Nguyên
Do Phát Khới
DỊ BỘ TÔN LUÂN LUẬN
Bồ-tát
Thế Hữu tạo
Tam
Tạng pháp sư Huyền Tráng dịch chữ Hán
Nguyên
Tuấn dịch và chú thích
1. NGUYÊN DO PHÁT
KHỞI
Sau khi đức Thế
Tôn,
Đã nhập
Bát-niết-bàn,
Thời gian đã trãi
qua,
Được hơn một trăm
năm.
Bấy giờ trong Thánh giáo,
Xuất hiện các bộ
phái,
Từ đó liền phát
sanh,
Các điều chẳng lợi
ích.
Chính vì bám chấp
vào,
Điều dị biệt như
thế,
Nên lần lượt phát
sinh
Thêm các bộ phái
khác.
Vì thế nên phải
nương,
Những lời đức Phật
dạy,[1]
Phân biệt chấp dị
ấy,
Để họ sanh nhàm
chán.
Thế Hữu, bậc
Bồ-tát,
Đầy đủ trí tuệ
giác,
Xuất gia trong
dòng Thích,
Hành hạnh chân tỷ
kheo,
Thấy cảnh tượng
như thế,
Liền suy nghĩ đắn
đo.
Lại bình đẳng quán
sát,
Khắp tất cả thế
gian,
Nào quan điểm luận
thuyết,
Cứ trôi nổi quay
cuồng,
Rồi công kích đả
phá,
Lời dạy của Thế
Tôn.
Căn cứ các quan
điểm,
Ngài phân giải rõ
ràng,
Rằng tất cả phải
nên,
Thấy rõ lời Phật
dạy,
Hoàn toàn nương
dựa vào,
Thánh đế làm tiêu
chuẩn.[2]
Cũng ví như có
người,
Đãi vàng từ trong
cát,
Người phật tử cũng
thế,
Phải chọn điều
chân thật.
[1]Hán bản dùng chữ A-cấp-ma
阿笈摩, (hay còn gọi là A-hàm,A-già-ma,
A-hàm-mộ),được phiên âm từ chữ Āgama, được dịch ý là Pháp
quy, Pháp bản, Pháp tạng, Giáo pháp... chỉ cho các bộ kinh căn bản của Phật giáo
viết bằng Phạn văn, tập hợp các giáo lí cơ bản mà Phật đã từng
thuyết giảng như Tứ diệu đế,
Bát chính đạo,
Duyên khởi,
Nghiệp... nội dung giống các Bộ kinh (pi. Nikāya)
thuộc văn hệ Pali. Các học giả hiện đại giải nghĩa thuật ngữ Āgama
từ gốc ā√gam tiếng Phạn
là đi đến và dịch là Thú quy, Tri thức, Thánh ngôn,
Thánh huấn tập.
[2] Thánh đế 聖諦 chính là Tứ thánh đế. Có thể nói toàn bộ giáo
pháp được đức Phật giảng thuyết đều y cứ trên Tứ thánh đế, nếu có pháp
nào không y cứ trên Tứ thánh đế thì đó không phải lời đức Phật dạy.
Trong Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi, đức Phật dạy: “Chư hiền
giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu
chân voi, vì dấu chân này là lớn nhất trong tất cả dấu chân về mặt to
lớn. Cũng vậy chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ
thánh đế” (VNCPHVN, Trung bộ I, tr. 184).
Hay
như trong kinh Lá rừng Simsapā(Tương ưng, tr. 442), đức Phật
dạy rằng những gì Ngài biết thì như lá cây trong rừng còn những gì ngài
giảng dạy thì như lá trong lòng bàn tay của ngài. Sở dĩ Ngài không dạy
tất cả bởi những điều ấy không phải là căn bản của đời sống phạm hành,
không đưa đến ly tham, giải thoát, Niết bàn, tịch tịnh. Còn những điều
Ngài dạy đều nói đến Khổ, Khổ tập,
Khổ diệt và Con đường đưa đến Khổ diệt. Vì sao? Vì những điều ấy liên
hệ đến mục đích, là căn bản cho đời sống thanh cao, đưa đến yếm ly, ly
tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Ở đây,
ngài Thế Hữu muốn nói rằng nếu các bộ phái không nương vào Tứ thánh đế
để xác định Khổ và con đường diệt khổ mà đặt điều tranh luận thị phi,
tranh nhau hơn thua phải trái thì tất cả đều phi phật pháp, vì nó không
liên quan đến phạm hạnh, giải thoát và rốt cuộc chỉ đi đến khổ đau.