Lịch sử phật giáo Việt Nam
Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh
Tác giả: Lê Mạnh Thát
29/10/2554 06:36 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phần IV. Phụ Lục. 09 Bạt Hậu

.THIỀN UYỂN TẬP ANH BẠT HẬU

Có lúc nghe Phật vốn vô hình, chân kinh không quyển, ra đi không dấu, bay lên không vết. Nhưng pháp nhờ có dạng hình, phép tắc mở ra, tông phái mới liên tục, thiền môn mới có ý chỉ. Trên từ vô thủy, dưới tới vô chung, Phật tổ minh mông, vào ra chẳng dứt, lặng chiếu mười phương, vị lai quá khứ. Chúng sanh mọi chỗ lăn quay nơi chốn hữu vi, lớp lớp ngờ mê, đề hồ trở thành độc dược, nghiệp nghiệp nối vây, thì cỏ trắng trở thành cỏ dại. Do vì một đại sự nhân duyên, chứng đủ ba không, rộng mở thể dụng, nên Ðức Phật xuất hiện ở đời, muốn khiến chúng sinh có bốn tri kiến. Một kệ nhờ thiêng mà vườn thiền là đầu mối, tập trung một trăm tám mươi anh tú. Tây phương hai mươi tám tổ, Ðông độ sáu hiền, cũng không có con đường khác. Ðạt Ma tứ mục nhìn nhau, Thích Ca ngũ nhãn thường sáng, Chuyết Công ấn Phật tâm tông, diễn khai kinh sách. Ðèn đèn nối nhau. Chúng sinh mê hoặc, tùy thuận quân ma ngoại đạo, nghiệp nghiệp nối thân, gọi là duyên giác thanh văn, chân như tánh hải, mà ba độc không trừ. Tuy là chẳng có chẳng không, giết mầm giống Phật, nói dối nói thêu, dụ dỗmọi người, bảo Phật đã độ Niết bàn. Chúng thực như kẻ mù mà nói là không có mặt trời mặt trăng. Thời tiết nhân duyên đã tới, thì quả vị viên thành. Trí Phật là trí sáng, là trí tự nhiên. An nam tứ khí do năm hành của trời đất mà sanh. Sông Ðức núi Từ, đất Tiên du sản xuất ra Phật, các vị Bồ tát hộ vệ, cửa ngỏ thần phù, đồng tử hải chu bắc ngọc. Ðạo sư rồng càn quấy cấn (đông bắc), kim la bàn nhắm dấu khôn (tây nam) ở Ðông sơn. Khảm (bắc) chẳng có năm Ly (nam). Tượng Phật như trời trăng, đề hồ đông sữa. Sắc mầu nhiệm tròn đủ kim thân, thân thường tại hướng về, chẳng đi chẳng tới, rõ thấu mọi tầng giai. Bánh xe pháp chuyên chở pháp Phật, có khai thị, có ngộ nhập, vô cùng vô tận, lấy vô niệm làm tông chỉ, thường có thường trụ, soi khắp cả hữu tình vô tình, đều tròn chủng trí. Cúi mong các vị đàn na trong hội kinh chủ cõi pháp sạch lòng xuất lấy của nhà gánh vác việc chép in sách Tổ Như Lai, như phúc trước ra đời, cúng dường in cho mười phương để làm hưng thịnh Tam bảo. Có những tên tuổi xin liệt khai như sau: 1. Xã Trung mâu, kinh chủ: Nguyễn thị Thạng hiệu Diệu Năng, Nguyễn thị Ngọc Súy hiệu Diệu Tài, Nguyễn Công Kính tự Tính Trác, Ký Dự tự Ðức Tôn, Hiển Khảo tự Trung Túc; 2. Kinh chủ: Nguyễn Công Vận tự Tính Chuyên, vợ Nguyễn thị Thu hiệu Diệu Phóng, cháu Nguyễn Công Kỳ tự Tính Dị, thân mẫu hiệu Diệu Duyệt, hiệu Diệu Ức. 3. Xã Tử Nê, hội chủ: Trần Tuấn Ðức tự Tính Tì, Trần thị Sam hiệu Diệu Bạch, con trai Trần Tuấn Gia tự Tính Ðạo, vợ Nguyễn thị Ðợi, thân mẫu hiệu Diệu Côn; 4. Hội chủ Trần Tuấn Vượng tự Tính Duệ, vợ Nguyễn thị Vang hiệu Diệu Chỉnh. 5. Hội chủ Ðoàn Ðình Khôi tự Tính Pháp, vợ Nguyễn thị Minh hiệu Diệu Quang. 6. Hội chủ Trần Văn Thạch tự Tính Kim, vợ Trần thị Cẩm hiệu Diệu Quyên, cháu Trần Văn Thát tự Tính Xan, Trần Văn Thản. 7. Hội chủ Võ thị Tín hiệu Diệu Thọ, con gái Trần Thị Phó hiệu Diệu Chúc, Lê Ðức. 8. Hội chủ Trần Văn Bãi tự Tính Trị, vợ Trần Thị Tồn. 9. Hội chủ Trần Ðăng Minh tự Tính Thường, vợ Phạm Thị Phiên hiệu Diệu Lai, cháu Trần Ðăng Huyên tự Tính Ðắc, Thái Thủy hiệu Diệu Thông. 10. Hội chủ xã Ðông Sơn: hiệu Diệu Thuận, hiệu Diệu hòa, hiệu Diệu Duyên, hiệu Diệu Tập, hiệu Diệu Chiếu. 11. Hội chủ Nguyễn thị Kế hiệu Diệu Tịnh, Nguyễn Hạo tự Tính Khoan, hiệu Mẫn Ðạt, vợ Nguyễn thị Lãng, Nguyễn thị Ly hiệu Diệu Trân, Nguyễn Sỹ Chinh, con trai Nguyễn Sỹ Giai, Nguyễn thị Nhặt hiệu Diệu Châu. 12. Xã Lễ Xuyên, hội chủ: Nguyễn Tánh Tính tự Tính Liễn, vợ Nguyễn thị Lụy hiệu Diệu Ðà.
 
 

HẾT