Nam tông
Luật xuất gia
VANSARAKKHITA BHIKKHU TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG
26/07/2554 23:49 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

UPOSATHA - BỐ-TÁT

Uposatha, Tàu dịch là lễ Phát lồ, nghĩa là: khai cái tội để sám hối. Ðức Phật có dạy "Như Lai chế định phải tụng giới bổn trong ngày Uposatha" (anujànàmi bhikkhave Uposatha Pàtimokkha addissilum).

Ngày lễ Uposatha có 3 ngày là: 14 (càtuddasì Uposatha) [1], ngày 15 (pannaràsi Uposatha) [2], và ngày Tăng hoà hợp (samaggi Uposatha); Tăng chia rẽ nhau và sự cãi lẽ như chư Tỳ-khưu trong xứ Kosambi, đến kỳ không làm lễ Uposatha không làm Pavàranà rồi trở lại hoà hảo nhau, định giải hoà trúng ngày nào, ngày ấy gọi là hoà hợp (samaggi Uposatha) rồi làm Uposatha trong ngày ấy.

[1] 14 nhằm ngày 29 Việt Nam ( trong mỗi tháng thiếu).
[2] 15 nhằm ngày rằm và 30 Việt Nam, (trong mỗi tháng đủ).

Lại nữa, nói về người hành lễ Uposatha có 3:

- Tăng Uposatha là từ 4 vị Tỳ-khưu trở lên hội hợp tụng giới bổn.
- Nhóm (gana Uposatha) 2, 3 vị Tỳ-khưu tỏ cho nhau biết sự trong sạch của mình.
- Người (puggala Uposatha) là 1 vị Tỳ-khưu nguyện sự trong sạch của mình.

Tăng hành lễ Uposatha phải tụng tuyên ngôn Sunàtu me bhante sangho... rồi đọc giới bổn.

2, 3 vị Tỳ-khưu hành lễ Uposatha là khi đến ngày lễ Uposatha là khi đến ngày lễ như có 3 Tỳ-khưu hội hợp nhau, Tỳ-khưu thông hiểu nên tụng tuyên ngôn:

Sunàtu me bhante àyasmanto ajjuposattho catuddaso / pannaraso yadàyas
mantànam pattakallam mayam annamannam àrisuddhi uposatham kareyyàma.

Nghĩa là:.

xin các ngài nghe tôi trình. Nay là ngày 14 / 15 ngày là ngày lễ Uposatha, nếu sự đã đến kỳ cho các ngài rồi, chúng ta nên làm Pàrisuddhi Uposatha chung cùng nhau.

Rồi vị cao hạ mặc y chừa vai mặc, ngồi chồm hổm chấp tay, đọc 3 bận tỏ sự trong sạch của mình đến các vị khác rằng "Parisuddho aham àvuso parisuddho ti mam dhàrethi" nghĩa là: Này các ngài, tôi là người trong sạch, xin các ngài nhớ rằng, tôi là người trong sạch.

Vị thấp hạ đọc tiếp 3 bận, tỏ sự trong sạch của mình "Parisuddho aham bhante parisuddho ti mam dhàrethi" (nghĩa như trên).

Nếu chỉ có 2 vị, thì vị cao hạ đọc 3 bận "Parisuddho aham bhante parisuddho ti mam dhàrehi".

Vị thấp hạ đọc tiếp 3 bận "Parisuddho aham bhante parisuddho ti mam dhàretha".

tỏ sự trong sạch của mình Parisuddhi với Tỳ-khưu có 2 cách, là tò với Tỳ-khưu hành lễ Pavàranà rồi và nói với Tỳ-khưu chưa hành lễ Pavàranà.

Tỳ-khưu nhập hạ sau (pacchimikàvassà: nhập hạ ngày 16 tháng 6) nhưng dứt hạ, đến ngày (parisuddhi) với Tỳ-khưu hành lễ pavaranà rồi. rằng:

Parisuddho aham àvuso / bhante Parisuddhotimam dhàretha / dhàrehi

trong các ngày khác, ngoài ngày Pavàranà, Tỳ-khưu trong chùa hành lễ Uposatha dứt rồi, chưa đứng dậy hoặc đã đi ra khỏi chùa rồi, có Tỳ-khưu ở xa lại, số Tỳ-khưu khác bằng nhau hoặc ít hơn số Tỳ-khưu trong chùa, Tỳ-khưu ở phương xa ấy nên tỏ sự Parisuddhi với Tỳ-khưu trong chùa đã hành lễ Uposatha rồi, như đã có giải, như thế gọilà Parisuddhi Uposatha.

adhithàna Uposatha là, nếu chỉ có 1 Tỳ-khưu thì nên làm pubba karana (quét tịnh xá, trải đệm, chiếu, đèn, nước) rồi ngồi chờ Tỳ-khưu khác phương xa đến, nếu chắc không có vị nào đến, nên adhitthàna rằng "Ajjame Uposatha" nghĩa là "Nay là ngày Uposatha của tôi".

Trong kinh, Chú giải dạy addhithàna theo ngày rằng:

Ajja me Uposatha Catuddasati / Pannarasoti adhitthàmi

Nếu đến ngày Uposatha, ngày Pavàranà, Tỳ-khưu không hành lễ Uposatha, không hành lễ Pavàranà, ra khỏi chùa đi đến nơi không có chùa, không có Tỳ-khưu hoặc có Tỳ-khưu mà là nơi không đồng đẳng, phạm Tác ác, trừ ra ở chung với Tăng hoặc có điều nguy hiểm.

Sự phải làm trước khi hội hợp (pubbakarana) đẩ hành lễ Uposatha, Pavàranà có 4:

- Quét tịnh xá.
- Nếu tối phải đốt đèn.
- Dự trữ nước, nước uống, nước rửa.
- Lót trải chiếu, đệm.

Tỳ-khưu trẻ, không bịnh, nếu vị trưởng lão dạy bảo mà không làm pubbakarana ấy phạm Tác ác.

Sự phải làm trước khi tụng giới bổn có 5:

- đem lời (channa) của Tỳ-khưu bịnh.
- đem parisuddhi Pavàranà của Tỳ-khưu bịnh.
- tỏ thời tiết, là mùa này, tên này, ngày Uposatha trong mùa này đã qua rồi được bao nhiêu đây, ngày Uposatha, ngày Uposatha còn lại bao nhiêu đây.
- số Tỳ-khưu hội họp hành lễ bây nhiêu đây
- dạy bảo Tỳ-khưu ni.

Tỳ-khưu ở trong ranh chùa có bịnh hoặc có đại sự đến hội họp tại tịnh xá không được, đến ngày hành lễ Uposatha phải cho Channa, cho Parisuddhi, đến ngày Pavàranà phải cho Channa, cho Pavàranà đến 1 vị Tỳ-khưu. cách cho Channa ấy để hành lễ Uposatha được thành tựu. Cho nên, sự cho Parisuddhi, cho Pavàranà, cho Channa, nhưng hiện thời nếu ranh tịnh xá nhỏ, Tỳ-khưu ở trong vòng ranh,không xa khỏi hắc (hatthapàsa) với nhau, sự đem Channa, đem Parisuddhi, đem Pavàranà, cũng không cần làm, Tỳ-khưu ni hiện nay cũng không có, cho nên dạy bảo (ovàda) Tỳ-khưu ni cũng không cần. hành lễ Uposatha pavà ranà phải có đủ 4:

1) Phải là ngày Uposatha, ngày Pavàranà (ngày 14, 15, ngày Tăng hoà hợp, 1 trong 3 ngày ấy).

2) Tỳ-khưu nên hành lễ sangha Uposatha, gana Uposatha và sangha Pavàranà, gana Pavàranà được. Các Tỳ-khưu ấy không ngồi xa khỏi hắc (hatthapàsa) cùng nhau, khi hành lễ trong ranh tịnh xá.

3) Không phạm tội giống nhau (sabhàgàpatti) (như Tăng không dùng vật thực sái giờ).

4) Vajjanìya puggala [*] không có trong hắc Tăng.

[*] có 21 hạng người : 1. Người thế, 2. Tỳ-khưu ni, 3. Thất xoa ma na (sikkhàmana), 4. Sadi, 5. Sadi ni, 6. Người đã xả giới hoàn tục, 7. Tỳ-khưu mà Tăng đã cấm không cho ở chung vì không thấy tội (antimavatthu), 8. Tỳ-khưu mà Tăng đã cấm không cho ở chung vì không chịu sám hối, 9. Tỳ-khưu mà Tăng đã cấm không cho ở chung vì không bỏ kiến thức xấu xa, 10. Bộ nấp, 11. Người giả tu, 12. Người hành theo ngoại đạo, 13. Thú, 14. Phạm atimavatthu, 15. Người giết mẹ, 16. Người giết cha, 17. Người giết A la hán, 18. Người dâm Tỳ-khưu ni, 19. Người chia rẽ Tăng, 20. Người chích máu Phật, 21. Người có 2 bộ sanh thực khí.
Nếu có 1 trong 21 hạng này trong hắc Tăng hành sự thì phạm Ưng đối trị.

Uposatha Pavàranà đều đủ 4 chi ấy mới nên hành, mới nên nói: Pattakallam được.

Hành lễ Uposatha có 4 cách:

- theo phe mà không đúng theo pháp
- đồng ý nhau mà không đúng theo pháp
- theo phe mà đúng theo pháp
- đồng ý nhau và đúng theo pháp

Trong 1 chùa, có 4 Tỳ-khưu, đem channa, đem parisuddhi của 1 Tỳ-khưu đi, nhưng 3 Tỳ-khưu hành parisuddhi Uposatha hoặc còn 3 Tỳ-khưu đem channa parisuddhi, đem channa parisuddhi của 1 Tỳ-khưu đi nhưng 2 vị tụng giới bổn như thế gọi là "theo phe mà không đúng theo pháp" (adhammena vaggam).

Nếu 4 vị hội hợp nhau hành Parisuddhi Uposatha hoặc 2 vị hoặc 3 vị đọc giới bổn, như thế gọi là "đồng ý nhau mà không đúng theo pháp" (adhammena saggam).

Nếu 4 vị Tỳ-khưu ở chung chỗ cùng nhau hội hợp tụng giới bổn, có 3 vị hành parisuddhi Uposatha hoặc có 2 vị tỏ parisuddhi với nhau như thế gọi là "đồng ý nhau và đúng theo pháp" (dhammena samaggam), 3 cách trên là điều không nên hành, chỉ nên hành theo thứ 4.

Lại nữa, Tỳ-khưu tụng giới bổn, cố ý làm cho Tăng không nghe được, phạm Tác ác. Không cố ý, không tội. Tỳ-khưu mà vị trưởng lão chưa thỉnh, tung giới bổn giữa Tăng, phạm Tác ác.

Nếu không có 1 trong 10 điều nguy hiểm mà tụng giới bổn tóm tắt, phạm Tác ác.

10 điều nguy hiểm là khi chư Tỳ-khưu hội họp làm lễ Uposatha có:.

- Ðức vua đến
- Bọn cướp đến.
- Lữa cháy đến.
- Nước lụt đến.
- Nhiều người đến.
- Tinh, ma phá Tỳ-khưu.
- Thú dữ đến.
- Rắn mổ Tỳ-khưu.
- Tỳ-khưu bịnh hoặc tịch.
- Người đến níu kéo hoặc bắt Tỳ-khưu hoàn tục.

Nếu có 1 trong 10 điều nguy hiểm ấy nên tụng giới bổn tóm tắt (là Tỳ-khưu tuyên bố tụng hết điều học Bất cộng trụ ... ). Nếu không có điều nguy hiểm nào, nên tụng cho hết giới bổn, không hành lễ Uposatha phạm Tác ác.

Nếu hành lễ Uposatha ngoài ngày 14, 15 (ngày rằm và 30 hoặc 29 VN, nếu tháng thiếu), ngày Tăng hoà hợp, phạm Tác ác. đức Phật có dạy, tụng ngày Uposatha, vị trưởng lão phải hội trước - kinh Chú giải nói, nếu vị trưởng lão không hội trước thì phạm Tác ác.

VASSÀ - AN CƯ

Vassà dịch là Hạ hoặc Nhập hạ, nghĩa là chư vị Tỳ-khưu phải nghỉ trong 1 nơi, không được ra khỏi chỗ ngụ trước mặt trời mọc trong 3 tháng mưa (trừ khi hữu sự).

Ðức Phật có dạy "Như Lai cho phép nhập hạ trong mùa mưa" (anujànàmi bhijkkhave vassàne vassam upagantum... ). nhập hạ có 22 kỳ:

- Nhập kỳ trước (purimikàvassupanàyikà) là nhập hạ ngày 16/6.
- Nhập hạ kỳ sau (pacchimikàvassupanàyikà) là nhập hạ ngày 16/7

Ðến kỳ nhập hạ nên quét dọn trong ranh chùa. chứa nước uống nước rửa ... làm lễ Tam bảo xong rồi, nên đọc 3 bận Imasmim vihàre imam temàsam vassam upemi (ta nhập hạ trong nơi này hết 3 tháng) [nếu không có chùa, thì đọc Àvàse thế chữ Vihàre].

Nếu Tăng đã định (nhưng quên không đọc câu kinh nhập hạ) ở trong chỗ của Tăng mà mình đã xin rồi cũng gọi là nhập hạ chơn chánh. Đến ngày mà không muốn nhập hạ, cố ý đi đến chỗ này nơi kia, phạm Tác ác.

Nếu nhập hạ không có chỗ ở hoặc chỗ ở không có dừng che lợp, không có cửa đóng kín phạm Tác ác.

Nếu đã nhập hạ rồi mà đi khỏi chỗ ở trước mặt trời mọc, phạm Tác ác -- Trừ ra các hữu sự được phép đi 7 ngày thì không phạm tội.

Trong khi nhập hạ nếu có 7 hạng người: Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, Sikkhamànà (Thức xóa ma na), Sa-di, Sa-di ni, cha, mẹ hữu sự cho hay hoặc không cho hay, Tỳ-khưu đựơc phép đi ra khỏi chỗ nhập hạ trong khoảng 7 ngày. Nếu đi quá ngày thứ 8, mặt trời mọc lên, phạm Tác ác.

Ngoài 7 hạng người kể trên, nếu có cư sĩ hữu sự muốn làm phước cho người đến thỉnh Tỳ-khưu cũng được phép đi 7 ngày, bằng họ không thỉnh, không nên đi.

Cách thức đi trong khoảng 7 ngày(sattàhakicca) ấy như vầy:.

Tỳ-khưu hoặc Sa-di trong hạ trước khi đi ra đường xa phải nguyện: "Ta sẽ trở về trong khoảng 7 ngày" như thế rồi đi, không cần phải đọc Pali cũng được. Nếu muốn đọc Pali cho chắn chắn,c àng thêm tốt, song nên đối trước 1 Tỳ-khưu hoặc 2, 3 vị hoặc giữa Tăng mà đọc hay là đọc trước "kim thân" hoặc xá lợi Phật cũng được. Phải đọc như vầy:

"Sace me amtaràyyo natthi, sattàhabbhantare aham puna nivattisàmi".
"Dutiyampi... ".
"Tatiyampi...

Nghĩa là "Nếu không có sự rủi ro đến tôi, tôi sẽ trở về trong khoảng 7 ngày"; "Lần thứ nhì..."; "Lần thứ ba... ".

Sattàhakicca ấy có 2 cách là:

1) Nhập hạ được 1 hay 2 ngày hoặc trong ngày mới nhập hạ ấy, đã nhập từ buổi chiều cho đến rạng đông, trtước khi mặt trời mọc, nếu có việc thì được phép đi trong khoảng 7 ngày, khi đi rồi đã làm xong việc của mình hết 6 ngày, cần phải trở về cho kịp trước khi mặt trời mọc ngày thứ 7.

Phải tính ngày, đi ra là 1 ngày, rồi trở về chỗ nhập hạ cho kịp trong buổi tối trước mặt trời mọc, nghĩa là mặt trời mọc lên thì kể là ngảy thứ 7. Nếu mới nhập hạ trong buổi chiều rồi,nguyện đi liền thì không nên, phải chờ đến gần sáng mới đi được như thế gọi là "việc phải làm trong khoảng 7 ngày thứ nhất" (pathamasattàha).

2) Còn 7 ngày nữa ra hạ, là ngày mùng 9 tháng 9 [1] hoặc mùng 9 tháng 10 [2], nếu có việc thì được phép đi trong 7 ngày; nhưng phải nguyện trở lại cho kịp trong khoảng 7 ngày. đi rồi có thể làm xong công việc trong không 7 ngày, sẽ làm Pavàranà chung với Tỳ-khưu nơi chùa khác gần đó cũng được, không cần phải trở về, cũng không đứt hạ. Nhưng trước, không nên nguyện rằng "Ta sẽ không trở về" như thế đứt hạ, từ khi đi ra khỏi chùa đến bước thứ 2, như thế gọi là "Việc phải làm trong khoảng 7 ngày cuối cùng".

[1] nói về Tỳ-khưu nhập hạ trước
[2] nói về Tỳ-khưu nhập hạ sau.

Kinh Chú giải có nói rõ rằng "Navamito patthàya gantum vattati, àgacchatu và, magacchatu và, anàpatti na dukkatàraho và hoti".

Nghĩa là: "Nếu chỉ còn 7 ngày nữa sẽ ra hạ Tỳ-khưu có việc nguyện đi trong 7 ngày, nếu không cò thể được không trở về cũng không sao, không phạm Tác ác."

Nguyên nhân đứt hạ, nhưng không phạm tội có 4:

- Tăng chia rẽ nhau.
- Chư Tỳ-khưu muốn chia rẽ Tăng.
- Có sự rủi ro đến sanh mạng;
- Có sự rủi ro đến phạm hạnh.

Lại nữa, nếu nhập hạ có thú dữ, khó đi khất thực, kẻ cướp hoặc ma quỉ phá hại, hoặc chỗ ở bị lửa cháy nước lụt, hoặc khó nuôi sanh mạng, thiếu thuốc ngừa bịnh, thiếu người hộ độ, được phép đi ra khỏi nơi ấy không phạm giới, nhưng đứt hạ. Nếu có phụ nữ trêu ghẹo, có người xin gả con, có thể làm cho hư phạm hạnh, bỏ đi khỏi chỗ ấy, không phạm tội.

Lại nữa, nếu thấy hoặc nghe tin có Tỳ-khưu chia rẽ Tăng, cố ý chia rẽ Tăng, mình tính đi đến có thể hoà giải được, bỏ đi như thế cũng vô tội, nhưng đứt hạ.

Nếu có thí chủ thỉnh nhập hạ 3 tháng, mình đã nhận chịu rồi mà lại bỏ đi, phạm Tác ác, hoặc có Tỳ-khưu rủ nhập hạ cùng nhau để học Pali trong 1 chỗ, đã ưng thuận rồi bỏ đi, phạm Tác ác.

Lại nữa, câu "Imasmim vihàre imam temàsam vassam upemi" để đọc nhập hạ ấy, không phải là Phật ngôn, chỉ là lời chú giải của các A la hán. Cho nên Tỳ-khưu nếu tâm đã quyết định nhập hạ rồi không cần đọc câu Pali ấy cũng đươc. Phải nên phân ranh chỗ nhập hạ và nên biết mặt trời: mặt trời đỏ đã mọc rồi, nếu phải ra khỏi chùa thì phải vào cho kịp trước khi có ánh sáng đỏ mặt trời.

PAVÀRANÀ - TỰ tỨ

Pavàranà dịch là Tự Tứ, là sau khi đã nhập hạ 3 tháng (từ 16 tháng 6 đến rằm tháng 9), chư vị Tỳ-khưu nhóm lại mà tỏ tội cùng nhau.

Ðức Phật có dạy "Như Lai cho phép Tỳ-khưu đã nhập hạ 3 mãn mùa mưa rồi phải hành lễ Pavàranà theo 3 điều:

- Vì được thấy;
- Vì được nghe;
- Vì được nghi."

Pavàranà là sự tỏ cho nhau, thức tỉnh cho nhau, cho khỏi phạm tội để làm gương cho nhau và cho kẻ hậu lai noi theo.

Chư Tỳ-khưu nên hành lễ Pavàranà như vầy: cho Tỳ-khưu thông hiểu tuyên bố cho Tăng biết rằng:

Sunatume bhante sangho ajja pavàranà.
Pannarasì / Catuddasì yadi sanghassa pattakallam sangho pavàreyya.

(Bạch đại đức Tăng, xin Tăng nghe tôi trình, ngày nay là ngày Pavàranà 15 / 14 nếu lễ Pavàranà đến kỳ cho chư Tăng, chư Tăng nên hành lễ Pavàranà.).

Rồi vị trưởng lão nên mặc y chừa vai một bên ngồi chồm hổm chấp tay đọc:

Sangham àvuso pavàremi ditthena và sutena và parisankàya và vadantu mamàyasmanto anukampam upadàya passanto patikarissàmi.
Dutiyampi...
Tatiyampi...

Nghiã:

Này Ngài, tôi xin Pavàranà với Tăng nếu có thấy, nghe hoặc nghi, xin các ngài đem lòng tiếp độ thức tỉnh tôi, khi được biết tôi sẽ hành theo. lần thứ nhì... lần thứ ba...

Rồi vị thấp hạ đọc:

Sangham bhante pavàremi ditthena và sutena và parisankàya và vadantu mamàyasmanto anukampam upadàya passanto patikarissàmi.
Dutiyampi...
Tatiyampi...

Như thế gọi là lễ Pavàranà.

Ngày Pavàranà có 3: ngày rằm, 30 hoặc 29 tháng thiếu, và ngày chư Tăng hòa hợp (samaggi).

Nếu nhập hạ kỳ trước phải hành lễ Pavàranà trong ngày rằm tháng 9, nhập hạ kỳ sau phải hành lễ Pavàranà trong ngày rằm tháng 10, như đã có giải trong lễ Uposatha.

Lại nữa Pavàranà nói về người hành có 3:

- Tăng Pavàranà.
- Gana Pavàranà.
- Puggala Pavàranà.

Tỳ-khưu từ 5 vị trở lên gọi là Sangha (Tăng) Pavàranà, nêu hành trì như đã có giải trước. Tỳ-khưu 2, 3, 4 vị gọi là Gana Pavàranà. Nếu có 3 hay 4 vị, nên cho vị thông hiểu tụng tuyên ngôn:

Sunàtume ayasmamto ajja pavàranà pannarasì / catuddasì yadàyasmantànam pattakallam mayam annamannam pavàreyyàma,.

Rồi vị cao hạ nên mặc y chừa vai 1 bên ngồi chồm hổm chấp tay trước mặt các vị khác đọc:

Aham àvuso àyasmanto pavàremi ... patikarissàmi.
Dutiyampi...
Tatiyampi...

Rồi vị thấp hạ đọc:

Aham bhante (àyasmanto) pavàremi ... patikarissàmi.
Dutiyampi...
Tatiyampi...

Nếu chỉ có 2 vị, không nên đọc tụng tuyên ngôn, hội họp nhau rồi vị cao hạ nên mặc y chừa vai 1 bên ngồi chồm hổm chấp tay trước mặt các vị thấp hạ đọc:

Aham àvuso àyasmantam pavàremi vadamtumam ayasmà... patikarissàmi.
Dutiyampi...
Tatiyampi...

Vị thấp hạ đọc:

Aham bhante...

Như thế gọi là Gana Uposatha.

Nếu có 1 vị, khi đến ngày Pavàranà nên hành Adhitthàna rằng:

Ajja me pavàranà.

Trong kinh Chú giải dạy rằng: phải để thêm ngày như vầy:

Ajja me avàranà catuddasì / pannarasì adhitthàmi.

Như thế gọi là Puggala Pavàranà.

Trong kỳ lễ Pavàranà có nhiều vị, không nên đọc Pavàranà chung cùng nhau, phải đọc mỗi vị 3 bận, trừ ra có duyên cớ như: thí chủ đương bố thí, Tỳ-khưu đương nghe pháp, đêm gần tàn hành Pavàranà, mỗi vị 3 bận không kịp, hoặc 10 điều nguy hiểm, không thể hành Pavàranà, mỗi vị đọc 3 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 2 bận, nếu mỗi vị đọc 2 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 1 bận, nếu mỗi vị đọc 1 bận không kịp, thì đọc chung cùng nhau với những vị đã nhập hạ chung một kỳ, nhưng phải tụng tuyên ngôn trước như vầy:

Sunàtu me bhante sanghoayam brahma cariyantaràyo sace sangho tevàcikam pavàressati appavàrito và sangho bhavissati yadi sanghassa pattakallam sangho (devàcikam) ekavàcikam (samà navassikam) pavàreyya.

Ðọc xong rồi nên Pavàranà như trước.

Nghĩa là:

Bạch đại đức Tăng, xin Tăng nghe tôi trình, ấy là điều nguy hiểm đến phạm hạnh, nếu Tăng pavàranà 3 bận chắc không kịp, điều nguy hiểm đến phạm hạnh ấy ắt sẽ phát sanh lên không sai. Nếu Tăng sự vừa đến Tăng rồi, Tăng nên Pavàranà (2 bận), (1 bận) cho Tỳ-khưu nhập hạ chung 1 kỳ nhau đều Pavàranà chung cùng nhau (samànavassikà Pavàranà).

VẬT DÙNG THEO THỜI (Kàlika).

Vật dùng theo thời có 4:

- Vật để dùng trong buổi sáng (yàvakàlika).
- Vật để dùng trong 1 ngày, 1 đêm (yàmakàlika).
- Vật để dùng trong 7 ngày (sattàhakàlika).
- Vật để dùng cho đến hết (yàvajìvika).

I. YÀVAJIVÌKA

Giải về yàvajìvika trước cho dễ bề phâm biệt.

Ðức Phật cho phép dùng 5 thứ thuốc.

- Rễ cây
- Nước cốt cây.
- Lá cây
- Trái cây
- Nước nhựa cây, trái, múi, và bông, vỏ cây.

Các món ấy đều là vật để dùng cho đến hết. đã thọ các vật ấy, khi có bịnh đem ra dùng, được phép cất giữ cho đến hết. không bịnh mà dùng, phạm Tác ác.

(Tanipatiggahetvà yàvajìvam pariharitum satipaccaye paribhunnitum asatipaccaye paribhunnatassa àpatti dukkatassa).

II. YÀVAKÀLIKA

5 món ăn: cơm, bánh sốt, bánh nguội, cá, thịt gọi là bhojana (vật thực).

Ngoài bhojana, yàvajìvika, sattàhakalika và yàvajìvika ra, các món ăn khác gọi là vật nhai ăn (khàdanìya) các thứ bánh làm bằng gạo, nếp, đậu, mè không cần phải kể, dầu là rễ cây, khoai, củ, cộng, đọt lá, vỏ, bông, trái... cũng đều gọi là khàdanìya

Tóm lại, vật để làm thuốc gọi là yàvajìvika, vật ăn không gọi là yàvajìvika được.

Vỏ mía còn vị ngọt gọi là món ăn, ngòai ra các thứ vỏ cây khác đều thuộc về yàvajìvika cả.

Các thứ lá như lá khoai, lá đậu, lá cải, lá xoài không gọi là thuốc được. Các thứ bông cũng vậy.

Các thứ trái như: mít, sa kê, thốt nốt, dừa, xoài và những trái khác dùng để làm món ăn không gọi là yàvajìvika được, các thứ hột cũng vậy.

Bột làm bằng 7 thứ mể, đậu, mè, mít, sa kê đều là vật vật thực. Các thứ nước nhựa, chỉ nước mía là vật sattàhakàlika, ngoài ra đều là món thuốc, được phép để dùng cho đến hết.

5 thứ bhojana và các món khàdaniya là vật chỉ được phép để dùng, từ khi mặt trời mọc cho đến đúng ngọ, dùng ngoài giờ ấy phạm Ưng xả đối trị. Thọ lãnh để dành qua ngày sau cũng phạm Ưng xả đối trị.

III. YÀMAKÀLIKA

Có 8 thứ nước:

- nước làm bằng xoài sống hoặc chín (ambapànam).
- nước làm bằng trái diêm phù (jambupànam).
- nước làm bằng chuối có hột (pocapànam).
- nước làm bằng chuối không hột (mocapànam).
- nước làm bằng trái cà na (madhupànam).
- nước làm bằng trái thị hoặc trái nho (muddikàpànam).
- nước làm bằng rễ cây hoặc ngó sen (sàlukapànam).
- nước làm bằng trái nhãn, chôm chôm (phàtùsa kapànam).

8 thứ nước làm bằng trái cây ấy gọi là vật chỉ được phép chỉ dùng trong 1 ngày 1 đêm.

Giải về các làm nước bằng trái xoài: Nên để xoài vào trong nước rồi đâm, xong đem ra phơi nắng cho chín, lược lấy nước, thêm mật ong hoặc đường vào rồi dùng. Nếu tự mình làm thì chỉ được dùng trong buổi sáng. Người chưa tu lên bậc trên làm, được phép để đến 1 ngày 1 đêm, nếu đem dùng chung với cơm cũng được nhưng không nên để quá ngọ.

Các thứ nước trái cây khác cũng làm như thế. Không nên nấu (phơi nắng cho chìn thì được). Ðức Phật có dạy "Như Lai cho phép dùng vị các thứ trái cây trừ ra 7 thứ mể. Như Lai cho phép dùng vị của các thứ lá cây, trừ ra các lá để ăn và luộc chín. Như Lai cho phép dùng vị của các thứ bông cây, trừ ra bông cà na. Như Lai cho phép dùng vị của nước mía ròng (anu... sabbam phalarasam thapetvà dhannaha lasaram - anu... sabbam pattarasam thapetvà dàkarasam - anu... sabbam puppharasam thapetvà madhuka puppharasam - anu... ucchurasam).

Các thứ lá cây đều để thuốc về vật để dùng cho đến hết. Nếu làm cho chín, chung lộn với vật nào, chỉ được phép để dùng theo vật ấy (vật ăn buổi sáng, vật dùng, 1 ngày, 1 đêm, hoặc vật dùng trong 7 ngày). Nấu với nước lã thì thuộc về vị thuốc. Các thứ lá sống hoặc luộc chín là vật ăn chung trong bữa cơm. Lá vò với nước mát, hoặc phơi nắng cho chín để làm thuốc cũng nên. Các thứ bông, trừ ra bông cà na, nên làm thuốc được cả.

Các yàmakàlika, nếu thọ rồi để dùng quá 1 ngày 1 đêm, đến mặt trời mọc, phạm Tác ác.

IV. SATTÀHAKÀLIKA

Sữa lỏng (sappi), sữa đặc (navanitam), dầu (telam), mật ong (madhu), nước mía (phànitam) đều là vật để dùng đến 7 ngày. Ðến ngày thứ 8 mặt trời mọc lên, phạm Ưng xả đối trị, ăn vào, phạm Tác ác.

Sữa bò, sữa dê, sữa trâu, các thứ thịt của loài thú mà đức Phật không cấm [*], sữa của loài thú ấy gọi là sữa; về phần mỡ cũng vậy.

[*] 10 thứ thịt cấm: thịt người, voi, ngựa, sư tử, cọp, beo, gấu, chó, rắn, chó sói.

Sữa bò, sữa dê, sữa trâu,... gọi là sữa tươi (khìram). Sữa ấy để lâu, đến chua gọi là sữa chua (dadhi) [cũng gọi là sữa đặc, sữa lỏng]. Bơ đặc ấy họ thắng lại nữa gọi là bơ lỏng (sappi).

Sữa tươi, chua, dầu thuộc về yàmakàlika, là vật dùng trong buổi sáng. Sữa đặc, bơ lỏng là món để dùng đến 7 ngày (sattàhalika).

Dầu, mật ong, nước mía, sữa đặc, sữa lỏng mà Tỳ-khưu đã thọ trong buổi sáng dùng làm vật ăn được, nhưng quá ngọ rồi, không nên. Nếu để dùng ngoài buổi ăn sáng, được cất đến 7 ngày, quá 7 ngày thì phạm Ưng xả đối trị, kể theo mỗi vật và đồ đựng.

Dầu mè, dầu đu đủ, dầu cà na là vật ăn buổi sáng. Các thứ dầu khác như dầu hột cải đều thuộc về yàmakàlika.

Thọ lãnh dầu mè, buổi sáng, ăn chung trong buổi cơm cũng được, nhưng quá ngọ rồi, không nên dùng ngoài bữa ăn, được cất đến 7 ngày, để làm thuốc được phép dùng cho đến hết. Dầu có lộn chút ít nước, hoặc hâm nóng, chỉ nên dùng trong buổi sáng. Thọ dầu chung với vật thực cũng vậy, dùng để ngoài da, được phép thoa cho đến hết.

Thọ hột mè, hột đu đủ, làm dầu trong ngày. Nếu qua ngày thứ 2 mới thắng dầu, được dùng đến 6 ngày, thắng trong ngày thứ 3, thứ 4 hoặc thứ 6, nên để đến 5, 4 hoặc 2 ngày. Làm trong ngày thứ 7 chỉ được dùng trong ngày ấy thôi.

Thọ hột mè, hột đu đủ để quá 7 ngày, phạm Tác ác.

Thọ dầu dừa, dầu hột cải và các thứ dầu khác, thứ dầu không có kể trong Pali, để quá 7 ngày, phạm Tác ác; khác nhau với dầu có nói trong Pali.

Thọ mỡ trong buổi sáng, thắng trong buổi sáng, dùng ngoài bữa ăn, được phép để đến 7 ngày. Thọ sái giờ thắng lược sái giờ, đem dùng, phạm 3 tội Tác ác. Thọ trong giờ, thắng lược sái giờ, đem dùng, phạm 3 tội Tác ác. thọ trong giờ, thắng trong giờ, lược ngoài giờ, đem dùng, phạm 1 tội Tác ác. Thọ trong giờ, thắng trong giờ, lược trong giờ, không phạm tội.

Thọ trong giờ đem dùng với cơm cũng nên (không được để quá ngọ). Thọ sái giờ chỉ nên dùng ngoài bữa cơm và được phép để đến 7 ngày. Quá 7 ngày, phạm Ưng xả đối trị.

Thọ nước mía (sống hoặc chín) không lộn với xát (cái) được phép dùng như mật ong.

Thọ đường thẻ, đường tán, đường phèn làm bằng nước mía, mà họ dâng trong buổi sáng đem dùng với cơm cũng nên. tự mình là chỉ dùng được ngoài buổi sáng. các thứ đường ấy là vật sattàhakàlika, dầu có bịnh hoặc không cũng dùng được đến 7 ngày.

Ðức Phật cho phép:

- đối với người bịnh.
- đối với người.
- đối với thì giờ.
- đối với dịp.
- đối với xứ.
- đối với mỡ.
- đối với vị thuốc.

Ðối với người có bịnh như: Ngài đã cho phép Tỳ-khưu ni ma nhập được ăn thịt tươi, máu tươi (trừ ra thịt người), ăn trong buổi sáng hoặc buổi chiều cũng được.

Cho phép đối với người, như: người ăn hay ợ cơm trở ra khỏi cổ, rồi nuốt vào không phạm tội.

Cho phép đối với thì giờ, như: Tỳ-khưu bị rắn cắn được phép dùng 4 thứ thuốc: nước tiểu, phẩn, tro, đất, nếu không có ai dâng, tự mình lấy dùng cũng nên.

Cho phép đối với dịp, như: cho phép Tỳ-khưu dùng vật thực nhiều vị trong khi có dịp, ngoài ra không nên dùng.

Cho phép đối với xứ, như: cho Tỳ-khưu ngoài xứ Trung Ấn độ, từ 5 vị trở lên được phép truyền Tỳ-khưu giới.

Cho phép Tỳ-khưu thọ mỡ: thắng, lược trong giờ, chỉ nên dùng mỡ lỏng. cho phép cần dùng mỡ lỏng làm bằng các thứ mỡ của loài thú.

Cho phép đối với thuốc, như: sữa lỏng, sữa đặc, dầu, mật ong, nước mía, mà Tỳ-khưu đã thọ rồi được phép dùng tuỳ thích trong buổi sáng ngày ấy. Quá ngọ, nếu có bịnh nên dùng đến 7 ngày, nhưng các thứ đường cứng (đường thẻ, đường sắc, đường om, đường tán, đường phèn) nếu có bịnh thì được phép nhai, không bịnh nên dùng chung với nước. Cả 5 thứ thuốc ấy, dùng đến 7 ngày, còn dư nên cho đến người khác hoặc để thoa bó cũng được.

Giải về: Yavakàlika, yàmakàlika; sattahakàlika và yàvajìvika, để lộn chung cùng nhau rằng.

"Yàvakàlikena bhikkhave yàmakàlikam tadahu patiggahitam... sattàhàkàli kantenakappati".

nghĩa là: "Này các Tỳ-khưu! Yàmakàlika sattàhakàlika, yàvajivika, 1 trong 3 vật ấy mà Tỳ-khưu thọ kãnh chung với yàvakàlika, chỉ nên dùng trong buổi sáng ấy, quá ngọ rồi thôi". Thọ 1 trong 2 vật sattàhakàlika và yavajivika, chung với yàmakàlika, chỉ nên dùng trong 1 ngày, 1 đêm thôi. Thọ "yàvejivika" chung với "sattàhakàlika", chỉ nên để đến 7 ngày; qua ngày thứ 8 cho đế người khác ấy là nói về vật có lộn chung cùng nhau.

Nếu thọ 1 trong 8 thứ nước yàmakàlika chung lộn với dừa, lấy dừa ra 8 thứ nước yàmakàlika dùng ngoài giờ được. Thọ sữa cục với cơm nguội, lkấy sữa ra cất dùng đến 7 ngày cũng nên; mật ong đườngcũng vậy.

Vật yàmakàlika, sattàhakàlika và yàvajivika trộn lộn với vật thực, nếu có thể lấy ra làm cho thật sạch để dùng theo thời đều được cả. không sạch, không nên cất giữ.

Tỳ-khưu không nên nấu nướng vật thực mà được phép hâm nóng những vật đã chín sẳn. Thí chủ họ dâng cháo nóng, có bỏ hành tỏi, gừng... Tỳ-khưu không nên đem khuấy cho chín, tính làm cho nguội được, dầu cơm còn ngòi không nên tính đậy cho chín, đậy cho nóng được, nếu vật đã chín sẵm đem hâm lại không sao.

-ooOoo-