Luận tạng Bắc truyền
Thành Thật Luận
Tác giả: Ngài HA-LÊ BẠT-MA Đời Diêu Tần Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn Dịch giả: Tỳ-kheo TRÍ-NGHIÊM
26/07/2554 23:43 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

QUYỂN THỨ 14

PHẨM PHÁ Ý-THỨC THỨ 150

 Ý-thức cũng chẳng năng lấy pháp. Tại vì sao? Vì ý-thức chẳng năng lấy sắc-hương-vị-sắc ở hiện tại, như trước đã nói quá-khứ vị-lai thời không có. Vậy nên ý-thức chẳng lấy sắc thảy.

Hỏi: Nếu ý-thức chẳng biết pháp sắc thảy, lẽ biết tự-thể.

Đáp: Pháp chẳng tự biết. Tại vì sao? Vì hiện-tại chẳng khá tự biết, như cái dao chẳng năng tự cắt mình; còn quá-khứ vị-lai vì không pháp nên cũng không có tâm nào khác nữa. Vậy nên ý-thức chẳng tự biết.

Hỏi: Như người khi biết tâm kẻ khác, là ý-thức năng biết tâm pháp đó?

Đáp: Như người tâm chẳng tự biết, mà cũng khởi nghĩ như vầy: ta có tâm ở trong tâm kẻ khác, cũng lại như vậy. Lại nếu pháp vị-lai không, cũng có thể sinh biết tâm người khác. Nếu như thế có lỗi gì? Lại ý-thức năng duyên pháp thời có nhiều lỗi: như ý đến duyên, và ý chẳng ưng nhớ sắc thảy, vì những lỗi này vậy, nên Ý-thức chẳng biết pháp.
 

PHẨM PHÁ NHÂN QUẢ THỨ 151

Kẻ thuyết-vô nói: Nếu có quả lẽ ra trong nhân trước phải có cầu-na mới sinh, hay trước không cầu-na mà sinh? Hai lẽ đều không lỗi. Như trong hai tay trước không tiếng mà năng có tiếng. Trong nhân rượu, trước không rượu cũng năng sinh rượu. Trong nhân xe, trước không xe mà năng thành xe. Nên chẳng phải trong nhân trước có cầu-na mà sinh quả vậy. Nếu ngươi bảo: Trong nhân trước không cầu-na mà sinh quả ấy. Thời như vi trần không sắc gió, lẽ phải sinh sắc? Nếu như vậy thời gió có sắc; trong chất kim cương thảy lẽ cũng có mùi thơm. Lại hiện thấy chỉ trắng thời thành vải trắng; chỉ đen thời thành vải đen. Nếu trong nhân trước không cầu-na mà sinh quả ấy. Tại sao chỉ trắng vẫn thành trắng mà chẳng thành đen ư? Nếu chẳng phải trong nhân trước không cầu-na mà sinh quả vậy. Hai lẽ này cũng lý mà đều có lỗi. Vậy nên không quả. Lại nếu trong nhân có quả thời chẳng cần sinh lại, vì đã có sinh làm chi nữa! Nếu không cũng chẳng sinh được, vì không làm sao sinh?

Hỏi: Hiện thấy làm bình, sao nói không quả?

Đáp: Chiếc bình này, nếu trước chẳng làm, làm sao làm được? Vì nói không có vậy. Nếu trước đã làm, còn làm chi nữa? Vì nói có rồi vậy.

Hỏi: Chính khi làm gọi là làm?

Đáp: Không có khi nào là khi làm. Tại vì sao? Vì chỗ phần có làm đã đọa trong làm, nên không có khi làm. Lại nếu bình có làm, thời nên làm quá-khứ, vị-lai hay hiện-tại? Chẳng làm ở quá-khứ vì trước đã diệt vậy. Chẳng làm vị-lai vì vị-lai chưa có vậy. Chẳng làm hiện-tại, vì là có vậy. Lại nhân có tác giả mới có thành nghiệp. Mà trong ấy kẻ tác giả thật chẳng khá được. Tại vì sao? Vì thân phần cái đầu thảy đối với việc làm ấy vô sự vậy, nên không có tác giả. Vì không tác giả nên tác sự cũng không. Lại nhân ở trong quả: hoặc trước hoặc sau, hoặc đồng thời đều chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nếu nhân trước, quả sau là nhân đã diệt hết, quả làm sao sinh, như không cha làm sao sinh con? Nếu nhân sau quả trước; nhân tự chưa sinh, làm sao sinh quả? Như chưa đẻ cha ai mà sinh con? Nếu nhân quả đồng thời thời không có lý. Như hai sừng đồng mọc chẳng được nói tướng tả-hữu. Lẽ của nhân cùng cực ba điều này mà đều chẳng phải lẽ, vậy nên không Quả.

Lại nhân-quả nầy hoặc nhất hoặc dị, hai lẽ đều có lỗi. Tại vì sao? Vì nếu dị thời lẻ ra lìa chỉ có vải; nếu nhất thời chỉ và vải không sai khác. Lại người đời chẳng thấy có pháp nhân quả nào không sai khác. Lại nếu có quả lẽ phải tự mình làm, hoặc kẻ khác làm, chung lại làm hay không nhân mà làm? đều là chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì không có pháp nào mà năng làm tự-thể. Nếu sẵn có tự-thể cần gì tự làm. Nếu không tự-thể làm sao tự làm được? Lại chẳng thấy có pháp nào năng làm tự-thể, nên chẳng tự làm. Kẻ khác làm cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như mắt và sắc đối với việc sinh Thức vô-sự, nên kẻ khác chẳng làm được. Lại vì không có nghĩ tưởng làm, nên tất cả pháp không kẻ làm; như hạt giống chẳng khởi nghĩ là ta nên sinh mộng. Mắt và sắc cũng chẳng khởi nghĩ là chúng tà nên chung lại mà sinh Thức. Vậy chẳng phải lẽ, vì có lỗi tự mình và kẻ khác. Vô-nhân làm cũng chẳng phải lẽ, vì nếu vô-nhân tên quả cũng không có. Bốn lẽ như trên đều không được làm sao có quả. Nếu có nên nói? Lại quả nầy lẽ: hoặc trước có tâm làm, hay trước không có tâm làm? Nếu trước có tâm làm thời thân-phần mắt thảy của đứa bé trong thai ai có tâm làm? Trời Tự-Tại thảy cũng chẳng làm nên được. Nghiệp phẩm trước đã nói cũng không tâm đối với việc làm. Nghiệp nầy ở trong quá-khứ làm sao sẽ có tâm. Vậy nên nghiệp cũng không tâm. Nếu trước không tâm làm, thời làm sao làm khổ kẻ khác bị khổ; làm vui kẻ khác được vui? Lại hiện trong nghiệp làm cũng đem tâm phân-biệt: nên làm như vầy, chẳng nên làm như kia. Nếu không tâm làm, làm sao có sai biệt này? Vậy trước có tâm không tâm đều chẳng phải lẽ. Những như thế thảy tất cả căn, trần đều chẳng khá được. Vậy nên vô-pháp.
 

PHẨM THẾ-ĐẾ THỨ 152

Đáp: Tuy ngươi đem các món nhân-duyên nói các pháp đều không. Nghĩa nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trước tôi đã nói nếu tất cả không, luận nầy cũng không có, cũng chẳng ở trong các pháp. Hết thảy như vậy phá không, ngươi trọn chẳng đáp, hãy còn cố tâm thành lập không. Vậy nên chẳng phải không có tất cả các pháp. Lại ngươi đã nói không căn duyên thảy. Việc nầy chẳng phải chỗ minh luận của chúng tôi. Tại vì sao? Vì trong kinh Phật tự ngăn việc nầy: bảo năm việc bất-khả-tư-nghì là: việc thế-gian; việc chúng-sinh; việc nghiệp nhân-duyên; việc của người tọa-thiền; và việc các Đức Phật. Việc nầy chẳng phải tất cả người trí chẳng năng nghĩ lường quyết đoán, chỉ các Đức Phật các pháp-trí năng phân-biệt. Thanh-Văn, Bích Chi Phật, chỉ có trí-huệ thông đạt Nê-Hoàn, còn đối với trong trí phân-biệt các pháp chỉ được phần ít các Đức Phật đối với tất cả pháp, tất cả chủng loại, gốc ngọn, thể-tính, tổng-tướng, biệt tướng đều năng thông-đạt, như người, nhà cửa thảy vật dễ hư khó thành. Như vậy không-trí dễ được, mà trí-huệ chính phân-biệt các pháp khó sinh.

Hỏi: Như Phật ngồi chỗ đạo-tràng, chứng được các pháp tướng. Cứ đúng như Phật đã nói, phải như vậy mà nói?

Đáp: Tuy Phật nói tất cả pháp, nhưng chẳng nói tất cả chủng, vì chẳng được giải thoát vậy. Như Phật nói các pháp từ nhân-duyên sinh, nhưng chẳng nói mỗi mỗi từ chỗ nhân-duyên nào, mà chi nói điều cần thiết dùng năng dứt khổ mà thôi. Vẽ vời thảy các màu sắc; kỹ nhạc thảy các tiếng tăm; và các món hương vị xúc vô lượng sai bịêt không thể nói hết được. Nếu nói cũng không lợi ích gì lớn lao, nên Phật chẳng nói những việc như vậy, chẳng được nói là không có. Lại như người chẳng biết phân-biệt các phép họa phẩm, bèn nói đó là không. Ngươi cũng như thế, việc chẳng năng thành sự, rồi bèn nói là không có việc ấy. Nhưng với kẻ-trí thời có, mà kẻ bất-trí là không. Như người bị mù từ trong bụng mẹ nói: không có đen trắng, vì tôi chẳng thấy vậy. Chẳng nên vì chẳng thấy mà nói không có các sắc như thế. Nên chẳng năng vì nhân-duyên thành, nên bèn nói không có tất cả pháp. Lại các Đức Phật Thế-Tôn là Đấng Thế-Trí, được chúng ta tin, Phật nói có ngũ-ấm, nên biết sắc thảy tất cả pháp có, như cái bình thảy vì thế đế nên vẫn có.
 

PHẨM DIỆT PHÁP TÂM THỨ 153
 

Hỏi: Ông trước nói diệt ba tâm gọi là Diệt-đế. Đã biết nhân-duyên diệt tâm giả-danh. Nay pháp-tâm là thế nào? Và tại sao phải diệt?

Đáp: Tâm cho thật ngũ-ấm, gọi là pháp tâm. Khéo tu không trí thấy ngũ-ấm trống không, thời diệt được pháp tâm này.

Hỏi: Hành-giả quán ngũ-ấm không là trong ngũ-ấm; vô thường pháp, định pháp, bất hoại pháp, bất biến pháp, ngã, ngã-sở-pháp. Vì không có pháp nầy nên nói là tu trống không, chứ chẳng phải thẳng thấy ngũ-ấm? 

Đáp: Hành-giả cũng chẳng thấy ngũ-ấm. Tại vì sao? Vì kẻ hành-giả dứt tâm thời tâm hữu-vi, được tâm duyên vô-vi. Vậy nên hành-giả chẳng thấy ngũ-ấm, mà chỉ thấy ấm diệt. Lại nếu thấy ngũ-ấm thời chẳng ngũ-ấm, mà chỉ thấy ấm diệt. Lại nếu thấy ngũ-ấm thời chẳng gọi là không.. Vì ấm chẳng không vậy, như vậy thời chẳng đầy đủ không trí.

Hỏi: Hành giả thấy sắc, vì vô-ngã nên không. Như trong kinh nói: “Hành giả thấy sắc nầy trống không, cho đến thức cũng trống không”. Phải biết chẳng phải không có sắc thẩy các ấm.

Đáp: Có nói như thế, nhưng chẳng phải thanh-tịnh. Như trong kinh pháp-ấn nói: Hành-giả thấy tướng sắc thảy pháp vô thường, bại-hoại luống-dối, nhàm lìa”. Đấy cũng gọi là trống không. Nhưng chưa phải là thanh-tịnh. Về sau người này thấy ngũ-ấm diệt, là tu quán ấy mới tịnh. Nên biết thảy các ấm diệt.

Hỏi: Vì trí-duyên hữu-vi, tại sao chẳng được như thanh tịnh?

Đáp: Hành-giả hoặc khi khởi tướng ngũ-ấm, nên sinh lại tâm giả-danh. Vậy nên tâm duyên hữu-vi chẳng được thanh tịnh. Nếu chứng các ấm diệt, thời ngũ-ấm chẳng hiện tiền nữa. Vì thành-tựu diệt diệt được nhân-duyên giả-danh vậy, nên tưởng giả-danh chẳng theo ám-ảnh nữa. Thí như có cây, cưa chặt, đốt cháy, tro than đều tiêu hết; tưởng cây mới diệt còn theo ám-ảnh nữa. Việc nầy cũng vậy. Lại Đức Phật bảo La-Đà: Ngươi phá vỡ tan nát chúng-sanh, khiến chẳng còn hiện. Lại một kinh khác nói: “La-đà ngươi phá vỡ tan nát sắc, cho đến thức, khiến chẳng còn hiện”. Nên biết nếu phá hoại chúng-sinh là giả-danh trống không. Nếu phá hoại sắc gọi là pháp không. Lại hai pháp quán, không quán; vô-ngã quán. Không quán là chẳng thấy giả-danh chúng-sinh, như người thấy bình vì không có nước nên trống không. Như vậy vì thấy trong ngũ-ấm không có người nên trống không, như chẳng thấy pháp gọi là vô-ngã. Lại trong kinh nói: “Được vô-ngã-trí thời chính giải thoát”. Nên biết sắc tính diệt, thọ, tưởng, hành thức, tính diệt, gọi là vô-ngã. Vô-ngã tức là vô-tính.

Hỏi: Nếu vì vô-tính gọi vô-ngã ấy. Nay ngũ ấm thật không có sao?

Đáp: Ngũ-ấm thật không, vì thế-đế nên mới có. Tại vì sao? Vì Phật nói các hành thảy đều như huyễn, như hóa, vì thế đế nên có. Vì thế-đế mà có là chẳng phải thật có vậy. Lại trong kinh nói đệ-nhất-nghĩa không. Nghĩa nầy vì đệ-nhất-nghĩa-đế nên mới trống không, chứ chẳng phải thế-đế mà không. Đệ-nhất-nghĩa là chỗ gọi sắc trống-không không gì hết, cho đến thức trống không, không gì hết. Vậy nên nếu người quán sắc thảy pháp trống-không, gọi là thấy đệ-nhất-nghĩa không?

Hỏi: Nếu ngũ-ấm vì thế-đế nên có. Tại sao nói sắc thảy pháp là Chân đế?

Đáp: Vì chúng-sinh nên mới nói Có người đối với ngũ-ấm sinh nghĩ tướng chân-thật. Vì đấy nên nói ngũ-ấm sinh vì đệ-nhất-nghĩa nên trống-không.

Hỏi: Trong kinh chẳng nói có nghiệp quả-báo. Chỉ tác-giả chẳng khá được sao?

Đáp: Đấy bởi các pháp mà nói tác-giả chẳng khá được là nói giả-danh trống-không. Như trong kinh nói các pháp chỉ có giả-danh-tự. Giả-danh-tự ấy, chỗ gọi vô-minh, nhân-duyên các hành, cho đến lão-tử các Khổ, Tập, Diệt. Bởi lời nầy nên biết ngũ-ấm cũng đệ-nhất-nghĩa nên không. Lại trong kinh Đại-không nói: “Như người nói đây lão-tử. Hoặc người nói thân tức là Thần. Hoặc nói thân khác, Thần khác. Những lời nói ấy khác mà nghĩa đồng. Nếu có những kiến-chấp nầy, chẳng phải đệ tử Ta, chẳng phải kẻ phạm-hạnh”. Nếu ngăn lão-tử kia, thời phá giả-danh, ngăn lão tử đây thời phá ngũ-ấm. Lại nói sinh duyên lão-tử gọi là trung-đạo. phải biết đệ-nhất-nghĩa-đế nên nói không lão-tử; thế-đế nên nói sinh duyên lão-tử. Lại như tưởng quá hơn bình thời đệ-nhất-nghĩa nên không sắc. Lại trong kinh nói: “Nếu pháp ấy là lừa gạt, tức là luống-dối; nếu pháp chẳng phải gạt tức gọi là thật”. Các pháp hữu-vi đều biến khác, nên đều gọi là gạt. Gạt nên luống dối. Luống dối nên chẳng phải chận-thật có. Như kệ nói:

Thế-gian luống-dối trói,

Trạng như tướng quyết định

Thật không thấy in có,

Xem kỹ thời đều không.

Phải biết các ấm cũng trống không. Lại thấy diệt đế nên gọi là đắc Đạo. Nên biết Diệt là đệ-nhất-nghĩa có, chẳng phải các ấm vậy. Nếu các ấm thật có, hành giả cũng nên thấy mà được Đạo? Mà thật chẳng phải vậy. Nên biết ngũ-ấm chẳng phải đệ-nhất-nghĩa có. Lại vì ấm diệt thật, nên biết các ấm chẳng phải thật; chẳng nên nói các ấm là thật. Không ấm cũng thật. Lại có bao nhiêu pháp bị thấy đều vì si vậy, như người măt chẳng khá gạt được, thời chẳng thấy huyễn. Như vậy nếu không ngu si thời chẳng thấy các ấm.Vậy nên các ấm chẳng pahỉ đệ-nhất-nghĩa có. Lại trong kinh nói: “Tùy có ngã tức là động xứ”. Mà trong ấm có ngã, như A-Nan nói: Nhân pháp thành ngã. Nghĩa là nhân sắc ấm, cho dến thức ấm. Lại các vị thượng-tọa Tỳ-kheo hỏi Sai-Ma-già: Ngươi lấy sự gì làm ngã?

Đáp: Tôi chẳng nói sắc là ngã, chẳng nói lìa sắc là ngã, cho đến thức cũng như vậy. Mà chỉ nói ngã mạn trong ngũ-ấm chưa dứt.

Ý kinh nầy cho kẻ học nhân hoặc khi tâm niệm bị tán loạn cho mới khởi ngã mạn. Nếu nhiếp tâm niệm diệt ngũ-ấm thời ngã-mạn diệt. Như hoa chẳng tức rễ cây nhánh lá là hoa, mà cũng chẳng rời các thứ ấy là hoa; như vậy chẳng phải sắc thảy là ngã, mà cũng chẳng rời sắc thảy là ngã. Như vậy nhân duyên diệt ngã thời ngã mạn chẳng khởi. Nên biết các ấm cũng không. Lại hành giả nên diệt tất cả tướng để chứng vô tướng. Nếu thật có tướng, vì sao chẳng nghĩ nhớ? Chẳng phải như ngoại đạo khi lìa nơi sắc, biết thật có sắc, nhưng chẳng nhớ nghĩ. Hành-giả cần thấy sắc thảy các ấm diệt hết. Vì thấy diệt hết nên gọi là vào vô tướng. Nên biết sắc thảy chẳng phải đệ-nhất-nghĩa. Lại tùy có ngũ-ấm thời có ngã-tâm. Phải biết không có ngũ-ấm thời ngã-tâm diệt. Vậy nên các ấm đều trống không. Lại trong kinh Thủy mạt Phật nói: “Như người thấy cục bọt nước rồi xem xét cho kỹ biết đó chẳng phải chân-thật. Tỳ-kheo cũng vậy, nếu chính quán sắc-ấm, tức biết dối gạt không bền không chắc là tướng hư hoại. Quán thọ như bong bóng nước; Tưởng như dã mã; Hành như cây chuối; Thức như huyễn hóa, cũng lại như vậy”. Năm dụ trên đây đều chỉ rõ nghĩa trống không. Tại vì sao? Vì mắt thấy cục bọt nước, khi tiêu hết là hoàn lại không. Bong bóng nước thảy cũng như vậy. Nên biết các ấm chẳng chân thật có. Lại như đệ-tử Phật rất nhàm sinh tử đều bởi thấy các pháp xưa nay chẳng sinh, không có sở hữu vậy. Như thấy vô thường thời chỉ năng sinh bại hoại khổ tướng, như thế thấy vô tính, không còn tướng gì khác thời mới năng đầy đủ hành khổ. Đủ ba khổ này gọi là được giải thoát. Phải biết tất cả các pháp đều trống không. Lại không là cửa giải thoát. Không này chẳng phải chỉ chúng-sinh không, mà hữu pháp cũng không luôn. Như nói mắt khi sinh chẳng từ đâu mà đến; khi diệt không đến chỗ nào. Thời biết quá-khứ, vị-lai mắt trống không. Mắt hiện tại cũng do tứ-đại chia chẻ nên không. Như Phật nói mắt: Trong hình thị, có bao nhiêu cứng và nương cứng gọi là địa thảy. Nếu được không này thời nói không có gì hết. Lại nói: Tất cả các hành dứt gọi đoạn tính; lìa gọi ly-tính; dứt gọi diệt tính. Nên biết tất cả cá hành đều diệt. Nếu thật có các thời không có Chính, Đoạn, Ly, Diệt. Diệt gọi là không. Nên phải biết đệ-nhất-nghĩa nên các hành đều không có. Chỉ vì thế-đế nên mới có các hành.

PHẨM DIỆT-TẬN THỨ 154
 

Nếu duyên Nê-Hoàn gọi là không tâm.

Hỏi: Nê-Hoàn vô-pháp tâm duyên vào chỗ nào?

Đáp: Tâm nầy duyên vô-sở-hữu. Việc nầy trước đã rõ vì biết Nê-Hoàn vậy.

Hỏi: Không-tâm nầy diệt ở chỗ nào?

Đáp: Hai chỗ diệt: một vào trong vô-tâm-Định Diệt, hai khi vào vô-dư Nê-hoàn dứt tương tục mà diệt. Tại vì sao? Vì diệt nhân-duyên nên tâm nầy cũng diệt. Trong vô-tâm-Định vì duyên diệt nên diệt; khi dứt tương tục vì nghiệp hết nên diệt. Luận-giả nói: Kẻ hành giả, nếu năng diệt ba tâm nầy, thời các nghiệp phiền não hẳn chẳng còn khởi lại nữa.

Hỏi: Tại sao chẳng khởi?

Đáp: người nầy đầy đủ vô-ngã, nên diệt được nghiệp phiền não, như thói đèn đen có chỗ nương ở là trụ lại, mà không chỗ nương thời chẳng trụ vậy. Như vậy nếu có ngã-tâm làm chỗ nương thời nghiệp phiền não nhóm, không thời chẳng nhóm. Lại vô-lậu chính-kiến đốt hết các tướng, khiến không còn sót, như kiếp-hỏa đốt cháy hết đất thảy không còn. Vì vô tướng nên các nghiệp phiền não chẳng nhóm lại nữa. Lại kẻ có ngã-tâm thời nghiệp phiền não nhóm. A-La-Hán thông đạt không trí vì không ngã tâm nên chẳng còn nhóm.

Hỏi: Người nầy tuy nghiệp mới chẳng nhóm, nhưng vì nghiệp cũ, cớ sao chẳng sinh?

Đáp: Người ấy đem chính trí-huệ phá hoại nghiệp nầy, nên chẳng năng trả báo được, như hạt giống rang chẳng còn sinh được. Lại nếu không có ái-tâm thời tác-nghiệp chẳng hay trả báo được, như đất chẳng ướt thời gống chẳng mọc. Lại hành-giả nầy với các thức-xứ diệt hết các tướng, thức không chỗ nương nên không có chỗ sinh, như giống không chỗ nương thời mọc chẳng được. Lại đủ nghiệp phiền não mới năng thọ-thân, mà chẳng đủ thời tiêu-diệt. Người nầy không phiền não nên nhân-duyên chẳng đủ, dù có các nghiệp cũng chẳng thọ sinh được.

Lại chúng-sinh vì phiền não nên thọ thân các thú. Vì thọ thân nên các nghiệp trong ấy năng cùng với quả-báo. Nếu không phiền não thời chẳng thọ thân. Chẳng thọ thân, thời các nghiệp làm sao năng cùng quả-báo được? Như người mắc nợ nhờ cậy thế-lực, thời chủ nợ chẳng làm gì được. Hành-giả cũng vậy nếu chẳng ở trong sinh tử thời dù có các nghiệp cũng chẳng trả báo được. Lại như người bị trói, những người chẳng bị trói tha hồ mắng chửi. Như vậy chúng-sinh bị phiền não trói, tùy nghiệp nhiều ít đều năng trả báo. Kẻ được giải thoát, thời phiền não chẳng làm gì được. Lại tự nghiệp mình năng trả quả-báo; người này tu hạnh không hành nên đối vói các pháp không có tự tướng, vậy nên các nghiệp chẳng trả báo được, như dùng con làm tớ, thời khỏi trả tiền thuê. Việc này cũng như vậy. Lại sức mạnh phiền não năng xoay các nghiệp mà phiền não hết sức, thời các nghiệp chẳng ai xoay, như bánh xe tuy còn, mà động lực đã hết, thời bánh xe chẳng lăn. Lại sức phiền não năng biến các nghiệp, như mẹ vì thương con nên máu biến thành sữa; khi hết lòng thương, thời máu chẳng biến. Như vậy vì sức phiền não, nên nghiệp năng báo, lìa thời chẳng năng. Lại người này, nhờ Giới, Định, Huệ các công-đức tu thân thế lực rất lớn, nên các nghiệp chẳng làm gì được. Vậy nên tuy có các nghiệp mà chẳng trả báo được. Như vậy, người, người nầy nghiệp cũ hiện còn trả báo chút ít thôi; mà chẳng gây nghiệp mới, như lửa đốt củi, củi hết thời tắt. Người này cũng như vậy, vì chẳng thọ nên diệt, diệt ba tâm, nên đối với tất cả các khổ được giải thoát hẳn. Vậy nên kẻ Trí cần diệt ba tâm.

 Hết nhóm Diệt-Đế.
 

PHẨM ĐỊNH-NHÂN TRONG ĐỊNH-LUẬN NHÓM ĐẠO-ĐẾ THỨ 155
 

Luận giả nói mới luận về Đạo-Đế. Đạo-Đế là tám con đường chính thẳng từ chính-kiến cho đến chính-định. Tám chính đạo nầy được nói có hai: một gọi là tam-muội và dụng-cụ; hai gọi là trí. Nay đang luận về tam-muội.

Hỏi: Tướng tam-muội những ra sao?

Đáp: Tâm trụ một chỗ là tướng tam-muội.

Hỏi: Tâm nầy làm sao trụ được một chỗ?

Đáp: Tùy chỗ tập luyện nhiều, với chỗ ấy an-trụ được. Nếu chẳng tập nhiều, thời mau bỏ lìa.

Hỏi: Tập bằng cách nào?

Đáp: Tùy muốn vui tập.

Hỏi: Làm sao vui được?

Đáp: Thân tâm nặng nề gọi là khổ. Dùng phương pháp khoan-khoái trừ tướng thô nặng nơi thân tâm, thời năng sinh vui.

Hỏi: Làm sao sinh khoan-khoái?

Đáp: Dùng nhân-duyên hoan hỷ, nên thân tâm hòa vui.

Hỏi: Làm sao sinh hỷ?

Đáp: Do nghĩ Tam-bảo và nghe Pháp thảy tâm ưa thích nên sinh hỷ.

Hỏi: Làm sao sinh ưa thích?

Đáp: Do thanh tịnh trì giới, tâm chẳng sinh ăn năn.

Hỏi: Đã nói nhân tam-muội. Nay tam-muội lại làm nhân cho cái gì?

Đáp: Làm nhân cho như-thật-trí. Như-thật-trí là không trí vậy. Như nói hành-giả như vậy: nhiếp-tâm, thanh tịnh-tâm, trừ-che-tâm, trụ-tâm, và bất-động-tâm, thời như-thật biết khổ thánh đế, tập, diệt, đạo thánh-đế. Vậy nên ai muốn được như-thật-trí, phải siêng tinh tiến tu tập tam-muội. Kẻ tản tâm hãy chẳng năng được lợi ích kinh thơ, nghề-nghiệp công xảo thảy của thế-gian, huống là năng được lợi ích của xuất-thế-gian. Nếu biết tất cả lợi ích thế-gian, và xuất-thế-gian, đều nhờ định tâm mới được. Lại tất cả diệu thiện đều nhờ chính trí; tất cả tệ-ác đều bởi tà-trí. Như trong kinh nói: “Vô-minh là đầu sỏ, vô tàm quí là tùy tòng khởi tất cả ác. Giờ đây lấy minh làm thủ lĩnh, lấy tàm-quí làm tùy tòng khởi tu tất cả thiện. Mà tam-muội là nhân chính-trí-huệ. Nên nên biết tất cả diệu thiện đều nhờ tam-muội. Vậy nên phải siêng năng tinh tiến tu tập.
 

PHẨM ĐỊNH-TƯỚNG THỨ 156
 

Hỏi: Ông nói tâm trụ một chỗ là tướng tam-muội. Tam-muội với tâm là một hay là khác?

Đáp: Tam-muội với tâm chẳng khác. Có người nói tam-muội khác với tâm, vì tâm được tam-muội thời mới an ở một chỗ. Tuy có lời ấy, nhưng nghĩa chẳng nhàm. Nếu tâm được tam-muội năng ở trong cảnh duyên ấy, thời tam-muội nầy cũng trụ ở trong cảnh duyên, và lẽ cũng lại làm nhân cho tam-muội khác trụ ở. Cứ như vậy vô cùng. Việc ấy không thể được. Nếu tam-muội nầy tự nhiên trụ ở tâm ấy cũng như vậy, lẽ chẳng nhân tam-muội mà an-trụ. Vậy nên nếu nói tam-muội khác với tâm, nghĩa ấy vô ích. Lại thọ tưởng thảy các tâm số pháp cũng trụ ở trong cảnh duyên, đấy lại là nhân pháp nào mà trụ? Việc ấy nên nói đi. Nếu thọ tưởng thảy đều có tam-muội, tức đồng lỗi như trước. Lại trong kinh chỉ nói nhất-tâm là tướng tam-muội, chẳng nói tâm được tam-muội nên trụ. Nên biết chẳng nhằm. Lại nói nhất-tâm mà chẳng nói rõ các pháp khác. Như trước đã nói tùy tâm vui chỗ duyên trụ ở đấy. Phải biết tâm không riêng có tam-muội, tùy tâm trụ lâu, gọi là tam-muội.

Hỏi: Tam-muội ấy là hữu lậu hay là vô-lậu?

Đáp: Hai thứ tam-muội, hữu lậu và vô-lậu: các thiền-định thế-gian là hữu-lậu, các tam-muội khi vào Pháp-vị gọi là vô-lậu. Tại vì sao? Vì bấy giờ gọi là như-thật biết thấy. Bấy giờ hai thứ cũng tam-muội, cũng gọi là Huệ: nhiếp tâm nên gọi tam-muội; như-thật biết nên gọi là Huệ. Nhiếp tâm có ba thứ: thiện, bất thiện, và vô-ký. Trong ấy lấy thiện nhiếp tâm là tam-muội, chứ chẳng phải bất-thiện vô-ký. Tam-muội nầy cũng có hai thứ: một là giải thoát nhân; hai là phi giải thoát nhân. Giải thoát nhân, gọi là Định-căn. Có ông Luận sư nói: Chỉ vô-lậu định gọi là Định-Căn. Lời nói nầy chẳng nhằm. Nếu hữu-lậu vô-lậu năng làm nhân giải thoát đều được gọi Định-căn.

Tam-muội nầy tùy trụ duyên, nên mới phân-biệt ba thứ: tiểu, đại và vô lượng. tâm khi trụ giây lát, nếu thấy chút cảnh duyên, đấy gọi là tiểu. Còn hai thứ kia cũng vậy. Lại tùy thời nên có ba tướng: chế tướng, phát-tướng, và xả tướng. Khi tâm lui chìm nên dùng phát tướng; khi tâm lay động nên dùng chế tướng; khi mà tâm hòa vui, nên dùng xả tướng. Như thợ vàng rèn vàng: hoặc khi cho vào lửa thét, hoặc khi ngâm vào nước, hoặc khi để nằm không. Nếu trui luôn thời chảy tiêu; mà ngâm mãi thời cứng đờ; hoặc thường để nằm không thời chẳng mềm dẻo. Tâm hành-giả cũng như thế: nếu động mà chẳng thời thường tán loạn; chìm mà chẳng phát thời lại biếng lười; nếu hòa mà chẳng xả thời lại chẳng điều đặn. Lại như tập ngựa: nếu mau thời gò; nếu chậm thời giục; nếu vừa thời xả. Hành-giả điều tâm cũng lại như vậy. Lại tam-muội nầy có ba phương tiện: phương tiện nhập-Định; phương tiện trụ-Đinh; phương tiện khởi-Định. Đúng như pháp mà vào Đinh là phương tiện nhập-Định; tại Định chẳng động là phương tiện trụ-Định; đúng như pháp mà xuất Định là phương tiện khởi-Định.

Hỏi: Làm sao được ba phương tiện ấy?

Đáp: Hành giả lấy tướng tự-tâm: chế như vậy, phát như vậy, thời năng vào Định, Trụ, Xuất cũng như vậy.

Hỏi: Chỉ lấy thắng như Định, cần gì phải dùng phương tiện?

Đáp: Nếu chẳng sinh ba món phương tiện nầy thời có lầm lỗi. Chẳng được tùy ý: muốn vào thời khởi, mà muốn khởi lại vào. Có những lỗi này. Lại lấy lợi làm tổn, lấy tổn làm lợi như thấy chút tịnh sắc và chút ánh sáng, bảo là đã được đại lợi. Hoặc niệm vô thường, khổ, không thảy, tâm chẳng được vui, lại cho là tổn.

Hỏi: Hành-giả, tại sao có kẻ được Định, hoặc có kẻ chẳng được?

Đáp: Có bốn nhân-duyên được Định: Một đời nay siêng tập; hai tiền thân có duyên; ba khéo lấy tướng Định; bốn y theo Định pháp. Lại bốn món tu Định:một thường xuyện tập mà chẳng nhất-tâm hành; hai nhất tâm hành mà chẳng tập luyện; ba cũng thường tập luyện cũng nhất tâm hành; bốn chẳng thường tập chẳng nhất tâm hành. Lại có bốn món nữa: Có nhiều thiện ít huệ: có ít thiện nhiều huệ; có nhiều thiện nhiều huệ; có ít thiện ít huệ;. Trong ấy hành giả số ba chắc năng được Định, số tư chẳng năng được, số một và số hai nếu điều hòa cho bình đẳng thời được.
 

PHẨM BA TAM-MUỘI THỨ 157
 

Hỏi:Trong kinh nói ba pháp tam-muội: Nhất phần tu tam-muội; cọng-phần tu tam-muội; Thánh-chính tam-muội, Pháp nào là thế nào?

Đáp: Nhất phần tu là như tu Định chẳng tu Huệ, hoặc tu Huệ chẳng tu Định. Cọng phần tu là như tu đinh cũng tu huệ. Đấy là thế-gian tam-muội ở trong pháp Não thảy. Thánh chính tam-muội là như vào Pháp-vị năng chứng Diệt-đế, gọi là Thánh-chính. Tại sao biết được? Như vị trưởng lão Tỳ-kheo bảo kẻ hành giả: “lấy Định tu tâm, nhờ Huệ năng ngăn được phiền não, lấy cả Định Huệ tu tâm nhờ Định ngăn được phiền não, lấy cả Định Huệ tu tâm, nhờ tính được giải thoát tính”. Nghĩa là đoạn-tính, ly-tính và diệt tính.Lại như Định Huệ đồng thời đầy đủ, nên gọi Thánh-chính, như nhờ cả Định Huệ được giải thoát gọi là câu-giải-thoát .

Hỏi: Có người nói: Nhất-phần tu là nhờ tam-muội được thấy quang-minh, chẳng thấy các sắc; hoặc thấy các sắc chẳng thấy quang-minh. Cọng phần tu là được thấy sắc cũng thấy quang-minh. Thánh-chính là những bực Học và vô-học chứng được tam-muội. Việc ấy thế nào?

Đáp: Không có kinh nào nói chỉ thấy quang minh mà chẳng thấy sắc.Trong kinh chỉ nói ta trước đã từng thấy quang-minh cũng thấy các sắc. Lại ngươi phải nói lý do tại sao thấy quang minh mà chẳng thấy sắc? Ngươi nói những lẽ như thế, là nói quấy vậy.

Hỏi: Lại trong kinh nói ba tam-muội: không, vô tướng, vô nguyện. Ba tam-muội nầy sai khác nhau thế nào?

Hỏi: Nếu hành-giả chẳng thấy chúng-sinh cũng chẳng thấy Pháp, đấy gọi là không. Trong không như thế không có tướng khá lấy; không ấy tức gọi vô tướng. Trong không, không có nguyện cầu gì; không ấy gọi vô nguyện. Vậy nên ba mà nghĩa là một.

Hỏi: Nếu vậy nói ba làm chi?

Đáp: Công năng của không nầy là cần phải tu không. Vì tu không mà được lợi ích là chẳng thấy tướng. Vì chẳng thấy tướng nên vô tướng. Vì vô tướng nên chẳng nguyện cầu. Vì chẳng nguyện cầu nên chẳng thọ thân. Vì chẳng thọ thân nên mới giải thoát được tất cả khổ. Được những lợi ích như thế đều nhờ tu không mà có. Vậy nên phải nói có ba.

Hỏi: Có ông Luận-sư nói: Nếu tam-muội lấy không tu vô-ngã, đấy gọi là không. Nếu tu vô thường, khổ, nhân Tập mà sinh duyên Đạo như hành xuất, đầy gọi vô nguyện. Nếu tu diệt chính-diệu-ly, đấy gọi vô tướng. Việc ấy thế nào?

Đáp: Ngươi nói tu vô khổ gọi vô nguyện ấy. Đấy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì Đức Phật thường nói “Hoặc vô thường tức là khổ, hoặc khổ tức là vô-ngã”. Biết vô-ngã thời chẳng nguyện nữa. Nên biết cũng do không nên mới chẳng nguyện. Nếu nói hành nhân tập sinh duyên gọi vô nguyện ấy, đấy hoặc có lý. Tại vì sao? Vì trong kinh nói: “Thấy bao nhiêu sinh tướng đều là diệt tướng thời mới sinh nhàm lìa”.Lại trong Đạo chẳng nên có vô nguyện hành. Tại vì sao? Vì nguyện là một phần của ái, như kinh nói: “Nguyện, thượng, trung, hạ trong Đạo chẳng sinh tham ái”. Vậy nên chẳng có vô nguyện hành. Lại trong kinh nói: “Ngũ-ấm diệt nên gọi Diệt” Phải biết tùy không có ngũ-ấm, đấy gọi là không. Không tức là Diệt. Trong ấy vô nguyện. Vì ái thân nên mới nguyện. Nên biết đấy ba mà nghĩa là một chẳng nên cho sai khác.

Hỏi: Lại trong kinh nói ba tam-muội: không không, vô-nguyện vô-nguyện, vô-tướng vô-tướng. Thứ nào là thế nào? 

Đáp: Lấy không để thấy ngũ-ấm trống-không; lại thấy một không khác để có thể làm không trông-không kia. Đấy gọi trống không. Lấy vô-nguyện để nhàm ớn ngũ-ấm; lại lấy một vô-nguyện nữa để nhàm vô-nguyện kia. Đấy gọi vô-nguyện vô-nguyện. Lấy vô-tướng để thấy ngũ-ấm tịch-diệt; lại dùng một vô-tướng để thấy ngũ-ấm tịch-diệt; lại dùng một vô-tướng khác để chẳng lấy vô-tướng kia. Đây gọi vô-tướng vô-tướng.

Hỏi: Có ông Luận-sư nói: Ba tam-muội nầy là hữu-lậu. Việc ấy thế nào?

Đáp: Đấy chẳng phải hữu-lậu. Tại vì sao? Vì bấy giờ không có lậu năng khiến vậy. Lại tam-muội nầy đối với không thảy thù-thắng, làm sao nói là hữu-lậu?

Hỏi: Nếu không thảy ba tam-muội, là thật trí-huệ, tại sao gọi là tam-muội?

Đáp: Các tam-muội sai khác vậy. Lại tam-muội năng sinh như-thật-tri-kiến, nên gọi tam-muội.Là trong quả nói nhân vậy.

Hỏi: Có ông Luận-sư nói: Không không thảy ba tam-muội nầy, chỉ bực vô-học được, chẳng phải người khác. Việc ấy thế nào?

Đáp; Học nhân cũng nên được. Tại vì sao? Vì hành-giả nên chứng hữu-lậu vô-lậu tất cả pháp diệt. Vậy nên học-nhân cũng cần phải chứng vô-lậu pháp diệt.
 

PHẨM TỨ ĐINH THỨ 158
 

Có tu Định vì vui hiện-tại; có tu Địnhvì tri-kiến; có tu Định vì huệ phân-biệt; có tu định vì hết lậu. Như tam-muội năng được vui hiện-tại là đệ-nhị-thiền thảy. Tại sao biết được? Vì Phật nói: “Đệ-nhị-thiền là do tam-muội mà sinh hỷ-lạc” nên vì đó đặt tên mà chẳng vì các pháp khác, như vào thành xá-vệ, là vì phạm-thực vậy.

Hỏi: Sơ-thiền cũng có hỷ-lạc, tại vì sao chẳng nói có hiện vui.

Đáp: Sơ-thiền lẫn lộn các giác quán hay làm tản tâm, nên chẳng nói hiện vui.

Hỏi: Đệ-nhị-thiền cũng có hỷ-thảy hay làm loạn tâm-pháp, mà sao gọi vui?

Đáp: Trước diệt các giác, tâm sâu nhiếp, nên mới nói hỷ thảy là vui. Chỉ vì hành khổ nên tất cả gọi khổ. Lại trong sơ-thiền khổ-thô; trong nhị thiền khổ-tế. vì khổ nhỏ nhiệm, nên mới được gọi là vui.

Hỏi: Trong đệ-nhị-thiền thảy cũng có hành vui đời sau, mà tại sao chỉ nói vì vui hiện-tại?

Đáp: Như vì vua A-Xà-Thế nói quả Sa-môn hiện-tại. Lại vì gần nên nói. Lại vì muốn phá vui ngũ-dục, nên nói vui hiện-tại. Nếu người tham đắm vui ngũ-dục, nên chẳng được các thiền-định, vì đầy nên nói. Nếu các người năng lìa vui ngũ-dục, sẽ được vui hơn vui hiện-tại. Lại các Đức Phật chẳng khen thọ thân sau, nên chẳng nói vui đời sau. Lại người đời nói người tại gia vui, chẳng phải người xuất gia vui. Lại bốn pháp tu Định đều vì hiện vui, vì đầu tiên nhân tên, nên độc nhất nói hiện vui.

Hỏi: Nếu bốn pháp tu Định nầy, năng thành các món lợi, tại sao chỉ nói bốn lợi ư?

Đáp: Lợi có hai thứ: lợi thế-gian, lợi xuất thế-gian. Tu Định thứ hai là lợi thế-gian, chỗ gọi tri kiến. Tri là bát trừ nhập, thập nhất thiết nhập thảy lợi; kiến là ngũ thần thông thảy lợi. Tại vì sao? Vì lợi mắt khá thấy vậy, nên gọi kiến. Việc nầy nhờ lấy ánh sáng nên thành, nên gọi tri kiến tức nói tướng ánh sáng. Hai là lợi xuất thế-gian: lấy huệ phân-biệt ngũ-ấm, gọi là huệ phân-biệt. Nên trong kinh nói: “Huệ phân-biệt là hành giả, hoặc sinh các thọ các giác, các tưởng đều có thể riêng biết”. Riêng biết giác là đây chấp ngã giác. Làm sao khiến nó không? Nghĩa là phân-biệt tưởng nam nữ thảy là giả-danh. Nếu pha tưởng nầy được thời không có các tưởgn giác.Như trong kinh nói: “Các giác nhân đâu? Chỗ gọi là tưởng”. Nên phá tưởng nầy được thời không có các tưởng giác. Như trong kinh nói: “Các giác nhân đâu? Chỗ gọi là tưởng”. Nên biết chỉ phá tưởng thời không có giác. Vì các giác không, nên các thọ cũng không. Nên biết vì phá giả-danh, nên gọi huệ phân-biệt. Vì huệ phân-biệt nên được hết lậu. Như trong kinh nói: “Hành giả quán tướng ngũ-ấm sinh diệt, nên chứng được ấm diệt”. Nên mới biết tất cả lợi thế-gian và xuất thế-gian đều thu nhiếp ở trong bốn pháp.

Hỏi: Có ông Luận-sư nói trong đệ tứ thiền, năng chứng được quả A-La-Hán vô ngại đạo, gọi là hết lậu. Việc ấy thế nào?

Đáp: Trong ấy không có nhân-duyên gì sai khác mà chỉ trong đệ-tứ-thiền vô-ngại-đạo gọi là hết lậu mà chẳng phải các pháp khác. Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại tu Định vì ba lợi; một vì hiện vui; hai vì tri kiến; ba vì dứt gút. Hoặc nói vì hai. Như nói vì rốt ráo hết vậy; khéo thanh tịnh vậy; sinh tử hết vậy; phân-biệt các món tính vậy. Đấy là kẻ có mắt nói Đạo. Trong ấy, trước ba nói đoạn, sau một nói trí. Phật với trong ấy chẳng nói hiện tại.
 

Thành Thật luận hết quyển 14.

Tiêu điểm: