|
Mục lục |
|
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Lời tựa |
[01] |
Mẫu đề
I. Chương Tâm Sanh
Thiện dục giới
|
[02] |
Thiện sắc giới
Thiện vô sắc giới
Thiện siêu thế
|
[03] |
Pháp bất thiện
Pháp vô ký
|
[04] |
II. Chương Sắc |
[05] |
II. Chương Sắc (tiếp theo) |
[06] |
III. Chương Toát Yếu |
[07] |
III. Chương Toát Yếu (tiếp theo) |
[08] |
IV. Chương Trích Yếu |
[09] |
Trích cú Từ điển |
LỜI GIỚI THIỆU
Dhammasangani
là Bộ sơ khởi của Tạng Abhidhamma, dung chứa
các mātikā, là căn bản cho các bộ Abhidhamma kế tiếp, nương
tựa vào đó mà triển khai dưới hình thức phân tích, lý luận ra những pháp
môn khác.
Trước đây hòa thượng Tịnh Sự đã dịch từ bản Thái ngữ ra Việt ngữ, nhưng
chưa được in thành sách thì hòa thượng đã tịch.
Tôi vẫn lưu tâm đến vấn đề này từ lâu, nhưng vì bận nhiều Phật sự, lại
chưa gặp cơ hội thuận tiện để xúc tiến cho hoàn chỉnh Tạng Abhidhamma của
hòa thượng đang còn dang dở.
Nay nhân dịp Ðại Hội Phật Giáo Kỳ II, Nhà nước cho lập thêm Viện Nghiên
Cứu Phật Học Việt Nam, đồng thời có các cư sĩ và chư Tăng đệ tử của Hòa
Thượng đến yêu cầu tôi giúp đỡ cho việc ấn hành Tạng Abhidhamma, để
hoài bão của Hòa Thượng được thành tựu viên mãn.
Tôi rất hoan hỷ, nên nhận lời và cho mời ngay các vị Sư đệ tử của Hoà
Thượng Ðến chùa Nam Tông, đề nghị các Sư tu chỉnh bản dịch của Hòa Thượng
cho kỹ lưỡng, tôi sẽ xin giấy phép ấn hành.
Các vị ấy hưởng ứng lời kêu gọi của tôi, nên đã tích cực tu chỉnh Bộ
Dhammasangani được hoàn thành tương đối khả quan, và chỉ trong thời
gian ba tháng an cư kiết hạ năm Mậu Thìn.
Chúng tôi rất hoan hỷ trước tinh thần đoàn kết và thiện chí hộ trì Giáo
Pháp của các vị ấy. Vậy tôi nhân danh Tăng Trưởng hệ phái Nam Tông Việt
Nam, xin trang trọng giới thiệu dịch phẩm Dhammasangani này đến
toàn thể Chư Tăng cùng chư Phật Tử trong và ngoài nước, nên nghiên cứu học
hỏi, đọc tụng để mở mang kiến thức, hầu thấu hiểu rõ Giáo Lý tinh hoa của
Phật Giáo.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Nam Tông Tự, ngày 26-10-1988 (PL. 2532)
Tăng Trưởng Hệ Phái Nam Tông Việt Nam.
Hòa Thượng Siêu Việt.
-ooOoo-
LỜI NÓI ÐẦU
Bộ Dhammasaṅgaṇi được tu chỉnh hoàn
tất trong thời gian ba tháng, kể từ 16/6 đến 15/9 ÂL, năm Mậu Thìn.
Bộ Dhammasaṅgaṇi hay bộ pháp tụ là một trong bảy bộ
Abhidhamma (Vi diệu pháp), đã được Cố Hòa Thượng Tịnh Sự phiên dịch từ
bản Thái Ngữ. Công trình phiên dịch này chưa được tu chỉnh thì Hòa Thượng
đã tịch.
Thời gian gần đây, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã quan tâm đến việc
nghiên cứu Giáo lý Tam Tạng, nhận thấy Luận-tạng pāli là tinh hoa
của đạo Phật, chưa được phiên dịch hoàn chỉnh, nên Thành Hội Phật Giáo TP.
Hồ Chí Minh có đề nghị Chư Tăng Hệ Phái Nam Tông tu chỉnh Tạng Vi. Diệu
Pháp đã được Cố Hòa Thượng Tịnh Sự phiên dịch. Hòa Thượng Tăng Trưởng đã
nhóm họp Chư Tăng Nam Tông, bàn về vấn đề này, cuối cùng Chư Tăng nhất trí
giao trách nhiệm cho các đệ tử của Cố Hòa Thượng, tu chỉnh Tạng Vi Diệu
Pháp.
Chúng tôi vẫn y cứ vào bản dịch của Cố Hòa Thượng, chỉ tu chỉnh thôi.
Gọi là "tu", thì chúng tôi đã bổ túc thêm phần lược đồ, chú thích các từ
ngữ khó hiểu, từ vựng Pāli-Việt cuối Tạng và mục lục; gọi là
"Chỉnh", thì chúng tôi đã sữa văn theo nguyên bản Pāli, và chữa
những từ ngữ trước kia văn Thái, văn Hán mà tối nghĩa, cầu kỳ, không được
sát với Pāli. Thí dụ như: Những câu hỏi mở đầu: -"Katamo tasmiṃ
samaye phasso hoti?", bản cũ dịch là: -"Xúc trong khi có ra sao?"
chúng tôi sửa lại: "Thế nào là xúc trong khi ấy?", hoặc như: - "Katamantaṃ
rūpaṃ cakkhāyatanam?", bản cũ dịch là: - "Sắc mà gọi là nhãn xứ là thế
nào", chúng tôi sữa lại: "sắc nhãn xứ ấy là thế nào?", những từ ngữ như
mahābhūpam, trước dịch là: - "Sắc tứ đại sung", chúng tôi sữa lại là:
- "sắc đại hiển" v.v...
Việc làm tu chỉnh này, đối với chúng tôi là cả một vấn đề. Thật ra,
chúng tôi chưa dám nghĩ đến việc làm này, bởi:
- Tự lượng tài trí của mình còn thiển cận.
- Sợ dư luận phê phán là đệ tử sao dám sửa kinh sách của thầy tổ đã
dịch.
- Sợ những kẻ "Làm Dở Chê Vụng".
Nhưng này được giáo hội khuyến khích và được sự nâng đỡ của Hòa Thượng
Tăng Trưởng, chúng tôi đành lãnh trách nhiệm, không dám từ nan, do xét
thấy:
- Vì mục đích duy trì của Giáo Pháp của Bậc Ðạo Sư.
- Vì lợi ích cho Giáo Hội, đáp ứng nhu cầu tài liệu nghiên cứu Phật
Pháp.
- Ðể làm rạng rỡ sự nghiệp đạo Pháp của thầy Tổ.
- Ðể tạo thiện duyên trí tuệ của mình.
Do xét thấy như thế, nên chúng tôi mạo muội lãnh trách nhiệm tu chỉnh
Tạng Vi Diệu Pháp.
Tu chỉnh xong bộ Dhammasaṅgaṇi (Pháp Tụ) này, chúng tôi vô cùng
phấn khởi, nghĩ rằng mình đã thực hiện được một thiện sự có lợi ích chung.
Tuy vậy, chúng tôi cũng không khỏi áy náy trong những khuyết điểm dĩ
nhiên phải có. Cúi mong các bậc tôn đức và những học giả uyên thâm xa gần
chỉ dạy, bổ túc thêm cho chúng tôi những điểm sai sót.
Chúng tôi xin chân thành tri ân Chư Ðại Ðức Tăng các chùa: Nam Tông,
Bửu Long, Giác Quang, Siêu Lý, Thiền Quang ... đã tận tình giúp đỡ, cho
mượn tư liệu tham cứu.
Chúng tôi thành thật tán dương công hạnh và tinh thần hộ pháp của các
cư sĩ, đã ủng hộ chúng tôi về nhu cầu vật chất trong thời gian tiến hành
thiện sự này.
Cầu mong phước báo hằng gia tăng đến quý vị ấy.
Nguyện cho Phật pháp được thạnh hành.
BAN TU CHỈNH
Nguyên Thủy Tự,
ngày 15-9-ÂL, năm Mậu Thìn.
PL. 2532 (TL. 1988).
-ooOoo-
LỜI TỰA
Abhidhammapiṭaka
(Tạng A-Tỳ-Ðàm) dịch là Tạng Vô-Tỷ-Pháp, là một
trong ba Tạng Giáo Lý của Phật Giáo.
Tạng Abhidhamma đặc thù hơn tạng Suttanta (kinh) và Tạng
Vinaya (Luật) trên phương diện nghiõa lý, trình bày pháp chơn
tướng bản thể (Sabhāva-dhamma), vì ý nghĩa cao siêu nhặt nhiệm, nên
có chỗ dịch là Vi Diêu Pháp.
Tạng Abhidhamma có bảy bộ:
1- Dhammasaṅgaṇi (Bộ Pháp Tụ)
2- Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)
3- Dhātukathā (Bộ Chất Ngữ)
4- Puggalapaññatti (Bộ Nhơn Chế Ðịnh)
5- Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông)
6- Yamaka (Bộ Song Ðối)
7- Paṭṭhāna (Bộ Vị Trí)
Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi (Pháp Tụ) là bộ khởi đầu; qui tụ những
mẫu đề chính yếu (mātikā) của Tạng Abhid-hamma.
Bộ Dhammasaṅgaṇi được Ðức Phật thuyết trọn mười hai ngày, trong
thời gian ba tháng an cư tại Cung Ðạo Lợi (tāvatiṃsa) gồm có 1300
pháp uẩn (Dhammakhandha), 987 đoạn (pabba), bốn chương
(kaṇḍa):
a- Cittupādakaṇḍaṃ - Chương tâm sanh
b- Rūpakaṇḍaṃ - Chương sắc
c- Nikkhepakaṇḍaṃ - Chương toát yếu
d- Atthuddhārakaṇḍaṃ - Chương trích yếu
Bộ Dhammasaṅgaṇi, nội dung xoay chuyển quanh ba loại mẫu đề
(mātikā) là:
- Mẫu đề tam: - Tikamātikā
- Mẫu đề nhị: - Dukamātika
- Mẫu đề kinh: - Suttantamātikā.
Mẫu đề tam có hai mươi hai đề tài, gồm sáu mươi sáu câu, như đề thiện
(kusalatika) gồm: - Các pháp thiện (kusalādhammā) - các pháp
bất thiện (akusalā dhammā) - các pháp vô ký (Abyākatā dhammā)...
Như vậy mỗi đề có ba câu, nên hai mươi hai đề có sáu mươi sáu câu.
Mẫu đề nhị có một trăm đại đề, gồm hai trăm tiểu đề, như đề nhân (hetuduka)
gồm: - Các pháp nhân (hetū dhammā) - Các pháp phi nhân (no hetū
dhammā) ... Như vạäy mỗi đại đề có hai tiểu đề, nên một trăm đại đề có
hai trăm tiểu đề.
Mẫu đề kinh có bốn mươi hai đầu đề, gồm tám mươi bốn câu. Mẫu đề này,
mỗi đề cũng nói lên hai khía cạnh, nhưng không cần đối nhau, chỉ nói từng
đôi pháp theo ý nghĩa kinh tạng, như đề phần minh (Vijjkābhāgīduka)
có hai câu là: - các pháp phần minh (Vijjkābhāgino dhammā) và - Các
pháp phần vô minh (Avijjābhāgino dhammā)...
Khi nêu lên một đề pháp nào trong mỗi đại tiền đề, Bộ Dhammasaṅgaṇi
đã trình bày chi pháp của đề pháp đó. Ðiểm đặc sắc khác của Bộ
Dhammasaṅgaṇi là định nghĩa làm sáng tỏ tâm, sở hữu tâm, sắc pháp. Ðặc
điểm này đã gây hứng thú và lợi ích cho những học giả nghiên cứu.
Về hình thức, Bộ Dhammasaṅgaṇi dẫn giải theo cách vấn đáp, nghĩa
là có một câu hỏi đưa ra thì có một câu giải đáp liền đó. Ðặc điểm này
cũng giúp nhiều lợi ích, do có sự nhấn mạnh mỗi vấn đề, nên dễ chú ý, dễ
nắm lấy ý nghĩa.
Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi là một Bộ Luận có giá trị then chốt, là
chìa khóa để mở cửa kho tàn vô tỷ, không thể không nắm căn bản Bộ Pháp Tụ
này mà nghiên cứu dễ dàng các Bộ luận khác; một cơ sở mà các học giả
nghiên cứu Tạng Abhidhamma phải đứng trên đó.
Bộ Dhammasaṅgaṇicũng cũng có thể là Bộ sách làm cơ sở cho Pháp
môn Thiền Quán, là một cẩm nan cho các hành giả tu tuệ, muốn thấu đáo tinh
tường đề mục tu tập như: - Danh sắc, ngủ uẩn, trạng thái tâm, sở hữu tâm,
sắc pháp ...
Chính Bộ Dhammasaṅgaṇi này giải rõ các vấn đề.
Chùa Siêu Lý, ngày 1-9-1975.
Hòa Thượng TỊNH SỰ SANTAKICCO.
-ooOoo-