30/04/2556 11:48 (GMT+7)
Khi những người Tây phương nghiên cứu về Phật học, nhờ vào các khoa khảo cổ và ngữ học, họ đã khai quật, khám phá nhiều sử liệu quan trọng. Nhưng những khám phá ấy chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề thì vô số mây mù lại kéo thêm. Một thời trước đây, người ta nghi ngờ cả đến Đức Phật, không biết Ngài là một nhân vật lịch sử hay chỉ là một nhân vật thần thoại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là giữa những cực kỳ sai biệt của các khuynh hướng tư tưởng Phật giáo là gì. Đây là vấn đề cấp thiết nhất cho những ai muốn nghiên cứu Phật học. |
14/12/2554 11:26 (GMT+7)
Đại Học Phật giáo Âu châu trong
bức thư hàng tháng (số 28 tháng 12, năm
2010) gởi cho các thành viên có giới thiệu quyển sách "Le Monde du
Bouddhisme" ("Thế giới Phật giáo") do hai Giáo
sư Heinz Bechert và Richard Gombrich chủ
biên (nhà xuất bản Thames & Hudson, Paris, 1998). Bức thư cũng trích
dẫn và
giới thiệu một bài viết trong quyển sách này mang tựa đề là "Phật giáo
trong thế giới tân tiến ngày nay" của Giáo sư người Đức Heinz Bechert.
Dưới
đây là phần chuyển ngữ lời giới thiệu của Đại Học Phật giáo Âu châu và
bài viết
của Heinz Bechert. |
29/10/2554 06:52 (GMT+7)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn
nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không
biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
Vâng, quả thật không có một chuẩn mực, một phong cách sống nào có thể
làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta phải buồn bã mà thừa nhận
điều đó, cho dù chính chúng ta là những con người, và đều là đối tượng
đáng “than phiền” vì sự khó tính ... nói chung. Và bất cứ một nỗ lực nào
nhằm vạch ra một chuẩn mực sống có thể làm hài lòng tất cả mọi người
đều phải đi đến thất bại. Sở dĩ như thế, đơn giản chỉ là vì cách nhìn
của mỗi người về cung cách xử thế, về cái gọi là một “chuẩn mực chung”,
đều có sự khác biệt, không ai hoàn toàn giống với ai. |
29/10/2554 06:51 (GMT+7)
"Tất cả các pháp hữu lậu đều không bền vững, chúng phát sanh rồi hoại diệt. Chấm dứt trọn vẹn tất cả các pháp hữu lậu - vốn luôn luôn sanh rồi diệt - khi cuối cùng được thực hiện, là hạnh phúc tối thượng". |
|