Thông
tin về cuốn sách:
Giới thiệu sách: Tác phẩm này là tổng hợp của nhiều bài
Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Upasika Kee
Nanayon. Mỗi phần có thể là một bài giảng ở
một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này
tạo cho
chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Đó có
thể là
lý do khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi,
riêng đối
với những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệ. Ngoài ra
văn
phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi
chúng ta sẽ
có cảm giác như đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một
người
thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ
bi,
muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút
thêm lên
trên con đường tu học của mình.
Trích đoạn sách
hay:
"...Khi
chúng ta nhìn vào từng mức độ của trạng thái đơn giản và
thuần
khiết, mọi sự sẽ trở nên thâm thẩm và sâu sắc hơn. Chúng ta
biết và
buông xả, biết và buông xả, biết và buông xả - trống không!
Bất cứ điều gì phát khởi, chúng ta buông xả. Nguyên tắc
quan
trọng trong cái nhìn nội tâm chỉ là buông xả.
Chúng ta nhìn, quán sát và buông xả. Hãy hướng tâm đến
chỗ
buông xả. Hãy nhìn vào sự tĩnh lặng tuyệt đối, không có những
cuộc
đối thoại nội tâm. Biết và buông xả. Chánh niệm luôn có mặt
qua việc
buông xả mọi thứ. Hơi thở không biến mất. Dầu tâm có vắng lặng
hay
trống không đến thế nào, chúng ta vẫn ý thức đến từng hơi
thở. Nếu
chúng ta không biết như thế, chẳng bao lâu chúng ta sẽ đánh mất
sự
chú tâm, trở nên xao lãng hay một tâm hành nào đó sẽ cản trở
khiến
chúng ta đánh mất sự chú tâm của mình.
Khi tâm tạo tác những ý nghĩ bất thiện - ý nghĩ về đam
mê dục
lạc, về sân, đầy tác hại - tất cả những thứ này đều được
gọi là
những tâm hành bất thiện (apunnabhisankhara).
Khi tâm thối lui khỏi sự đam mê dục lạc và phát triển
một cảm
giác nhàm chán, ghê tởm, lợm giọng đối với sự si mê dục lạc,
đó là
phương cách chúng ta thanh lọc tâm để nó không dính vào sự đam
mê dục
lạc. Thay vào đó nó sẽ trụ trên sự nhàm chán. Khi tâm nhìn
thấy
được những tai hại của sân và thay vào đó có thiện ý, muốn
tha thứ,
đó là cách chúng ta hủy diệt sân hận. Khi nhìn thấy được
những sự
tai hại của lòng hiểm ác, chúng ta suy nghĩ hay hành động trong
những
phương cách không gây hại cho ai. Tất cả những điều này được
gọi là
tâm hành thiện (punnabhisankhara).
Khi tâm tạo tác những điều này, dầu thiện hay bất
thiện, nó
cũng tự làm xáo trộn mình. Ý nghĩ thiện phải luôn hoạt động
để
ngăn cản ý nghĩ bất thiện. Nếu chúng ta suy nghĩ nhiều quá,
nó có
thể khiến chúng ta mệt mỏi, cả trong thân và tâm. Khi điều này
xảy
ra, chúng ta phải trụ vào một điều duy nhất để mang tâm trở về
định
tĩnh.
Khi chúng
ta chú tâm trong định, buông bỏ cả hai tâm hành thiện hay bất
thiện,
và thay vào đó tiếp tục trụ trên một đối tượng, điều đó
thuộc vào
đặc tính của tâm hành bất biến (anenjabhisankhara).
Cảm giác được hoàn toàn yên tĩnh hay xả trong một thời
gian dài
có thể không nằm trong định nghĩa của tâm hành bất biến như là
jhana hay những bậc thiền cao
hơn. Nó chỉ là một trạng thái không
chuyển dịch đi kèm với chánh niệm và tỉnh giác. Tâm tự ý
thức về
bản thân, tự nhìn vào mình, và luôn tự biết bản thân, mà không
tạo
tác ý nghĩ thiện hay bất thiện. Nhưng điều này cũng có thể
được bao
gồm dưới tâm hành bất biến.
Vì lý do đó, chúng ta phải tìm ra trạng thái tâm vững
chãi để
có thể quán sát sâu hơn, để nó không bám víu vào tâm hành bất
biến.
Chúng ta phải tiến đến điểm mà chúng ta có thể thấy rõ ràng
sự
sinh, trụ, diệt, vô thường, khổ não và vô ngã cũng có mặt ở
ngay
đó.
Chúng ta cần phải làm cho nguyên tắc cơ bản này của cái
biết
trở nên thật sắc bén như dao - để chúng ta có thể nhìn thấy
sự thật
rằng không gì có một bản chất thật, tất cả đều là ảo tưởng.
"Biết" và "không biết" đổi chỗ nhau (hoán vị) nên chúng
dường như khác nhau, nhưng nếu chúng ta dính vào hai mặt
này thì chúng ta sẽ bị dính vào tự ngã.
Thực sự, nếu chúng ta biết, chúng ta phải biết cả hai
mặt: mặt
biết và mặt không biết, để thấy rằng cả hai đều biến chuyển
trong
cùng một cách, cả hai đều giả tạo trong cùng một cách.
Cảm nhận
của chúng ta về hiện tượng tâm sinh lý là tất cả đều thuộc
tâm
hành. Chánh niệm là một tâm hành, tỉnh giác cũng là một tâm
hành.
Ngay cả tâm vắng lặng hay không vắng lặng cũng là tâm hành. Vì
thế
hãy nhìn vào sự vận hành của tâm cho cặn kẽ, chính xác, từ
mọi góc
độ, từ bên trong đến bên ngoài.
Sự hiểu biết - của người quán sát hay người biết - cũng là một hành. Tất cả
đều là hành, dầu chúng đúng hay sai, tốt hay xấu. Vì thế,
chúng ta
phải rèn luyện tâm thấu đáo, rốt ráo với hành. Khi chúng ta
biết tâm
hành rõ ràng, sâu sắc, thì cảm giác nhàm chán sẽ phát sinh.
Nếu
chúng ta không làm như thế, chúng ta sẽ bám víu vào các tâm
hành
thiện và xua đuổi các ác hành đi.
Chúng ta có thể nhận ra các tâm hành vì chúng luôn biến
đổi và
hoại diệt. Lúc đó chúng ta mới ý thức rằng suốt một thời
gian dài,
chúng ta đã chạy đuổi theo những thứ giả tạo, những món hàng
nhái.
Ngay cả sự hiểu biết rõ ràng cũng là một hành. Nó
thay đổi
tùy theo các điều kiện tâm sinh lý. Chánh niệm, tỉnh giác và
cái
thấy biết bằng trực giác, tất cả đều là các hành - chỉ là
chúng
là các hành thiện, và chúng ta phải tùy thuộc vào chúng trong
lúc
này.
Chúng ta phải hiểu các hành, biết cách sử dụng chúng
cho đúng
và rồi để chúng ra đi. Ta không cần phải tiếp tục bám víu vào
chúng.
Cái biết là một hành. Không biết cũng là hành. Khi
quán sát chúng
từ bên trong, chúng ta thấy rằng cả hai đều sinh và diệt. Ngay
chính
các chân lý mà ta biết bằng cách này cũng không kéo dài.
Chúng luôn
trở thành cái không biết.
Từ đó ta có thể thấy là các tâm hành có đủ mọi trò
ở rất
nhiều mức độ và chúng ta bị dẫn dắt vào cuộc chơi với chúng.
Khi chúng ta có thể biết được các trò của tâm hành ở
mọi mức
độ, thì điều đó thực sự hữu ích. Chúng ta sẽ thực sự biết
đúng
như những gì Đức Phật đã dạy: "Sabbe
sankhara aniccati" (tất cả các pháp hữu vi đều
vô thường). Đây là một nguyên tắc
quan trọng giúp chúng ta nhìn thấy khổ trong tất cả các hành.
Ngay cả các thiện hành, như chánh niệm tỉnh giác, tự
chúng và trong
chúng cũng chứa khổ vì chúng phải thay đổi luôn. Hiện tại, ta
có thể
sử dụng chúng như các dụng cụ cần thiết, nhưng ta không nên bám
riết
vào chúng.
Dầu chúng ta phải gìn giữ căn bản trí của mình, sử
dụng chánh
niệm tỉnh giác để kiềm chế tâm, chúng ta cũng cần phải hiểu
rằng tâm
cũng là một hành. Chánh niệm, tỉnh giác là các hành. Nếu
chúng ta
chỉ biết một cách phiến diện rồi đi khắp nơi rêu rao về những
gì
chúng ta có thể buông xả khi tu tập, thì chúng ta đã không nhìn
sâu
vào các hành. Nếu đó là sự thật thì chúng ta vẫn sống trong
dòng
cuộn chảy của hành.
Chánh trí, một tâm hành thiện, cần phải được rèn luyện
để đọc
và giải mã sự việc ở bên trong và bên ngoài, kể cả bản thân
nó, trên
nhiều bình diện.
Một khi chúng ta đã nhìn thấy được vô thường và khổ,
chúng ta
phải nhìn thấu suốt đến sự thiếu vắng của ngã trong tất cả
các
hành.
Chúng ta cần phải biết rằng tất cả các pháp là vô
thường, khổ
và vô ngã. Hãy tiếp tục quán chiếu như thế cho đến khi chúng
ta nhập
tâm điều này. Chỉ có như thế, chúng ta mới phát triển được
cảm giác
nhàm chán, vô si. Chúng ta sẽ không chấp vào các pháp thiện
hoặc xua
đuổi pháp bất thiện, vì chúng ta đã biết cả hai đều cùng một
loại
và cả hai đều biến đổi như nhau.
Dầu chúng ta có duy trì được vị thế của cái biết của
mình,
biết chắc rằng tâm không tạo tác gì thêm, chúng ta cũng không
bám vào
cái biết ấy, vì chính nó cũng phải biến đổi.
Có nhiều
lúc khi ta nghĩ rằng mình biết sự thật về một vấn đề nào
đó, nhưng
rồi ở một lúc khác hay sau lúc đó, cái biết rõ ràng hơn lại
phát
sinh. Điều này giúp ta ý thức rằng có cái ta nghĩ là cái
biết đúng
nhưng thật ra nó không đúng. Cái biết đó có thể thay đổi. Dầu
cái
biết đó có cao tột thế nào, khi nó biến đổi, chúng ta cũng
phải nhớ
rằng nó cũng chỉ là một tâm hành; nó vẫn có thể thay đổi ở
bất
cứ mức độ nào. Dầu nó có vi tế hay thô, chúng ta phải biết
nó rốt
ráo. Nếu không, chúng ta sẽ dính vào đó.
Nếu chúng ta có thể nhìn thấu suốt tất cả các pháp -
tốt,
xấu, đúng, sai, người biết, người không biết - đều như nhau, thì trí tuệ
của chúng ta dần tăng vượt lên tất cả những thứ này. Nhưng dầu
cho
nó có ở vị trí cao hơn, nó vẫn chỉ là một tâm hành. Nó vẫn
chưa
thoát ra được các hành. Ngay cả con đường đạo cũng là một
hành. Vì
thế, khi ta tiến bộ trên con đường đạo, khi ta đạt được yếu tố
của
chánh kiến, chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào vấn đề này,
nhìn
thấu suốt các loại tâm hành, không cần biết đặc tính của cái
biết
của chúng ta là gì. Dầu chúng ta nhìn một hiện tượng vật lý
hay tâm
lý sinh diệt, tất cả cũng là các hành. Ngay cả tâm an định,
đó cũng
là một loại tâm hành, cũng như các tầng thiền định jhana.
Nếu không nhìn vào bên trong, chúng ta khiến
tâm tăm tối, ù lì.
Rồi khi có sự xúc chạm của giác quan, tâm có thể dễ dàng bị
xáo
trộn. Vì thế hãy cố gắng quán chiếu nội tâm cẩn thận để xem
có gì
trong tâm, để xem sự vật phát sinh như thế nào, xem tâm phán
đoán và
tạo tác như thế nào. Bằng cách đó, chúng ta sẽ có thể hủy
diệt
chúng, phá vỡ chúng, đem cho tâm sự đơn giản và thuần khiết,
không có
sự đặt tên hay chấp thủ gì cả. Rồi tâm sẽ được giải thoát
khỏi các
uế nhiễm. Chúng ta có thể coi đó là vẻ đẹp nội tâm của chúng
ta, "Hoa
hậu trống vắng", người không già, không bệnh, không chết - một
vẻ đẹp
thuần khiết không biến đổi. Đó là cái chúng ta phải nắm bắt
được
ngay trong tâm. Đó không phải là tâm, mà chính tâm là cái tiếp
xúc
với nó.
Khi tu tập, chúng ta giống như những người thợ cắt kim
cương. Viên
kim cương của chúng ta - cái tâm - bị chôn vùi trong đống uế nhiễm gớm
ghiếc.
Chúng ta phải sử dụng chánh niệm tỉnh giác - hay giới, định
và tuệ - làm
dụng cụ cắt xẻ để làm tâm trong sạch
trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành động. Sau đó chúng ta luyện
tâm
trở nên lắng đọng và định tĩnh để cái biết sáng suốt có thể
phát
sinh. Ở đó chúng ta sẽ gặp một tâm hoàn toàn thuần khiết,
không còn
uế nhiễm, không còn tâm náo động: "Hoa hậu trống vắng" của
chúng ta,
người thật xinh đẹp, không còn biến đổi, người mà Thần Chết
không
thể để mắt đến.
Không
biết đây có là điều đáng để chúng ta ngưỡng vọng không,
xin để các hành giả tự mình quyết định điều đó."
Về tác giả: Upasika
Kee Nanayon,
còn
được biết đến qua bút danh K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp
sư nổi
tiếng nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia
đình
thương nhân Trung Hoa, bà là con cả trong gia đình đông con. Mẹ bà
là
một Phật tử thuần thành, đã dạy cho bà những kiến thức cơ
bản về
Phật giáo từ khi bà còn rất nhỏ. Ở tuổi vị thành niên, bà đã
dốc
hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu Phật Pháp và hành
thiền. Sau
Thế chiến thứ II bà cùng cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba
người
bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập như những
đệ
tử nam, nữ tại gia của Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ
tự lập
nhau trong một tu viện đã bị bỏ hoang dần dần nó đã phát
triển để
trở thành một trung tâm tu tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt
động cho
đến ngày nay.
Thông tin về cuốn
sách:
Tên sách
|
Đơn giản và thuần
khiết
|
Tác giả
|
Upasika Kee
Nanayon
|
Giá
|
43.000 (vnđ)
|
Số trang
|
340
|
Nhà xuất bản
|
Phương Đông
|
Khổ
|
14,5 x 20.5 (cm)
|
Dạng bìa
|
Bìa mềm
|
Công ty CP Sách Thái
Hà trân trọng giới thiệu.
|