Triết học
Lược giải Kinh Pháp Hoa
Tác giả: HT. Thích Thiện Siêu
01/03/2553 00:36 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Giải thích Phẩm Tựa: Bố cục

I. PHẦN BỐ CỤC

Phẩm đầu tiên của kinh Pháp Hoa là phẩm Tựa. Trong các kinh phần nhiều đều chia ra ba phần:

. Phần Tựa

. Phần Chánh tông

. Phần Lưu thông

Phần Tựa phần nhiều chỉ một đoạn ngắn, riêng kinh Pháp Hoa phần Tựa chiếm trọn một phẩm. Vì vậy cho nên trong phẩm Tựa bao hàm nghĩa lý được coi như một phần khai thị giáo nghĩa ở phần Chánh tông. Phẩm Tựa được chia đại cương như sau:

I. Thông tựa: Như thị ngã văn...

II. Biệt tựa: Gồm có 5 phần:

A. Tập chúng.

B. Hiện thụy: Hiện điềm lành.

Hiện 6 điềm lành ở cõi này như: Hiện ra sự thuyết pháp, nhập định, mưa hoa, đất rung động, chúng hoan hỶ, phóng hòa quang.

Hiện 6 điềm lành ở cõi khác như: Thấy lục thú chúng sanh, thấy Phật ra đời, nghe Phật thuyết pháp, bốn chúng tu hành đắc đạo, hàng Bồ-tát tu hành, Phật Niết-bàn xây tháp cúng dường.

C. Nghi niệm:

Di Lặc nghi không biết Phật hiện ra những điềm lành để làm gì?

Đại chúng nghi không biết Phật hiện ra những điềm lành để làm gì?

D. Di Lặc hỏi Văn Thù: Di Lặc thuật lại:

Sáu điềm lành đã trông thấy ở cõi này để hỏi.

Sáu điềm lành đã trông thấy ở cõi khác để hỏi.

E. Văn Thù đáp:

Trù Lượng đáp: Văn Thù trả lời theo chổ Bồ-tát suy nghĩ.

Dẫn chuyện xưa sánh chuyện nay đáp:

Dẫn Phật pháp của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh tối sơ.

Dẫn Phật pháp của hai vạn đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh kế tiếp.

Dẫn Phật pháp của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng.

c1. Đức Phật này từng hiện đủ 6 điềm lành như đức Phật Thích Ca hôm nay: Thuyết Pháp, nhập định, mưa hoa, đất rung động, chúng hoan hỶ, phóng hào quang.

c2. Khi xuất định liền giảng kinh Pháp Hoa cho Diệu Quang Bồ-tát.

c3. Trước khi Niết-bàn thọ ký cho Đức Tạng.

c4. Nhập Niết-bàn Diệu Quang trì kinh.

Kết đáp: Văn Thù đáp, quá khứ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau khi hiện 6 điềm lành, xuất định liền giảng kinh Pháp Hoa, nên biết hôm nay đức Thích Ca cũng hiện 6 điềm lành, như vậy sau khi xuất định Ngài cũng giảng kinh Pháp Hoa. Cuối cùng là bài kệ trùng tuyên lờI đáp của Văn Thù.