Triệu Luận
08/07/2555 06:13 (GMT+7)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Taàn Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo. Thời gian khoảng giữa đời Lương và đời Trần (Nam Triều) biên soạn thành tập gọi là “Triệu Luận”.
Triệu Luận Lược Giải
22/11/2554 15:33 (GMT+7)
Triệu Luận là một tuyệt tác của Ngài Tăng Triệu, từ xưa rất nổi tiếng tại Trung Hoa, nay đã được dịch sang tiếng Anh và phổ biến trên thế giới. Theo căn bản của Đạo Phật, bản thể của tự tánh vốn vô hình, vô danh, chẳng thể dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả được. Vì vậy, xưa nay các pháp sư giáo môn, trải qua nhiều đời "y kinh giải nghĩa" thường bị hạn chế trong phạm vi văn tự, nên khó mà diễn tả hết giáo lý trong biển Phật. Nhưng Ngài Tăng Triệu với thiên tài đặc biệt, dù dùng văn tự để diễn tả mà vẫn siêu việt ngoài văn tự, nên giáo lý được thông suốt và đạt đến thâm tâm của Phật.

Chú Giải Bộ Pháp Tụ
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Tại Miến Ðiện, Atthasālinī[1] là một tác phẩm nổi tiếng nhất do ngài Buddhaghosa biên soạn. Các vị Tỳ-khưu đã học hỏi nghiên cứu rất sâu rộng và nhiều tác giả biên soạn các tác phẩm liên quan đến Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thường xuyên trích dẫn. Cũng vậy đối với độc giả phương Tây, khi đọc qua bản dịch tiếng Anh tác phẩm này, hiện đã ra mắt độc giả, đôi chỗ cũng không tán thành cách đánh giá của ngài Buddhaghosa. Chính bản thân của tác phẩm cũng khiến cho nhiều người phải nghi ngờ với ngài, trong khi Tuệ giác về những học thuyết chính yếu của Ðức Phật và triết học Phật giáo là điều cần thiết đến nhường nào, nếu như ngài Buddhaghosa được đánh giá chính xác, và đối với ngài điều đó không thể thực hiện được trừ phi rõ ràng là ngài có cảm tình với tư tưởng Phật giáo.
Chú Giải Thuyết Luận Sự
13/10/2554 08:30 (GMT+7)
Tập Chú Giải Thuyết Luận Sự (Kathavatthu) là một trợ giúp không thể thiếu cho việc nghiên cứu các kinh văn Pāli, có nhiều đoạn không được rõ ràng. Tập Chú Giải này, sẽ giúp chúng ta làm rõ nhiều điểm gúc mắc trong kinh văn Pāli, vô cùng quan trọng xét dưới góc độ lịch sử.

Vi Diệu Pháp - Giảng Giải
06/08/2554 11:31 (GMT+7)
Theo một vài học giã thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Ðại Ðức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā) ...".
Tìm hiểu Thành thật luận
27/07/2554 00:02 (GMT+7)
Theo sử liệu của Thượng tọa bộ hoặc Dị bộ tôn luân luận và Phật giáo sử của Taranātha thuộc Bắc phương thì đã hình thành khoảng 18 đến 20 bộ phái Phật giáo khác nhau, trong đó, Thành thật luận thuộc về Kinh lượng bộ (Sautrāntika).1

Yết ma yếu chỉ.
26/07/2554 23:51 (GMT+7)
Bộ luật này gồm có hai phần: Phần thứ nhất là YẾT MA YẾU CHỈ, trình bày các nguyên lý căn bản của yết-ma song song với tác pháp. Phần thứ hai là TỨ PHẦN HIỆP CHÚ, giảng giải các thiên tụ của giới bổn.
Dị bộ tôn luân luận
26/07/2554 23:43 (GMT+7)
Sau khi đức Thế Tôn, Đã nhập Bát-niết-bàn, Thời gian đã trãi qua, Được hơn một trăm năm.

Câu Xá Luận
26/07/2554 23:43 (GMT+7)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui. Mê thì thành chúng sanh luân hồi sanh tử, ngộ thì thành chư Phật giải thoát Niết-bàn. Nhưng mê là tâm mà ngộ cũng là tâm. Chuyển mê khai ngộ tức là chuyển đổi tâm mê lầm thành tâm giác ngộ.
Thành Thật Luận
26/07/2554 23:43 (GMT+7)
Hỏi: Tôi nay muốn biết Ngài sẽ thuyết minh Thành-thật luận. Trước Ngài đã nói “Đấng đáng lễ lễ trước” có phải là Đức Phật không? Vì cớ gì gọi là Phật? Và đã thành tựu những công đức chi mà đáng lễ?

Thanh tịnh đạo luận toản yếu
26/07/2554 23:40 (GMT+7)
Thanh Tịnh Ðạo luận là tác phẩm do luận sư Buddhaghosa trước tác. Sư là người Ấn Ðộ, sanh vào giữa thế kỷ thứ 5 tây lịch, vốn là một nhà Phật học uyên thâm, vừa là một học giả lỗi lạc. Ngài đã chọn lọc những tinh hoa của giáo điển Nam truyền soạn thành bộ luận này, gồm 58 chương.
Tạng Diệu Pháp-Bộ Pháp Tụ
26/07/2554 23:40 (GMT+7)
Dhammasangani là Bộ sơ khởi của Tạng Abhidhamma, dung chứa các mātikā, là căn bản cho các bộ Abhidhamma kế tiếp, nương tựa vào đó mà triển khai dưới hình thức phân tích, lý luận ra những pháp môn khác.

Tạng Diệu Pháp: Bộ Nhơn Chế Định
26/07/2554 23:40 (GMT+7)
Puggalapannatti, “Bộ Nhơn Chế Định” là một quyển trong Luận Tạng có phương pháp giống Tạng Kinh hơn là Luận. Tác phẩm bắt đầu với việc đếm tổng quát các loại khái niệm, và điều này cho thấy rằng khởi thuỷ nó đươc dự định làm bổ sung cho các quyển khác để tính đến các thực thể khái niệm bị loại ra khi áp dụng khắc khe phương pháp cuả Luận. Công việc đồ sộ này cho những định nghiã chính thức cuả các loại cá thể khác nhau. Có 10 chương:chương đầu đề cập các loại đơn lẻ cuả các cá thể; chương hai về các căp; chương ba về các nhóm ba, v.v.
Tạng Diệu Pháp: Bộ Chất Ngữ
26/07/2554 23:40 (GMT+7)
Dhatukatha, “Bộ Chất Ngữ” được viết dưới dạng tóm tắt hỏi đáp. Nó thảo luận tất cả các hiện tượng với sự tham chiếu các sơ đồ uẩn, căn, đại, tìm cách xét xem các hiện tượng ấy có bao gồm trong, hay quan hệ hay không quan hệ với ba yếu tố đó và ở chừng múc nào

Thiền lâm bảo huấn
26/07/2554 23:40 (GMT+7)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế, đều là những kỷ cương yếu lĩnh về cách trụ trì, hoằng đạo của các bậc Thạc đức danh Tăng.
Tịnh Độ Luận
26/07/2554 23:40 (GMT+7)
Đề tài mà tôi có duyên được trình bày cùng quý vị hôm nay thuộc một lãnh vực rất phổ thông, song cũng rất quan trọng, bởi vì nó liên hệ đến rất nhiều người theo đạo Phật: đó là pháp môn Tịnh độ, một pháp môn mà hầu hết các Phật tử đều quen biết. Pháp môn Tịnh độ là chiếc bè Từ mầu nhiệm, giải thoát chúng sanh khỏi cảnh khổ đau phiền não trong thời mạt pháp.

Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận
26/07/2554 23:39 (GMT+7)
Một hôm có vị khách đến viếng tịnh cốc của tôi, trước lễ chào, sau dùng lời rất thanh nhã hỏi rằng : “ Từng nghe : đối với người tu tâm, đường tắt để thành đạo thì hạnh Thường Bất Khinh của Pháp Hoa Tam muội và Pháp Ban Châu của Niệm Phật tam muội đều là môn Vô Thượng Thâm Diệu Thiền. Xin được nghe về vấn đề này”.
Thắng Pháp Tập Yếu Luận
26/07/2554 23:39 (GMT+7)
Bản dịch quyển "Abhidhammasangaha" (Thắng Pháp Tập Yếu Luận) tập II nay mới được in xong, dầu chúng tôi dịch xong đã khá lâu, nguyên do chính vì vấn đề ấn loát khó khăn, nhất là in chữ Pàli, vật liệu khan hiếm đắt đỏ, và trách nhiệm của một vị Viện Trưởng khá đa đoan phiền toái.

Giải thoát đạo luận Vimutti Magga
26/07/2554 23:39 (GMT+7)
Người muốn thoát các khó khăn, muốn cởi được mọi ràng buộc, muốn thành tựu tâm trí ưu thắng dứt sợ hãi về sanh, già, chết, muốn vui giải thoát đạt tới Niết-bàn còn khó đến, thì phải rộng hiểu thấu đáo Kinh tạng, Luận tạng, Luật tạng. Đó là con đường Giải Thoát Đạo mà tôi sắp nói
Đạo Vô Ngại Giải
Paṭisambhidāmagga
26/07/2554 23:38 (GMT+7)
Cuốn Đạo Vô Ngại Giải này được dịch trọn vẹn từ cuốn The Path of Discrimination do tỳ kheo Ñāṇamoli dịch từ Paṭisambhidāmagga, tiếng Pāḷi. Đây là quyển thứ 12 trong Khuddakanikāya, Bộ Kinh Tiểu

Tiêu điểm:
 Về trang trước     Về đầu trang      Trang[1] 2  
Bao Hiem BSH
» Âm lịch