Mật tông
Phật thuyết Khổng Tước Chú Vương Kinh
Tác giả: Việt dịch: Tỳ kheo Thích Ấn Nghiêm
17/03/2553 21:24 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chú thích:

Chùa Đầu Đà ở Ôn châu

Pháp sư Đế Nhàn đời Đại Thanh Tuyên Thống thứ 2. tháng 8, năm Canh Tuất khuyên in thí.

Chùa Thiên Ninh ở Thường Châu.

Ngài thạch Dung cẩn bạch.

Tỳ kheo Ni Thiện Huệ và thức xoa ma na Huệ Văn ấn tống.

 

Chú thích:

 

<!--[if !supportLists]-->(1)                       <!--[endif]-->Khổng Tước : Chim công

<!--[if !supportLists]-->(2)                       <!--[endif]-->Bhagavat : Thế Tôn, một trong mười đức hiệu của Phật.

<!--[if !supportLists]-->(3)                       <!--[endif]-->Tứ hướng : Bốn hướng vị : 1.Hướng vị Tu Đà Hoàn – 2.Hướng vị Tư Đà Hàm- 3.Hướng vị A Na Hàm-4.Hướng vị A La Hán.

    Hướng nghĩa là quay về, sắp được bổn vị thánh địa. Khi sắp được kêu là tứ hướng. Khi đã được kêu là Tứ quả. Tứ quả:

1.Quả vị đầu gọi là Sotapati (Tu Đà Hoàn) dịch là Nhập lưu (vào dòng), quyết định sẽ trôi vào biển thánh. Vị này đã dứt trừ được ba mối trói buộc:

    a. Dứt trừ đưôc bản ngã, không còn thấy có mình, có người.

    b. Hết hồ nghi, không còn nghi ngờ với chánh pháp.

    c. Dứt trừ dị đoan, không đam mê vào điều tà mị. Vị này cỏn sanh ra cõi người 7 lần thì đắc thánh quả.

2. Quả vị thứ nhì gọi là Sakadagami (Tư Đà Hàm) dịch là Nhứt Lai, còn sanh lại cõi nàymột lần nữa thì đắc quả thánh.

3. Quả vị thứ ba gọi là Anagami (A Na Hàm) dịch là Bất Lai, không còn trở lại cõi này (dục giới), không còn tham ái, oán giận.

4. Quả vị thứ tư gọi là Arahat (A La Hán), dịch là Vô sanh, không còn luân hồi, là quả thánh dứt trừ vô minh, tâm trí sáng suốt, không loạn động, không nhơ nhiễm.

(4) Âm điệu của thần chú có dài vắn, nặng nhẹ,...v.vv...Nhưng điểm quan trọng nhất là hành giả phải chuyên chú tâm vào một chỗ. Bất luận hành giả theo Đại thừa, Tiểu thừa, dù Tăng hay tục. nếu tin vào thần lực gia trì thì đều được phước lợi cả. Kinh này vì xưa ít người hành trì nên ít được phổ cập.