20/05/2557 12:37 (GMT+7)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ
khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam
Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là "Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế".
Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết
rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. |
11/07/2556 01:28 (GMT+7)
ĐÔI LỜI TỰ MINH
Nhân một ngày đầu xuân, lang thang trên nẻo đường Chợ Lớn, chợt thấy
một hiệu sách bán các loại sách cũ bằng chữ Nho. Tạt vào xem, nhìn khắp
các giá sách thấy có một cuốn đã cũ, ngoài bìa đề TẾ ĐIÊN HOÀ THƯỢNG,
với lấy dỡ xem thì ra là chuyện của Lý Tu Duyên, một vị La Hán giáng trần,
làm nhiều điều phúc thiện nhưng lại giả điên để che mắt tục. Thấy cuốn
chuyện hay hay có tính cách vượt ngoài “ngã chấp” thế thường, tỷ như chuyện
Lỗ Trí Thâm nên phỏng dịch để rộng đường phán định.
Tế Điên Tăng vốn là một vị Hòa Thượng hữu danh trong Phật. Giáo Sử
thời Tống, luật học uyên thâm, trí thức siêu việt, hành động tuyệt kỳ.
Tự cổ chí kim người ta thường khổ tâm thắc mắc hai thái cực Đạo, Đời
đôi khi hiểu lầm đến thành xa cách. Truyện Tế Điên Tăng chính là một cái
gạch nối dung hòa cả Đạo lẫn Đời bởi hành động có lúc vượt ngoài khuôn khổ
thuyền gia mà đó mới chính là tác động của khách tu thuyền.
Đức và tài là hai điều kiện nghìn xưa mến chuộng mà nghìn sau cũng noi
gương. Đọc chuyện Tế Điên Tăng chúng ta sẽ thấy được cái tâm đức cao sáng
tuyệt vời và sẽ phải tán thưởng cao tài của người đạt đạo.
Nếu đã có một vị Tăng ca vang câu:
Tri thời, đạt thế phương toàn thiện
Diệu ngộ tam thừ vị tất nan.
Nghĩa là:
Biết thời, biết thế, đôi đường vẹn,
Bước tới Liên Đài cũng dể thôi.
Thì quả là vị đó đã đạt được cái tinh thần cao đẹp của Tế Điên Tăng vậy.
Cuốn chuyện đã nát nhầu, câu văn lại quá cổ, người dịch lại không có ý
kiến gì thêm bớt cho đượm nồng hương vị tân phong. Lẽ dĩ nhiên có thể là một
món ăn quá cũ, nhàm chán cho những ai ưa loại tân tiến. Nhưng dịch giả còn
một chút hy vọng nơi độc giả khoan lượng không tìm cái đẹp ở câu văn mà tìm
cái cao tuyệt ở hành động và ý tứ. |
11/08/2555 05:53 (GMT+7)
Huệ Viễn
Ðại Sư - Liên Tông Sơ Tổ.
Thiện Ðạo
Ðại Sư - Liên Tông Nhị Tổ.
Thừa Viễn
Ðại Sư - Liên Tông Tam Tổ.
Pháp
Chiếu Ðại Sư - Liên Tông Tứ Tổ.
Thiếu
Khang Ðại Sư - Liên Tông Ngũ Tổ.
Diên Thọ
Ðại Sư - Liên Tông Lục Tổ. |
17/06/2555 06:10 (GMT+7)
Hòa thượng sinh ngày 26 tháng 10, năm Quang Tự thứ 18,
cuối đời Nhà Thanh. Ngài là con gia đình họ Hoàng ở huyện Huệ An, tỉnh Phúc
Kiến. Năm lên bốn tuổi, vì gia đình nghèo khó, anh của Ngài không có tiền cưới
vợ, cha mẹ đem Ngài bán cho một gia đình họ Lý ở ngoại thành phía Nam thuộc
huyện Tấn Giang để làm con nuôi. |
05/06/2555 13:04 (GMT+7)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công
nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân
loại. Chúng ta thật may mắn được sanh ra trong thế kỷ 20 và 21, được
diện kiến, đảnh lễ và nghe pháp thoại của ngài. Những lời dạy của ngài
thật mênh mông như đại hải, nên tác giả phát tâm góp nhặt những ý chính
cốt tủy và soạn lại thành một cuốn sách nhỏ nhằm giúp chúng ta dễ nắm
bắt và dễ thực hành những tinh hoa sáng suốt của kho tàng trí tuệ vô giá
mà chúng ta may mắn có được... |
29/10/2554 06:40 (GMT+7)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một
trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ. Không
phải nó được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một
tác giả cùng một nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những
người mà ông mô tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người
Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện tường thuật của một nhân chứng tiết lộ cho
chúng ta biết cuộc đời và các quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả
của xứ Ấn Độ hiện nay, quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn vượt
qua cả thời gian. |
29/10/2554 06:40 (GMT+7)
Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói: ─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia |
07/09/2554 19:33 (GMT+7)
Tập sách này được thực hiện với mục đích giới thiệu cùng độc giả đôi nét
về Lục Tổ Đại sư, bao gồm những gì được ghi chép trong các tư liệu của
người đi trước và kể cả một số huyền thoại được lưu truyền rộng rãi về
ngài. Nhưng chúng tôi đã thực hiện việc này với một sự thận trọng cần
thiết và có định hướng. Trong khi thu thập tư liệu để hình thành tập
sách, chúng tôi cố gắng phân tách rõ những yếu tố nào có thể tạm gọi là
“sử liệu” bởi tính xác thực tương đối của chúng, và những yếu tố nào có
thể xem là truyền thuyết, huyền thoại bởi đã được phát sinh từ trí tưởng
tượng của người đời. |
23/10/2553 05:47 (GMT+7)
Tổ thứ 28 Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) là người nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Dekhan), tức Ấn Ðộ, con thứ ba của vua Chí Vương, dòng Sát đế lỵ, tên tục là Bồ Ðề Ða La (Bodhitara). |
|