Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn
khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết
lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật
về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của
tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu
hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút
(virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và
thường là có tri thức.
Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác
vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống
hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của
Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần
xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ,
nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ
một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ của
mình đều từ một nguồn gốc mà ra. Rõ ràng là người ta đã
khá dễ dãi với các lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.
Đó là lý do khiến tôi rất hoan nghênh sự ra đời của quyển
sách này, do Tỳ kheo Tiến sĩ Basnagoda Rahula viết, nhằm mục
đích khám phá trở lại những nguyên tắc và giá trị của Phật
giáo đã bị nhiều thể kỷ của văn hóa và lịch sử che mờ.
Nhiều năm trước đây, tôi danh dự được quen biết với Bác sĩ
Walpola Rahula quá cố, một trong những người thật sự uyên bác
mà tôi đã được gặp. Ngài đã tranh đấu cam go và dài lâu để
loại bỏ các nghi lễ không cần thiết và những hoang đường trong
Phật giáo. Tôi hy vọng rằng Tỳ Kheo Rahula đương thời sẽ tiếp
tục nhiệm vụ cao quý đó, vì vẫn còn rất nhiều việc phải
làm.
ARTHUR C. CLARKE
Đại học Cộng Đồng King, Luân Đôn
NỘI DUNG
Chương 1 xem xét các lý do tại sao những lời
dạy của Đức Phật về đời sống của người cư sĩ không được làm
cho rõ ràng hay làm cho sai lệch. Tại sao những lời dạy về
cuộc sống đời thường ít được quan tâm đến? Tại sao chúng bị
quên lãng quá lâu? Chương 1 sẽ trả lời những câu hỏi này.
Chương 2 nhấn mạnh đến sự tự do mà Đức Phật
dành cho người cư sĩ trong việc được thành công, phát đạt, và
phủ nhận các quan niệm phổ biến nhưng sai lệch rằng Đức Phật
không khuyến khích hàng cư sĩ cố gắng để đạt được thành công
ở đời. Dựa trên quan điểm sai lầm này, nhiều người lầm lạc
tin rằng giàu sang, sung túc là đi ngược lại với giáo lý của
Đức Phật –một sự hiểu lầm khiến cho giáo lý của Đức Phật
dường như không quan trọng đối với người sống tại gia. Chương 2
sẽ mổ xẻ vấn đề này một cách chi tiết.
Các chương kế tiếp xác lập những điều kiện
tiên quyết để có được một cuộc sống thành đạt. Qua đó, ta
thấy Đức Phật dường như khẳng định rõ ràng tất cả những
điều kiện để cuộc sống của người cư sĩ tại gia được thành
tựu, có ý nghĩa và an lạc.
Chương 3 giới thiệu các phương cách để đạt
được sự thành công vật chất, và hướng dẫn rõ bằng cách nào
để người cư sĩ khởi bước trên cuộc hành trình đó.
Chương 4 đến chương 13 thảo luận về những đề
tài khác nhau mà Đức Phật khẳng định là quan trọng đối với
sự thành công của người cư sĩ tại gia, kể cả những mối liên
hệ cá nhân và xã hội, sự quyết định, và sự phát triển nhân
cách của họ.
Chương cuối cùng thảo luận về đề tài quan
trọng nhất: đạt được nội tâm an lạc và hạnh phúc dài lâu.
Đức Phật nhấn mạnh, đó phải là mục đích tối hậu trong cuộc
sống. Để đạt được mục đích cao siêu, nhưng khả thi này, Đức
Phật đã chỉ bày cho chúng ta những phương cách thật hữu
hiệu. Đối với những người còn chưa rõ làm sao để đạt được
an lạc nội tâm và hạnh phúc dài lâu, các phương cách này sẽ
là kim chỉ nam cho họ.
Mục đích của quyển sách này là để giới thiệu đến người
đọc những lời dạy thực tiễn, hữu ích trong cuộc sống đời
thường. Nội dung của sách đã được chọn lọc, phối hợp và sắp
xếp vì mục đích này. Các lý thuyết trừu tượng đã được
lược bỏ vi chúng thuộc về những phạm trù hoàn toàn khác. Bất
cứ ai muốn tìm một phương cách thực tiễn để đạt được thành
công và hạnh phúc bền vững sẽ nhận thấy quyển sách này đặc biệt ích lợi.
Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula
Thông tin thêm
Trọng lượng vận chuyển |
330.0000 |
Công ty phát hành |
Thái Hà |
Nhà xuất bản |
Nxb Tôn Giáo |
Ngày xuất bản |
20-10-2010 |
Kích thước |
14.5 x 20.5 cm |
Số trang |
328 |