Nam tông
Luật xuất gia
VANSARAKKHITA BHIKKHU TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG
26/07/2554 23:49 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

II. MƯỜI BA (13) ÐIỀU HỌC TĂNG TÀN (SANGHA DISESA)

(Tăng Tàn là tội mà phải cần phải xử phạt với số Tăng từ 4 vị cho đến phần đông).

1) DI TINH (sukkavisatthi).

Tỳ-khưu cố ý làm di tinh khỏi chỗ, phạm Tăng tàn.

Ðiều họ này, đức Phật cấm chế tại Kỳ viên Tịnh xá (jetavana) gần thành Xá vệ (Sàvatthì) do Tỳ-khưu Seyyasaka làm cho di tinh.

Chú giải: Tỳ-khưu muốn di tinh cho khỏi bịnh, cho được vui thích... rồi ráng sức dùng tay hoặc dạy kẻ khác làm, hoặc rờ rẫm ngọc hành bằng tay, hoặc nằm sắp đè ngọc hành, hoặc kẹp trong bắp vế ... rồi làm cho di tinh, dầu chỉ vừa cho con ruồi nhỏ nuốt được, dầu tinh chưa ra, là chưa xuất ra ngoài cũng phạm tội Tăng tàn.

Cố ý muốn cho di tinh, cầm da ngọc hành để tiểu tiện, tinh di phạm Tăng tàn, tinh không di phạm Trọng tội.

Cố ý nắm ngọc hành của Sa-di đang ngủ, tinh di phạm Tác ác. Xem chỗ kín của phụ nữ, tinh di phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Lúc nằm mộng không, cố ý và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội. Không cố ý cho tinh di và không vui thích cũng không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Tác ý muốn làm cho tinh di (cetanà)
- Ráng sức làm (upakkamo).
- Tinh đã di (mocanam).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm Tăng tàn.

Chỗ sanh tội (samutthàna) cũng như trong điều học Bất cộng trụ thứ nhất (pathama pàràjika samutthanà).

2) ÐỤNG CHẠM VÀO MÌNH PHỤ NỮ (Kàyasamsagga).

Tỳ-khưu cố ý đụng cọ vào mình phụ nữ, phạm Tăng tàn.

Ðiều học này, đức Phật cấm chế tại Kỳ viên Tịnh xá (jetavana) gần thành Xá vệ (sàvatthi) do Tỳ-khưu Udàyi rờ rẩm phụ nữ.

Chú giải: Tỳ-khưu rờ rẩm mình phụ nữ, dầu mới sanh trong vòng 1 ngày cũng phạm tội Tăng tàn.

Bộ nấp, nữ, ngạ quỉ, tinh, đều là vật Trọng tội, thú cái, thú đực, người nam đều là vật của tội Tác ác.

Phụ nữ: Tỳ-khưu biết là phụ nữ rồi chạm nhằm, vì lòng vui thích cho đến sự đụng chạm lông với lông. Phụ nữ đụng mà Tỳ-khưu có lòng vui thích sự đụng chạm ấy, Tỳ-khưu phạm Tăng tàn.

Phụ nữ: Tỳ-khưu nghi là phụ nữ, hoặc không phải là phụ nữ, hoặc tưởng là bộ nấp, là người nam, là thú rồi đụng nhằm vật dính với thân mình hoặc chạm vào vật dính với thân phụ nữ, như cọ nhằm y phục của phụ nữ, hoặc bộ nấp, Tỳ-khưu phạm Trọng tội.

Tỳ-khưu đụng vật dính với thân phụ nữ, do vật dính với thân mình, hoặc phụ nữ liệng đồ Tỳ-khưu lãnh, liệng qua lại hoặc chạm nhằm bộ nấp, Tỳ-khưu nghi hoặc tưởng là phụ nữ, là người nam hoặc người nam mà Tỳ-khưu tưởng là phụ nữ, là bộ nấp, là thú, hoặc nghi rồi mà có lòng vui thích, rồi đụng nhằm mình hoặc cọ nhằm vật dính với thân liệng vật ấy qua lại... như thế đều phạm tội Tác ác. phạm nhiều hay ít tùy theo vật và mỗi lần đụng.

Tỳ-khưu rờ hình phụ nữ, hoặc nắm chặt, rờ bằng 1 ngón tay hoặc trọn bàn tay, rờ từ đầu tới chân không rời chỉ phạm 1 tội. Nếu vật khác nhau rồi rờ bằng 5 ngón tay thì phạm đến 5 tội.

Thể thức không phạm tội:

Phụ nữ đụng nhằm Tỳ-khưu, Tỳ-khưu không vui thích vì không cố ý muốn đụng, dầu biết sự đụng chạm ấy hoặc muốn cho khỏi rồi xô ra hoặc chạm nhằm vì cố ý, không biết, quên vì không lòng vui thích, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm vì dạy người khác (anànattika) có 5 chi:

- Người phụ nữ (manussitthì)
- Tưởng là phụ nữ (itthìsannità).
- Ráng sức đụng chạm vừa theo sự vui thích (tenaràgena vàyàmo).
- Vui thích vì sự chạm nhằm mình phụ nữ (kàyasamsaggaràgo).
- Ðụng chạm với nhau, nhất là nắm tay (hatthagàhàdi samàpajjànam).

Ðều đủ cả 5 chi ấy mới phạm Tăng tàn .

Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học Bất cộng trụ thứ nhất (pathama pàràjika sikkhàpada) .

3) NÓI LỜI HOA TÌNH (dutthullavàcà).

Tỳ-khưu nói lời thấp hèn, nói ngay sản môn, nói với phụ nữ, như thế phạm Tăng tàn .

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên Tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá vệ (savatthi) do Tỳ-khưu Udàyi nói lời đê hèn thô tục với phụ nữ.

Chú giải: Tỳ-khưu cố ý vui thích rồi trêu ghẹo phụ nữ như trai trêu ghẹo gái, phụ nữ biết trong khi ấy, phạm Tăng tàn, người phụ nữ biết lời tốt hoặc xấu về sự hành dâm là vật phát sanh Tăng tàn. vật làm cho sanh Trọng tội và Tác ác như trong điều học trước. lời nói về sản môn và giang môn về sự dâm dục với phụ nữ đều gọi là đê hèn, thuộc về chỗ phát sanh Tăng tàn.

Trong thân phụ nữ từ ngực sắp xuống từ đầu gối trở lên là vật cho sanh Trọng tội. tứ chi ngoài ra là vật cho sanh Tác ác.

Tỳ-khưu nói: Này phụ nữ nào hầu hạ bằng nhục dục, đến người có giới luật, có đạo đức hành pháp phạm hạnh (hạnh thanh cao) như ta, sự hầu hạ ấy là cao thượng hơn các sự hầu hạ khác, nếu phụ nữ hiểu được trong khi ấy, Tỳ-khưu phạm Tăng tàn.

Ðiều học này có 5 chi:

- người nữ (manussitthì).
- Tưởng là người nữ (itthìsannità).
- Vui thích trong chỗ nói lời hoa tình (dutthullavàcàsaràgo).
- Khen sự vui thích ấy (tenaràgena).
- Phụ nữ nghe hiểu được trong khi ấy (tamkhanam vajànanam).

Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trước, chỉ khác nhau chỗ nói, khen sự hầu hạ bằng nhục dục.

4) HẦU HẠ MÌNH BẰNG NHỤC DỤC (attàma pàricariya).

Tỳ-khưu có tình dục nói ướm cho phụ nữ hầu hạ mình bằng nhục dục, phạm Tăng tàn.

Ðiều học này cấm chế tại Kỳ viên Tịnh xá gần thành Xá vệ (sàvatthi) do Tỳ-khưu Udàyi bảo phụ nữ hầu hạ mình bằng nhục dục.

Chú giải: Tỳ-khưu nói: Này em gái, phụ nữ hầu hạ người có giới, có đạo đức, hành pháp phạm hạnh như ta, bằng nhục dục, sự hồi hởi cao thượng hơn các sự hầu hạ khác. Nếu phụ nữ hiểu được trong khi ấy, Tỳ-khưu phạm Tăng tàn.

Ðiều học này có 5 chi:

- người (maunssitthì).
- tưởng là người nữ (Itthìsannità).
- vui thích trong sự hầu hạ mình bằng nhục dục (attakàma pàricàriỳayaràgo).
- khen sự vui thích (Tenaraganavannabbhananam).
- phụ nữ hiểu biết trong khi ấy (Tamkhanamvacànanam).

Chỗ sanh tội như trong điều học trước, chỉ khác nhau chỗ nói khen bằng sự nhục dục.

5) LÀM MAI DONG (Sancaritta).

Tỳ-khưu làm mai dong cho trai và gái làm vợ chồng nhau phạm Tăng tàn.

Ðiều học này cấm chế tại Kỳ viên Tịnh xá gần thành Xá vệ (sàvatthi) do Tỳ-khưu Udàyi làm mai dong.

Chú giải: Người nam, người nữ (không phải là ngạ quỉ, tinh) là kẻ thế hoặc là người xuất gia chưa được làm chồng vợ, hoặc đã làm chồng vợ mà từ bỏ hẳn nhau rồi, dầu là cha mẹ của Tỳ-khưu, đều là vật cho sanh Tăng tàn.

Sự đem mai mối có 3 chi:

1) Nam hoặc nữ, hoặc cha mẹ của người nữ, hoặc của người nam, cầu Tỳ-khưu nói đến người nữ, hoặc người nam nói đến cha mẹ của người nữ (patigganhàti).

2) Họ cầu đi nói người nào, Tỳ-khưu nói với người ấy rằng: "ngươi hãy làm chồng, làm vợ với nhau, hoặc trai gái cùng nhau (vimamseti)".

3) Người nào cầu đi nói, Tỳ-khưu trở về nói với người ấy (paccàharati).

Làm mai dong cho người, được hoặc không được không quan trọng, nếu có đủ 3 chi ấy, phạm tội Tăng tàn. nếu chỉ có 2 chi, là chịu đi nói hoặc đã nói rồi, trở lại cho hay (1 trong 2 chi nào) thì phạm Trọng tội. Nếu chỉ có 1 chi là chịu đi nói hoặc trở về nói lại (trong 1 chi nào) thì phạm tội Tác ác.

Nếu trai cầu Tỳ-khưu đi nói với gái có mẹ gìn giữ, Tỳ-khưu đi nói với gái ở với cha, như thế sai lời cầu, không phạm Tăng tàn. Tỳ-khưu làm mai dong cho bộ nấp phạm Trọng tội.

Thể thức không phạm tội:

Tỳ-khưu đem tin của Tăng, tin của Tỳ-khưu bịnh và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này phạm tội vì dạy kẻ khác (sànattika). Tỳ-khưu đã chịu lời người, dạy kẻ khác nói đến trai, hoặc gái đã nói rồi, dạy kẻ khác trở về nói cho người cầu ấy hay, cũng phạm Tăng tàn. có 5 chi:

1) đem lời cho người nào, người ấy là người thiệt (không phải phi nhơn) (yesam sancarittam samàpajjati tesam manussajàtikatà).
2) Họ không phải là vợ chồng với nhau từ trước hoặc là đã có làm chồng vợ rồi, song đã từ bỏ nhau hẳn rồi (nanàlamvacaniyatà).
3) Chịu lời cầu (patigganhànam).
4) Nói theo lời người cầu (vimamsanam).
5) Trở lại cho người cầu hay biết (paccàharanàni).

Ðều đủ cả 5 chi ấy mới phạm Tăng tàn.

Có 6 chỗ sanh (sàmutthàna) là:

1) Tỳ-khưu không biết luật cấm, hoặc không biết họ đã từ bỏ hẳn nhau rồi, chịu lời đi nói, hoặc ra dấu hiệu trở lại cho hay bằng cách ra dấu hiệu, như thế là tội phát sanh do thân.

2) Tỳ-khưu ngồi, trai đến hỏi rằng: "gái ấy sẽ lại tìm ông, xin ông biết bụng người" rồi Tỳ-khưu chịu lời rằng "ờ! phải rồi". Khi gái đến Tỳ-khưu nói lại, khi trai trở lại thì Tỳ-khưu cho hay như thế, là tội phát sanh do khẩu, vì Tỳ-khưu không có ra dấu hiệu.

Lại nữa, Tỳ-khưu nhận lời của trai bằng khẩu, rồi đi đến nhà gái, vì nguyên nhân nào khác trở lại gặp nói với trai ấy, như thế, gọi là chỉ phát sanh do khẩu.

3) Tỳ-khưu không biết luật cấm, dầu bậc A la hán cha dạy đi, ngài cũng đi nói với mẹ (đây nói về cha mẹ đã từ bỏ nhau rồi), rằng: người về cho cha mẹ hay biết, như thế gọi tội phát sanh do thân khẩu (3 cách) như thế gọi là "chỗ sanh tội vì vô ý" (acittaka samutthàna) nghĩa là: Tỳ-khưu biết, hoặc là không biết cũng phạm tội.

Tỳ-khưu biết luật cấm, hoặc biết rằng: họ đã từ bỏ hẳn rồi: họ đã từ bỏ hẳn rồi, còn đem mai mối cả 3 cách ấy, 3 chỗ sanh ấy gọi là "chỗ sanh điều học làm mai dong" vì ý biết luật cấm và biết rõ họ đã bỏ hẳn nhau rồi gọi là: có 6 chỗ sanh như thế.

Phạm vì làm (kiriyà), không phạm vì tưởng (no sannà vimokkha) không cố ý phạm (acittaka), tội vì Phật cấm (pannatiitvajja) thân nghiệp (kàyakamma), khẩu nghiệp (vacìkamma) có 3 tâm (ticittam), có 3 thọ (tissovedanà), thọ vui, thọ khổ và thọ vô ký.

6) TẠO THẤT (sannàcika).

Tỳ-khưu tạo thất tô bằng vôi với đất sét không có người đứng làm chủ cất cho mình ở, phải làm cho đúng mực thước, là: bề dài 12 gang, bề ngang 7 gang (1 gang của đức Phật, bằng 3 gang người thường), khi cất phải do Tăng chỉ chỗ trước rồi mới nên cất, nếu không do Tăng (sangha) chỉ chỗ hoặc cất cho quá mực, phạm Tăng tàn. điều học này gọi Kùtikàra cũng được.

Ðiều này, đức Phật cấm chế tại Trúc lâm tịnh xá (Veluvanà) gần thành Vương xá (Ràjagaha) do chư sư A la vi dạy người cất thất cho mình quá mực định.

Chú giải: Tỳ-khưu chủ thất không cho Tăng chỉ chỗ cất, hoặc cất lớn quá thước tấc, trong mỗi khi làm phạm tội Tác ác, còn dư vôi 2 cục nữa thì cất xong còn dư 1 cục đầu phạm Tăng tàn làm xong phạm Tăng tàn.

Ðiều học này có 7 chi:

- Mô tả phía trong và phía ngoài
- Phía dưới không đúng thước.
- Không có Tăng chỉ chỗ cho
- Cất lớn quá thước
- Cất cho mình ở
- Cất làm để ở
- Tô cả nóc và vách

Chỗ sanh tội như trong điều học làm mai dong (sancarita).

7) TẠO THẤT LỚN (mahallaka).

Tỳ-khưu tạo thất lớn, nếu thất ấy có thí chủ, làm chủ cất, làm lớn quá mực thước được, song phải trình cho Tăng chỉ chỗ trước mới nên làm. Nếu Tỳ-khưu không cho Tăng chỉ chỗ, cất phạm Tăng tàn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá của trưởng giả (ghosita) gần thành Kosambi do Tỳ-khưu Channa tạo thất lớn quá mực thước.

Chú giải: điều học này như điều học trước, chỉ khác nhau đây là không định "thất lớn, nhỏ".

8) VÔ CỚ CÁO GIAN (amùlaka).

Tỳ-khưu giận rồi cố ý cáo vị khác rồi phạm tội Bất cộng trụ,do không có cớ phạm Tăng tàn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana), gần thành Vương xá (Ràjagaha) do Tỳ-khưu Mettiya và Kummajaka cáo gian đại đức Dabbamallaputa, Sa-di 7 tuổi đắc A la hán quả.

Chú giải: Tỳ-khưu vô cớ cáo gian dầu sau có ai hỏi, rồi tự mình khai rằng "Tôi đã nói dối như thế ấy", cũng phạm Tăng tàn. Trong khi tố cáo ấy mắt không thấy, tai không nghe, không nghi rằng "Tỳ-khưu ấy phạm 1 trong 4 tội Bất cộng trụ", không nghe ai nói, như thế gọi là vô cớ cáo gian. Cáo gian có 4 cách, cáo rằng:

- Ông hành dâm (chỉ vật).
- Ông phạm tội vì hành dâm (chỉ tội).
- Hành lễ phát lộ (Uposatha), là lễ Tự tứ (Pavàranà: là sau khi nhập hạ rồi, nhằm ngày rằm tháng 9, Tăng nhóm lại mà tỏ tội cùng nhau), hành Tăng sự với ông không được.
- Ông không phải là Sa-môn (cấm ngăn sự tôn kính).

Cáo gian đều đủ đến điều thứ tư, mới phạm tội.

Tỳ-khưu cáo gian đến người trong sạch (vô tội) hoặc không trong sạch, cáo vì tội Bất cộng trụ nào, muốn cho Tỳ-khưu ấy xa khỏi phạm hạnh (brahmacariya), không cho Tỳ-khưu ấy biết trước bằng lời này "Ngài hãy cho phép tôi, tôi muốn nói với ngài (Karotume àyasmà Okàsam ahantam)". Nếu không nói như thế trước, rồi tố cáo sau, mà Tỳ-khưu ấy biết trong khi ấy rằng "Họ cáo mình như thế", Tỳ-khưu tiên cáo phạm tội Tăng tàn và tội Tác ác trong mỗi lời cáo gian, khi tiên cáo cho Tỳ-khưu bị cáo biết trước rồi sẽ cáo sau, chỉ có phạm 1 tội Tăng tàn, dầu là Tỳ-khưu cáo bằng lời nói hoặc ra dấu hiệu trước mặt, cũng vậy. (Cáo "sau lưng", lúc vắng mặt không kể).

Tỳ-khưu dạy kẻ khác cáo, người cáo, do theo lời dạy cáo gian, thì chỉ có người dạy phạm tội, như đoạn trên giải rõ. nếu người chịu lời đi cáo nói "ta cũng được thấy, được nghe vậy", thì phạm tội Tăng tàn cả 2 người.

Tỳ-khưu không cho người biết trước rồi chửi mắng phạm tội Ưng đối trị và tội Tác ác. Nếu cho biết trước rồi cảnh cáo sau, chỉ phạm 1 tội Ưng đối trị.

Thể thức không phạm tội:

Tỳ-khưu tưởng là người không trong sạch là người trong sạch, là người trong sạch trong người không trong sạch đi cáo, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này phạm tội vì dạy người (Sànattika), có 5 chi:

- Tự mình cáo hoặc dạy người cáo người đã tu lên bực trên (upasampannoti samkhayam gamanam).
- Tưởng người ấy là người trong sạch (tasmim suddhasannità).
- Cáo vì tội Bất cộng trụ, không có cớ (amulakatà).
- Tự mình cáo hoặc dạy người cáo trước mặt, cho xa khỏi phạm hạnh (càvanà dhippàyenasammukhàcodanàvàcodàpadàvà).
- Người bị cáo biết trong khi ấy (tassatamkhanam vijànanam).

Ðều đủ 5 chi ấy mới phạm Tăng tàn.

Chỗ sanh tội (samutthàna) cũng như trong điều học trộm cắp (adinnàdàna samutthàna) chỉ khác nhau điều học này thuộc về thọ khổ.

9) NHƠN CỚ KHÁC CÁO GIAN (Annabhàgiya).

Tỳ-khưu giận hờn người khác rồi cố tìm cớ, nhất là tìm dòng, phái đem cáo người vì tội Bất cộng trụ, phạm Tăng tàn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana) gần thành Vương xá (Ràjagaha) do Tỳ-khưu Mettiya và Kummajaka nhơn cớ khác mà cáo gian vị A la hán Dabbamallaputta.

Chú giải: Tỳ-khưu nhơn cớ khác, nhất là dòng vua đem cáo vị khác phạm một tội Bất cộng trụ, nào rồi dùng dòng ấy làm cớ để cho Tỳ-khưu cũng thuộc dòng vua như nhau rằng "người là dòng vua, hành dâm phạm tội Bất cộng trụ" vì ta được thấy, được nghe, hoặc nghi như thế; phạm tội Tăng tàn trong khi ấy, dầu về sau có khai thiệt cũng không khỏi phạm tội.

10) CHIA RẼ TĂNG (sanghabheba).

Tỳ-khưu ráng sức chia rẽ Tăng (Sangha: nghĩa là 1 nhóm Tỳ -khưu từ 4 vị trở lên ở hoà thuận nhau để hành đạo) cho xa nhau, Tăng đã tụng lời khuyên can, ngăn cấm cho bỏ sự ấy, nếu không bỏ, phạm Tăng tàn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana) gần thành Vương xá (Ràjagaha) do Tỳ-khưu Đề bà đạt đa (Devadatta) chia rẽ Tăng.

Chú giải: Tỳ-khưu khuyên "ngài chẳng nên làm như thế, ngài hãy thuận hoà với Tăng, vì Tăng hoà hảo như thế mới được an vui", nếu Tỳ-khưu không nghe lời khuyên can thì phạm tội Tác ác. Tỳ-khưu được nghe, được thấy mà không ngăn cấm cũng phạm tội Tác ác. Tỳ-khưu không thể khuyên can được nữa, nên cho các Tỳ-khưu khác hay biết để gọi Tỳ-khưu ấy vào giữa Tăng, cho Tăng tụng Samanubhàsana (là lời khuyên răn). Nếu chịu bỏ thì tốt, bằng không thuận, phạm Tác ác. Tăng tụng Samanubhàsana xong 1 bận, Tỳ-khưu phạm 1 tội Tác ác; tụng xong 2 bận, Tỳ-khưu không bỏ phạm Trọng tội; tụng xong 3 bận, phạm Tăng tàn.

Thể thức không phạm tội:

Tăng chưa tụng Samanubhàsana mà Tỳ-khưu chịu bỏ, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này có 4 chi:

- Ráng sức chia rẽ Tăng (bhedàyaparakkamanam).
- Tăng hành Tăng sự theo pháp (dhammakammena samanubhàsanam).
- Tụng dứt thời khuyên can lần thứ ba (dhammavàcà pariyosànam).
- Không chịu bỏ tà kiến (appatinissajanam).

Chỗ sanh tội: thuộc về tụng lời khuyên răn (samanubhàsana samutthàna), phạm vì không làm (akiriyà) không phạm vì tưởng (sannavimokkha) cố ý (sacittaka) tội vì đời (lokavajja), thân nghiệp (kàyakamma), khẩu nghiệp (vacìkamma), ác tâm (akusalacitta), thọ khổ (dukkhavedanà).

11) HÀNH THEO TỲ-KHƯU CHIA RẼ TĂNG (Bhedànuvattaka).

Tỳ-khưu hành theo Tỳ-khưu chia rẽ Tăng, các vị khác khuyên răn không nghe, Tăng tụng Samanubhàsana ngăn cấm cho dứt bỏ sự hành vi ấy, nếu không tuân theo phạm Tăng tàn.

Chỗ sanh tội (samutthàna) cũng như trong điều học trước.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana) gần thành Vương xá (Ràjagaha) do Tỳ-khưu Kajamo, Rakatissa, Khanda, Deviputta và Samuddadatta, hành theo Tỳ-khưu chia rẽ Tăng.

12) TỲ-KHƯU CỨNG CÕI (Dubbaccaỳatika).

Tỳ-khưu có tánh khó dạy, vị khác khuyên dạy cũng không nghe, Tăng đã tụng Samanubhàsana ngăn cấm bỏ chừa nghiệp ấy, nếu không tuân theo phạm Tăng tàn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Ghositàràma gần thành Kosambi do Tỳ-khưu Channa cứng cỏi.

Chú giải: Tỳ-khưu không cho vị khác thức tỉnh, nói rằng "các ngài đừng nói lời chi tốt, hoặc lời chi xấu đến tôi, tôi cũng chẳng nói lời lành hoặc dữ đến với các ngài, vậy các ngài hãy nín thinh, đừng nhắc nhở tôi như thế". Khi các vị khác đã khuyên lơn mà không nghe, nên đem Tỳ-khưu ấy đến giữa Tăng để tụng Samanubhàsana. Khi tụng đến 3 bận mà không chừa bỏ tánh cũ, không tuân theo lời khuyên nhủ của Tăng, thì phạm tội Tăng tàn.

13) TỲ-KHƯU NỊNH HÓT (Kuladùsaka).

Tỳ-khưu bợ đỡ kẻ thế. Tăng đã xử, đuổi ra khỏi chùa, rồi còn trở lại hủy báng Tăng. Tăng đã tụng Samanubhàsana ngăn cấm, nếu không tuân theo, phạm tội Tăng tàn.

Ðiều học này cấm chế tại Kỳ viên Tịnh xá gần thành Xá vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu Assagi, Punabhasuka nịnh hót.

Chú giải: Tỳ-khưu ngụ nơi làng, xóm, nịnh hót, cho trái cây, bông cây... đến kẻ thế cho họ mất quả phước của sự bố thí đã làm đến mình,như thế gọi là nịnh hót.

Tỳ-khưu có tánh xấu xa trồng cây để cho người thế, làm những việc ấy rõ rệt, đến tai, mắt người, vị khác được thấy, được nghe, nên đuổi ra khỏi xóm làng, Tỳ-khưu ấy trở lại nói xấu Tăng, đã đuổi rằng "thiên vị", vì thương (chandàgati) hoặc ghét (dosàgati), hoặc lầm lạc (mohagati) hoặc sợ (bhaỳagati). Nói như thế, các vị khác nghe được, thấy được, nên ngăn cấm không cho hủy báng Tăng, nếu ngăn cấm không được phải đem đến giữa Tăng để tụng Samanubhàsana 3 bận rồi mà không bỏ tánh xưa, thì phạm Tăng tàn.

Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trước.

* * *

Từ điều học "di tinh" (sukkavisatthi) đến điều học "nhơn cớ khác cáo gian" (annabhàgiya), Tỳ-khưu phạm tội trong khi phá giới lần đầu (pathamàpattika) trong 4 điều học sau (10,11,12,13) Tỳ-khưu phạm tội khi Tăng đã tụng Samanubhàsana xong 3 bận (yàvatatiyakà) mà không tuân theo thì mới phạm tội Tăng tàn.

III. ÐIỀU HỌC BẤT ÐỊNH (ANIYATTA)

Bất Định nghĩa là chỗ kín hoặc chỗ trống không định cho nên có phạm tội, nhưng không có thể định tội trước được

1) CHỖ CÓ THỂ HÀNH DÂM (Alamkammaniya).

Tỳ-khưu ngồi trong chỗ khuất mắt, chỉ hai người với phụ nữ, nếu có người đáng tin lời nói được, đến cáo vì phạm 1 trong 3 tội Bất cộng trụ, Tăng tàn, Ưng đối trị, nếu Tỳ-khưu nào cho luật sư xử đoán theo điều luật ấy, hoặc họ đã cáo ngay tội nào, cho luật sư ấy, hoặc họ đã cáo ngay tội nào, cho luật sư trừng phạt ngay tội ấy.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do nàng Visàkhà thấy Tỳ-khưu Udàyi, ngồi nơi khuất mắt với 4 người nữ.

Chú giải: Tỳ-khưu nằm hoặc ngồi trong chỗ khuất mắt với phụ nữ, nếu có tín nữ đáng tin lời là bậc quý nhơn được thấy Tỳ-khưu rồi đi cáo vì tội Bất cộng trụ hoặc Tăng tàn hoặc Ưng đối trị. Tỳ-khưu thú tội nào cho luật sư xử theo tội ấy, nếu chịu có hành dâm thì phạm theo tội Bất cộng trụ, chịu có rờ rẫm phụ nữ thì nên phạt cấm phòng, do theo điều học Tăng tàn, nếu thấy ngồi hoặc nằm với phụ nữ nên phạt Ưng đối trị, bằng khai rằng, mình đứng hoặc phụ nữ đứng, không làm điều chi thì luật sư không nên xử phạt, vì sự thật ấy có khi đúng như được thấy, có khi cũng không đúng thiệt như thấy không rõ rệt.

Tỳ-khưu tìm phụ nữ nơi thanh vắng vì tình dục, đi mỗi bước là mỗi phạm tội Tác ác, đi đến nơi ngồi, hoặc nằm và phụ nữ mới đến ngồi hoặc nằm xuống hoặc phụ nữ đã ngồi hoặc nằm xuống hoặc phụ nữ đã ngồi, hoặc nằm, Tỳ-khưu mới đến ngồi hoặc nằm xuống hay hai người cùng ngồi hoặc cùng nằm cùng nhau phạm Ưng đối trị. Nếu có người nam sáng mắt ngồi xa 1, 2 hắc tay, vừa xem thấy được, là người có tâm phóng đãng, dầu ngồi ngủ gục, Tỳ-khưu cũng không khỏi phạm tội, người sáng mắt nhưng ngủ quên, ngồi kề bên, dầu có 100 phụ nữ, Tỳ-khưu cũng không khỏi phạm tội.

Thể thức không phạm tội:

Có người nam biết chuyện, mắt không mù, nằm không ngủ, hoặc người nam đi vào nơi ấy, hoặc Tỳ-khưu khi đứng, hoặc phụ nữ đứng, Tỳ-khưu ngồi mà tâm tưởng đâu đâu và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người (anànattika).

Chỗ phạm tội trong điều học này là lời thú nhận của Tỳ-khưu. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học Bất cộng trụ, chỗ sanh tội thứ nhứt (pathama pàràjikakkhàpada).

2) CHỖ KHÔNG THỂ HÀNH DÂM (Anàlam Kammaniya).

Tỳ-khưu ngồi chỗ khuất tai 2 người với phụ nữ, nếu có người đáng tin lời được đến cáo vi phạm 1 trong 2 tội Tăng tàn hoặc Ưng đối trị. Nếu Tỳ-khưu nhận phạm tội nào cho luật sư xử theo tội ấy, nếu họ cáo ngay điều học nào, cho luật sư xử phạt ngay tội ấy.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do nàng Visàkhà thấy Tỳ-khưu Udàyi ngồi chỗ khuất tai với hụ nữ.

Chú giải: điều học này cũng như điều học trước, chỉ khác nhau chỗ, dầu phụ nữ hoặc người nam biết chuyện, không mù, không điếc, ngồi hoặc đứng trong khoảng cách xa 12 hắc tay dầu có tâm phóng túng hoặc ngủ quên cũng khỏi tội.

Người điếc dầu mắt sáng, người mù không điếc cũng không khỏi tội được.

Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trộm cắp (sikkhàpada adinnàdànà).

-ooOoo-