Thiền tìm kiến thức và kinh nghiệm, cuộc
sống thường nhật, con người thực và thế giới thực. Ở đó thì sự dốt nát,
nhầm lẫn và dục vọng là những vật cản tạo ra những con đường vòng vèo
dẫn tới những quan niệm huyền bí để đưa vào thế giới của các ảo tưởng.
Các bậc thầy lại chỉ ra những con đường khác. Trang Tử (365-290 tr. CN)
là cha đẻ Đạo giáo Trung Hoa. Ông để lại phép ẩn dụ với lối châm biếm
đặc trưng của Đạo giáo như sau:
“Ngày xưa có một người đàn ông, ông
ta tìm học phép thuật giết rồng và tiêu hết toàn bộ tài sản của mình
cho việc đó. Sau ba năm ông thành tài nhưng không tìm ra đích để ứng
dụng nghệ thuật mình đã học”.
Cho đến nay những người thiền chỉ quy
về kinh nghiệm. Nhưng chính ở thời đại chúng ta đã chứng kiến bước đột
phá trong ngành khoa học về não bộ con người, một cuộc cách mạng từ
trước đến nay chưa từng xảy ra. Lần đầu tiên kể từ 2.500 năm nay, chúng
ta đã bắt đầu hiểu được về những nguyên nhân sinh học sâu xa mà các phép
thiền thực tiễn ứng dụng để tu luyện và thay đổi... Ngày nay chúng ta
thậm chí có thể suy nghĩ kỹ thêm về “thông linh” “thần thức du hành” hay
“năng lượng sống” mà không vì thế phải từ bỏ ngôi nhà của khoa học.
Chúng ta tìm ra những phép giải thích gây sửng sốt ngay chính trong con
người.
Qua đó, người thiền cũng có thể đánh
giá lại môn nghệ thuật của mình. Thiền là một con đường dẫn đến việc cải
tạo một cách chủ động não bộ. Qua nghiên cứu não bộ, thế giới tâm linh
của thiền không bị nhỏ đi hay “duy vật hóa”. Nó lớn hơn, thế nhưng bây
giờ dễ tránh việc “giết rồng” hơn. Bởi thế mới có cuốn sách ‘thiền và bộ
não”. Thiền xảy ra trong não. Bởi thế người thiền phải hiểu nó kỹ hơn.
Laufenburg, tháng 4 năm 2010
Heinz Hilbrecht
Thông tin cuốn sách:
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Đặt mua tại: