Nhân vật
Tế Điên Hòa Thượng
Khánh vân cư sĩ
11/07/2556 01:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hồi 21

Thử Tâm Thiện, Thánh Tăng Giả Chết
Rõ Người Ngay Thâu Nhận Học Trò

Nói về Trương Diệu Hưng khi thấy mình dùng tà thuật đánh ngã Tế
Điên thì lòng mừng hớn hở, bảo cho Lương Viên Ngoại biết là chỉ
nội buổi tối là Tế Điên phải chết. Khi về đến Tường Vân Quán hắn
liền vội sai Diệu Thông đi bện một hình nhân bằng cỏ để làm phép
quyết tâm yểm chết Tế Điên.
Diệu Thông thấy sư huynh vừa đi về đã sai bện hình nhân liền hỏi:
- Chẳng hay huynh trưởng lại định ám hại ai nữa ?
Diệu Hưng cười lạt mà nói:
- Hiền đệ, ý ta chẳng muốn hại người, nhưng lúc ta đến quyên giáo tại
nhà Lương Viên Ngoại bỗng gặp một nhà sư gầy ốm, rách rưới, nghe xưng
danh là Tế Điên dùng phép trêu ta, sau đó ta phải dùng hàng ma ấn mới
đánh ngã được hắn, nhưng nghĩ giận tên Tăng Đạo dám trêu chọc tay ta
nên ta quyết trấn yểm y cho kỳ chết mới hả giận này.
Diệu Thông thấy sư huynh ngang ngược, nhưng vốn tính hòa dịu nên
chẳng dám hỏi han nhiều nữa mà chỉ biết lẳng lặng đi bện hình nhân.
Canh ba đêm đó, Diệu Hưng mặc áo Đạo sĩ, đội mũ Tao nhân, thẳng
lên pháp đàn, niệm chú bắt ấn bắt quyết, dùng chu sa vẽ bùa dán vào hình
nhân. Trong lúc đang say mê dùng tà thuật hại người, chợt ngửng lên thấy
một đại hán cắp đao nhảy tới, nhắm đầu Diệu Hưng chém xuống, Diệu
Hưng vội né mình tránh khỏi cây đao và thuận tay vốc nắm chu sa chém
vào mặt đại hán miệng niệm chú lâm râm rồi quát to:
- Ngã này !
Tiếng quát vừa dứt, đạn hán đờ người, hôn mê bất tỉnh, ngã ngay xuống
đất. Diệu Hưng mặt giận phừng phừng soi đèn ngó mặt thấy rõ là một trang
hảo hán, chắc là đạo tặc đến ám toán mình liền giằng lấy cây đao đại hán
năm chặt cứng trong tay, toan xả cho một nhát.
Vừa khi ấy bỗng thấy Diệu Thông chạy tới miệng thở hồng hộc, nói:
- Xin sư huynh dừng tay, người này là bạn thân của đệ, chứ đâu phải là
đạo tặc !
Diệu Hưng sa sầm nét mặt, quát:
- Người quen của mi, vậy ra mi định thông đồng với tên đại hán này để
ám hại ta chăng ?
Diệu Thông run run đáp:
- Xin sư huynh bớt giận, chớ nghi ngờ đệ mà tội nghiệp, chẳng tin xin sư
huynh hãy cứ làm cho người này hồi tỉnh rồi bắt kể lại đầu đuôi, sư huynh
sẽ rõ.
Diệu Hưng liền lấy bát nước lạnh té lên mặt đại hán, phút chốc thấy
đại hán lồm cồm bò dậy. Diệu Hưng liền quát hỏi:
- Mi tê họ chi ? Ai xui mi tới đây ám toán ta, mau mau khai thật, may ra
ta tha cho mi tội chết !
Đại hán tuy tỉnh lại, nhưng mặt mũi ngây ngô như người buồn ngủ, nói:
- Ta đi đường thiếu lộ phí, vì bạn với Diệu Thông nên ghé thăm chơi.
- Tên mi là chi ?
- Là Trần Lượng, người phủ Trấn Giang, huyện Đơn Dương tước hiệu
Thánh Thủ Bạch Viên.
- Vậy cơ chi ngươi định sát hại ta ?
Lúc ấy đại hán đã tỉnh táo hẳn, liền gíống dạc nói:
- Ta vốn bạn thân với Diệu Thông, nhưng khi đến thăm thì không gặp
mà chỉ thấy ngươi làm phép tà đạo. Ta nghĩ chính ngươi đã dùng ác thuật
hại mất bạn ta nên ta phải ra tay trừ quân ác độc báo thù cho bạn.
- Người lầm rồi, ta đây chính là sư huynh của Diệu Thông tên gọi Diệu
Hưng.
Nghe Diệu Hưng nói vậy, Trần Lượng đổi thái độ:
- Vậy té ra Ngài là sư huynh của Diệu Thông, như vậy tôi không biết xin
cam thất lễ.
Nói xong Trần Lượng cung tay rất là cung kính. Diệu Thông đáp lễ rồi
nghĩ thầm chắc không có gian dối, nên cho phép Diệu Thông dẫn Trần
Lượng vào nơi hậu tự, rồi lại tiếp tục lên đàn làm phép.
Diệu Thông dẫn Trần Lượng vào phía sau, nơi phòng riêng, hai người
bạn thân thiết khi xưa lâu ngày gặp lại, chuyện trò thật là vui vẻ. Nhân vui
miệng, Trần Lượng hỏi Diệu Thông:
- Chẳng hay sư huynh của bạn đang làm phép hại ai ?
Diệu Thông cứ thực tình đáp:
- Khổ lắm ! Sư huynh tôi nghe đâu vì gặp một ông thầy chùa ở nhà
Lương Viên Ngoại, bị ông ta trêu chọc sao đó, trở về tức giận liền nhất định
sai tôi bện hình nhân, vẽ bùa, đọc chú quyết dùng phép đoạt mệnh, để
yểm chết ông thầy chùa ấy đấy.
- Thế ông thầy chùa đó tên chi ?
- Thầy bảo người ăn mặc rách rưới gầy gò, điên điện khùng khùng sao
ấy.
- Có biết ông ta tu ở đâu không ?
- Nghe sư huynh nói thì ông ta tu tại chùa Linh Ẩn, mà nghe thiên hạ
đồn thì đó là một vị Thánh Tăng cứu nhân độ thế.
Trần Lượng nghe nói nghĩ thầm:
- Ta đang muốn tầm sư học đạo, may gặp chuyện này để ta làm ơn giải
cứu, may ra gặp bậc cao minh của thỏa lòng ước vọng.
Đang khi suy nghĩ kế hoạch cứu người thì nghe phía ngoài, Diệu Hưng
làm phép quát tháo ầm ầm, lén mắt ngó coi, thấy Diệu Hưng tay cầm một
chiếc thẻ bài gõ gõ 3 lượt, quơ tay niệm chú quát lên:
- Hay cho Đại Thánh ! Giờ này còn chưa bắt dẫn hồn phách Tế Điên,
còn đợi chừng nào ?
Thét xong, đốt bùa, tung lên hư không gọi thần Lục Đinh, Lục Giáp mau
mau dắt dẫn hồn phách Tế Điên đến trước pháp đàn.
Lời nói chưa dứt, một trận cuồng phong vụt nổi, bao nhiêu đèn nến
nghiêng ngả lập lờ, ẩn hiện bao hình ma quái, trong đó có mờ mờ hình một
Hòa Thượng đứng sững trên bàn thờ.
Diệu Hưng thấy vậy giận dữ thét to:
- Giỏi cho yêu tăng, ta gọi hồn phách của mi, sao mi dẫn xác đến làm
chi, đã vậy ngươi còn đứng trên bàn thờ để ta lạy sao ?
Nguyên Tế Điên đâu có bị phép ma ám hại, chẳng qua khi đến nhà
Lương Viên Ngoại thấy treo chữ "Tăng đạo vô duyên" sau thấy tâm địa
Lương Viên Ngoại bao la như bể, hiền đức vô cùng, lại thấy Diệu Hưng đe
nẹt, liền giả chết để thử bụng họ Lương xem sẽ đối xử với mình ra sao. Và,
sự tin tưởng đối với Phật Đà lên đến mức nào ?... Vạn Thặng nhân thấy
Diệu Hưng làm phép thổi ngã Tế Điên thì vô cùng thương xót, tự nghĩ kẻ
kia mang tâm ác độc đâu phải kẻ tu hành chân chính, còn như nhà Sư chỉ
vì cố ý cứu mạng Sĩ Nguyên nên lâm đại họa thật rất đáng thương, liền kêu
gia nhân vực Tế Điên vào thư phòng, dùng nước khương thang chạy chữa
săn sóc thật tình.
Tế Điên thì cứ lơ mơ giả chết để thử lòng dạ Vạn Thặng xong thấy quả
là một người chất phác trung hậu, có nhiều phước đức, thiện căn, lúc ấy
mới chịu mở mắt nhìn sững mọi người và bảo:
- Viên Ngoại yên tâm, tôi không sao đâu ?
Vạn Thặng mừng rỡ cuống cuồng mà nói:
- Sư Phụ không làm sao chứ ? Đệ tử này lo quá, chỉ e sư phụ táng mạng
mà thôi. Đạo sĩ bảo đã bắt hồn Sư Phụ đi rồi làm tôi lo quá, không biết
cách nào giải cứu Sư Phụ cho được ! Nói xong ứa nước mắt mà khóc.
Tế Điên cảm nỗi lòng Vạn Thặng liền thủng thẳng ngồi dậy vỗ vai mà
bảo:
- Hồn phách của tôi, tên đạo sĩ kia có cách chi mà thâu cho nổi, chính
thực công tử Sĩ Nguyên mới là người bị thâu mất hồn phách, mục đích để
làm tiền Viên Ngoại, để đó tôi cứu gỡ cho.
Tế Điên lại kể rõ ác tâm của Diệu Hưng, đó là một kẻ tà đạo, chuyên
dùng chú thuật Lạt Ma giáo lấy sức huyền bí thiêng liêng chốn núi rừng mà
sai khiến các thần Lục Đinh, Lục Giáp đi bắt hồn phách khiến người ta mê
muội, có khi phát điên đi mò tôm bắt ca tựa như cảnh bùa chài tà đạo. Đối
với Sĩ Nguyên vì hắn biết là con một của Viên Ngoại nên hắn làm phép
thâu hồn để đe dọa, và khi Viên Ngoại biết đến hắn, nhờ hắn cúng kiếng,
hắn sẽ đòi lễ thật nhiều và phải hứa hẹn suốt đời cung phụng cho hắn,
bằng không thì công tử cứ nay đau mai yếu, và nhất định là phải mời cho
được hắn cúng cho mới khỏi.
Vạn Thặng phục lạy mà nói:
- Bạch Sư Phụ ! thực tình tôi nghĩ bất cứ ai bận áo Đạo sĩ cũng là bậc tu
hành đạo cao đức trọng, nguyên tôi gặp phải nhiều vị Tăng già lừa lọc, nên
mới nguyện Tăng Đạo vô duyên, nghĩa là không cúng dàng gì hàng Tăng
chúng nữa, bởi tôi ngờ chư Tăng đã chỉ lẩn quất vào nơi cảnh chùa kiếm
ăn, đến khi gặp Đạo sĩ này thì tôi tin là người quang minh chính đại chỉ lo
làm phúc làm đức cho người, cũng vì hắn đoán số cho con trai tôi mà tôi
thật dạ tin liền, không ngờ kẻ Đạo sĩ kia cũng lại chỉ là phường lưu manh
đội lốt !
Tế Điên trầm ngâm không nói, sai lấy rượu uống cho giải khuây, chờ tới
canh ba sẽ ra tay cứu thâu hoàn hồn phách cho Sĩ Nguyên.
Vạn Thặng vội sai gia đình dọn tiệc. Trong tiệc nhân hỏi Tế Điên:
- Bạch Sư Phụ ! Kẻ đệ tử này nghe nói người tu hành là phải trì trai, thủ
giới, cấm rượu cấm thịt, vậy xin dám hỏi Sư Phụ, cớ sao Sư Phụ cũng dùng
rượu thịt mà lại đắc đạo.
Tế Điên cười mà bảo:
- Thế nhân chỉ nhìn thấy vỏ đạo đức, người tu cũng lại lấy cái vỏ đạo
đức mà khoác lên mình cho người kính trọng. Ta ăn mà là không ăn, uống
rượu mà là không uống, bởi cái ta ăn chẳng phải làm tâm ta chuyện động
đến phải vì say đắm miếng ăn mà làm việc bậy. Ta uống rượu, nhưng
không say sưa, và cũng chẳng ví rượu mà phạm vào giới điều. Ngườc lại có
những hạng tu hành ngoài mặt thì rõ ra người trai giới cẩn thận mà chúng
dấu diếm hoặc cũng như kẻ đạo sĩ nham hiểm hại người thì đó là chúng
suốt đời ăn mặn. Ăn không vụ vì miếng ăn, uống không đam mê vào sự
sống, ở không mê đắm vì chỗ ở, ngồi nằm đoan tọa trang nghiêm chẳng vụ
vì chỗ ngồi nằm thế là chính đạo.
Vạn Thặng vô cùng bái phục ! Đến đúng canh ba, Tế Điên dốc cả hồ
rượu lên tu rồi khà một tiếng mà bảo Vạn Thắng:
- Ta phải đi đây !
Nói xong vùng đứng dậy, một vòng hào quang sáng rọi, Vạn Thặng
ngước lên thì Tế Điên đã đi mất từ lúc nào, đành hối gia đình thu gọn bàn
tiệc rồi vào thư phòng chờ đợi.
Tế Điên thẳng tới Tường Vân Quán đúng vào lúc Diệu Hưng làm phép
lần thứ hai và đang quát tháo om sòm. Chờ khi Diệu Hưng bắt ấn, gọi hồn,
bấy giờ Tế Điên mới thổi phù một cái hóa ra luồng gió rồi nhảy lên bàn thờ
đứng sững. Kịp khi nghe Diệu Hưng mắng nhiếc liền quát lớn:
- Yêu đạo ! Mi làm chuyện trái, thâu hồn phách người còn may ra được,
chứ thâu hồn phách của ta sao nổi. Ta truyền cho ngươi biết, nếu không
sớm ăn năn thì sau hối không kịp.
Diệu Hưng đang làm phép tưởng đã mười phần công hiệu, chợt thấy
hình bóng Tế Điên tưởng là thần Lục Đinh, Lục Giáp bắt lầm người nào,
đến khi nghe Tế Điên quát tháo mới hay là phép tà không hiện thì bủn rủn
chân tay, nhưng cũng làm già mà thét lên:
- Hay cho yên tăng ! Mi chết đến nới mà chưa tỉnh ngộ, ta không những
bắt lấy hồn phách ngươi mà còn thâu đoạt hồn phách của toàn gia Lương
Viên Ngoại ! Hãy coi đây ! Nói dứt lời liền ngậm một ngụm chu sa phun
lên, loại chu sa vốn đỏ như máu, ánh sáng lờ mờ của những cây đèn cầy
lập lờ trước gió trông thật kinh hồn.
Tế Điên thấy Diệu Hưng vẫn còn ngoan cố, toan dùng phép chu sa ám
hại, liền quát lên:
- Giỏi cho yêu đạo, mi làm hại cả nhà Lương Vạn Thặng mà còn không
hối lỗi, ta nghĩ càng giận loài độc ác ! Nói xong giơ tay chỉ Diệu Hưng.
Diệu Hưng cũng không vừa, nghiến răng giận giữ kêu lớn:
- Tế Điên ! Tế Điên ! Nay ngươi chọc tức ta nữa, ta thề quyết chẳng đội
trời chung ! Nói đoạn nhảy lên pháp đài, rút hương niệm chú, thoát thôi
lửa cháy phừng phừng, nhắm về phía Tế Điên cháy tới.
Tế Điên cả cười, nói:
- Hay chi cái trò trẻ ấy mà hòng dọa ta. Nói rồi cũng giơ tay bắt ấn, bắt
quyết, há miệng thổi phù một cái, tự nhiên lửa dữ cháy dội trở lại xông
thẳng tới trước mặt Diệu Hưng. Diệu Hưng tránh không kịp bị lửa táp vào
mặt, râu tóc cháy rụi, vội vàng bỏ trốn.
Tế Điên thấy vậy, cười ngất, bảo:
- Ngươi đã thấy chưa ? Những kẻ làm ác khác chi ngửa mặt lên trời mà
nhổ, nước miếng lại rớt xuống mặt mình, hoặc cũng như ngược gió tung bụi,
bụi kia làm bẩn mặt mình. Nay ngươi làm ác xua lửa đốt người thì lửa kia
trở lại đốt ngươi, quả báo nhãn tiền thật rõ ràng, sao chưa hối ngộ ? Đoạn
bỏ mặc Diệu Hưng. Tế Điên thong thả bước lên pháp đài, lấy hình nhân
bện cỏ sẽ bỏ lá bùa trấn yểm, rút chiếc đinh đóng nơi đầu và vứt bỏ lá bùa
viết tên họ tuổi tác Sĩ Nguyên, châm lửa đốt hình nhân rồi quầy quả trở ra.
Nói về Trần Lượng và Diệu Thông vẫn ỡ nhà dưới, không hay biết
chuyện chi, đến khi thấy lửa cháy rần rần mới vội chạy lên chữa lửa, thì cả
pháp đàn cháy rụt. Diệu Hưng thì bị lửa cháy rất nặng đang nằm thiêm
thiếp mê man. Hai người vội vực Diệu Hưng vào nhà sau lo phương cấp
cứu. Diệu Hưng cựa mình thét lớn một tiếng, mặt mày tái mét, nôn ra cả
một bãi máu, rồi coi bộ tỉnh táo như thường, giờ tay vẫy Diệu Thông lại gần
và bảo:
- Thôi ta phải từ biệt Sư Đệ ! Tội của ta đã quá nhiều, chính ta sai
khiến hỏa thần định đốt Tế Điên nhưng vì tâm ác độc quá nên nhiễm phải
tà hỏa mà tự táng thân. Ta chỉ có một lời khuyên nhủ Sư đệ là từ nay không
nên học theo tà thuật nữa, phải nên quy y chính đạo mới mong tránh khỏi
họa hoạn tới mình. Riêng ta hối hận quá rồi ! Nói đến đó, nước mắt chảy
xuống ròng ròng, nấc lên một tiếng thở rốc ra vài cái rồi buông xuôi hai tay
thoát ly tấm thân Bàng môn tả đạo.