[17] - Thế nào là hạng thời giải thoát (puggalo samayavimutto)?
Ở đây có hạng người an trú do thân đắc được tâm giải thoát lúc đúng
thời đúng dịp; và khi dùmg trí tuệ quán thấy thì một số lậu hoặc được đoạn
tận. Ðây gọi là hạng người thời giải thoát.
[18] - Thế nào là hạng người phi thời giải thoát (puggalo
asamayavimutto)?
Ở đây có hạng người không được an trú do thân đắc được tâm giải thoát
lúc đúng thời đúng dịp, nhưng khi dùng trí tuệ quán thấy thì một số lậu
hoặc được đoạn tận. Ðây gọi là hạng người phi thời giải thoát.
Tất cả thánh nhơn đều là bậc phi thời giải thoát trong thánh giải -
thoát.
[19] - Thế nào là hạng người di động pháp (puggalo kuppadhammo)?
Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hoặc thiền vô sắc hay nhập thiền,
nhưng người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn,
chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc
nào bao lâu như ý muốn; sự kiện này có xảy ra là khi người ấy dễ duôi thì
các thiền chứng đó có thể bị biến hoại. Ðây gọi là hạng người di-động
pháp.
[20] - Thế nào là hạng người bất động pháp (puggalo akuppadhammo)?
Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền,
người ấy đắc không vất vả, đắc không khó khăn, đắc không khổ cực, nhập
thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; không có sự kiện các
thiên chứng đó của người ấy bị biến hoại do dễ duôi. Ðây gọi là hạng người
bất động pháp.
Tất cả thánh nhơn đều là bậc bất động pháp trong thánh giải thoát.
[21] - Thế nào là hạng người suy-thối pháp (puggalo parihānadhammo)?
Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền,
người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng
phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao
lâu như ý muốn; sự kiện này có xảy ra là người ấy có thể thối hóa bởi các
thiền ấy khi đã dễ duôi đây gọi là hạng người suy-thối pháp.
[22] - Thế nào là hạng người bất suy pháp (puggalo aparihānadhammo)?
Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền,
người ấy đắc không vất vả, đắc không khó khăn, đắc không khổ cực, nhập
thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; không có sự kiện người
ấy thối hóa bởi các thiền ấy khi đã dễ duôi. Ðây gọi là hạng người bất suy
pháp.
Tất cả thánh nhơn đều là bậc bất suy pháp trong thánh giải thoát.
[23] - Thế nào là hạng người khả tư cố (puggalo cetanābhabbo)?
Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền,
người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng
phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao
lâu như ý muốn; nếu chú tâm (anusanceteti) thì không bị hoại các thiền
chứng đó, bằng như không chú tâm thì bị hoại các thiền chứng đó. Ðấy gọi
là hạng ngưới khả tư cố [Cetanābhabbo, có khả năng thiền nhờ chú
tâm]
[24] - Thế nào là hạng người khả bảo trì (anurakkhanābhabbo)?
Ở đây, có hạng người đắc thiền sắc hay vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy
chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc
không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như
ý muốn; nếu phòng hộ (anurakkhati) thì không bị hoại các thiền đó, bằng
như không phòng hộ thì bị hoại các thiền đó. Ðây gọi là hạng người khả bảo
trì [Anurakkhanābhabbo, có khả năng thiền nhờ phòng hộ]
[25] - Thế nào là hạng người phàm phu (puthujjano)?
Ðối với hạng người nào ba pháp triền chưa đoạn tận và cũng không thực
hành để đoạn trừ các pháp ấy. Ðây gọi là hạng người phàm phu.
[26] - Thế nào là hạng người chuyển tộc (Gotrabhū)?
Sẽ bước vào tánh pháp thánh do nhờ pháp chuyển tiếp (samanantura)
nào, thì người đang có phát ấy đây gọi là hạng người chuyển tộc.
[27] - Thế nào là hạng người úy kiêng (bhayūparato)?
Bảy hạng hữu học (sekkhā) và hạng phàm nhân có giới, là người úy
kiêng (bhayūparato) [úy kiêng: là tránh điều ác do tâm sợ hãi.].
Bậc A-la-hán là hạng vô úy kiêng (abhayūparato) [vô úy kiêng: là
bỏ điều ác không do sợ hãi, vị A-la-hán không làm ác do Pháp tánh đã thanh
tịnh.]
[28] - Thế nào là hạng người vô khả đắc (abhabbāgamano)?
Những hạng người mà bị nghiệp chướng, bị phiền não chướng, bị quả
chướng, không có niềm tin, không có hoài bão, thiếu trí, ngu đần, không có
khả năng dự vào phần chánh cố-định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những
hạng người vô khả đắc.
[29] - Thế nào là hạng người khả đắc (bhabbāgamano)?
Những hạng người mà không bị nghiệp chướng, không bị phiền não chướng,
không bị quả chướng, có đức tín, có hoài bão, có trí tuệ, không ngoan (anelā),
có khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là
những hạng người khả đắc.
[30] - Thế nào lá hạng người định phần (niyato)?
Năm hạng người tạo nghịch vô gián [tội nghịch vô gián (anantarika)
là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, trích máu phật, chia rẻ Tăng.] và
người tà kiến [ở đây chỉ cho thập vô kiến (naṭṭhikadiṭṭhi) không
tin cha mẹ có ăn v.v...] là hạng cố định [sáu hạng ác nhận thấy nhất định
sanh đọa sau khi chết], tám hạng thánh nhân [ariyapuggala, là bổn
hạng thánh đạo và bốn hạng thánh quả] cũng là hạng cố định [các bậc thánh
hữu học nhất định không còn sanh đọa thú, bậc A-la-hán nhất định không còn
tái sanh]. Những hạng người khác là hạng vô định phần (aniyato).
[31] - Thế nào là hạng người tiến hành (patipannako)?
Bốn hạng thánh đạo, là hạng người tiến hành.
Bốn hạng thánh quả, là hạng người trụ quả (phaleṭṭhito).
[32] - Thế nào là hạn người đồng thời tận (Samasīsī)?
Ðối với hạng người nào lậu hoặc đoạn tận và mạng sống đoạn tận cùng lúc
không trước không sau. Ðây là hạng người đồng thời tận.
[33] - Thế nào là hạng người trụ kiếp (thitakappī)?
Ðây là hạng người đang tiến hành để chứng đắc quả dự lưu, gặp lúc thiêu
hủy kiếp (trái đất), cho đến khi nào người ấy chưa chứng quả dự lưu, thì
khi ấy kiếp (trái đất) chưa thể bị thiêu cháy được. Ðây gọi là hạng người
trụ kiếp.
Tất cả hạng người đạo (maggasamangī) cũng gọi là hạng trụ kiếp.
[34] - Thế nào là hạng người thánh (ariyo)?
Tám hạng thánh nhân là người thánh.
Những hạng người còn lại gọi là phi thánh (anāriya).
[35] - Thế nào là hạng người hữu học (sekho)?
Bốn người đạo và ba người quả (thấp), là hạng người hữu học.
Bậc A La Hán (quả) là người vô học (asekho) những hạng người còn
lại là người phi hữu học phi vô học.
[36] - Thế nào là hạng người tam minh (tevijjo)?
Bậc thành tựu ba minh (vijjā) gọi là hạng người tam minh.
[37] - Thế nào là hạng người lục thông (chalabhiñño)?
Bậc thành tựu sáu diệt-trí (abhiññā), gọi là hạng người lục
thông.
[38] - Thế nào là hạng người Chánh đẳng giác (sammāsambuddho)?
Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe,
trong ấy đắc được nhất-thiết-trí (sabbaññuta) và khả năng tuệ lực
(balavasībhāva). Ðây là hạng người Chánh đẳng giác.
[39] - Thế nào là hạng người độc giác (paccekasambuddha)?
Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe,
nhưng hạng này không đắc được nhất-thiết-trí và khả năng tuệ lực. Ðây gọi
là hạng người độc giác.
[40] - Thế nào là hạng người câu phần giải
thoát (ubha-tobhāgavimutto)?
Ở đây hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát (attha
vimokkhe) (1) và dùng trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận
diệt. Ðây gọi là hạng người câu phần giải thoát.
[41] - Thế nào là hạng người tuệ giải thoát (paññāvimutto)?
Ở đây có người thân không chứng đắc an trú trong bát giải thoát, nhưng
với trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng
người tuệ giải thoát.
[42] - Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?
Ở đây có người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát, nhưng người
ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi
là hạng người thân chứng.
[43] - Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?
Ở đây có người hiểu như thật rằng "đây là khổ" hiểu như thật rằng "đây
là khổ tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây
là khổ diệt hành lộ"; Các pháp Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận
định, thẩm sát bằng trí; Nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số
lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.
[44] - Thế nào là hạng người tín giải thoát (saddhāvimutto)? Ở
đây có người hiểu như thật rằng: "Ðây là khổ", hiểu như thật rằng: "đây là
khổ tập", hiểu như thật rằng: "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây
là khổ diệt hành lộ"; các pháp Như Lai tuyên thuyết, đã được người ấy nhận
định nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận
diệt thôi. Tuy nhiên không phải như hạng kiến đắc (diṭṭhippatta).
Ðây gọi là hạng người tín giải thoát.
[45] - Thế nào là hạng người tùy pháp hành (dhammānusārī)?
Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả dự lưu mà tu triển thánh đạo
có khuynh hường tuệ quyền (paññindriyaṃ), tuệ hướng đạo
(paññāvāhiṃ), tuệ tiên - phuông (paññāpubbanramaṃ) thì đây gọi
là hạng người tùy pháp hành.
Người đang tiến hành tác chứng quả dự lưu, là người tùy pháp hành
(dhammā-nusārī); còn người đã trú trong bậc quả là người kiến chí
(diṭṭhippatto).
[46] - Thế nào là hạng người tùy tín hành (saddhānusārī)?
Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả dự - lưu mà tu triển thánh
đạo có khuynh hướng tín quyền (saddhindriyaṃ), tín hướng đạo
(saddhāvāhiṃ), tín tiên - phuông (saddhāpubbangamam), thì đây
gọi là hạng người tùy tín hành.
Người đang tiến hành tác chứng quả dự lưu là người tùy tín hành; còn
người đã trú trong bậc quả, là người tín giải thoát (saddhāvimutto).
[47] - Thế nào là hạng người cực thất lai (sattakkhattutaramo)?
Ở đây có hạng người dự lưu (sotāpanno) do đoạn tận ba triền
phược, chắc chắn không rợi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy còn
dong ruổi luận hồi trong cỏi chư thiên và nhân loại bảy lần nửa mới chấm
dứt khổ. Ðây gọi là hạng người cực thất lai.
[48] - Thế nào là hạng người gia-gia (kolankolo)?
Ở đây có hạng người dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không
rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy còn dong ruổi luân hồi qua
hai hoặc ba gia chủng (kula) nữa mới chấm dứt khổ. Ðây là hạng người
gia-gia .
[49] - Thế nào là hạng người nhất chủng sanh (ekabījī)?
Ở đây có hạng người dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không
rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy chỉ sanh lại cõi đời một
lần nữa rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người nhất chủng sanh
[50] - Thế nào là hạng người nhất lai (sakadāgāmī)?
Ở đây có người do đoạn tận ba triền phược, giảm thiểu tham - sân - si,
thành bậc nhất - lai,chỉ trở lại đời này một lần rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi
là hạng người nhất lai.
[51] - Thế nào là hạng người bất lai (anāgāmī)?
Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa
sanh thiên sẽ níp - bàn tại đấy, trừ cõi đó không còn trở lui nữa. Ðây gọi
là hạng người bất lai
[52] - Thế nào là hạng người trung bang bất hoàn
(antarāparinibbāyī)?
Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa
sanh thiên sẽ níp - bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ
trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo vào tuổi thọ giữa
thời hoặc chưa đến nửa đời. Ðây gọi là hạng người trung bang bất hoàn.
[53] - Thế nào là hạng người sanh bang bất hoàn
(upahaccaparinibbāyī)?
Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh
thiên sẽ níp - bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ
các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo vào tuổi thọ đã quá nửa
đời hay sắp chết. Ðây gọi là hạng người sanh bang bất hoàn.
[54] - Thế nào là hạng người vô hành bang bất hoàn
(asankhāraparinibbāyī)?
Ở đây có người do đoạn tận năm hạng phần triền phược, thành hạng hóa
thiên, sẽ níp-bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ
các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo bằng cách không cần trợ
dẫn. Ðây gọi là hạng người vô hành bang bất hoàn.
[55] - Thế nào là hạng người hửu hành bang bất hoàn
(sasankhāraparinibbāyī)?
Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh
thiên, sẽ níp - bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ
các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo bằng cách cần có trợ dẫn.
Ðây gọi là hạng người hữu hành bang bất hoàn.
[56] - Thế nào là hạng người thượng lưu sắc cứu cánh thiện thú
(uddhamsoto akaniṭṭhagāmī)?
Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thanh hạng hóa sanh
thiên sẽ níp bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy chết từ
cõi vô phiền sanh đến cõi vô-nhiệt, chết từ cõi vô nhiệt, sanh đến cõi
thiện hiện, chết từ cõi thiện hiện, sanh đến cõi thiện kiến, chết từ cõi
thiện kiến, sanh đến cõi sắc cứu cánh, sẽ trừ các thượng phần triền phược,
phát sanh thánh đạo trong cõi sắc cứu-cánh. Ðây gọi là hạng người thượng
lưu sắc cứu cánh thiện thú.
[57] - Thế nào là hạng người dự lưu (sotāpañño) tiến hành chứng
quả dự lưu (sotāpattiphalasacchikiriyāyapatipanno)?
Hạng người đang tiến hành để trừ ba triền phược, là người tiến thánh
chứng quả dự lưu; đối với người nào ba triền phược đã được trừ, đây gọi là
hạng người dự lưu.
Hạng người đang tiến hành để giảm thiểu dục tham và sân độc, là người
tiến hành chứng quả nhất lai; đối với người nào dục tham và sân độc đã
được giảm thiểu, đây gọi là hạng người nhất lai.
Hạng người đang tiến hành để hoàn toàn trừ dục tham và sân độc, là
người tiến hành chúng quả bất lai; đối với người nào mà dục tham và sân
độc đã hoàn toàn trừ, đây gọi là hạng người bất lai.
Hạng người đang tiến hành để hoàn toàn trừ sắc ái vô sắc ái, ngã mạn
phóng dật và vô minh, là người tiến hành chứng quả ưng-cúng; đối với người
nào mà sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh đã được hoàn toàn
đoạn trừ, đây gọi là hạng người ưng cúng.
DỨT PHẦN XIỂN MINH MỘT CHI
XIỂN MINH PHẦN HAI CHI (DUKANIDDESO)
[58] - Thế nào là hạng người sân giận (kodhano)?
Trong ấy sự sân giận là thế nào? tức là sự hiền giận, cách hiềm hận,
thái độ hiềm hận, sự thù hằn, cách thù hằn, thái độ thù hằn, cách sân độc,
thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng sự bất
bình của tâm. Ðây gọi là sự sân giận. Ðối với hạng người nào sự sân giận
này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người sân giận.
Thế náo là hạng người oán giận (upanāhī)?
Trong ấy sự oán hận là thế nào? Trước là sân giận, sau đến oán hận, chi
là sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại,
duy trì, tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự
oán hận. Ðối với hạng người nào sự oán hận này chưa đoạn trừ thì đẩy gọi
là hạng người oán hận.
[59] - Thế nào là hạng người quỷ quyệt (makkhī)?
Trong ấy sự quỷ quyệt là thế nào? chi là sự gian xảo, cách gian xảo,
thái độ gian xảo, tính cách độc kế, hành động độc kế. Ðây gọi là sự quỷ
quyệt. Ðối với hạng người nào sự quỷ quyệt này chưa đoạn trừ thì đấy gọi
là hạng người quỷ quyệt.
- Thế nào là hạng người hiểm độc (palāsī)?
Trong ấy sự hiểm độc là thế nào? chi là sự ác hiểm, cách ác hiểm, thái
độ ác hiểm, dẫn đến hiềm thù, nguyên nhân đấu tranh, tranh chấp, không cởi
mở. Ðây gọi là sự hiểm độc. Ðối với hạng người nào sự hiểm độc này chưa
đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hiểm độc.
[60] - Thế nào là hạng người ganh tỵ (issakī)?
Trong ấy sự ganh tỵ là thế nào? chi là sự ganh gổ, tính cách ganh gổ,
thái độ ganh gổ, sự ganh ghét, tính cách ghen ghét, thái độ ganh ghét đối
với lợi lộc, lễ kính trọng vọng, tôn vinh, đãnh lễ, cúng dường cho người
khác; đây gọi là sự ganh tỵ. Ðối với hạng người nào sự ganh tỵ nầy chưa
đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người ganh tỵ.
- Thế nào là hạng người bỏn xẻn (maccharī)?
Trong ấy sự bỏn xẻn là thế nào? năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn
xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp, sự kiện
như vậy là sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái đô bỏn xẻn, sự bón rít, sự
keo kiết, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm. Ðây gọi là sự bỏn xẻn. Ðối với
hạng người nào sự bỏn xẻn này chưa đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người bỏn
xẻn.
[61] - Thế nào là hạng người lường gạt (satho)?
Trong ấy sự lường gạt là thế nào? ở đây có kẻ là người gian trá, mưu
mẹo; sự chi là cách gian trá, thái độ gian trá, tình trạng gian trá, thái
độ nhám nhúa, tính cách nhám nhúa, thái độ quỷ quyệt, tính cách khôn lanh.
Ðây gọi là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này chưa đoạn trừ
thì đây gọi là hạng người lường gạt
- Thế nào là hạng người xảo trá (māyāvī)?
Trong ấy sự xảo trá là thế nào? ở đây có kẻ sau khi hành thân ác hạnh,
hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh có nguyện vọng xấu xa vì nhân che dấu ác
hạnh ấy; nó muốn rằng "mong đừng ai biết ta", nó suy nghĩ rằng "mong đừng
ai biết ta", nó nói rằng "mong đừng ai biết ta", nó hành động rằng "mong
đừng ai biết ta" sự kiện nào như vậy là sự xảo quyệt, tính cách xảo quyệt,
trá hình lừa phỉnh phỉnh gạt, giả vờ, dối quanh, dối trá, dối gạt, dấu
diếm, che đậy, hành động tinh vi, hành động mờ ám, khỏa lấp, sở hành xấu.
Ðây là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này chưa đoạn trừ.
Ðây gọi là hạng người xảo trá.
[62] - Thế nào là hạng người vô tàm (ahiriko)?
Trong ấy sự vô tàm là thế nào? sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ
thẹn, không hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là sự vô
tàm, người hiệp với sự vô tàm này làm hạng người vô tàm.
- Thế nào là hạng người vô úy (anottappa)?
Trong ấy sự vô úy là thế nào? sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi,
không sợ hãi với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là sự vô úy,
người mà hiệp với sự vô úy này là hạng người vô úy .
[63] - Thế nào là hạng người nan giáo (dubbaco)?
Trong ấy sự nan giáo là thế nào? là khi được nhắc nhở đúng pháp lại có
sự khó dạy, thái độ khó dạy, tính cách khó dạy, lập trường chống đối, thái
độ phản đối, tính cách bất cần, thái độ bất cần, thái độ bất kính, thái độ
bất tuân. Ðây gọi là sự nan giáo. Người hiệp với sự nan giáo này là hạng
người nan giáo.
- Thế nào là hạng người hữu ác hữu (pāpamitto)?
Trong sự hữu ác là thế nào? những hạng người nào vô tín ngưỡng, ác
giới, thiểu học, bỏn xẻn, thiểu trí; sự mà giao du, giao hiếu, kết giao,
cộng sự, cộng tác, thân thiện, tương thân, xu hướng theo hạnh người ấy.
Ðây gọi là sự hữu ác hữu. Người nào hiệp với sự hiệp hữu ác hữu này thì là
hạng người hữu ác hữu.
[64] - Thế nào là hạng người bất phòng môn quyền (indriyesu
aguttadvāro)?
Trong ấy sự không phòng hộ môn quyền là thế nào? Ở đây có kẻ khi mắt
thấy sắc rồi chấp tướng chung, chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu
ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thôi thúc nhãn quyền
thì nó lại không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì nhãn quyền, không thu
thúc nhãn quyền, khi tai nghe tiếng... (trùng) ... khi mũi ngửi mùi...
(trùng)... khi lưỡi nếm vị... (trùng)... khi thân chạm cảnh xúc... (trùng)
... khi ý suy nghĩ cảnh pháp rồi chấp tướng chung, chấp tướng riêng, do
nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không
thu thúc ý quyền thì nó không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì ý quyền,
không thu thúc ý quyền. Sự mà không gìn giữ sáu quyền này, không chăm giữ,
không bảo vệ, không thu thúc. Ðây gọi là sự không phòng hộ môn quyền.
Người hiệp với sự không phòng hộ môn quyền này gọi là hạng người bất phòng
hộ môn quyền.
- Thế nào là hạng người bất tri độ vật thực (bhojaneamattaññū)?
Trong sự bất tri độ vật thực là sao? Ở đây có kẻ không quán tưởng,
không khéo nghĩ, nó dùng vật thực để nô đùa, để đam mê, để bồi dưỡng, để
tô điểm; trong việc ấy, sự mà không tri túc, không tiết độ, không quán
tưởng trong vật thực, đây gọi là sự bất tri độ vật thực. Người hiệp với sự
bất tri độ vật thực này, gọi là hạng người bất tri độ vật thực.
[65] - Thế nào là hạng người thất niệm (mutthassati)?
Trong ấy sự thất niệm là sao? sự mà không ức niệm, không nhớ theo,
không nhớ ra, không nhớ lấy, không nhớ được, tình trạng không ghi nhận,
tình trạng lơ đểnh, tình trạng quên lảng, đây gọi là sự thất niệm. Người
hiệp với sự thất niệm này, gọi là hạng người thất niệm.
- Thế nào là hạng người vô giác tỉnh (asampajāno)?
Trong ấy sự vô giác tỉnh là sao? sự mà không biết không thấy không lảnh
hội, không liểu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu,
không thấm nhuần, không xét đoán, không phản khán, không phản tỉnh, thiếu
trí, khờ khạo, không lương tri, si muội, si mê, si ám, vô minh, vô minh
bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh đột khởi, vô minh then chốt,
si bất thiện căn, đây gọi là sự vô giác tỉnh. Người hiệp với sự vô giác
tỉnh này gọi là hạng người vô giác tỉnh.
[66] - Thế nào là hạng người giới lụy (silavipanno)?
Trong ấy giới lụy là sao? là thân hành quá đáng, khẩu hành quá đáng,
thân khẩu hành quá đáng, đây gọi là giới lụy; Tất cả giới trì xấu xa cũng
là giới lụy người hiệp với giới lụy này là hạng người giới lụy.
- Thế nào là hạng người kiến lụy (diṭṭhivipanno)?
Trong ấy định kiến lụy là sao? là cho rằng: "Không có sự bố thí, không
có sự cúng dường, không có tế lễ, không có quả dị thục quả các nghiệp tốt
xấu, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không
có loài hữu tình hóa sanh, trong đời này không có các vị Sa-môn bà-la-môn
chánh hướng, chánh hạnh là những vị đã tự mình với thắng trí thắng đạt,
rồi tuyên bố đời này và đời sau kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp,
kiến trù lâm, kiến hí luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố
chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ,
nghịch chấp, đây gọi là kiến lụy; Tất cả tà kiến đều là kiến lụy. Người
hiệp với kiến lụy này là hạng người kiến lụy.
[67] - Thế nào là hạng người nội triền
(ajjhattasaññojano)?
Ðối với hạng người nào năm hạ phần triền phược chưa đoạn trừ; đây gọi
là hạng người nội triền.
- Thế nào là hạng người ngoại triền (bahiddhāsaññojano)? Ðối với
hạng người nào năm thượng phần triền phược chưa đoạn trừ; đây được gọi là
hạng người ngoại triền.
[68] - Thế nào là hạng người vô sân (akkodhano)?
Trong ấy sự sân giận là sao? Chi là sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ
hiềm hận, sự thù hằn, cách thù hằn, thái độ thù hằn, sự sân độc, cách sân
độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, sự hung dữ, sự lổ mảng, sự
bất bình của tâm. Ðây gọi là sự sân giận. Ðối với hạng người nào sự sân
giận này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người vô sân.
- Thế nào là hạng người vô hận (anupanāhī)?
Trong ấy sự sân hận là sao? Trước là sân giận, sau đến oán hận; chi là
sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại, duy
trì tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự hận.
Ðối với hạng người nào sự hận này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người
vô hận.
[69] - Thế nào là hạng người bất quỷ quyệt (amakkhī)?
Trong ấy sự quỷ quyệt là sao? Chi là sự gian xảo, cách gian xảo, thái
độ gian xảo, tính cách độc kế, hành động độc kế. Ðây gọi là sự quỷ quyệt.
Ðối với hạng người nào sự quỷ quyệt này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng
người bất quỷ quyệt.
- Thế nào là hạng người vô hiểm độc (apalāsī)?
Trong ấy, sự hiểm độc là sao? Chi là sự ác hiểm, cách ác hiểm, thái độ
ác hiểm, dẫn đến hiềm thù, nguyên nhân đấu tranh, tranh chấp, không cởi
mở. Ðây gọi là sự hiểm độc. Ðối với hạng người nào sự hiểm độc này đã đoạn
trừ, đây gọi là hạng người vô hiểm độc.
[70] - Thế nào là hạng người vô tật (anissukī)?
Trong ấy, tật (issā) là sao? Chi là sự ganh gổ, tính cách ganh
gổ, thái độ ganh gổ, sự ganh ghét, tính cách ganh ghét, thái độ ganh ghét
đối với lợi lộc, lễ kính, trọng vọng, tôn vinh, đảnh lễ, cúng dường cho
người khác, đây gọi là tật. Ðối với hạng người nào tật này được đoạn trừ,
đấy gọi là hạng người vô tật.
- Thế nào là hạng người vô lận (amaccharī)?
Trong ấy, Lận là sao? Có năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia
tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp, sự kiện nào như
vậy là sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo
tiết, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm, đây gọi là Lận. Ðối với hạng người
nào Lận này đã được đoạn trừ thì gọi là hạng người vô Lận.
[71] - Thế nào là hạng người bất lường gạt (asatho)?
Trong ấy, sự lường gạt là sao? Ở đây có kẻ là người gian trá, mưu mẹo;
sự chi là cách gian trá, thái độ gian trá, tình trạng gian trá, thái độ
nhám nhúa, tính cách nhám nhúa, thái độ quỷ quyệt, tính cách khôn lanh,
đây gọi là sự lường gạt. Ðối với hạng người nào, sự lường gạt này đã được
đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người bất lường gạt.
- Thế nào là hạng người bất xảo trá (amāyāvī)?
Trong ấy, sự xảo trá là sao? Ở đây có kẻ sau khi hành thân ác hạnh,
hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh có nguyện vọng xấu xa vì nhân che dấu ác
hạnh ấy: nó muốn rằng "Mong đừng ai biết ta"; nó suy nghĩ rằng "Mong đừng
ai biết ta"; nó hành động rằng "Mong đừng ai biết ta"; sự kiện nào như vậy
là xảo quyệt, tính cách xảo quyệt, trá hình lừa phỉnh, phỉnh gạt, giả vờ,
dối quanh, dối trá, dối gạt, dấu diếm, che đậy, hành động tinh vi, hành
động mờ ám, khỏa lấp sở hành xấu, đây là sự xảo trá. Ðối với hạng người
nào sự xảo trá này đã được đoạn trừ thì đây gọi là hạng người bất xảo trá.
[72] - Thế nào là hạng người hữu tàm (hirimā)?
Trong ấy tàm là thế nào? Sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn
với việc phạm các bất thiện pháp, đây gọi là Tàm. Người hiệp với tâm này,
là hạng người hữu tàm.
- Thế nào là hạng người hữu úy (ottappī)?
Trong ấy, úy là sao? Sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc
phạm các pháp bất thiện pháp, đây gọi là úy.
[73] - Thế nào là hạng người dị giáo (suvaco)?
Trong ấy sự dễ dạy là sao? là khi được nhắc nhở đúng pháp mà có sự dễ
nói, dễ bảo, có thái độ dễ dạy, lập trường không chống đối, không giữ đối
lập, hay lưu ý đến, quan tâm đến, có sự tôn trọng, có sự vâng thuận, đây
gọi là sự dễ dạy. Người hiệp với sự dễ dạy này là hạng người dị giáo.
- Thế nào là hạng người hữu thiện hữu (kalyānamitto)?
Trong ấy sự có bạn lành là sao? những người nào có đức tin, có giới
hạnh, đa văn, có xả thí, có trí tuệ, sự mà giao du, giáo hiếu, kết giao,
cộng sự, công tác, thân thiện tương thân, xu hướng theo những hạng người
ấy, đây gọi là sự có bạn lành. Người hiệp với sự có bạn lành này là hạng
nguời hữu thiện hữu.
[74] - Thế nào là hạng người phòng hộ môn quyền (indriyesu
guttadvāro)?
Trong ấy sự phòng hộ môn quyền là sao? Ở đây có người khi mắt thấy sắc
không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu
ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc nhãn quyền,
thì họ phòng ngừa nhân ấy, hộ trì nhãn quyền, thu thúc nhãn quyền, khi tai
nghe tiếng... (trùng) ... khi mũi ngửi mùi (trùng)... khi lưỡi nếm vị...
(trùng)... khi thân chạm cảnh xúc... (trùng)... khi ý suy nghĩ cảnh pháp
không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu
ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc ý quyền thì
họ phòng ngừa nhân ấy, hộ trì ý quyền thu thúc ý quyền; sự mà gìn giữ sáu
quyền này, chăn giữ, bảo vệ, thu thúc, đây gọi là sự phòng hộ môn quyền.
Người hiệp với sự phòng hộ môn quyền này, là hạng người phòng - hộ môn -
quyền.
- Thế nào là hạng người tri độ vật thực (bhojanemattaññū)?
Trong ấy sự tri độ vật thực là sao? Ở đây có vị khéo quán tưởng thọ
dùng vật thực không phải để nô đùa, chẳng phải để đam mê, chẳng phải để
bồi dưỡng, chẳng phải để tô điểm mà chỉ để duy trì nuôi sống thân này, để
ngăn sự tổn hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như thế ta diệt trừ cảm
thọ cũ và sẽ không để phát sanh cảm thọ mới, do phương tiện này ta sẽ vô
tội và lạc trú" trong sự kiện ấy, sự mà tri túc, tiết độ, quan tưởng đối
với vật thực, đây gọi là sự tri độ vật thực. Người hiệp với sự tri độ vật
thực này là hạng người tri độ vật thực.
[75] - Thế nào là hạng người trú niệm (upatthitassati)?
Trong ấy niệm là sao? Chi là sự ức niệm, tùy niệm, tưởng niệm, nhớ lại,
thái độ nhớ lại, thái độ ghi nhận, thái độ không lơ đảng, thái độ không
lảng quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây gọi là Niệm.
Người hiệp với niệm này là hạng người trú niệm.
- Thế nào là hạng người tỉnh giác (sampajāñño)?
Trong ấy sự tỉnh giác là sao? chi là sự hiểu rõ, sự biết rõ, sự lựa
chọn, sự cân nhắc, sự trạch pháp, sự tham khảo, sự phân định, sự khảo sát,
sự thông thái, sự rành rẽ, sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự suy xét, sự
nghiên cứu, sự minh mẫn, sự mẫn tiệp, sự hồi quang, sự chiếu kiến, sự
lương tri, sự sắc xảo, trí tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu
dài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như đèn, tuệ như báu vật, vô
si, trạch pháp, chánh kiến, đây gọi là sự tỉnh giác. Người hiệp với sự
tỉnh giác này là hạng người tỉnh giác .
[76] - Thế nào là hạng người giới thành (silasampañño)?
Trong ấy sự thành tựu giới là sao? tức là thân hành không quá đáng,
khẩu hành không quá đáng, thân khẩu hành không quá đáng, đây gọi là sự
thành tựu giới. Tất cả sự thu thúc giới đều là sự thành tựu giới. Người
hiệp với sự thành tựu giới này là hạng người giới thành.
- Thế nào là hạng người kiến thành (ditthisampañño)?
Trong ấy sự thành tựu kiến là sao? tức là hiểu rằng: "Có sự bố thí, có
sự cúng bái, có sự tế lễ, có quả dị thục của các nghiệp tốt xấu, có đời
này, có đời sau, có mẹ, có cha, có loài hữu tình hóa sanh, trong đời vẫn
có các hạng sa-môn Bà-La-Môn chánh hướng, chánh hạnh, là những vị đã tự
mình với thắng trí chứng đạt rồi tuyên bố đời này và đời sau"; kiến nào
như vậy là sự hiểu rõ, sự biết rõ... (trùng)... vô sỉ, trạch pháp, chánh
kiến, đây gọi là sự thành tựu kiến. Người hiệp với sự thành tựu kiến này
là hạng người Kiến thành.
[77] - Thế nào là hạng người khó có trong đời (puggalā dullabhā
lokasmim)?
Người mà thi ân (pubbakārī) và người mà báo đáp ân nghĩa
(kataññū katavedī). Ðây là hạng người khó có trong đời.
[78] - Thế nào là hai hạng người khó thỏa mãn (duttappāyā)?
Người mà được của rồi cất của (laddhaṃ laddhaṃ nikkhipati) và
người mà được của rồi phí của (laddhaṃ laddhaṃ visajjeti). Ðây là
hai hạng người khó thỏa mãn.
[79] - Thế nào là hai hạng người dễ thỏa mãn (sutappayā)?
Người được của mà không cất của (laddhaṃ laddhaṃ na nikkhipati)
và người được của mà không phí của (laddhaṃ laddhaṃ na visajjeti).
[80] - Ðối với hai hạng người thế nào, các lậu tăng trưởng (āsavā
vaddhanti)?
Người mà ray rứt sự không đáng ray rứt (nakukkuccāyitabbaṃ
kukkuccāyati);
Và người mà không ray rứt sự đáng ray rứt (kukkuccāyitabbamna
kukkuccāyati) đối với hai hạng người này các lậu tăng trưởng.
[81] - Ðối với hai hạng người thế nào, các lậu không tăng trưởng (àsavà
na vaddhanti)?
Người mà không ray rức sự không đáng ray rức (nakukkuccāyitabbaṃ na
kukkuccāyati) và người mà ray rức sự đáng ray rức (kukkuccāyitabbaṃ
kukkuccāyati); đối với hai hạng người này các lậu không tăng trưởng.
[82] - Thế nào là hạng người khuynh hướng xấu (hīnadhimutto)?
Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, nó lại giao du, cộng tác, thân
cận với người khác cũng ác-giới ác-tánh. Ðây gọi là hạng người khuynh
hướng xấu.
- Thế nào là hạng người khuynh hướng tốt (panitādhimutto)?
Ở đây có hạng người giới hạnh thiện tánh, người ấy giao du, cộng tác,
thân cận với người khác cũng giới hạnh thiện tánh. Ðây gọi là hạng người
khuynh hướng tốt.
[83] - Thế nào là hạng người toại chí (titto)?
Chư vị Ðộc giác và chư thinh văn A La Hán của Ðức Như Lai là hạng đã
toại chí (tittā).
Ðức chánh-đẳng-Giác là hạng đã toại chí và giúp toại chí (titto ca
tappetā ca).
DỨT XIỂN MINH PHẦN HAI CHI.
XIỂN MINH PHẦN BA CHI (TIKANIDDESO)
[84] - Thế nào là hạng người không hy vọng (nirāso)?
Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ,
hành vi che đậy, phi sa môn tự nhận là sa môn, phi phạm hạnh tự nhận là
phạm hạnh, nội tâm hôi hám, dục nhiễm, tánh tình bẩn thiểu. Người ấy nghe
đồn rằng: "có Tỳ - khưu tên vậy do đoạn tận các lậu-hoặc, ngay trong hiện
tại tự mình với thắng trí, đã chứng đã đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát
tuệ giải thoát". Ðối với người ấy không nghĩ được như vậy: "Khi nào thì ta
mới do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí
chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Ðây gọi là
hạng người không hy vọng.
- Thế nào là hạng người có hy vọng (āsaṃso)?
Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh, người ấy nghe đồn rằng: "Có
vị Tỳ kheo tên vậy do đoạn trừ các lậu hoặc nghe trong hiện tại tự mình
với thắng trí đã chứng đắc là an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải
thoát. Ðối với người ấy sẽ nghĩ như vậy: khi nào đây ta cũng sẽ do đoạn
trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng đắc và
an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người có hy
vọng.
- Thế nào là hạng người hết hy vọng (vigatāso)?
Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự
mình với thắng trí, đã chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải
thoát; người ấy dù nghe đồn rằng: "Có vị Tỳ - khưu tên vậy do đoạn trừ các
lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc và an trú
tâm giải thoát, tuệ giải thoát" ở người ấy không nghĩ như sau: "Khi nào
đây ta cũng sẽ do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với
thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát", vì
cớ sao? bởi vì sự hy vọng giải thoát trước khi chưa giải thoát, hy vọng ấy
đã kết thúc. Ðây gọi là hạng hết hy vọng.
[85] - Trong ấy thế nào là ba hạng người dụ như bệnh nhân (gilānupamā)?
Có ba hạng bệnh nhân là:
Ở đây có một hạng bệnh nhân dù được thực phẩm thích hợp hay không được
thực phẩm thích hợp; dù được dược phẩm thích hợp hay không được dược phẩm
thích hợp: dù được người khán hộ (upaṭṭhākaṃ, người chăm nom, săn
sóc bệnh nhân) thích hợp hay không được người khán hộ thích hợp thì
cũng không khỏi bệnh ấy.
Ở đây lại có một hạng bệnh nhân dù được thực phẩm thích hợp hay không
được thực phẩm thích hợp, dù được dược phẩm thích hợp hay không được dược
phẩm thích hợp, dù được người khán-hộ thích hợp hay không được người
khán-hộ thích hợp thì cũng dứt khỏi bệnh này.
Ở đây lại có một hạng bệnh nhân khi được thực phẩm thích hợp, chẳng
phải không được khi được dược phẩm thích hợp, chẳng phải không được, khi
được người khán - hộ thích hợp, chảng phải không được thì sẽ dứt khỏi bệnh
ấy.
Chính ở điểm mà có hạng bệnh nhân sẽ dứt khỏi bệnh ấy khi được thực
phẩm thích hợp, không phải không được khi được dược phẩm thích hợp, không
phải không được khi được người khán-hộ thích hợp, không phải không được,
vì dựa vào hạng bệnh nhân này mà đức Thế-Tôn mới chuẩn cho thực phẩm người
bệnh, chuẩn cho được phẩm người bệnh chuẩn cho người khán hộ bệnh nhân.
Lại nữa, dựa theo hạng bệnh nhân này mà các bệnh nhân khác cần được chăm
sóc.
[86] - Có ba hạng người dụ như bệnh nhân có mặt trong đời xuất hiện như
vầy:
- Thế nào là ba hạng?
Ở đây có hạng người dù được gặp đức Như-Lai hay không được gặp đức
Như-Lai, dù được nghe pháp luật Như-Lai thuyết hay không được nghe pháp
luật Như-lai thuyết, cũng không bước vào qui luật chánh phần các thiện
pháp (niyāmaṃ kusalesu dhammesu sammattaṃ).
Lại nữa, ở đây có hạng người dù được gặp đức Như-lai hay không được gặp
đức Như-lai, dù được nghe pháp luật Như-lai thuyết, hay không được nghe
pháp luật Như-lai thuyết thì vẫn bước vào qui luật chánh phần các thiện
pháp.
Lai nữa, ở đây có hạng người khi gặp đức Như-lai, không phải không
được, khi được nghe pháp luật Như-lai thuyết không phải không được; thì
mới bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp.
Chính ở điểm mà có hạng người khi được gặp đức Như-lai, không phải
không được, khi được nghe pháp luật Như-lai thuyết, không phải không được,
thì mới bước vào qui luật chánh phầncác thiện pháp; dựa theo hạng người
này nên Ðức Thế-Tôn mới chuẩn cho việc thuyết pháp: và lại nữa dựa theo
hạng người này mà giáo pháp cần được thuyết giảng.
Ðây là ba hạng người dụ như bệnh nhân, có mặt, xuất hiện trong đời.
[87] - Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?
Ở đây có người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát; người ấy với
trí tỏ ngộ, chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng
người thân chứng.
- Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?
Ở đây có người hiểu như thật rằng "đây là khổ" hiểu như thật rằng "đây
là khổ tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây
là khổ diệt hành lộ", các Như lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định,
thẩm sát bằng trí; nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu
hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.
- Thế nào là hạng người tín giải (saddhāvimutto)?
Ở đây có người hiểu như thật rằng "đây là khổ"... (trùng)... các pháp
Như-lai tuyên thuyết, đã được người ấy nhận định, thẩm sát bằng trí, nhưng
người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi tuy
nhiên không phải như hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto). Ðây gọi là
hạng người tín giải thoát.
[88] - Thế nào là hạng người phẫn ngữ (gūthabhānī)?
Ở đây có người hay nói dối, khi đến chỗ nhóm họp, hoặc đến tại hội
chúng, hoặc đến giữa quyến thuộc, hoặc đến giữa quan quyền, hoặc đến giữa
hoàng gia, bị buộc hỏi cung rằng "hãy lại đậy gã kia, mi biết gì hãy nói
ra điều ấy!". Hắn không biết lại nói là "tôi biết" hoặc biết lại nói "tôi
không biết", hoặc không thấy lại nói "tôi thấy" hoặc thấy lại nói "tôi
không thấy" như thế vì nhân tự nó hay vì nhân người khác hay vì nhân chút
ít lợi lộc mà thành ra nói dối. Ðây gọi là hạng người phẫn ngữ.
Tế nào là hạng người hoa ngữ (pupphabhāṇī)?
Ở đây có người bỏ lời nói dối, tránh lời nói dối, khi đến chỗ nhóm họp,
hoặc đến tại hội chúng, hoặc đến giữa quyến thuộc, hoặc đến giữa quan
quyền, hoặc đến giữa hoàng gia, bị buộc hỏi cung rằng: "hãy lại đây gã kia
mi biết gì hãy nói điều ấy!" hắn không biết thì nói "tôi không biết!" hắn
biết thì nói "tôi biết", hắn không thấy thì nói "tôi không thấy", hắn thấy
thì nói "tôi thấy" như thế không thành nói dối vì nhân tự mình hay nhân
người khác hay nhân chút ít lợi lộc. Ðây gọi là hạng người hoa ngữ.
- Thế nào là hạng người mật ngữ (Madhubhānī)?
Ở đây có hạng người phát ngôn như là lời nói không thô lỗ, êm tai, dễ
thương, rót vào tim, nhã nhặn, được quần chúng ưa thích, được quần chúng
vừa lòng. Ðây là hạng người mật ngữ.
[89] - Thế nào là hạng người tâm như ung nhọt (arukūpamacitto)?
Ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận; khi bị nói đến chút ít
cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và
bực tức, ví như mụn nhọt làm mủ khi miếng cây hay miếng sành đánh trúng
liền chảy mủ nhiều hơn; cũng thế, ở đây có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận;
khi bị nói đến chút ít cũng bị tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ
sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ðây gọi là hạng người tâm như ung nhọt.
- Thế nào là hạng người tâm như điển chớp (vijjūpamacitto)?
Ở đây có hạng người hiểu như thật rằng "Ðây là khổ", hiểu như thật rằng
"Ðây là khổ tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng
"đây là khổ diệt hành lộ"; ví dụ như một người có mắt trong đêm tối mù mịt
lúc rực lên ánh chớp thì có thể thấy các cảnh vật; cũng thế ở đây có hạng
người hiểu như thật rằng "đây là khổ", hiểu như thật rằng "đây là khổ
tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây là khổ
diệt hành lộ". Ðây gọi là hạng người tâm như điển chớp [tức là chỉ cho bậc
Tu-đà-hườn đạo, Tu- đà-hàm đạo và A-na-hàm đạo. Vào sát na tâm đạo đang
sanh vị ấy thấy Niết bàn, nhưng đời sống sau đó vẫn còn chút ít phiền
não.]
- Thế nào là hạng người tâm như lôi sấm (vajirūpamacitto)?
Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay, ngay trong hiện tại
đã tự mình với thắng trí chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ
giải thoát; cũng như khi sét đánh không có thứ gì không bị bể dù là ngọc
ma-ni hay tảng đá; cũng thế ở đây có hạng người do đoạn trừ, các lậu hoặc,
ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc và an trú vô lậu
tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người tâm như lôi sấm [chỉ
đạo cho bậc A-la-hán khi tâm tứ đạo sanh khởi liền đoạn, tận hoàn toàn,
các phiền não không dư sót]
[90] - Thế nào là hạng người mù mắt (andho)?
Ở đây đối với một hạng người không có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt
được tài sản chưa đạt được hay gia tăng tài sản đã đạt được; không có con
mắt, con mắt mà nhờ đó biết được pháp thiện và pháp bật thiện, biết được
pháp tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết
được pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người mù
mắt.
- Thế nào là hạng người một mắt (ekacakkhu)?
Ở đây với một hạng người có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài sản
chưa đạt được hay gia tăng tài sản đã đạt được; nhưng không có con mắt,
con mắt mà nhờ đó, biết được pháp thiện và pháp bật thiện, biệt được pháp
tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được
pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người một mắt.
- Thế nào là hạng người hai mắt (dvicakkhu)?
Ở đây với một hạng người có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài
sảnchưa đạt đưôc hay gia tăng tài sản đã đạt được? Lại cũng có con mắt,
con mắt mà nhờ đó biết được pháp thiện và pháp bất thiện, biết được pháp
tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được
pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người hai mắt.
[91] - Thế nào là hạng người trí tuệ lật úp (avakujjapañño)?
Ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các Vị Tỳ-Khưu để
nghe pháp; các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện,
hậu thiện có nghĩa văn, trình bày viên mản thanh tịnh. Họ ngồi tại chỗ
ngồi ấy không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý
đến đoan cuối của lời pháp ấy, khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng khôngtác
ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của
lời pháp ấy; ví như cái nồi úp xuống, nước đổ trên nồi ấy chảy tràn ra chứ
không đọng chứa lại, cũng thế ở đây có hạng người đi đến chùa, thường
xuyên gần gũi các vị Tỳ-khưu để nghe pháp, các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho
người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa, có văn trình bày pham
hạnh viên mản thanh tịnh. Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy không tác ý đến đoạn
đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy,
khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý
đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy. Ðây gọi là hạng
người trí tuệ lật úp.
- Thế nào là hạng người trí tuệ bắp vế (ucchaṅgapañño)?
Ở đây có người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ-khưu để nghe
pháp, các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu
thiện, có nghĩa văn, trình bày phạm hạnh viên mản thanh tịnh; Họ ngồi tại
chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn
cuối của lời pháp ấy, nhưng khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy thì không còn
tác ý đến đoạn đầu, không còn tác ý đến đoạn giữa, không còn tác ý đến
đoạn cuối của lời pháp ấy nữa; ví như có người trên bắp vế (đang ngồi)
đươc chất đầy các thức ăn sai khác như hạt mè, hạt thóc, kẹo viên
(modakā) quả táo (badāra), người ấy khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi
đó vì sơ ý (satisammosanā mutthassatitāya, thất niệm, quên, không
chú ý, sơ ý) nên làm đổ vải hết; cũng thế, ở đây có người đi đến chùa,
thường xuyên gần gũi các vị tỳ - khưu để nghe pháp, các vị Tỳ-khưu thuyết
pháp cho người ấy, sơ thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm
hạnh viên mản thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu,
tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, nhưng khi đứng
dậy khỏi chỗ ngồi ấy thì không còn tác ý đến đoạn đầu, không còn tác ý đến
đoạn giữa không còn tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy nữa. Ðây gọi là
người trí tuệ bắp vế.
- Thế nào là hạng người trí tuệ rộng lớn (puthupañño)?
Ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị tỳ-khưu để
nghe pháp; các vị tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện
hậu thiện có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh; họ
ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu tác ý đến đoạn giữa, tác ý
đến đoạn cuối của lời pháp ấy; đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến
đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy; ví như
một cái bình lật ngữa, nước đổ vào bình ấy được chứa đọng lại không có
chạy tràn ra, cũng thế ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần
gũi các vị Tỳ-khưu để nghe pháp; các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy,
sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh
viên mãn thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến
đoạn giữa,tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy dù đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy
cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa tác ý đến đoạn cuối của lời
pháp ấy. Ðây gọi là hạng người trí tuệ rộng lớn.
[92] - Thế nào là hạng người chưa ly tham các dục và các hữu (kāmesu
ca bhavesu ca avītarāgo)?
Bậc Dự-lưu và bậc Nhất-lai. Ðây gọi là hạng người chưa ly tham các dục
và các hữu.
- Thế nào là hạng người ly tham-dục chưa ly tham-hữu (kāmesu
vītarāgo bhavesu avītarāgo)?
Bậc bất-lai. Ðây gọi là hạng người ly tham dục chưa ly tham hữu.
- Thế nào là hạng người ly tham các dục và các hữu (kāmesu ca
bhavesu ca vītarāgo)?
Bậc A-la-hán. Ðây gọi là hạng người ly tham các dục và các hữu.
[93] - Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên đá (pāsānalekhū
pamo puggalo)?
Ở đây có hạng người thường hay phẫn nộ, mà sự phẫn nộ ấy ngấm ngầm
(anuseti) lâu dài; ví như chữ viết trên đá được tồn tại lâu, không dễ
chóng bị tẩy xóa bằng gió hay nước; cũng thế ở đây có người thường hay
phẫn nộ mà sự phẫn nộ ấy ngấm ngầm lâu dài. Ðây gọi là hạng người dụ như
chữ viết trên đá.
- Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên đất (pathavīlekhūpamo
puggalo)?
Ở đây có hạng người hay phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ ấy không ngấm ngầm
lâu dài; ví như chữ viết trên đất, không tồn tại lâu, mau chóng bị gió hay
nước tẩy xóa, cũng thế ở đây có người hay phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ ấy
không ngấm ngầm lâu dài. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên đất.
- Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên nước (udakalekhūpamo)?
Ở đây có hạng người dù bị nói một cách gắt gao, bị nói một cách ác độc,
nói một cách bất nhả (amanāpena) vẫn dễ dãi (saṃsandati),
vẫn hài hòa (sandhīyati) vẫn vui vẻ; ví như chữ viết trên nước mau
chóng bị xóa tan, không tồn tại lâu, cũng thế có người dù bị nói một cách
gắt gao, bị nói một cách độc ác, bị nói một cách bất nhả, vẫn dễ dãi, vẫn
vui vẻ, vẫn hài hòa. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên nước.
[94] - Trong ấy thế nào ba hạng người dụ như vải bố (potthakūmamā
puggalā).
Ba thứ vải bố là:
Có thứ vải bố mới tinh nhưng xấu sắc, thô xúc (dukkasamphasso)
(1) và ít giá trị.
Có thứ vải bố loại trung cũng xấu sắc, thô xúc và ít giá trị.
Có thứ vải bố cũ kỹ và xấu sắc, thô xúc và ít giá trị. Người ta dùng
vải bố cũ kỹ làm giẻ chùi nồi (ukkhaliparimajjanam) hay đem ném bỏ
nó vào đống rác.
[95] - Cũng vậy có ba hạng người nầy dụ như vải bố xuất hiện trong hàng
Tỳ-khưu.
Ba hạng người như thế nào?
Một vị tân Tỳ-khưu nếu là ác giới, ác tánh thì đây là sự xấu sắc của vị
ấy; ví như tấm vải bố kia xấu sắc, hạng người này ví dụ như thế. Những ai
giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến
họ bất hạnh đau khổ lâu dài, đây là sự thô xúc của vị ấy, ví như tấm vải
bố kia có sự thô xúc, hạng người nầy ví dụ như thế, lại nữa, vị ấy thọ
nhận của những ai về y phục, vật thưc, sàng tọa, được phẩm trị bệnh thì
khiến cho họ không được quả báo lớn, không được lợi ích lớn, đây là sự ít
giá trị của vị ấy; ví như tấm vải bố kia ít giá trị, hạng người này ví dụ
như thế.
Một vị trung Tỳ-khưu nếu là... (trùng)...
Một vị trưởng lão Tỳ-khưu nếu là ác giới, ác tánh thì đây là sự xấu sắc
của vị ấy; ví như tấm vải bố kia xấu sắc, hạng người này ví dụ như thế.
Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều
đó khiến họ bất hạnh đau khổ lâu dài, thì đây là sự thô xúc của vị ấy, ví
như tấm vải bố kia có sự thô xúc, hạng người này ví dụ như thế. Lại nửa,
vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm trị
bệnh, thì khiến cho họ không được quả báo lớn, không được lợi ích lớn, đây
là sự ít giá trị của vị ấy, ví như tấm vải bố kia ít giá trị, hạng người
này ví dụ như thế. Nếu một vị trưởng lão Tỳ - khưu như vậy đó thảo luận
giữa tăng chúng ắt chư Tỳ-khưu quở vị ấy như sau: "có ích gì lời nói ngu
si, dốt nát của ông chứ! ông tưởng rằng cần ông nói lắm sao?" vị ấy liền
phẫn nộ bất bình và thốt ra lời nói mà vì lời nói như thế nên tăng chúng
đuổi đi như ném tấm vải bố ấy vào đống rác.
Ðây là ba hạng người dụ như vải bố, có mặt xuất hiện trong hàng
Tỳ-khưu.
[96] - Trong ấy thế nào là ba hạng người dụ như lụa kàsì
(kāsikavatthūpamā puggalā)?
Có ba thứ lụa kàsì là :
Có thứ lụa kāsī mới tinh, màu tốt, nhuyển xúc
(sukhasamphassa, xúc dễ chịu, nghĩa là vải mịn mát, mặc vào thấy dễ
chịu) và đắc giá.
Có thứ lụa kāsī hạng trung, màu tốt, nhuyển xúc và đắc giá.
Có thứ lụa kāsī cũ kỷ nhưng còn màu tốt, nhuyển xúc và đắc giá.
Người ta dùng lụa kāsī cũ kỹ làm vải gói châu báu hay đem cất nó
vào tủ hương thơm.
[97] - Cũng vậy, có ba hạng người dụ như lụa kāsī, xuất hiện
trong hàng Tỳ - khưu.
Ba hạng người như thế nào?
Một vị tân Tỳ-khưu nếu là bậc giới hạnh, thiện tánh, đây là màu tốt của
vị ấy, ví như lụa kāsī có màu tốt hạng người này ví dụ như thế.
Những ai giao du, giao thiệp hầu cận xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó
khiến họ lợi ích an vui lâu dài, đây là sự nhuyễn xúc của vị ấy, ví như
tấm vải lụa kāsī kia có sự nhuyển xúc, hạng người này ví dụ như
thế. Lại nửa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vât thực, sàng tọa và
dược phẩm trị bệnh thì khiến cho họ được quả báo lớn, được lợi ích lớn,
đây là sự đắc giá của vị ấy, ví như tấm vải kāsī kia đắc giá, hạng
người này ví dụ như thế.
Một vị trung Tỳ-khưu nếu là ... (trung)...
Một vị trưởng lão Tỳ-khưu nếu là bậc giới hạnh, thiện tánh, đây là màu
sắc tốt của vị ấy, ví như lụa kāsī có màu tốt, hạng người này ví dụ
như thế. Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị
ấy, điều đó khiến họ lợi ích an vui lâu dài, đây là sự nhuyển xúc của vị
ấy, ví như tấm vải lụa kāsī kia có sự nhuyển xúc, hạng người này ví
dụ như thế. Lại nửa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thực, sàng
tọa và dược phẩm trị bệnh thì khiến cho họ được quả báo lớn, được lợi ích
lớn, đây là sự đắc giá của vị ấy, ví như tấm lụa kāsī kia đắc giá,
hạng người này ví dụ như thế. Nếu một vị trưởng lão Tỳ-khưu như vậy đó
thảo luận giữa tăng chúng; ắt như Tỳ-khưu nói về vị ấy như sau: "Chư Tôn
giả, hãy im lặng! Vị trưởng lão Tỳ-khưu đang nói pháp và luật". Lời nói
của vị ấy trở thành trân trọng (ādheyyam gacchati) như lụa
kàsì kia cất trong tủ hương thơm vậy.
Ðây là ba hạng người dụ như lụa kāsī, có mặt xuất hiện trong
hàng Tỳ-khưu.
[98] - Thế nào là hạng người dễ ước lượng (suppameyyo)?
Ở đây có hạng người tháo động, kiêu căng, giao động, lắm mồm
(mukharo), ngôn từ bừa bãi (vikinnavāco), thất niệm, không tỉnh
giác, không định tỉnh, tâm lệch lạc (vibbhantacitto), căn quyền thả
lỏng (pākatindriyo). Ðây gọi là hạng người dễ ước lượng.
- Thế nào là hạng người khó ước lượng (duppameyyo)?
Ở đây có hạng người không tháo động, không kiêu căng, không giao động,
không lắm mồm, ngôn từ không bừa bãi trú niệm, tỉnh giác, định tỉnh, nhất
hướng tâm, căn quyền thu thúc. Ðây là hạng người khó ước lượng.
- Thế nào là hạng người không thể ước lượng (appameyyo)?
Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự
mình với thắng trí chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát;
tuệ giải thoát. Ðây là hạng người không thể ước lượng.
[99] - Thế nào là hạng người không đáng giao du, không đáng giao thiệp,
không đáng thân cận (sevitabbo na bhajitabbo na payirupāsitabbo)?
Ở đây có hạng người hạ liệt (hīno, tức là hạng người kém hơn ta
về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ; hạng người như vậy không đáng
giao du, không đáng giao thiệp, không đáng kết hợp, trừ phi là xót thương,
tiếp độ (aññatra anuddayā annatra anukampā) .
- Thế nào là hạng người đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận
(sevitabbo bhajitabbo payirupāsitabbo)?
Ở đây có hạng người đồng đẳng (sadiso, tức là hạng người ngang
bằng với ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ; hạng người như vậy
đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận, vì cớ sao? vì gần các bậc
thanh tịnh có giới thì lời nói về giới sẽ có đến ta, và lời nói ấy sẽ
khiến ta an vui, lời nói sẽ khiến ta tiến hóa (pavattinī); gần các
bậc thanh tịnh có định thì lời nói về định sẽ có đến ta, và lời nói ấy
khiến ta an vui, lời nói ấy sẽ khiến ta tiến hóa; gần các bậc thanh tịnh
có tuệ thì lời nói về tuệ sẽ có đến ta, và lời nói ấy sẽ khiến ta an vui,
lời nói ấy sẽ khiến ta tiến hóa; do đó hạng người như vậy đáng giao du,
đáng giao thiệp, đáng thân cận.
- Thế nào là hạng người cần giao du, cần giao thiệp, cần thân cận bằng
cách cúng dường kính trọng (sakkatvā garukatvā sevitabbo bhajitabbo
payirupā sitabbo)?
Ở đây có hạng người thắng vượt (adhiko, tức là hạng người lớn
trội hơn ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ, hạng người như
vậy, sau khi cúng dường kính lễ cần phải giao du, cần phải giao thiệp, cần
phải thân cận. Vì cớ sao? vì rằng ta sẽ bổ túc giới uẩn chưa được đầy đủ
hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này, điểm kia về giới uẩn đã được hoàn bị;
ta sẽ bổ túc định uẩn chưa được đầy đủ hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này
điểm kia về định uẩn đã được hoàn bị; ta sẽ bổ túc tuệ uẩn chưa đầy đủ hay
là ta sẽ học hiểu thêm điểm này điểm kia về tuệ uẩn đã được hoàn bị; do đó
hạng người như vậy sau khi cúng dường kính lễ, cấn phải giao du, cần phải
giao thiệp, cần phải thân cận.
[100] - Thế nào là hạng người đáng tởm (jigucchitabbo), không
đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận?
Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ,
hành vi che đậy, phi sa-môn tự nhận là Sa-môn, phi phạm hạnh tự nhận là
phạm-hạnh, nội tâm hôi hám, dục nhiểm, tánh tình bẩn thỉu; Hạng người như
vậy là đáng tởm, không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng
thân cận.Vì cớ sao? vì dù rằng không bị xu hướng tri kiến của hạng người
như vậy một chút nào, nhưng rồi tiếng tăm xấu đồn đãi về người ấy rằng hắn
ta có bạn ác, có đồng bọn ác, có thân hữu ác, cũng ví như con rắn đi trong
đống phẩn dù nó không cắn ai nhưng phẩn trét thoa lên nó; cũng thế, dù
rằng không bị xu hướng tri kiến của hạng người như vậy một chút nào, nhưng
rồi tiếng tăm xấu đồn đãi về người ấy rằng hắn ta có bạn ác, có đồng bọn
ác, có thân hữu ác. Do đó hạng người như vậy là đáng tởm không đáng giao
du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận.
- Thế nào là hạng người cần lảnh đạm (ajjhupekkhitabbo), không
đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận?
Ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít
cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẩn nộ sân hận và bực
tức; cũng ví như mụt nhọt làm mủ khi bị miếng cây hay miếng sành đánh
trúng liền chảy mủ nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều
hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ,
biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức, hay cũng ví như que củi than
tinduka khi bị miếng cây hay miếng sành đánh phải thì nổ lách tách lách
tách [ciccitāyati ciṭicitāyati, dùng các từ thượng thanh trong
Pāḷi, ở đây tạm chuyển dịch - ND] nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng
người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực
tức; hay cũng ví như một đống phẫn khi bị miếng cây hay miếng xành ném
trúng thì phát mùi thối nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ,
nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận,
sừng sộ, biểu nộ sự phẫn nộ, sân hận là bực tức. Hạng người như vậy là cần
lảnh đạm, không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận.
Vì cớ sao? Vì họ có thể mắng chửi ta, có thể thóa mạ ta, có thể làm bất
lợi cho ta. Do đó hạng người như vậy cần lảnh đạm, không nên giao du,
không nên giao thiệp, không nên thân cận.
- Thế nào là hạng người nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận?
Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh; hạng người như vậy nên giao
du, nên giao thiệp, nên thân cận. Vì cớ sao? Vì dù rằng không được xu
hướng tri kiến của người như vậy một chút nào, nhưng tiếng tốt đồn đãi về
người ấy rằng ông ta có bạn tốt, có đồng minh tốt, có thân hữu tốt. Do đó
hạng người như vậy nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận.
[101] - Thế nào là hạng người bổ túc giới, hạn chế định, hạn chế tuệ
(sīlesu-paripūrīkārī samādhismiṃ mattasokārī paññāya mattasokārī)?
Hạng Dư lựu và hạng Nhất lai. Ðây gọi là hạng người bổ túc giới, hạn
chế định, hạn chế tuệ.
- Thế nào là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế tuệ
(sīlesu paripūrīkārī samā dhismiṃ paripūrīkārī paññāya mattasokārī)?
Hạng Bất lai. Ðây gọi là hạng nguời bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế
tuệ.
- Thế nào là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, bổ túc tuệ (sīlesu
paripūrīkārī samādhismiṃ paripūrīkārī paññāya paripūrīkārī)?
Bậc A-la-hán. Ðây gọi là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, bổ túc
tuệ.
[102] - Trong ấy thế nào là ba hạng đạo sư (sattāro)?
Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục (kāmānaṃpariññaṃ-
Pug. A. giải thích: Pariññaṃ paññāpetī ti pahānaṃ samatikkamaṃ
paññapeti) mà không trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách
đoạn trừ thọ.
Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục, và trình bày cách
đoạn trừ sắc, nhưng không trình bày cách đoạn trừ thọ.
Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn
trừ sắc và trình bày cách đoạn trừ thọ.
Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, không
trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy,
nên hiểu là hạng đạo sư đắc thiền sắc giới. Trong ba hạng ấy, hạmg đạo sư
mà trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình
bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy nên hiểu là hạng đạo sư đắc thiền vô sắc.
Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày
cách đoạn trừ sắc và trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy nên hiểu là bậc
đạo-sư chánh-đẳng-giác (sammā-sambuddho). Ðây là ba hạng đạo sư.
[103] - Trong ấy thế nào là ba hang đạo sư (satthāro) khác nữa?
Ở đây có hạng đạo sư chủ trương bản ngã chơn hằng (saccato thetato)
trong đời hiên tại và chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai.
Ở đây có hạng đạo sư chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiên tại,
nhưng không chủ trương bán ngã trong đời tương lai.
Ở đây có hạng đạo sư không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện
tại, cũng không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai.
Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời
hiện tại và chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên
hiểu là hạng đạo sư thường kiến luận (sassatavādo). Trong ba hạng
ấy, hạng đạo sư mà chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, nhưng
không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên biết
đoạn kết luận (ucchedavādo). Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà không
chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, cũng không chủ trương bản
ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên biết là hạng đạo sư chánh
đẳng giác (sammā-sambuddho). Ðây là ba hạng đạo sư khác nữa.
DỨT XIỂN MINH PHẦN BA CHI.
-ooOoo-