất nhiều học giả trẻ đang đẩy mạnh vào những lĩnh vực mới, như nghiên
cứu về Phật giáo và chính trị, Phật giáo và môi trường, giải quyết xung
đột, Phật giáo và tâm lý học, những điều đại loại như thế, và làm thế
nào để thể hiện Phật giáo trong cuộc sống. Hầu hết các khoản tài trợ của
chúng tôi đang hướng về lĩnh vực này, đó là Phật giáo trong thế giới
đương đại. Đây là lĩnh vực mà chúng tôi muốn thúc đẩy và nâng cao, nhằm
làm cho nó phù hợp với đối tượng đương đại.
Tại sao ông lại làm việc chủ yếu với các trường đại học và các tổ
chức ở phương Tây mà không phải với các tổ chức khác ở Trung Quốc hoặc
của châu Á?
-
Chúng tôi đang tìm kiếm các đối tác thích hợp, các tổ chức uy tín. Tiêu
chuẩn của học bổng là truyền thống, ít nhất là trong thời kỳ hiện đại và
đương đại. Do đó, khi xem xét thực tế thì ở Bắc Mỹ và phương Tây có
điều kiện cao hơn nhiều.
Chúng
tôi đang xem xét việc cộng tác tại Trung Quốc, nhưng tất cả các tổ chức
ở đây đều sử dụng vốn nhà nước. Điều đó gây nhiều khó khăn trong việc
tìm một đối tác.
Đông
Nam Á lại là một câu chuyện khác. Ví dụ, ở Thái Lan và Sri Lanka, họ có
một danh mục các tổ chức được gọi là các trường đại học Phật giáo, và
họ nghiên cứu Phật giáo theo cách truyền thống. Họ theo mô hình của Ấn
Độ từ thời Trung Cổ: họ có một tu viện lớn và bên cạnh tu viện có một
trường đại học nơi mà họ sẽ giảng dạy Phật giáo theo quan điểm truyền
thống. Đó không phải là những gì chúng tôi đang tìm kiếm.
Thông
qua Đông Liên Giác Uyển tại Hồng Kông, chúng tôi đã giúp thành lập
Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Hồng Kông - đó chính là nơi
trước đây chúng tôi bắt đầu quỹ gia đình. Sau khi chúng tôi bắt đầu vận
hành quỹ, hầu hết các khoản tài trợ của chúng tôi cho các lĩnh vực liên
quan đến Phật giáo chủ yếu đều thông qua quỹ này.
Ở Hồng Kông, nơi đặt trụ sở của quỹ, ông dường như chỉ tập trung vào nghệ thuật và giáo dục văn hóa. Tại sao vậy?
-
Với Hồng Kông chủ yếu là người Trung Quốc, chúng tôi đặt chương trình
này trong khuôn khổ của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc. Chính niềm tin
cơ bản rằng nghệ thuật và sự sáng tạo là một phần của một con người và
tâm lý con người - điều quan trọng là tạo nên một con người hoàn thiện,
và những việc làm đó rất quan trọng. Điều đó quan trọng không chỉ cho cá
nhân mà còn cho một xã hội lành mạnh.
Chính phủ đã có một vài sáng kiến nhằm cố gắng làm cho Hồng Kông trở thành một trung tâm văn hóa hay nghệ thuật?
- Họ đang đặt rất nhiều nỗ lực trong phần cứng. Điều đó thật tốt, đó là một phần quan trọng, nhưng bạn cũng cần có khán giả.
Phần
mềm là chương trình giáo dục, để cho những người đến với các sự kiện
nghệ thuật có thể đánh giá, bàn luận và phê bình. Bạn cần khía cạnh đó.
Những gì chúng tôi đang cố gắng làm chỉ là một chút nhỏ, nhưng chúng tôi
tin rằng nếu Hồng Kông muốn trở thành một thành phố thế giới, nó cần
thành phần này.