Phật giáo du nhập vào Việt Nam
khoảng đầu công nguyên. Ở Việt Nam đã tồn tại một số nhánh
Phật giáo, trong đó có ba nhánh phật giáo chính: Đại Thừa (Bắc Tông);
Tiểu Thừa (Nam Tông) và Mật Tông (Tatrayana).
Trong khoảng ngót hai ngàn năm đó, các ngôi chùa thờ Phật dần
dần mọc lên theo các thời gian kỳ nhau ở Việt Nam…, cho đến lúc mỗi làng
có một ngôi chùa.
Người Việt xưa có câu: “Đất vua chùa Làng”. Điều đó có nghĩa
là đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, còn chùa lại thuộc cộng đồng
làng xã.
Trong thời kỳ rất dài, nhà sư không những là người cố vấn
tinh thần mà còn là người thầy, người dậy chữ, chữa bệnh cho dân làng.
Chùa còn là trung tâm tổ chức nhiều lễ hội cổ truyền ở mỗi
địa phương.
Khảo sát những ngôi chùa đó, chúng ta không những thấy được
đặc điểm của Phật giáo Việt Nam,
đặc điểm của tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
mà còn giúp cho chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử và tư
tưởng Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa
Việt Nam; các tín đồ Phật giáo, các nhà sử học, nhà nghiên cứu Phật học,
các nhà Việt Nam học…, Giáo sư sử học Hà Văn Tấn, nguyên Viện trưởng
Viện Khảo cổ học và Viện phó Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và các
đồng nghiệp của ông đã biên soạn công trình Đạo Phật và Chùa Phật ở Việt
Nam.
Công trình này đã được
dịch ra tiếng Anh và được Giáo sư Keith Weller Taylor, Trường Đại học
Carnell, Hoa Kỳ hiệu chỉnh bản tiếng Anh. Cuốn sách lần đầu tiên được
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam ấn hành vào năm 1993 dưới dạng song ngữ Việt –
Anh với nhiều hình ảnh và sơ đồ của 42 ngôi chùa điển hình và nổi tiếng
nhất ở Việt Nam.
Khi ra mắt độc giả, cuốn sách đã được đánh giá cao
và được bạn đọc hết sức hoan nghênh ở khía cạnh học thuật và văn hóa.
Các tác giả đã nhận được nhiều thư gửi về yêu cầu tái bản cuốn sách.
Trước yêu cầu đó, các tác giả đã chỉnh lý và sửa chữa. Nhân dịp Liên
Hiệp Quốc chọn Việt Nam để tổ chức kỷ niệm ngày Phật đản năm nay là ngày
Đại Phật đản Thế giới - Vesak, được tổ chức tại Hà Nội ,tác phẩm có giới thiệu thêm 10 ngôi chùa nữa,
tức là 52 ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, trong đó có quần thể khu thờ
Phật Bái Đính, Ninh Bình, và danh sách 719 ngôi chùa được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là danh
thắng Quốc gia.
Nhân sự kiện quốc tế lớn về Đạo Phật sẽ diễn ra tại Hà Nội,
hy vọng rằng cuốn sách này sẽ là món quà văn hóa chào mừng các vị khách
quốc tế, và góp phần khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước
ta tôn trọng tín ngưỡng và không tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam trước bạn bè quốc tế.