Lịch sử phật giáo Việt Nam
Đạo Phật Và Dòng Sử Việt
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận Bìa của Họa Sĩ Phượng Hồng, Trình Bày: Duy Nhiên, Phật Học Viện Quốc Tế California Hoa Kỳ ấn hành 1998
29/10/2554 06:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

 

 

[1] . Sách Hậu Hán Thư (chương 33 tờ 8a), nói về sự phân chia Giao Châu với Quảng Châu như sau: 
“Trị sở Giao Châu là huyện Luy Lâu. Niên hiệu Nguyên Phong thứ V (106 tr TL), trị sở ấy sau được dời đến huyện Quảng Tín, đất Thương Ngô”.

Lời sớ của Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (q2 tờ 7a, hg 7) xác định rằng: Luy Lâu là một huyện thuộc đất Giao Chỉ, tại làng Lũng Khê, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh (sách PGVN, từ khời nguyên đến thế kỷ XIII, trang 66, dòng 18 - 26).
[2]. Lịch sử hàng hải quốc tế xác nhận: từ thời tối cổ vùng Viễn Đông và Thái Bình Dương đã là nơi có sự buôn bán phồn thịnh hàng hải rồi. Người Trung Hoa đã biết sử dụng địa bàn từ thời tiền sử khoảng XXX thế kỷ tr TL; hơn nữa, một phần phía Nam Trung Hoa được đặt trong vùng ảnh hưởng gió mùa định kỳ. (Rất có thể) vào năm 1398 tr TL một người Trung Hoa tên Chien-Ho đã tiếp xúc với các quần đảo rải rác hoặc đã đặt chân lên vùng đất California, thuộc nước Mỹ. Chúng ta cũng cần chú ý là kỹ nghệ đóng thuyền viễn dương của Trung Hoa. Từ nghìn xưa loại thuyền buồm Trung Hoa vẫn được nổi tiếng với thế giới. Năm 414 Tây lịch, Thiền sư Pháp Hiển - Fa hsien -(Trung Hoa)đã dùng thuyền viễn dương rất đồ sộ chở được trên 200 người từ Java về Quảng Châu thuộc tỉnh quảng Đông. Mà mãi đến năm 1492 Chritophe Colomb mới đặt chân lên đất Mỹ. Không phải đợi đến thời thiền sư Pháp Hiển mới có sự thông thương bằng đường biển giữa Ấn Độ Dương với biển Trung Hoa. Sự thương mại bằng đường biển cổ thời giữa Địa Trung Hải, biển Baltique và Hắc Hải ở Âu châu không có gió mùa mà còn được phát triển rất mạnh, huống hồ các nước nằm trong hệ thống gió mùa định kỳ đã đóng góp rất mạnh mẽ vào chương trình đi về một cách rất chính xác, giúp cho các thương nhân đỡ sức lao động, và do đó thuyền có thể rất lớn, chở nặng được.
Người Ấn Độ ngay từ hồi còn định cư ở lưu vực Indus, phía tây bắc Ấn Độ, đã có truyền thống thương mại hàng hải thuộc biển Ả rập với các nước Âu Châu rồi. Khoảng 300 năm tr TL, dưới triều đại Maurya, nước Magadha, đại đế Chadragupta trị vì một vương quốc rộng nhất thời bấy giờ. Đến đời cháu đích tôn của đại đế, là thánh quân Asoka của triều đại maurya đã lên đến tuyệt đỉnh vinh quang. Ta cũng nên nhớ rằng, vào khoảng hai thế kỷ cuối cùng trước kỷ nguyên Tây lịch, có một biến cố lớn xảy ra ở Ấn Độ. Đó là con đường thương mại vàng bị cắt đứt; từ trước, Ấn Độ vẫn mua vàng tại Tây bá Lợi Á. Các đoàn lữ hành vận tải vẫn thường dùng con đường Bactrianeđể thông thương bị các phong trào quần chúng Trung Á nổi dậy ngăn chặn con đường thương mại này. Ấn Độ đành phải quay sang phương Tây để mua vàng, thuộc thế giới La Mã. Người Ấn Độ mua các đồng tiền vàng về rồi nấu cho chảy ra để sử dụng theo ý mình; do đó, hoàng đế Vespasian ngăn cản, không cho vàng chảy ra ngoại quốc nữa. Ấn Độ liền quay sang “Kim Thổ” tức là sang bán đảo Ấn - Hoa. Như ta biết là kỹ thuật hàng hải viễn dương lúc ấy rất thuận tiện. Gió mùa đã được sử dụng. Các con đường buôn viễn dương có thể chở được 700 hành khách đã thấy xuất hiện trên các hải đảo rồi. Và, làn sóng di dân có khuynh hướng lan rộng rõ rệt mỗi ngày dồn về phía Đông mạnh hơn, bằng hai ngả đường bộ và đường thủy: Phía bắc Ấn Độ, con “đường buôn lụa” sang tới Trung Hoa là con đường chính mà các nước thuộc vùng Thượng Huyền, vùng Trung Á và Địa Trung Hải buôn bán với Viễn Đông, thuộc Trung Hoa.  Con đường này lại hay có nạn bị cướp, thường do các nước có truyền thống văn minh bản xứ lâu đời và hiếu chiến sử dụng. Còn con đường về phương Nam thông với Nam á là con đường biển.  Đường biển có lợi là có thể chở được nhiều hàng, nhiều nước ngọt, lương thực và người trên những con thuyền lớn. Hơn nữa, con đường biển nhờ có hệ thống gió mùa định kỳ nên khách hàng có thể yên trí tính toán chương trình nhất định ngày đi về được rất chính xác. Còn một điều này nữa cũng cần để ý, đó là các dân tộc sử dụng, “cong đường buôn lụa” hay có tính bảo tồn bản chất văn hóa Ấn Độ; nhưng nếu sử dụng con đường này để đưa văn minh vào các nước Đông Nam Á Châu thì kết quả mong đợi rất khác xa với kết quả thu được ở những nước do đường biển đưa tới.  Những nước phía Đông Nam Á Châu chịu ảnh hưởng bản chất Indonesien và Melanesien nhiều hơn là Mongolique. Do đó, văn minh Ấn Độ thâm nhập vùng Đông Nam Á có vẻ nhộn nhịp hơn.  Phong trào di cư của người Ấn Độ trong đó (hẳn nhiên) có các nhà sư ấn Độ đã đem Đạo Phật truyền vào vùng Đông Nam Á, có thể bắt đầu từ thời đại Asoka, nhưng chỉ lẻ tẻ và nhiều đợt, phong trào trở thành rầm rộ thì vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Các phong trào này dùng đường biển nhiều hơn là đường bộ.
[3].Vua Dục đi: nghĩa là, Tháp Dục Vương (Asoka) đổ nát.
[4].Vua sau: nghĩa là, Tháp Tường Long của vua Lý Thánh Tông cũng đã đỗ nát rồi.
1.Thích Đức Nghiệp, Đạo Phật Việt Nam, trang 29 - 34.
1.Lê Mạnh Thát, nghiên Cứu Về Mâu Tử, trang 1 và 2, Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản, 1982.1Cách nay khoảng 30 năm, tôi nhớ, trên những chuyến đò ngược xuôi, người xẩm mù lòa chuyên đi hát rong và thường mang theo mình cây đàn nhị, hoặc chiếc trống bỏi, có khi một ống sáo, đi kèm bên một em bé dẫn đường, tay cầm chậu thau để xin sự “bố thí” của đồng bào thập phương; anh ta vừa kéo nhị (hoặc đánh trống, thổi sáo) và nghêu ngao hát những câu (giọng khàn khàn) “Phúc đức Tổ ấm, bà ơí!
Làm duyên làm phúc cho tôi với nào”.  Cũng có khi người ta nói: “phúc đức tại mẫu, bà ơi hay ông ơi, anh ơi, chị ơi, cô ơi.”
Hai chữ “phúc đức” quả đã là nguồn Sống tràn trề hy vọng mà lẽ nhân quả luân hồi tội phúc báo ứng của Đạo Phật đã gieo vào tiềm thức sâu thẳm của giống nòi Lạc Việt, để mỗi ngày vun bồi cho cây “đức” thêm sum suê, tươi tốt.  2trong thơ NGUYỄN CÔNG TRỨ có câu:
“ Dân hữu tứ, sĩ chi vi tiên
tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt”. 

3Chúng tôi đề nghị độc giả nên đọc thêm cuốn “Đạo Phật Với Con Người” của HT. Tâm Châu.
1Cuộc Khởi Nghĩa đầu tiên của hai chị em Bà Trưng chống quân Đông Hán vào năm 40 của thế kỷ đầu Tây lịch là do các quan lại Trung Hoa đã không biết tôn trọng quyền tự trị của dân tộc Việt, mà chỉ chuyên chú vào việc khai thác kinh tế, làm giàu cá nhân.  Và cuộc khởi nghĩa thứ hai của bà Triệu, năm 248 Tây lịch, chống Đông Ngô, cũng vì Trung Hoa không muốn để dân tộc Việt tự trị, hòng đồng hoá và tiêu diệt người Việt mau hơn. Vì sự tồn tại của giống nòi, người Việt đã phản tỉnh kịp thời, tìm phương đối phó lại với người phương Bắc (Trung Hoa).  Hai cuộc khởi nghĩa mang màu sắc quí tộc Lạc hầu, Lạc tướng (đời Trưng) hay màu sắc bình dân hứng khởi tình cảm (Bà Triệu, tức Triệu Thị Trinh) cũng đã gây được cho lớp hậu tiến niềm phấn khởi tự tin: giải phóng quốc gia khỏi gông cùm phương Bắc.
Nhưng từ khi vương triều Bà Trưng đổ thì chế độ quí tộc Lạc hầu, Lạc tướng cũng đổ theo. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu mang tính cách quần chúng tự phát, vì các nhà quí tộc có uy tín đã bị tru diệt cả rồi.
Như đã biết: Nước Trung Hoa phần nhiều ít chú trọng tới phương Nam bằng phương Bắc, và hễ bao giờ ở chính quốc có rối loạn thì sự cai trị ở Giao Châu lại càng lỏng lẻo hơn và nhiều khi là không cần thiết. Chỉ bao giờ chính quốc ổn định rồi thì người Trung Hoa mới lại dồn lực quay về phương Nam để thắt chặt thêm vòng xích đô hộ.
Các cuộc khởi nghĩa của Việt Nam đều phải ăn nhịp với các sự biến động tại chính quốc. Do đó có thể phân chia ý thức quốc gia Việt Nam hay nói khác đi, sự đối kháng, sự bảo tồn văn hóa của Việt Nam đối với văn hóa Trung Hoa qua năm thời kỳ:
1. THỜI KỲ ĐỐI KHÁNG, tức là thời kỳ bắt đầu từ đời Hồng Bàng lập quốc, từ thời Hùng Vương đến thời hai Bà Trưng.
2. THỜI KỲ THỎA HIỆP, tức là thời kỳ bắt đầu từ Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp. Lúc này nước Việt Nam có lác đác vài nhà trí thức như Lý cẩm, Lý Tiến .v.v.. sang Trung Hoa du học, đã đổ đạt và làm quan.
3. THỜI KỲ QUẬT KHỞI, Nhà Tiền và hậu Lý Nam Đế (542 - 602) và họ Khúc (906 - 923) đã mở màn cho thời kỳ chế độ tự chủ.
4. THỜI KỲ PHẢN TÆNH, Nhà Ngô (939 - 965) có công phế bỏ thứ văn hóa nô dịch của người phương Bắc. Tuy nhiên giai đoạn này mới chỉ là “phản tỉnh” tự chủ mà thôi; cho nên trong nước mới phát sinh nạn cát cứ không mấy tốt đẹp.
5. THỜI KỲ SÁNG TẠO, ĐỘC LẬP, nhà Đinh (960 - 980) Tiền Lê (981 - 1009) đã mở màn cho giai đoạn quốc gia, độc lập để sau này hai triều đại Lý - Trần phát triển ý thức văn hóa quốc gia hùng mạnh.

Nếp sống vĩ đại của Phật giáo, vốn đã sinh hoạt mạnh mẽ ở Việt nam, qua từng thời kỳ, và rất tế nhị, uyển chuyển để tuỳ duyên tế độ sinh dân. Sang tới triều đại Lý - Trần là thời kỳ Sáng tạo Văn Hóa Độc Lập của quốc gia dân tộc thì Phật giáo công khai dấn thân hoạt động một cách đắc lực hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, thời thượng cổ, vào giai đoạn thỏa hiệp văn hóa bắt đầu từ Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, đã có một phong trào chịu ảnh hưởng văn hóa phương bắc, chủ thuyết thần phục Trung Hoa cùng tranh tốn với phong trào cự tuyệt văn hóa “thiên triều”, chủ trương độc lập quốc gia, do các nhà văn hóa thiền sư Việt nam trực tiếp thu nhận từ nguồn văn hóa Đạo Phật dưới thời họ Lý, họ Khúc.
Thời quật khởi kéo dài già nửa thế kỷ (542 - 602) cũng qua đi để nhường cho thời kỳ phản tỉnh sáng tạo. Nhìn tổng quát, ta thấy tư tưởng phương Bắc với ý định tiêu diệt các cơ sở tinh thần Việt Nam, cho nên, sau khi nhà Đông Ngô sụp đổ thì nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Tấn. Nhà Tấn tan rã thì Tống, Tề, Lương thay nhau tuần tự ngự trị đất nước Việt. Nhà Tống vừa bị đổ (479 TL) thì nhà Tề kế vị, và 22 năm sau, nhà Lương hạ nhà Tề, rồi nắm độc quyền thống trị nước Việt. Kể từ khi nhà Tống mất ngôi, nước Trung Hoa rối lọan rất nhiều. Lúc này, vị quan cai trị Giao Châu, là thứ sử Tiêu Tư, lợi dụng tình thế rối ren tại chính quốc liền tung hoành hà hiếp vơ vét của cải người dân thuộc quốc. Đây là cơ hội để người Việt có dịp quật khởi, và cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế đã diễn ra vào mùa xuân năm 542 (xem mục “Công Cuộc Dựng Nước Tời Tiền Lý”).
3Theo PHẠM TIỆP, một văn sĩ kiêm sử gia chính khách Trung Hoa đời Tống, thời đại Nam - Bắc triều thế kỷ thứ V TL, tác giả sách HẬU HÁN THƯ dẫn chứng ở q24, Mục mã Viện Liệt Truyện, do Thượng Hải Trung Hoa Thư Cục, q5, tờ 8b ghi:
“viện tương lâu thuyền đại tiểu nhị thiên dư sưu, chiến sĩ nhị vạn dư nhân, kích Cửu Chân tặc Trưng Trắc dư đảng Đô Dương đảng, tự Vũ Thiết chí Cự Phong, trảm hoặch ngũ thiên dư nhân; Kiều Nam tức bình. Viện tấu ngôn: Tây Vu huyện, hộ hữu tam vạn nhị thiên, viễn giới khứ Đình thiên dư lý, thỉnh phân vi Phong Khê, Vọng Hải nhị huyện. Hứa chi. Viện sở qua chiếp vi quận huyện, trí thành quách, xuyên cừ quán khái, dĩ lợi kỳ dân, điều tấu Việt luật dư Hán luật hiện thập dư sự; dữ Việt nhân thân minh cực chế, dĩ ước thúc chi; tự hậu, Lạc Việt phụng hành Mã tướng quân cố sự”.
Nghĩa là:
“viện đem lâu thuyền (thuyền cao hai tầng), lớn nhỏ hơn hai vạn binh sĩ đánh quận Cửu Chân dư đãng của Bà Trưng Trắc là bọn Đô Dương, từ đất Vũ Thiết đến đất Cự Phong, vừa chém, vừa bắt được hơn năm ngàn người; cõi Kiều Nam (tức Lĩnh Nam) đều bình định. Viện tâu lên vua rằng: huyện Tây Vu (thuộc quận Giao Chỉ), có ba vạn hai ngàn nhà, biên giới xa nhất, cách Trung Hoa (huyện Đình) hơn ngàn dặm. Vậy xin chia làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua Hán y cho lời tâu. Viện đi qua xứ nào, liền đặt ra quận huyện, xây thành quách, đào ngòi tát nước, để làm lợi cho dân. Có điều trần tâu luật của người Việt, so sánh với luật Hán có hơn mười điều. Rồi ban bố rõ phép cũ cho người Việt biết, để bó thúc dân Việt. Từ đó về sau, dân Lạc Việt phải tuân theo phép cũ của Mã Viện”. Dẫn theo sách Trung việt Pháp Luật Tỷ Giảo, trang.
1HỔ THÍCH VĂN TỔN, tập IV, Mục “Lăng Già Tông Khảo’, tác giả dẫn sách Tục Cao Tăng Truyện, q212, kể sự tích thiền sư ĐÀM THIÊN, đời Tuỳ, có thành lập một Đạo Tràng Thiền Định ở Tây Kinh. Nhà học giả kiêm triết gia Hồ Thích viết về thiền sư Thích Đàm Thiên như sau:
“Thiền sư Thích Đàm Thiên, quê ở Thái Nguyên, chuyên nghiên cứu các kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Lăng Già.. khi gặp nạn nhà Bắc Chu hủy diệt chính pháp, thiền sư đời đến phương Nam học thêm về Duy Thức, Nhiếp Đại Thừa Luận (trong sách không thấy nói là thiền sư đã tham học với vị nào.) và ngài rất tâm đắc “ý chỉ” của hai bộ luận này. Sau thiền sư trở về Bắc, rồi ở hẳn đây mở trường dạy về Nhiếp Đại Thừa Luận, Khởi Tín Luận và Kinh Lăng Già. không bao lâu, thiền sư trở thành một vị đại sư nổi tiếng đương thời. Thiền sư hợp tác cùng vua Văn Đế nhà Tuỳ, khởi sự chấn hưng Phật giáo, xây chùa, dựng tháp ở khắp trong nước..
Thiền sư tịch năm Đại Nghiệp thứ III 9607). Tác phẩm (của thiền sư) còn truyền lại cho đời, có:
Nhiếp Luận Sớ 10 quyển.
Lăng Già và Khởi Tín Sớ..
Qua đoạn văn trên: chứng minh lời ngài Thông Biện dẫn chứng Sự tích đại sư Đàm Thiên thuộc đời Tùy là chính xác, chứ không phải đời Tề như tác giả sách PHẬT GIÁO VIỆT NAM từ khơiû nguyên đến thế kỷ XIII đã khẳng định: “Đàm Thiên tịch vào khoảng giữa 479 và 483, cuối triều đại nhà Tề” và. là một lời “biện” của Thông Biện? - Bản dịch của Tuệ Sỹ, ban tu thư viện Đại Học Vạn Hạnh 1968, xem các trang 49, 52.  2 Nguyên văn bản chữ Hán trong sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục:
“. Án Đàm Thiên pháp sư truyện, Tùy Cao Tổ vị chi pháp dã, Hậu viết: Trẫm niệm Điều Ngự từ bi chi giáo, báo đức vô do.  Vị thiểm nhân vương, hoằng hộ Tam bảo, dĩ biến thu di thể xá lợi, nhưng ư quốc nội, lập thụ bảo pháp, phàm tứ thập cửu sở, biểu thế tân lương. Dư nhất bách ngũ thập tự tháp. Ngoại các Giao châu chư xứ kiến lập. Ký tư phúc nhuận, dĩ cập đại thiên. Nhiên bỉ tuy nội thuộc, do hệ cơ mi, nghi tuyển danh đức sa môn vãng bỉ chư xứ hóa độ, linh nhất thiết câu đắc Bồ Đề”.
Pháp sư viết: “Giao Châu nhất phương đạo thông Thiên Trúc, Phật pháp sơ lai Giang Đông vị bỉ; nhi Luy Lâu hựu trùng sáng hưng bảo sát nhị thập dư sở, độ tăng ngũ bách dư nhân, dịch kinh nhất thập ngũ quyền, dĩ kỳ tiên chi cố dã. Vu thời tắc dĩ hữu Tỳ khưu danh: MA HA KỲ VỰC, KHANG TĂNG HỘI, CHI CƯƠNG LƯƠNG, MÂU BÁC chi thuộc tại yên.
.Dữ Trung quốc vô dị. Bệ hạ, thị phổ thiên, Từ phụ, dục bình đẳng thí, khả độc khiển sứ tương, dật bỉ hữu nhân yên, bất tu vãng hoá” (Sđd).
1 (Theo Maurice DURAND nhận xét thì Lý Phật Tử có nghĩa là đồ đệ của Đức Phật họ Lý, tên của vị anh hùng này chứng tỏ sức bành trướng của Phật giáo thế kỷ thứ 6 thứ 7. Phật tử ở ngôi mà năm 580 Vinitaruci (Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi) sang truyền bá Phật giáo - phần phụ chú sách VĐUL - trg 157.
Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên viết vào đời Trần (1329): 
“Lý Phật Tử mất năm 603 Tây lịch, ở ngôi 30 năm”.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, theo bài tựa sách này hoàn thành 
năm kỷ hợi, Hồng Đức thứ X (1479). Bản khắc in năm 1697. Ngô 
Sỹ Liên lại gán cho Lý Phật Tử “đầu hàng” nhà Tùy là cố xuyên 
tạc nhằm bôi nhọ Phật giáo. Năm 603 con lý Phật Tử là Sư Lợi 
đã nối nghiệp cha trị vì. Năm 603 do tướng Lưu Phương (nhà 
Tuỳ) điều động đại quân đánh chiếm lấy bằng được nước Vạn 
Xuân. Quân ta có chống mà quân giặc quá mạnh và Sư Lợi đã bị 
giặc bắt đưa về Tàu. Sau đó không biết sống chết ra sao; chứ 
không phải là “đầu hàng” như sử thần Ngô Sỹ Liên đã viết trong 
ĐVSKTT - ghi chú của người viết -
1(GIẢ ĐẢO, tự Lãng Tiên, trước đi tu làm tăng hiệu là Vô Bản, hay làm thơ, thường gò từng chữ. Một hôm cỡi lừa đi ngoài đường, nghĩ được hai câu thơ:Điều túc trì biên thụ, tăng sao nguyệt hạ môn. Sau muốn đổi chữ sao ra chữ thôi, nhưng còn phân vân chưa biết dùng chữ nào, rồi cứ một tay ra hiệu gõ cửa, một tay ra hiệu đẩy cửa. Gặp quan Kinh triệu doãn là Hàn Dũ đi qua, thấy thế, gọi lại hỏi và bảo nên để chữ sao. Từ đó người ta gọi lối văn gọt dũa từng chữ là lối thôi sao. Ông thi tiến sĩ không đỗ, làm chức Trường giang chủ bạ. (Theo Đường Thi của Lệ thần TRẦN TRỌNG KIM)
2(chú thích của dịch giả: Trên con đường về, mưa làm phai lạt mùi hương của chiếc ấn ngài mang theo - áo và ấn đây là tùy thân của tăng sĩ đắc truyền.)
3Biển vắng không thuyền bè đi lại, làm sao tôi nhận được tin tức của ngài sau này.
1Y Vương: Phật được gọi là Y vương, vua của các thầy thuốc, chữa được mọi tâm bệnh. Y vương ở đây có nghĩa là Phật Pháp.  2Hổ Khê: pháp sư Tuệ Viễn ít khi đưa khách qua khỏi khe chảy ngang trước núi. Pháp sư một lần cùng khách đàm luận về Đạo Phật vì vui câu chuyện nên đã đi qua khỏi khe, có một con hổ rống lên vì lấy làm lạ.
1Sử chép: “Khi sinh ra ông có hào quang sáng khắp nhà, trên lưng có 3 nốt ruồi, mắt sáng như điện, người xem tướng cho là điềm lạ, bảo rằng ông sau này sẽ làm vua, nhân đấy đặt tên là Quyền. Lớn lên ông làm nha tướng của Dương Đình nghệ, Nghệ gả con gái cho, sai trấn thủ ở Ái Châu.  “Vương đã giết giặc trong nước để phục thù cho chúa, giết địch bên ngoài để cứu nạn cho nước, dựng quốc độ, nối lại chính thống, công nghiệp thật là to lớn lắm”.  2(Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh giặc ở Thái Bình, bị địch thủ bắn chết, cháu là Ngô Xương Xí lên thay, nhưng không ai phục tòng nữa. Thực chất tình trạng lúc ấy đã phân tán, các tướng lĩnh mỗi người chiếm giữ một vùng. Sử gọi là 12 sứ quân:
1.Trần Lãm, chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình)
2.Kiều công Hãn, là cháu nội của Kiều Công Tiễn, chiếm giữ Phong Châu (H. Bạch Hạc)
3.Nguyễn Khoan, chiếm giữ Tam Đới (H. Vĩnh Lộc)
4.Ngô nhật Khánh, chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây).
5.Lý Khuê, chiếm giữ Siêu Loại (Thuận Thành)
6.Nguyễn Thủ Tiệp, chiếm giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
7.Phạm Bạch Hổ, chiếm giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
8.Lữ Đường, chiếm giữ Tế Giang (H. Mỹ Văn) 9.Nguyễn Siêu, chiếm giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông)
10.Kiều Thuận, chiếm giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây) 11.Đỗ Cảnh Thạc, chiếm giữ Đỗ Động (thuộc huyện Thanh Oai)
12.Ngô Xương Xí, con rai Ngô Xương Ngập, rút về cố thủ Nông Cống (Thanh Hoá).
111.Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm. Về sau chính vua và con cả là Nam Việt vươngĐinh Liễn bị cận thần Đỗ Thích giết, rồi sau Đỗ Thích cũng bị bắt và giết đi. Sấm truyền có câu:
Đỗ Thích giết hai Đinh,
Nhà Lê hiện thánh minh.
Tranh nhau, nhiều kẻ chết,
Đường sá, người vắng tanh”.

(Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh. Cạnh đầu đa hoạch tử, đại lộ tuyệt nhân hành). Đinh Tuệ, sáu tuổi, lên ngôi vua. Mọi việc triều chính đều do Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Dương thái hậu đảm nhiệm. Các đại thần trung thành với triều vua trước của dòng họ Đinh, như các ông Nguyễn Bặc, Đinh Điền định thanh toán Lê Hoàn nhưng ngược lại bị lê Hoàn phát giác và giết chết. Giữa lúc tình hình trong nước rối loạn; bên ngoài nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân sang định đánh lấy nước ta. Đứng trước tình thế khó xử ấy, Lê Hoàn lại được Thái hậu tư thông, âm mưu với nhau, họp cùng với Phạm Cự Lượng và quân sĩ, tôn Lê Hoàn lên làm vua để đối phó với quân ngoại xâm; bảo toàn nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt. Lê Hoàn (tức Đại Hành hoàng đế) trị vì 24 năm thì mất. Người con cả là Ngân Tích, không được tôn lập, trái lại, người con thứ ba là Long Việt được vua cha ưu ái giao cho quyền bính cai trị muôn dân.  Mấy người con của Lê Hoàn tranh nhau ngôi báu, nổi loạn, người thì chết, kẻ còn sống sót. Long Việt chính thức lên ngôi chưa được ba ngày thì Long Đĩnh sai người giết rôì kế vị. Ta cần nên nhớ điều này: khi Long Việt bị hạ sát thì các quan đều hoảng hốt chạy trốn hết, ngoại trừ Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn là người rất trung và rất can đảm còn ở lại trong triều.
Dưới thời Lê Ngọa Triều, người ta phát giác ở châu Cổ Pháp (quê hương Lý Công Uẩn) có cây đa bị sét đánh, ở ruột cây có những hàng chữ:
“Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòn đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Chấn cung hiện nhật
Đoàn cung ẩn tinh
Lục thất niên gian,
Thiên hạ thái bình”.
 

(Gốc cây sâu thăm thẳm,
Ngọn cây cao xanh xanh.
Cây “hòa đao” rụng xuống
Mười tám hạt hình thành
Hướng đông mặt trời mọc,
Phía tây sao náu hình
Trong khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ sẽ thái bình).
 

Đây là một trong những bài thơ “Sấm” xuất hiện vào thời cuối Lê đầu Lý. Lời giải thích của Ngài Vạn Hạnh đoán rằng: “Câu thụ căn diểu diểu thì căn là gốc, diểu là yếu đồng âm nên đọc là yểu (tức là non yểu). Câu mộc biểu thanh thanh thì biểu là ngọn; ngọn là bề tôi. Chữ thanh đồng âm với chữ thanh nên viết là thanh, tức là thịnh. Hòa đao mộc là chữ Lê, Thập bát tử là chữ Lý (.) câu chấn cung hiện nhật, thì Chấn là phương Đông, hiện là hiện ra, nhật cũng giống như thiên tử. Câu Đoài cung ẩn tinh, thì Đoài là phương Tây, ẩn cũng như lặn, tinh như thứ nhân. Mấy câu đó ý nói vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất thì họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất. Trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình = Theo trong ĐVSKTT, nguyên văn chữ Hán; Tăng Vạn Hạnh tư tự bình viết: 
Thụ căn diểu diểu, căn giả bản dã; diểu yểu âm đồng; diểu đương tác yếu. Mộc biểu thanh thanh, biểu giả mạt dã. Mạt do thần dã; thanh thanh tương cận; thanh đương tác thanh, thịnh dã. Hòa đao mộc: Lê tự, thập bát tử: Lý tự ( §õ ) Chấn cung hiện nhật giả, chấn, đông phương dã; ẩn do một dã; tinh do thứ nhân dã. Thử ngôn quân yểu thần thịnh; Lê lạc Lý thành; đông phương xuất thiên tử, tây phương một thứ nhân. Kinh lục thất niên gian nhi thiên hạ thái bình hĩ - dẫn theo sách ĐVSKTT tập IV, phần chữ Hán, tr. 
106 - Nhà xb/ KHXH -
Trong dân gian có ghi câu chuyện: “Ở chùa Thiên Tâm, châu Cổ Pháp, có con chó đẻ ra con chó trắng, lưng có lông đen, nổi lên hai chữ “thiên tử”, người ta đồn rằng người sinh tuổi tuất sẽ được đại quý. Quả nhiên vua Lý tức Lý Công Uẩn đẻ vào năm giáp tuất, niên hiệu Thái Bình thứ 5”. Chép theo Việt Sử Tiêu Án và trong Thiền Uyển Tập Anh có ghi lại bài thơ:
Tật Lê trầm Bắc thủy,
Lý tử thụ Nam Thiên.
Tứ phương can qua tĩnh,
Bát biểu hạ hành yên.
(Gốc Lê(1) chìm bể Bắc,
Chồi Lý (2) mọc trời Nam
Bốn phương tan giáo mác,
Tám cõi được bình an.
Bản dịch của Đoàn Thăng - TVLT, tập I
Qua bài thơ sấm trên cho ta thấy đây là điểm báo trước nhà 
Lý sẽ lên thay thế nhà Tiền Lê đã hết thời!.  Hơn nữa, Long Đỉnh ông vua cuối cùng dòng họ Lê lại rất bạc nhược về cả tinh thần lẫn vật chất: Long Đỉnh là một con sâu rượu, suốt ngày say sưa, cộng thêm sự hoang dâm vô độ. Về thể chất thì Long Đĩnh gần như tê liệt toàn thân, đến nỗi phải có cận thần khiêng ra long sàng để vua cứ nằm bàn bạc việc nước với các quan (do đó có tên: Lê Ngọa Triều); về tinh thần thì Long Đĩnh ở ngay giữa buổi chầu, đông đủ văn võ bách quan, lại cho một thằng hề đứng bên cạnh để pha trò, nhạo các đình thần. Đã vậy lại còn chế ra rất nhiều kiểu hành tội các phạm nhân cực kỳ dã man: những người bị đưa ra hành hình thường bị Long Đĩnh, sai lấy cỏ gianh quấn vào người rồi đốt cho chết, hoặc cho nhốt tội nhân trong chiếc cũi rồi đem thả xuống sông cho nước cuốn trôi ra biển, hoặc bắt người bị tội trèo lên cây cao rồi cho chặt gốc hoặc đánh bằng gậy, hoặc cho rắn cắn chết. Long Đĩnh còn thích chọc tiết bò, lợn, có lần sai lính bắt nhà sư Quách Ngang (vì ông dấy loạn chống lại triều đình) đến chầu, hạ lệnh ngồi xuống, rồi tự tay lấy mía róc lên đầu nhà sư, song chốc lát lại giả vờ lỡ tay bổ dao. làm cho máu chảy xối xả để mình cười một cách khoái trá! Đấy là chỉ mới kể có yếu tố nhân sự có tính cách tranh chấp nội bộ cũng như dùng hình luật để TRẤN ÁP. làm cho dân khiếp sợ!. chứ chưa nói đến bất cứ thời nào và lúc nào, cả hai phương Bắc lẫn phương Nam, luôn luôn có nạn ngoại xâm rình rập để thừa dịp tràn vào chiếm đất đai. Nạn ngoại xâm đeo dọa và nạn giết vua đoạt quyền, ở ngay trong nước, là hai ác mộng chính của thời ấy. Nếu kể cả những điều phụ nữa thì rất nhiều, nhưng đại khái thì hầu như chẳng bao giờ Việt Nam thoát được cảnh trộm cướp thành đảng của người phương Bắc lẫn người bản xứ trên miền thượng du Bắc Việt, hoặc tại miền Hoa Nam, và ngay ở cả trong các khu rừng núi rậm rạp, hiểm trở nội địa nữa.
Với sự vừa kể, hẳn không thể chối cãi điều này: Lê Long Đĩnh, ông vua cuối cùng, rất quái dị của dòng họ Lê, tất phải bị thay thế, không do người này thì ắt phải do người khác. Đó là lẽ dĩ nhiên phải xảy ra..
1.Khi sứ nhà Tống là Lý Giác sang nước Việt, trong nước không có ai là nho học lỗi lạc, nên vua phải nhờ hai vị Pháp Thuận và Khuông Việt ra tiếp sứ, hai vị cùng Tống sứ làm thơ xướng họa, Tống sứ cũng phải phục tài. Vậy thì dù chữ Hán, truyền vào Việt Nam đã từ lâu, nhưng trong mười thế kỷ Bắc thuộc cho đến ba triều độc lập Ngô, Đinh, Tiền Lê, Nho học chưa đào tạo được một nhân tài bác học nào; người giỏi lại xuất hiện ở Thiền môn.” Trích Việt Nam Văn Học Sử Trích Yếu của nghiêm Toản.

 ---o0o---

Các tin đã đăng: