Niết –Bàn, tiếng Phạn, tức là viên tịch. Tức là tất cả đều
sạch trơn, đều ngừng nghỉ.
Viên là tất cả phiền não đều sạch trơn, Phiền não do mê
lầm mà sanh nên dẹp hết mê lầm tức dẹp hết phiền não. Phiền não gồm 5 thứ:
1) Kiến nhất thiết trụ địa phiền não: tức phiền não do tất
cả các kiến giải mê lầm.
2) Dục ái trụ địa phiền não: là phiền não do mê lầm của
cõi dục giới. Nhất là các vọng tưởng tham ái.
3) Sắc ái trụ địa phiền não: là phiền não do các mê lầm
của cõi sắc giới.
4) Hữu ái trụ địa phiền não: là phiền não do mê lầm của
cõi vô sắc giới. Cõi vô sắc dù chẳng có sắc thân, nhưng vẫn còn chấp có cái ngã
là Alaya thức, do còn ngã nên còn ái nên gọi là hữu ái.
5) Vô minh trụ địa phiền não: là phiền não do vô minh. Vô
minh là gốc của tất cả phiền não Tịch là không còn 2 việc Tử:
1) Phần đoạn sanh tử: là loại sanh tử của phàm phu. Việc
sanh tử gián đoạn từ phần này sang phần kia, từ đời này sang đời kia.
2) Biến dịch sanh tử: Là sanh tử của bậc thánh đã thoát khỏi
luân hồi, sự sanh tử chỉ diễn ra do sự biến dịch của tâm thức. Thí dụ như từ Bồ
tát Sơ địa lên Bồ-Tát nhị địa.
Trong kinh Phật có bốn thứ Niết Bàn là:
1) Tự Tánh Niết Bàn: Tâm này cùng khắp, là bản thể của các
pháp, tánh tướng thường trụ, vốn không sanh khởi nên gọi Niết Bàn.
2) Hữu dư Niết Bàn: Sự chứng đạo của tam thừa, vô minh
chưa sạch hết, biến dịch sinh tử chưa hết, sự chứng lý chưa cùng tột, nghĩa là
vẫn còn dư một khoảng đường chưa đạt đến nên gọi là “Hữu dư Niết Bàn”.
3) Vô dư Niết-Bàn: Sự tu chứng đã cùng tột, đã thành Phật.
Vọng đã hết, chơn đã sạch. Thể, dụng bất nhị. Chứng quả Vô thượng Đại Niết-Bàn.
Còn gọi là “Vô dư Niết-Bàn”
4) Vô Trụ Niết-Bàn: Tất cả các bậc thánh chẳng
trước hữu vi, chẳng trụ vô vi, nhị biên đều bất trụ, Trung đạo cũng chẳng lập,
động – tịnh bất nhị mà lập Niết Bàn nên gọi là “Vô Trụ Niết- Bàn“.
Bốn thứ tên gọi này chỉ theo Thể và Dụng mà đặt tên. Kỳ thật trong Nhất Tâm,
danh tướng đều tịch nên gọi là “Vô Danh“ tức là sanh-tử và Niết-Bàn cả hai đều
bất khả đắc cho nên “Vô Danh“ là cái tổng danh của Nhất Tâm Thường Trụ, bất
sanh, bất diệt.