Tác giả: Matthieu Ricard
Khổ: 13 x 20.5
(cm)
Số trang: 409
NXB: Thaihabooks và NXB LĐ-XH.
- Ở Mỹ, nếu sức mua tăng 16% trong 30 năm qua thì tỷ lệ người tự cho là hạnh
phúc giảm từ 36% xuống còn 29%; còn ở Nhật Bản, trong năm 2006, đã có hơn 30.000
người tự tử, và con số này tăng lên hàng năm, ước tính khoảng 7% mỗi năm. Ở
những quốc gia này, con người phải chịu áp lực công việc, thất nghiệp, thất bại
trong thị trường chứng khoán…
- Theo nghiên cứu xã hội học, 75% dân số ở các quốc gia phát triển và yên
bình nhất thế giới như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… tự nhận mình có cuộc
sống hạnh phúc. Họ có đầy đủ tiền bạc, đầy đủ điều kiện vật chất, xã hội ổn
định, phúc lợi xã hội tốt… đảm bảo cho cuộc sống “hạnh phúc”, nhưng khi mất đi
những vật chất đó, thì họ lại không còn cảm giác hạnh phúc ấy nữa.
Những người dân Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ… rất nghèo đói nhưng lại luôn lạc
quan, yêu đời, vẫn luôn ngập tràn hạnh phúc…
Có gì khác nhau bên trong những con người ấy?
Trong cuốn sách Bàn về hạnh phúc, một cuốn sách chứa đựng
lòng nhân hậu bao la và trí tuệ sáng suốt tuyệt vời, tác giả Mathieu Ricard sẽ
giải đáp cho chúng ta những băn khoăn trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Làm thế
nào để đạt được hạnh phúc đích thực bền vững bất chấp ngoại cảnh?
Theo tác giả “người có nội tâm bình yên không bị đau khổ vì thất bại,
cũng không bốc đồng lúc thành công. Người đó biết sống trọn vẹn những kinh
nghiệm trên với nội tâm sâu xa và trải rộng, ý thức rằng những kinh nghiệm đó sẽ
trôi qua và chẳng có lý do gì để bám chấp vào đó. Người đó không thể “choáng”
khi mọi sự biến chuyển theo chiều hướng xấu đi và khi phải đương đầu với khó
khăn. Người đó không bị rơi vào trạng thái trầm uất bởi hạnh phúc của anh ta
được đặt trên những cơ sở vững chắc.”
Hạnh phúc không tự nhiên đến, đó không phải là
một ân sủng mà một số phận sung sướng có thể ban phát chochungs ta hoặc một nỗi
bất hạnh có thể tước đi của chúng ta, nó chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta mà
thôi. Người ta không trở nên hạnh phúc trong một đêm mà phải trả giá bằng sự lao
động cần mẫn, ngày này qua ngày khác. Hạnh phúc phải được xây dựng, điều đó đòi
hỏi khổ công và thời gian. Để trở nên hạnh phúc, người ta cần phải biết cách
thay đổi chính bản thân mình.
Luca và Francesco
Cavalli |
Để có trạng thái bình yên nội tâm, phải biết diệt khổ, hiểu được những nguyên
nhân khiến mình khổ, hiểu được những cảm xúc khởi lên trong tâm trí mình, mở
rộng lòng nhân từ, nhìn mọi vật xung quanh với tấm lòng khoan dung, từ bi, không
bám chấp…
Trí tuệ là một điều kiện quan trọng để có hạnh phúc, không có trí tuệ, không
có tri thức, con người dễ bị lầm đường lạc lối, rơi vào tăm tối u mê. Tri thức
không phải là việc làm chủ hàng đống thông tin và kiến thức, mà là hiểu biết
chân thực về bản chất của vạn vật.
Như vậy, chỉ khi được an lạc trong nội tâm và có trí tuệ có hiểu biết, con
người mới tìm được hạnh phúc đích thực.
Với quan điểm của một tu sĩ Phật giáo, một nhà khoa học, Mathieu Ricard cũng
sẽ lý giải tại sao quan điểm của những tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Thora Do
Thái, đạo Hồi, hay những triết gia, những nhà khoa học, nhà tư tưởng hàng đầu
thế giới như Platon, Descartes, Kant, Freud, Schopenhauer, André
Comte-Sponville… trong việc tìm hiểu bản chất con người và hành trình tìm kiếm
hạnh phúc trong cuộc sống lại đi vào bế tắc. Thôi tìm hạnh phúc bằng mọi giá ở
bên ngoài mình, học cách nhìn vào bên trong nhưng tự ngắm mình ít hơn một chút,
làm quen với một cáh tiếp cân thế giới vừa sâu sắc, vừa vị tha hơn... với một
tâm hồn phong phú bởi các nền văn hóa ảnh hưởng, với những trải nghiệm cuộc đời
của một nhà hành, những cuộc gặp gỡ với những nhà minh triết lớn, với sự hiểu
biết kinh sách linh thiêng cũng như nỗi thống khổ của con người, Matthieu Ricard
– một tu sĩ Phật giáo được nhiều người biết đến nhất và nổi tiếng nhất về đạo
Phật tại Pháp sẽ chia sẻ với chúng ta những suy ngẫm về con đường tìm kiếm chân
hạnh phúc và những phương pháp để đạt được nó.
Matthieu Ricard là nhà
sinh học, nghiên cứu về tế bào di truyền nhiều năm tại Institut Pasteur, học trò
của Francois Jacob. Matthieu Ricard đã đi theo đạo Phật và trở thành một trong
những nhà sư rất được kính trọng. Ông là phiên dịch viên tiếng Pháp của Đức
Dalai Lama, nhà nhiếp ảnh, dịch giả và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng
như: Nhà sư và triết gia (Cùng với Jean-Francois Revel, Nil, 1997);
Những nhà sư vũ công của Tây Tạng (Albin Michel, 1999); Himalaya
Phật giáo (La Martinière, 2002); Tư tưởng Tây Tạng (Le Seuil,
1996); Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Cùng với Trịnh Xuân Thuận, Nil,
2000).
Tác phẩm Cái vô hạn trong lòng bàn tay là cuộc đối thoại giữa
Matthieu Ricard với giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao
giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009, đó là
“cuộc đối thoại” giữa Phật giáo và khoa học. Ðúng như điều Einstein cảm nhận,
Phật giáo là một tôn giáo có thể đối thoại với khoa học, cả hai không những
không đối kháng mà còn bổ khuyết cho nhau trong việc tìm hiểu khoa học hiện đại
và đời sống tinh thần của từng cá nhân cũng như trong nỗ lực chế ngự thiên nhiên
và kềm chế bản ngã để tìm đường thoát khổ.
Hiện Mathieu Ricard đang ở tại tu viện Shéchèn (Nê-pan), cống hiến cuộc đời
cho việc bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng và cho những dự án nhân đạo ở Tây
Tạng.
Theo Phattuvietnam.net