PHẦN II
NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI
LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ PHẬT PHÁP?
DẪN NHẬP
Những truờng hợp vui như sanh con, hôn nhân và
những trường hợp buồn như đau yếu, qua đời của kiếp nguời rất cần thiết
đến
việc áp dụng một số nghi thức được triển khai ở mọi xã hội từ thời
thuợng cổ.
Những nghi thức này, đã có từ trước khi những tôn giáo lớn được thành
lập trên
thế giới, được truyền thừa từ cha ông chúng ta, và qua dòng thời gian,
lần hồi
trở thành hình thức thực hành truyền thống và tập quán cho đến ngày nay.
Chúng
ta vẫn tiếp tục áp dụng nhiều nghi thức này vì ngu si và sợ hãi không
dám thay
đổi hay loại bỏ dù chúng ta đã đưọc tiếp nhận một nền giáo dục hiện đại,
tiên
tiến về đời sống.
Đặc biệt nghi thức trong truờng hợp buồn như có
người chết hay tang lễ vẫn thực hành trong huyền bí và dị đoan. Việc
phải chi
tiêu một số tiền lớn cho việc này quả là một gánh nặng cho tang quyến.
Đó là lý
do chính khiến một số đông Phật tử đã đổi đạo vì lẽ nguyên nhân này là
lợi khí
cho những nguời tôn giáo khác nhắm mũi dùi đả kích vào người đạo Phật.
Tối ư
khẩn thiết cho tất cả các cộng đồng Phật giáo tại tất cả các quốc gia
trên thế
giới phải tỉnh thức về tình trạng này và can đảm cố gắng cải cách nghi
thức và
nghi lễ thực hành cho phù hợp đúng nguyên tắc tôn giáo của Đạo Phật.
Cuốn sách này trình bày một cách đơn giản và dễ
hiểu một số nghi thức để thực hành trong những dịp buồn vui trong đời
người
Phật tử. Hy vọng người Đạo Phật sẽ cố gắng hiểu biết các nghi thúc này
và áp
dụng khi truờng hợp cần đến. Làm được như vậy, nguời Phật tử không những
đạt
được mãn nguyện và niềm an lạc trong kiến thức, thực hành đúng nghi thức
Phật
giáo mà còn đề cao được tôn giáo của mình trước mắt những người thuộc
tôn giáo
khác.
Tan Teik Beng, Hội Trưởng
Hội truyền Bá Phật giáo Mã Lai Á
BỔN PHẬN CHA MẸ TRONG VIỆC NUÔI NẤNG CON CÁI
Sanh con là một dịp vui mừng. Có con và nuôi dưỡng
con cái là một cuộc hành trinh thể hiện trên niềm vui và tin tưởng. Đồng
thời
nó cũng có nghĩa là cuộc khởi đầu của một thời gian dài hy sinh và trách
nhiệm
của cha mẹ. Dù rằng con người đã tiến rất xa trên bực thang tiến hóa,
những trẻ
nhỏ vẫn cần một thời gian dài mới trưởng thành và tự lập được. Cha mẹ
với bổn
phận nặng nề chịu trách nhiệm săn sóc và nuôi duỡng chúng cho đến khi
chúng
thành người hữu dụng. Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, xã hội đã triển khai
một
phương pháp được thử nghiệm kết quả rất tốt để hướng dẫn các bậc cha mẹ
trong
việc nuôi nấng con cái. Trong mối quan hệ này, tôn giáo là vai trò chính
cung
cấp cho cha mẹ một phương thức tổ chức để huấn luyện đứa trẻ về đạo đức,
cách
cư xử và luân lý. Trong Phật giáo, Đức Phật đã cho cho các bậc cha mẹ
lời
khuyên dạy rất hữu ích về nhiệm vụ đối với đứa trẻ và ngược lại. Kinh
Thi-Ca-La-Việt có lẽ là lời khuyên tốt nhất trong những lời dạy của Đức
Phật.
Đức Phật nêu một trường hợp khi Ngài thấy một thanh niên trẻ đang thực
thi một
nghi thức đơn giản là cúi lạy sáu huớng (Bắc, Nam, Đông, Tây Trên,
Dưới). Hỏi
thanh niên này về ý nghĩa và mục đích của hành động lễ lạy này, nguời
thanh
niên trả lời không biết và anh chỉ làm theo lời khuyên bảo của người cha
đã qua
đời.
Đức Phật đặc biệt không trách cứ thanh niên thi
triển nghi thức trên nhưng Ngài đã giảng dạy ý nghĩa hữu ích của việc
thực hành
lễ lạy này. Ngài nói hành động biểu lộ lòng tôn kính sáu hướng có nghĩa
là tôn
kính việc chu toàn nhiệm vụ và bổn phận với cha mẹ, thầy dạy, hàng giáo
phẩm,
vợ, con cái và nguời làm. Trên đây, chúng ta thấy Đức Phật nhấn mạnh sự
tương
quan giữa mọi người nhưng đặc biệt giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ phải
săn sóc
con cái và cho con quyền độc lập khi thời điểm đến và cho con thừa hưởng
gia
tài đúng lúc. Mặt khác, về phần con cái cũng phải có bổn phận phải săn
sóc và
thể hiện hết lòng hiếu kính cha mẹ. Điều này phải được thực thi từ sự
tương
kính và biết ơn cha mẹ chứ không phải vì mong muốn được lợi lạc mà làm
vậy. Nơi
đây cho thấy có một mối liên quan mật thiết giữa tôn giáo và sự liên hệ
cha mẹ,
con cái. Bậc cha mẹ đừng quên ý nghĩa của tôn giáo khi đứa trẻ ra đời.
Gia đình
phải phát triển mối tương quan tế nhị về tôn giáo đã được thiết lập hầu
tránh
lầm lẫn.
Cha mẹ có bổn phận phát triển mối tương quan căn cứ
trên gia tài văn hóa và tôn giáo. Trong khi các người của tôn giáo bắt
buộc thi
hành các lễ rửa tội, đặt tên thánh chính thức cho đứa trẻ, cha mẹ người
Phật tử
chỉ cần mang đứa trẻ đến chùa để xác nhận lại niềm tin vào Ba Ngôi Tam
Bảo,
nương tựa vào Đức Phật, Pháp và Tăng Già. Có nơi nương tựa vào Ba Ngôi
Tam Bảo,
chính các bậc cha mẹ cảm thấy tin tưởng trong việc nuôi dưỡng đứa trẻ và
an
lòng vì đứa trẻ được che chở không còn sợ hãi ma quỷ. Chúng ta không thể
chối
bỏ sự hiện hữu các lực lượng ma quỷ chung quanh chúng ta hiểm ác với con
người
và có thể gây tai hại. Mang đứa trẻ đến chùa và một khóa cầu nguyện
thiêng
liêng theo truyền thống cầu phước cho em nhất định tạo phúc lợi cho em.
Việc
trên đây cũng được coi như là bước đầu trong việc liên hệ với chùa từ
khi em
còn trứng nước, sư kiện này trở thành một phần hay một mảnh trong đời
sống của
đứa trẻ. Thói quen trên nếu được tiếp tục gìn giữ cho đến lúc trưởng
thành sẽ
đem lại lợi ích lúc gặp khó khăn.
KHÓA LỄ CẦU PHƯỚC CHO CÁC EM NHỎ
Tụng kinh đem hiệu quả tốt cho em nhỏ. Được biết
trong lúc Đức Phật còn tại thế, khi một em nhỏ trong trường hợp nguy
kịch vì
ảnh hưởng của ma quỷ bên ngoài, đem đến trưóc mặt Phật, Đức Ph?t ra lệnh
cho
tất cả các thầy tụng kinh cầu nguyện cho em. Kết quả là đứa bé đã thoát
chết và
sống tới già. Do vậy em đưọc gọi là AYUWADDHANA có nghĩa là "sống
lâu" vì không còn sợ bị chết non.
TẠI SAO CHÚNG TA TÌM NƯƠNG TỰA NƠI ĐỨC PHẬT?
Khi những người tin tưởng vào thượng đế, lúc sợ
hãi, buồn thảm hay gập khó khăn, họ thường cầu nguyện để được giúp đỡ và
che
chở. Nhiều Phật tử hỏi là có thể quay về với ai khi gặp phải trường hợp
bất an.
Trong truờng hợp này người Phật tử nhớ tới Phật trong tâm trí đề tìm sự
bình
an. Chắc chắn là quan niệm về thượng đế của người Phật tử khác hẳn với
các tôn
giáo khác nhưng khi suy gẫm về các đức hạnh cao cả của Đức Phật, những
chiến
thắng vĩ đại của Ngài, những đặc tính bình tĩnh và cao thượng của Ngài,
đầu óc
người Phật tử sẽ bình tĩnh lại và sẽ đạt được lòng tự tin. Cả đến những
người
thuộc tôn giáo khác nói rằng thượng đế không phải là một người, nhưng là
một
sức mạnh đưọc nhân cách hóa trong đầu óc. Khi đầu óc bình tĩnh, sung
mãn, tập
trung vào sức mạnh ấy, họ ở trong tư thế có thể đối đầu với các xáo
trộn, lượng
định được những khó khăn và tìm cách vượt qua được. Người Phật tử giải
quyết
các khó khăn bằng đường lối tương tự là gợi trong tâm trí hình ảnh của
Đức
Phật. Đương nhiên những khó khăn của chúng ta là do nguyên nhân nơi tâm
trí của
chúng ta nên tâm trí của ta duy nhất có thể giải quyết vấn đề qua hiểu
biết và
tự tin. Vậy nên sự hiểu biết về Pháp rất là quan trọng. Khi tâm trí sung
mãn
qua cảm hứng và thành tâm đối với Đức Phật, cảm nghĩ bị bơ vơ,sợ hãi ma
quỷ, cô
đơn sẽ không còn và ta sẽ lấy lại lòng tự tin. Điều này có nghĩa là tìm
nương
tựa nơi Đức Phật.
Trong khi tìm nơi nương tựa cho con em tại chùa, có
thể dâng cúng hoa, hương, nến hay trái cây tại chánh điện và cung thỉnh
thầy
trụ trì tụng kinh cầu phước cho đứa trẻ. Nếu muốn hơn nữa, có thể xin
thầy trụ
trì đặt cho em một pháp danh.
Lúc đứa trẻ đang lớn, trách nhiệm của cha mẹ là
thường xuyên đem em đến chùa để có thể gần gũi các thiện-trí-thức, nghe
những
bài giảng đơn giản và những bài thuyết pháp; lợi lạc bắt nguồn từ đó.
Trong
thời gian này đứa trẻ sẽ quen thuộc với việc hành trì và sẽ cảm thấy
thoải mái
giữa bầu không khí thanh tịnh của ngôi chùa. Lẽ dĩ nhiên đứa trẻ phải
được mang
đến chùa vào những khóa cầu phước đặc biệt trong những dịp như ngày tựu
truờng,
ngày thi, sanh nhật và những dịp vui khác. Khi đứa trẻ nghe những lời
tụng kinh
thường xuyên, chúng sẽ tự cảm thấy lòng tin tưởng vô biên vì chúng hiểu
tụng
kinh đem lợi lạc và cảm thấy được che chở. Cho nên chúng sẽ có khuynh
hướng
ngày một làm tốt hơn bất cứ công việc gì phải làm, và kết quả, chúng
không còn
bồn chồn lo lắng mà cảm thấy vững tâm không còn khiếp sợ bị bỏ rơi không
được
giúp đỡ.
GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA NGƯỜI
PHẬT TỬ - HÀNH TRÌ.
Phương thức hữu hiệu để trình bày các bài giáo lý
cho các em về luân lý và đạo đức là dùng các hình ảnh, các bức minh họa,
các ký
hiệu tôn giáo và các bài nói về huyền thoại và các mẫu chuyện về Phật
giáo.
Phương pháp này giúp cho nhiều người nhớ lại, đặc bIệt các em nhỏ, khiến
việc
nhận thức giá trị Phật giáo càng tốt đẹp hơn. Những màn trình diễn trên
sân
khấu hay các bức hoạt họa mô tả lịch sử, các huyền thoại về Đức Phật
cũng tạo
một ắn tượng tốt và trường cửu trong đầu óc các em.
Dìu dắt các em trên con đuờng chính đáng, các bậc
cha mẹ phải tự mình làm gương và phải sống một cuộc đời lý tuởng. Không
thể nào
có được các con em xứng đáng từ nơi những bậc cha mẹ không xứng đáng.
Ngoài
phần khuynh hướng do Nghiệp quả, các em cũng bị ảnh hưỏng bởi những tật
xấu và
phẩm hạnh của cha mẹ. Các bậc cha mẹ hữu trách nên cẩn thận không nên
truyền
thừa cho con cái những nét tiêu cực của mình.
Lời khuyên của Đức Phật về truyền thống và tập tục
là không nên chấp nhận hay bác bỏ ngay bất cứ điều gì mà không thực hiện
xem
điều đó có ý nghĩa và hữu dụng không. Điều này không cần nhấn mạnh về
những
phương pháp này khi một người đã hiểu rõ Pháp và có một cuộc sống có ý
nghĩa.
Đức Phật dạy, dù phương pháp nào mà chúng ta áp dụng để rèn luyện tâm
trí, thái
độ của chúng ta phải được coi như một người đã dùng cái bè để qua sông.
Sau khi
vượt qua sông, người đó không cần phải bám vào cái bè nữa mà bỏ lại bên
bờ rồi
tiếp tục cuộc hành trình. Tương tự như vậy, việc thực hành văn hóa chỉ
được coi
như là phụ giúp cho việc đạt cảm hứng chứ không phải là cứu cánh.
Việc thực hành văn hóa của người Phật tử thay đổi
từ nước này qua nước khác. Khi thực hiện những truyền thống văn hóa này,
chúng
ta phải cẩn thận không nên phân loại Phật giáo như thuộc riêng rẽ của
bất cứ
một ai cả. Thí dụ như chúng ta không nên phân biệt Phật giáo Trung Hoa,
Phật
giáo Tích Lan, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Miến
Điện, hay
Phật giáo Tây Tạng. Phân biệt tạo bất hòa, kỳ thị và hiểu nhầm. Chúng ta
cũng
nên nhận thức một số gọi là các nhà lãnh đạo Phật giáo đang hết sức phát
huy uy
lực của mình với nhãn hiệu Phật giáo bằng cách áp dụng mọi dạng thức
thực hành
và quan niệm như bùa ngải, thần thông, thần bí và siêu nhiên để bịp bợm
quần
chúng. Những hành động vô lương tâm này được thực thi hoàn toàn không có
những
điều mà Đức Phật đã nói về việc hành đạo.
Một việc thực hành thông thường nữa giữa những
người Phật tử là tổ chức khóa lễ cầu phước khi dọn về nhà mới. Bất cứ
lúc nào
khi dọn vào một khu gia cư mới, hay rời chỗ ở, theo tập tục thông thường
người
Phật tử cung thỉnh các thầy đến làm lễ cầu phước để bảo đảm nơi mới đến
được
che chở khỏi ma quỷ, mọi người đều được an vui;hạnh phúc, an lạc và hài
hòa tỏa
khắp nơi. Tương tự như vậy, các buổi lễ cầu phước cững được thi hành khi
bắt
đầu khai truơng việc buôn bán hay bất cứ lúc nào việc buôn bán đuợc khởi
sự.
HÔN NHÂN
Theo Đức Phật, khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành,
bổn phận của cha mẹ là phải tìm kiếm một người vợ xứng đáng cho con cái.
Lẽ dĩ
nhiên việc này không còn là một tập quán trong xã hội hiện đại, tuy
nhiên cha
mẹ vẫn là người giúp đỡ, hỗ trợ khi đứa con bắt đầu tìm kiếm một
ý-trung-nhân
xứng đôi vừa lứa. Đây là dịp tốt nhất cho cha mẹ không những giúp về vật
chất
mà còn cho con cái những lòi khuyên kín đáo, hướng dẫn chúng trong việc
chọn
lựa người bạn đường thích hợp hầu tránh được các các chông gai cạm bẫy
trên
đời. Nếu đứa trẻ thường xuyên đến chùa, chúng có nhiều cơ hội để kết
giao với
các bạn Phật tử đồng lứa tuổi, cùng nhau chia sẻ giá trị và lợi ích của
tôn
giáo và trở thành những người bạn đường tốt.
Nhận thấy nhiều Phật tử có khuynh hướng quên bổn
phận thiêng liêng vào những dịp quan trọng và thuận lợi nhất trong đời
sống -
hôn nhân. Theo phong tục tại các nước Phật giáo, các thầy thường được
mời đến
nhà trong dịp lễ hỏi để làm lễ cầu phước. Lễ này có thể tổ chức trước
hay sau
ngày cưới. Lễ cưới thường đưọc tổ chức tại nơi thị thực hôn thú hay tại
các nhà
đương sự. Mong mỏi tất cả các cặp vợ chồng đều chu toàn bổn phận trên
khi làm
lễ cưới. Lễ vật dâng cúng đơn giản như hoa, hương và nến đưọc dùng trong
lễ cầu
phước ngắn với sự có mặt của cả cha mẹ đôi bên trai, gái, thân quyến và
bạn
hữu. Lễ cầu phước trên tổ chức vào một ngày thuận tiện, chắc chắn là một
đóng
góp tinh thần đáng kể cho việc thành công, an lạc, hài hòa, và hạnh phúc
cho
tân lang và tân giai nhân.
Mê đắm không thôi không phải là một căn bản đầy đủ
cho một hôn nhân thành công; cho nên giới trẻ phải đuợc khuyên bảo thực
thi
phần tâm linh trước khi phát nguyện. Khi một cặp tiến hành việc hôn nhân
bằng
cách theo đúng giáo lý, cặp đó được kính trọng hơn về thể chế tổ chức,
và đương
nhiên cặp này quay về với tôn giáo lúc tinh thần căng thẳng giao động để
tìm
thấy nguồn an lạc.
Sau lễ cưới vui vẻ, cặp vợ chồng mới này phải tự
chính mình cố gắng trở nên bậc cha mẹ thuần thành có trách nhiệm về
những đứa
con tương lai của mình.
NGHI THỨC TÔN GIÁO
Mặc dù các nghi thức, lễ nghi và các cuộc lễ không
được càc bậc trí thức tán đồng. nhưng việc hành đạo này lại quan trọng
trong
việc phát triển và duy trì phương diện thành tâm trong tôn giáo và tạo
một ý
niệm cảm hứng giữa quần chúng. Đối với đa số, phát triển lòng thành tâm
là bước
quan trọng nhất đối với việc kinh nghiệm học hỏi của một tôn giáo. Không
có
phương diện thành tâm và văn hóa gắn liền với Phật giáo, ta có thể bị sa
ngã
vào một niềm tin và hành đạo khác, dù chúng ta nhận thức là việc hành
đạo như
vậy có thể tiến đến dị đoan và niềm tin mù quáng.
Rất quan trọng cho tôn giáo có một số nghi lễ không
phương hại và một số thực hành hữu lý cho con người để nói lên lòng
thành và
những cảm nghĩ tâm linh. Nhiều cuộc lễ Phật giáo giúp việc trau dồi các
thói
quen tốt và cảm nghĩ tích cực giữa những tín đồ khiến họ trở nên những
người
khoan dung, thận trọng và học thức hơn. Khi thi triển với sự hiểu biết
và
nghiêm chỉnh, việc thực hành nghi lễ truyền thống như vậy làm vững mạnh
thêm
niềm tin không phải chỉ như ý kiến của người trí thức. Phật giáo không
có thành
tâm sẽ lạnh lẽo, rời rạc và trừu tượng.
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ
Đa số mỗi sắc dân đều có những điều cấm kỵ riêng
của họ. Mỗi sắc dân đều có niềm tin duy linh riêng của mình và bị ảnh
hưởng lẫn
nhau. Vì ngu si, sợ hãi và dị đoan mỗi sắc dân có khuynh hướng chấp nhận
niềm
tin của người khác thay vì nghiên cứu một cách hợp lý và loại bỏ nếu
không
thích đáng với xã hội hiện đại. Chẳng hạn, nhiều cộng đồng Á Châu tin là
không
nên cắt móng tay lúc trời tối hay gội đầu vào một số ngày nào đó trong
tuần.
Một số người nghĩ rằng sui sẻo khi gập một nhà tu trọc đầu sáng sớm
trong khi
một số lại không quét nhà khi trời đã tối. Họ còn tin là không nên mang
thịt đi
lúc ban đêm vì sợ hãi là có thể thu hút ma quỷ. Một vài bậc cha mẹ
khuyên con
cái nên mang theo một thanh sắt để tránh ma. Lại có những người tin là
chó tru
lên hay cú kêu ban đêm là những điềm sui sẻo và nháy mặt bên trái là
điềm gở.
Một số người coi những việc trên là những vấn đề nghiêm trọng. Nhưng
những ai
không lưu ý gì đến những việc đó thì chẳng sợ hãi và chảng lo âu.
Thái độ của người Phật tử về những niềm tin trên
như thế nào? Suy nghĩ chính đáng chấm dứt nơi đâu và dị đoan phát khởi ở
đâu?
Tất cả đều bắt nguồn từ sự sợ hãi cái không biết của chúng ta. Đôi khi
phải có
lý do thực hành để quan sát một số các niềm tin này. Chẳng hạn lý đương
nhiên
là không nên khuyên cắt móng tay vào ban đêm chỉ vì, đơn giản ta có thể
cắt vào
tay lúc tối. Về việc lo sợ ma quỷ, Đức Phật nói: Chừng nào mà chúng ta
còn đem
tình thuơng yêu đến tất cả chúng sanh có mặt hay khuất mặt, chừng nào mà
chúng
ta không làm hại ai cả bằng cách sống hòa hợp và tin tưởng vào sức mạnh
của
Pháp hay Chân Lý dẫn giải bởi Đức Phật, và chừng nào mà chúng ta còn
phát triển
sự hiểu biết chánh đáng bằng cách nghiên cứu Giáo Lý, thì không có gì có
thể
hại ta đuợc.
Trên đây cũng có nghĩa là chúng ta phải phát triển
lòng thành và tin tưởng đạo lý bằng cách thuờng xuyên thăm viếng chùa,
và bằng
cách có những cuộc bàn thảo hữu ích với các thầy để tăng phần hiểu biết
về
Pháp. Chùa là nơi mà ta đạt được nhiều kiến thức và hiểu biết để loại bỏ
dị
đoan và nhổ tận gốc rễ niềm sợ hãi quá đáng trong đầu óc các người vô
tội.
BÙA CHÚ VÀ MA THUẬT
Giữa những cộng đồng Á Châu, rất là thông thường
người dân cho rằng họ là nạn nhân của ma thuật và bùa chú khi họ gặp bất
hạnh
trong đời sống. Khi thấy có điều gì không vui xảy ra, họ thường đi tìm
các nhà
bói toán, chiêm tinh gia, đồng cốt và “bùa ngải”. Đương nhiên đời sống
của
những người buôn bán về ma thuật, bùa chú trông vào việc nói với khách
hàng là
có điều gì sai hay một vài ma lực xử dụng bởi người nào đó đã mang rủi
ro cho
gia đình. Rồi họ bảo là họ có thể chống lại các ma lực đó và đòi một số
tiền
lớn để chữa trị. Kết quả duy nhất là túi tiền của các nạn nhân nhẹ dạ
này càng
ngày càng vơi đi và cuối cùng không có một kết quả nào đạt được nơi
người bói
tướng kinh nghiệm này. Phật giáo đại chúng cũng không tránh khỏi những
quỷ kế
của bọn lang băm và bịp bợm, bọn này đã dám đội lột các nhà sư để kiếm
tiền của
các nạn nhân nhẹ dạ. Cho nên Đức Phật đã khẳng định là nhiều những bất
hạnh của
chúng ta được tạo ra chính bởi tâm trí không thanh tịnh, không được huấn
luyện
và đường lối duy nhất để vượt qua là do sự cố gắng mở mang trí tuệ và
tầm hiểu
biết của chúng ta.
Người Phật tử sửa chữa các bất hạnh bất cứ loại nào
một cách khoa học như các phương pháp của khoa thần kinh trị liệu hiện
đại.
Cách này đã được tóm tắt trong Phần Hai Tứ Diệu Đế - Nguyên nhân của Khổ
đau
(Tập). Trước khi chúng ta nhìn vào việc chữa trị các bất hạnh (Không
may, đau
yếu, mất người mất của và khó khăn gia đình) chúng ta phải biết gốc rễ
sanh ra
các điều này. Chúng ta phải quan sát chính xác cái gì hiện tại đang xảy
ra và
hiểu biết chỉ có chúng ta mới vượt qua khỏi. Tập trung thiện chí, tâm
trí sung
mãn để hiểu nguyên nhân của vấn đề hầu tìm đuợc giải pháp. Trường hợp
đau yếu,
một đầu óc bình tĩnh giúp việc trị liệu đuợc mau chóng. Chỉ trông vào
siêu
nhiên để vượt khỏi các bất hạnh không phải là một giải pháp thích ứng để
chấm
dứt khổ đau. Chúng ta phải bình tĩnh phản ảnh biết rằng cái bất hạnh này
đến
với tất cả mọi người trên thế gian này, chúng ta phải nhìn cái xảy ra
cho chúng
ta một cách chính xác để tìm ra cách giải quyết thích ứng. Không phải là
do
định mệnh - nhưng mỗi cá nhân, hãy sử dụng Nổ Lực Đúng Cách (Chánh Tinh
Tấn) có
thể tự mình tránh khỏi bất hạnh.
HÌNH ẢNH, NƯỚC THÁNH, XÂU CHUỖI, BÙA PHÉP VÀ
THƯ PHÙ
Xã hội ngày nay được giáo dục tốt hơn xã hội trước
đây trong quá khứ, tuy nhiên mặc dù những tiến triển rộng lớn trên bình
diện
kiến thức khoa học, nhiều người vẫn đau khổ vì sợ hãi, nghi ngờ và bất
an.
Nguyên nhân gốc rễ là do trạng thái của tâm thần xuất phát từ ngu si,
giao động
và tham dục. Vì ngu si về vô thường và cái ta thường còn, chúng ta tin
vào cái
ngã của chúng ta và niềm tin này đưa đến tham dục. Chúng ta ham muốn vô
độ, sợ
mất đi cái mà chúng ta đang có. Chúng ta sợ hãi chúng ta sẽ bị hại hoặc
chúng
ta sẽ phải đối đầu với những "rủi ro". Nghĩ như vậy chúng ta phải làm
gì? Theo bản năng tự nhiên chúng ta quay về với niềm duy linh quá khứ và
trông
mong vào bùa phép, thư phù để che chở chúng ta. Đức Phật đã tuyên bố
minh bạch
là các vật bên ngoài không đủ sức để che chở những ai tâm trí yếu đuối
và bối
rối. Nguồn an ninh duy nhất của chúng ta là tìm nương tựa vào kiến thức
về chân
lý của chúng ta và vào việc thực hiện bản chất thực tiễn của cái ta và
các hiện
tượng khác. Một khi chúng ta hiểu được không có gì là của ta thì không
có gì có
thể hại ta, chúng ta trở nên vững vàng và tự tin. Không có gì có thể hại
người,
nếu người đó không sợ hãi, không vị kỷ hoặc không lừa dối.
Tuy nhiên điều trên đây không có nghĩa là Phật giáo
kết tội việc sử dụng một số vật liệu có tính cách tôn giáo như dây
chuyền có
hình ảnh Đức Phật cho chúng ta cảm nghĩ an toàn. Nhiều bậc vĩ nhân tìm
thấy
niềm an ủi và khuây khỏa khi ngắm vẻ thanh thoát và bình thản hình ảnh
Đức
Phật. Thủ Tướng Ấn Độ, ông Nehru cho biết khi ông bị cầm tù bởi người
Anh,
nguồn an ủi duy nhất của ông là bức ảnh nhỏ bé của Đức Phật mà ông mang
theo.
Đương nhiên, hình ảnh này tự nó không có phép thần thông nhưng nó tượng
trưng
phẩm hạnh vĩ đại của Đức Phật, chính Ngài luôn luôn bình tĩnh và không
sao
suyến bởi những cuộc tấn công của kẻ địch. Biểu tượng này đã nhắc nhở
ông Nehru
dùng lòng dũng cảm của chính ông bình tĩnh đối đầu trước nghịch cảnh.
Cũng vậy,
chúng ta có theo mang ảnh của Đức Phật hay những lời ghi trong kinh
khiến cho
chúng ta lòng tin tưởng. Nhiều kinh ghi phần kết thúc với lời cầu
nguyện:
"Bởi sức mạnh của chân lý này, phần thắng sẽ về tôi" hay "Hạnh
Phúc đến với tôi". Điều này cho thấy là Phật tử chúng ta không tin tưởng
vào sức mạnh của hình ảnh duy linh hay bùa chú, nhưng (dây chuyền có
tượng Phật
và những đọan kinh) chỉ là để giúp cho chúng ta đạt tin tưởng chính nơi
chúng
ta.
Cũng giống như vậy, một số Phật tử tới chùa để xin
nước thải và vài đọan dây được để trên kinh được tập trung chí thành
tụng niệm.
Việc trên về tâm lý đem cho người sử dụng sức mạnh và lòng tin tuởng vì
nhắc
nhở cho họ chân lý trình bày trong kinh, những lời Phật dạy.
ỐM ĐAU
Mới đây có nhiều chỉ trích nhắm vào càc vị lãnh đạo
Phật giáo cho rằng những người đau yếu không được quan tâm đến. Những
lời chỉ
trích nhấn mạnh là những tín đồ tôn giáo khác đi từ bệnh viện này đến
bệnh viện
khác để ủy lạo các bệnh nhân. Việc lo lắng về những người đau ốm là một
điều
thực ra rất đáng được ca ngợi. Trong những nước Phật giáo, những người
thành
tâm mời các nhà sư đến viếng thăm các người đau yếu, các nhà sư thực ra
có
thiện chí hơn thế nữa, sẳn sàng giúp đỡ về phương diện này. Thật ra các
nhà sư
thường thông suốt về việc dùng các thuốc truyền thống, thường được tham
khảo cố
vấn và các nhà sư bao giờ cũng tình nguyện giúp đỡ trong các việc này.
Vì một số Phật tử không am tường đạo của mình để
phản công lại chiến thuật của những người đạo khác, sự hờ hững của một
số Phật
tử này khiến một số tín đồ của đạo khác lợi dụng tình trạng và quy nạp
những
người đạo Phật. Những người khác đạo còn đi xa hơn nữa là hứa khả cứu
rỗi và
đem địa ngục ra dọa nạt các nạn nhân theo đường lối như vậy để quy nạp
họ! Các
nhà sư Phật giáo không dính líu gì đến việc này cả. Tuy nhiên các nhà sư
lúc
nào cũng đầy thiện chí, khi được các thân quyến bạn bè người đau yếu
cung
thỉnh, đến bệnh viện hay tư gia để thăm viếng ủy lạo các bệnh nhân.
Ốm đau là một phần và một mảnh đời sống thường nhật
của chúng ta trên thế gian này, và chúng ta phải chấp nhận trên con
đường tiến
bộ. Dù sao, trong trường hợp một người bị đau, ngoài việc tìm cách chữa
trị
theo đường lối tiên tiến hiện đại, việc nên làm là mời các nhà sư đến để
làm lễ
cầu an cho mau hết bệnh. Việc cầu an này khi được tiếp nhận với một đầu
óc thích
nghi sẽ mang ảnh hưởng tinh thần và tâm lý đáng kể cho bệnh nhân và việc
hồi
phục được mau chóng. Đặc biệt, khi bệnh não có liên quan đến thái độ tâm
trí
người bệnh, lễ cầu an do một vị sư giúp ích rất nhiều. Chẳng hạn khi tin
tưởng
nguyên nhân của bệnh là do ảnh hưởng xấu bên ngoài hay do ma quỷ, lễ cầu
an tạo
một thái độ tâm lý rất tốt đem đến các làn sóng (tâm linh) cho cơ thể
giúp cho
mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, là người Phật tử, chúng ta không nên tự chúng
ta đầu
hàng niềm tin sai lầm ma quỷ là nguyên nhân chính của bệnh hoạn.
Lời khuyên của Đức Phật: - " Bất cứ bao giờ
thân bạn bệnh nhưng đừng dể tâm trí bạn bệnh". Lời khuyên này quả thật
rất
đúng. Theo lời khuyên này, chúng ta phải được hướng dẫn bằng trí thông
minh và
cảm nghĩ thông thường để tìm phương thuốc thích hợp cho bệnh tật của
chúng ta
hơn là tự đầu hàng những dị đoan vô căn cứ.
CHẾT
Con người là phải chết và cái chết là điều phải
đến. Tuy nhiên, rất ít người có thể chấp nhận sự chia lìa hay sợ hãi xảy
ra sau
cái chết.
Quá nhiều ngu si giữa hàng Phật tử đối với cái chết
và một số đã đổi đạo để được một cuộc mai táng "thích đáng" để chắc
chắn được mau về thiên đường. Gia đình chia rẽ vì những đứa con theo đạo
khác
đã đổi đạo của cha mẹ khi cha mẹ sắp chết trên giường bệnh. Một số con
cái của Phật
tử không uy quyền vì không được học hỏi để biết người Phật tử chân chính
phải
làm gì. Cho nên rất quan trọng cho các bậc cha mẹ phải di chúc rõ ràng
ước
nguyện của mình để dạy con cái phải làm gì lúc lâm chung. Nhiều người
ngu si đã
kiêng cữ không dự tang lễ trong một thời gian nào đó nghĩ rằng nếu không
làm
như vậy thì sẽ bị rủi ro.
Trẻ em phải được biết ngay từ khi còn nhỏ chết là
điều tự nhiên trong đời sống. Các em phải được dạy không được sợ hãi khi
nhìn
thấy quan tài hay các tử thi. Các em phải biết có ý thức trong tang lễ.
Những
điều trên đây nếu như không được dạy bảo cho em khi các em lớn lên các
em sẽ bị
lạc lõng và sẽ bị các người tôn giáo khác vô lương tâm lung lạc điều
khiển em
để em đổi đạo hay tiêu một số tiền lớn vào các việc mê tín dị đoan vô
nghĩa.
Trước tiên chúng ta phải hiểu quan điểm của người
Phật tử đối với cái chết. Nói theo khoa học "Đời Sống" là một loạt
lên xuống không ngừng. Tế bào trong cơ thể ta chết liên miên và thay thế
bởi
các tế bào mới. Cũng như vậy, sanh và chết phát hiện bất cứ lúc nào.
Hiện tượng
chết chỉ là một cuộc kết thúc gây xúc động của cuộc tiến hành liên tiếp
ấy.
Nhưng kết thúc không thường còn. Thật ra cái "Trội" lên liền sau khi
chết tái sanh phát xuất. Cho nên trong Phật giáo cái chết không được gọi
là an
giấc ngàn thu trong tâm tư của một đấng thần linh sáng tạo nào đó mà là
cuộc
tiếp diễn không ngừng trong một dạng thức khác. Do vậy không cần thiết
phải sợ
hãi cái chết. Trong quan diểm này, Đức Phật không mô tả nghi thức đặc
biệt nào
về việc sắp đặt tử thi. Tử thi của người chết phải được đem đi trang
nghiêm vá
phải được đối xử thích đáng với niềm kính trọng để tưởng nhớ người chết
đã có
công trong lúc còn sống. Hành động quá khứ của người chết (Nghiệp) sẽ
quyết
định đời sống tương lai sẽ ra sao.
Chúng ta đội ơn những gì người chết đã phục vụ cho
chúng trong lúc tại thế. Phiền muộn nổi lên trong tâm trí chúng ta vì lẽ
người
thân mà chúng ta thương yêu ra đi giữa chúng ta. Khi chúng ta tập họp
chung
quanh xác thân người thương yêu của chúng ta, là bạn bè hay thân quyến
chúng ta
tìm nguồn an ủi nơi những người cũng đến chia sẻ nỗi buồn đau và ủng hộ
tinh
thần chúng ta trong giờ phút đau buồn. Những việc thực hành văn hóa khác
nhau
(trong tang lễ) rất hữu ích để giảm thiểu niềm đau thương của chúng ta.
TRƯỚC TANG LỄ
Ngày nay chết trong truờng hợp đặc biệt phải cần
đến sự điều tra thì việc thực hành thông thường tại các bệnh viện giảo
nghiệm
tử thi để kiểm soát nguyên nhân. Đôi khi thân quyến phản đối việc này và
cho
rằng cắt mổ tử thi là phạm thánh. Với người Phật tử không có lý do tôn
giáo nào
mà phải phản đối việc này. Đúng ra, việc làm trước tang lễ này giúp cho
người
sống, cho các nhân viên chuyên môn y khoa có được nhiều hiểu biết hơn để
chữa
trị các bệnh tật. Việc làm này phải được coi như một công đức về phần
người
Phật tử. Như đã nói trước đây, xác thân vật lý chẳng là gì cả mà chỉ là
hỗn hợp
của các chất (đất, nước, gió, lửa) sẽ phân hủy khi chết. Cho nên không
có lý do
nào mà phải tin rằng linh hồn của người chết sẽ tức giận khi xác thân
được sử
dụng vào mục tiêu khoa học. Chúng ta có thể an tâm chắc chắn là các bác
sĩ và
các người chuyên môn đều có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp,
rất
thận trọng trong việc giảo nghiệm tử thi nên các thân nhân không cần lo
lắng về
vấn đề này. Có nhiều người tình nguyện khi chết cho bệnh viện và các
sinh viên
y khoa tử thi để nghiên cứu việc giải phẫu.
Trong việc liên quan trên đây, phải được coi là một
công đức cao cả của người Phật tử khi cho những bộ phận cơ thể mình sau
khi
chết để có thể giúp ích cho người khác. Chính Đức Phật nhiều lần trong
tiền
kiếp Ngài đã cho xác thân của Ngài để người khác được lợi lạc. Ngài đã
cho mắt,
máu, thịt và một lần Ngài đã cho cả xác thân để cứu nguời khác. Phật
giáo rất
minh bạch về vấn đề này - việc tặng các bộ phận của cơ thể đem lợi ích
cho
người khác là một công đức vĩ đại, được nhiệt liệt khuyến khích.
TANG LỄ
Trong hầu hết các xã hội văn minh có văn hóa, tang
lễ được coi là dịp buồn phiền, trang nghiêm. Tang lễ của người Phật tử
phải
được cử hành trang nghiêm theo tinh thần ấy.
Dị đoan lan tràn giữa một số người cho là "rủi
ro" khi mang về nhà tử thi chết ở một nơi nào đó. Chúng ta chắc chắn
phải
tỏ lòng kính trọng tưởng nhớ đến người chết và phải quý trọng tử thi, và
tang
lễ phải được cử hành tươm tất. Tử thi mang về nhà hay không mang về nhà
tùy
theo gia đình tang quyến. Trong việc này, chúng ta cũng phải nêu lên là
không
sợ hãi hay kiêng cữ gì về việc điều động tử thi. Một số người sợ hãi
chạm vào
tử thi e ngại bị "rủi ro". Nếu quả là như thế thì các bác sĩ và các y
tá điều dưỡng phải là những người đau khổ nhất trên trái đất! Nếu thực
tình
chúng ta muốn tôn kính tưởng nhớ người ra đi chúng ta phải tắm rửa và
mặc quần
áo cho người chết và không để một người lạ hay nhà hòm làm việc này cho
chúng
ta. Phải nhớ rằng, dị đoan, ngu si, và sợ hãi vô lý mang nhiều "rủi
ro" đến hơn là biết ơn, thương yêu và khiếu thẩm mỹ.
Trái với niềm tin thông thường đại chúng, tang lễ
ồn ào, trau chuốt, và đôi khi phô trương, hay những tang lễ tưng bừng
tốn kém
cả ngàn đồng về những thứ không cần thiết mà xưa này đưọc coi như việc
làm bình
thường của người Phật tử mà thực ra việc thi triễn này không phải là
Phật giáo
chút nào cả. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm đem thực thi các việc
trên
đây vào Phật giáo. Việc thực hành này chỉ là sự tiếp diễn không ngừng
của tập
quán cổ xưa truyền thừa từ thế hệ trong quá khứ được sát nhập một cách
mù
quáng. Khi nhìn một đám tang với các nghi lễ trên các người đạo khác
thường
tưởng rằng cái mà họ đang đưọc mục kích là một cuộc vui diễu hành nào đó
hơn là
một tang lễ trang nghiêm.
Thường thường một loại nhạc rộn ràng đưọc áp dụng
thay loại trang nghiêm trong lúc tiễn đưa linh cữu. Cho nên người ta có
cảm
tuởng đây là một cuộc lễ có tính cách trình diễn phô trương giàu có hơn
là để
bầy tỏ sự buồn đau chân thật kính trọng người quá cố. Phật giáo không
phản đối
việc việc duy trì các việc thực thi văn hóa nếu những việc thực hành này
không
mâu thuẫn với giáo lý của Đức Phật nhưng khi thấy các điều đó thực hành
phí
phạm, hoang phí và không cần thiết không đem lợi ích gì cho cả người
sống lẫn
người chết thì không tán đồng và nên loại bỏ. Chẳng hạn tập tục về việc
đốt
vàng mã, giấy tiền, nhà táng, với mục đích để cho người chết sử dụng bên
kia
thế giới hoàn toàn không Phật giáo chút nào. Tuy nhiên trên phuơng diện
tâm lý
có thể giảm thiểu nỗi buồn đau, đương nhân có thể làm điều gì có thể đem
lợi
lạc cho người ra đi nếu điều đó vô hại và không nên có hành động cực
đoan tin
tưởng rằng điều đó dù sao cũng giúp ích người ra đi.
Phật giáo không phản đối các cộng đồng thi triển
tang lễ khác nhau thích hợp cho từng địa phương và thời điểm. Nhưng điều
quan
trọng nhất là các tang lễ phải được khả thi và chấp nhận là có văn hóa.
Nghi lễ áp dụng trong một tang lễ Phật giáo phải
đơn giản, trang nghiêm, có phẩm cách và ý nghĩa. Tại nhiều quốc gia các
nhà sư
Phật giáo được mời đến nhà tang quyến để thực thi một số nghi thức trước
khi
tang lễ. Cúng hoa và đốt một vài ngọn nến hay vài nén nhang được chấp
thuận
trong trường này.
Thep tục lệ, để tỏ lòng tôn kính người ra đi, bạn
bè và thân quyến gửi những vòng hoa chia buồn tang quyến. Những vòng hoa
này
không nên gửi đến vào trước ngày tang lễ được cử hành vì hoa gửi sớm sẽ
bị héo.
Khi tang quyến thông báo "không nhận hoa" thì điều này phải đuợc
triệt dể tuân theo.
Vì lẽ thân quyến thưòng có những ý kiến khác nhau
cho nên có nhiều tranh luận trong việc thực hành tang lễ. Những câu hỏi
sau đây
thường được nêu lên:
1. Nên chôn hay hỏa táng?
2. Nếu hỏa táng, phần tro cốt còn lại phải làm gì?
3. Nên dùng loại quan tài nào?
4. Phải mặc đồ đen hay đồ trắng?
5. Nến phải dùng màu gì, đỏ hay trắng?
6. Xác có thể để ở nhà bao nhiêu ngày trước khi
chôn hay hỏa táng?
7. Chi phí tối đa cho một tang lễ là bao nhiêu?
Những câu hỏi trên đây được trả lời một cách đơn
giản nhu sau:
Tang lễ phải cử hành đơn giản, ồn ào giảm thiểu đến
mức tối đa, nhưng phải có phẩm cách. Có lẽ điều hợp lý nhất là thân
quyến gần
nhất với người qúa cố và một số bè bạn thân cận nên cùng nhau thảo luận
trong
một cuộc họp bất thường để tìm ra phương cách tốt nhất trong việc sắp
xếp cử
hành tang lễ cho thích hợp, thịnh hành, trịnh trọng và không gây các món
chi
tiêu không cần thiết. Nếu như không thể cùng nhau hội họp như trên thì
điều tốt
hơn là nên để cho một nhà thầu nhận việc chung sự được tín nhiệm đảm
nhiệm cho vì
những người này họ biết phải làm những gì và như vậy thân quyến đỡ gặp
khó khăn
trở ngại. Điều khuyên tốt là có thể tìm đến một nhà sư khả kính và nhờ
vị này
hướng dẫn gia đình cách thúc tốt nhất để sắp xếp việc tang lễ đứng theo
đuờng
lối của Phật giáo. Nên nhớ là cho đến nay, nghi lễ trong Phật giáo không
có
luật lệ gì khó khăn và cấp tốc mà phải triệt để thi hành. Trong tất cả
mọi vấn
đề chúng ta luôn luôn theo lời dạy của Đức Phật để duy trì điều độ và
tôn kính
trong bất cứ điều gì chúng ta làm không gây thiệt hại cho nguời khác.
Nếu chúng
ta suy gẫm biết ơn đến điều thiện do nguời quá cố đã làm trong lúc còn
tại thế,
và không quên chính chúng ta một ngày nào đó phải ra đi nên chúng ta
phải cố
gắng làm điều tốt trong lúc còn sống thì việc đóng góp của chúng ta sẽ
có nghĩa
lý và được quý trọng
Cách ăn mặc đúng cách trong tang lễ như thế nào?
Trong Phật giáo, chúng ta bao giờ cũng được khuyến bảo phải ăn mặc tề
chỉnh và
vừa phải. Không có luật lệ cứng rắn hay chặt chẽ nào bắt chúng ta phải
ăn mặc
như thế nào trong tang lễ, tuy nhiên phương diện thẩm mỹ dạy chúng ta
nên ăn
mặc mầu tối và tránh các trang sức trong ý niệm tôn kính cảm nghĩ của
tang gia
và tưởng nhớ đến người quá cố. Phụ nữ trong tang chế vẫn có thể đeo nhẫn
cưới
hay nhẫn hứa hôn. Tốt nhất là mặc đồ đen, trắng, sám hay các mầu tương
tự, vấn
đề hoàn toàn do cá nhân quyết định trong ý niệm sở hữu dù đồ đen thường
được
công nhận tượng trưng trong lúc tang chế.
Xác chết nên giữ bao lâu trước khi chôn hay hỏa
thiêu? Với người sống trong khí hậu nóng và ẩm thấp, chúng ta hiểu rằng
phân
hủy mục rữa rất nhanh nên việc giữ xác lâu mất vệ sinh. Ngoài ra, việc
giữ lâu
khiến cho tinh thần thân nhân bị căng thẳng vì phải kề cận xác chết
trong một
thời gian dài quá lâu thực ra không cần thiết. Cũng có một số thân nhân
vì quá
đỗi đau thương đã hôn hay sờ mó xác chết quá đáng. Đành rằng cảm nghĩ
tình cảm
cao độ với người quá cố mà thân nhân phải chịu đựng, nhưng tình cảm này
không
nên quá mức và không nên khuyến khích. Khi không được chỉ bảo ta phải
giữ xác
bao lâu cho đúng, ta cũng nên khôn ngoan không nên kéo dài các lễ nghi.
Theo
luật lệ thông thường, thời gian việc giữ xác chết chỉ vào khoảng một hay
hai
ngày đủ để sửa soạn việc tang lễ cũng như để thông báo cho bạn bè thân
quyến.
Vào ngày chôn cất, các nhà sư Phật giáo được mời
đến để triển khai các nghi thức tôn giáo cần thiết tại nhà và tại nghĩa
địa. Có
một số người đem heo hay gà quay tượng trưng những phẩm vật cúng cho
người quá
cố. Việc làm này không nên tán thành trong Phật giáo vì đưa đến sự giết
hại các
loài vật vô tội. Đem hy sinh các con vật để dâng cúng cho người ra đi
phản lại
giáo lý từ bi của Đức Phật nên phải được loại bỏ. Đơn giản với một vài
tràng
hoa cùng với vài nén nhang và đèn nến đủ để tượng trung cho các phẩm vật
dâng
cúng.
CHÔN VÀ HỎA TÁNG
Nhiều Phật tử hỏi là nên đem chôn hay hỏa táng
người chết. Phật giáo là một tôn giáo tự do nên linh động trong vấn đề
này.
Không có luật lệ cứng rắn hay bắt buộc trong vấn đề này. Tuy nhiên tại
một vài
xứ Phật giáo, việc hỏa thiêu thuờng được thi hành. Việc lựa chọn cách
này hay
cách khác tùy thuộc nguyện vọng cuối cùng của người quá cố hoặc ý muốn
của
người thân nhân.
Theo quan niệm hiện đại, hỏa táng là một hình thức
rất vệ sinh, nên cần được khuyến khích. Vì y tế được cải tiến, vì nạn
nhân mãn,
đất đai ngày càng hiếm có, cho nên việc hỏa táng thích hợp hơn. Nên để
đất cho
người sống hơn là xây đầy những mộ chí.
Dù chôn cất hay hỏa táng, một số người nặng tình
cảm, ưa bỏ những vật dụng quí giá vào quan tài ngưòi chết với hy vọng
rằng
người chết sẽ dùng đến. Việc chôn hay hỏa thiêu những vật quý giá như
vậy không
có nghĩa lý gì hết. Thay vì bỏ những vật dụng đó vào quan tài hay lò
thiêu, tốt
hơn là đem quần áo, giầy dép, và những thứ khác cho những người nghèo
khổ, khốn
cùng, hoạc tặng các hội tù thiện. Bất cứ sự giúp đỡ nào cho người nghèo
và
người túng quẫn là một hành động đáng khen vì có lợi cho cho cả người
sống lẫn
người chết. Việc sợ hãi không dám cho kẻ khác dùng đồ vật của người chất
thật
vô nghĩa và sai lầm.
LƯU GIỮ TRO CỐT
Câu hỏi thường được đặt ra là có nên chôn tro cốt,
gìn giữ để thờ cúng hay hay đem rắc xuống biển. Đức Phật không để lại
một chỉ
thị rõ ràng về vấn đề này. vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự
hỗn
hợp của vật chất và sau khi chết, những thứ này lại trỏ thành những
nguyên tố.
Đức Phật dạy xác thân là do các nguyên tố Đất, Nước, Gió Lửa lập thành.
Sau khi
chết, hai chất còn lại là Đất và Nước trở thành tro sau khi thiêu, không
còn
một ý nghĩa về tâm linh gì cả. Vì di thể của nguời chết là những người
ta
thuơng yêu, nên chúng ta phải kính trọng. Nhưng chúng ta phải hiểu là
không nên
quá xoắn-xít quanh những di thể này, hoặc nghĩ rằng dầu sao chúng ta
chẳng còn
liên hệ gì với người đã chết. Kinh Phật dạy rằng sau khi ta chết, linh
hồn hay
(thần thức) thoát khỏi thân xác, và gá vào một thân xác khác ở một nơi
nào đó.
Việc lưu giữ xác chết có từ hồi xa xưa của chúng
ta. Vào thời đó, người ta tin rằng linh hồn bất tử. Trường hợp những
nguời Ai
Cập ướp xác vì họ hy vọng người chết vẫn còn có thể liên lạc được với
người sống.
Những lăng mộ vĩ đại và những lâu đài đuợc xây dựng để gìn giữ xác chết.
Nhưng
những việc thực hành này chỉ dành cho các nhân vật quan trọng như vua
chúa và
các vị lãnh đạo tôn giáo. Phần còn lại, xác chết của dân chúng chỉ được
chôn
cất sao cho thuận tiện,
Trái lại một tập tục khác gọi là thờ cúng Tổ Tiên.
Theo đó, người sống liên lạc với người chết qua nhũng tập tục lễ nghi
chung
quanh bàn thờ người chết. Điều này đưa đến việc lưu giữ tro cốt trong
bình hoặc
đồ thờ. Việc làm này vẫn còn được thi hành cho đến ngày nay.
Một số người thích thờ cúng tro cốt trong nhà, một
số người khác lại đem chôn, hoặc đem tro cốt rắc xuống bIển hay xuống
sông. Đây
là tập tục căn bản của Ấn Độ Giáo vì họ tin rằng tro cốt cuối cùng sẽ
hợp nhất
với lực đã khai sáng ra nó.
Áp dụng một trong nhũng phương pháp trên không có
gì hại cả. Nhưng chúng ta đừng quên là Phật tử, chúng ta phải áp dụng
phương
pháp nào. Chúng ta cũng đừng hiểu lầm rằng để tro cốt ở những nơi thiêng
liêng
như chùa chiền, người quá vãng sẽ được "an toàn" vì không bị nghiệp
lực lôi kéo. Việc để tro cốt trong chùa chẳng có gì hơn ngoài việc biểu
lộ sự
kính trọng với người đã khuất. Trong Phật đạo. việc giữ tro cốt người
quá cố
hoàn toàn do tang quyến định đoạt tùy theo sỡ thích và lễ nghi.
THỜI GIAN ĐỂ TANg
Khi một người chết, thân nhân thường dành một thời
gian để tang. Thời gian này tùy theo sự liên hệ của người quá cố với
những thân
quyến trong gia đình có tang. Trong thời gian này, thân nhân phục sức
theo một
lối nào đó, tránh các hội hè, đình đám và du hý. Một số người mặc đồ
trắng, một
số khác mặc đồ đen, một số không tham dự các lễ cưới hay những tiệc tùng
thời
gian một năm vân vân... Việc trên không phải là đặc lệ của người Phật tử
phải
áp dụng vì kinh Phật không hề nói đến. Tuy nhiên các cộng đồng đã đặt ra
một số
nghi thức riêng biệt căn cứ theo tập tục văn hóa của mình, và được chấp
nhận là
của "Phật tử". Hậu ý của họ là để tưởng niệm người quá vãng, nhắc nhở
việc tử vong của chính mình, và phát triển nguồn tỉnh giác tâm linh. Nếu
áp dụng
một cách sáng suốt, và nếu các việc thực thi không làm trở ngại gì đến
cuộc
sống, là Phật tử, chúng ta không có lý do gì để phản đối. Con Đường của
Người
Phật tử Là Con Đường Trung Đạo, Con Đường Điều Độ Trong Tất Cả Mọi Việc.
NGHI THỨC SAU TANG LỄ VÀ
CÁC BUỔI LỄ TƯỞNG NIỆM
Rồi có những câu hỏi về nghi thức sau tang lễ. Một
số người cầu nguyện cho người chết vào ngày thứ bẩy, ngày thứ 49, vào
ngày thứ
100, trong khi một số người khác, ngoài việc làm lễ cầu nguyện vào ngày
thứ
bẩy, còn làm lễ sau ba tháng và một năm. Một số người tin tưởng là thần
thức
người chết có thể trở về vào những thời gian đặc biệt đó. Tin hay không
tin,
việc đó không quan trọng với chúng ta. Một buổi lễ để tuởng niệm người
quá cố,
đưọc bạn bè và tang quyến tham dự cùng nhau chia sẻ về tâm linh, hỗ trợ
tinh
thần và làm vơi nỗi đau buồn của thân nhân rất là cao quí. Các buổi lễ
như vậy
không cần thiết phải được tổ chức vào một ngày đặc biệt nào đó. Bất cứ
ngày nào
thuận tiện cho tất cả mọi người là đủ để chấp nhận được cho việc tổ chức
buổi lễ
này.
NGÀY CÔ-HỒN không phải là danh từ hay việc tập tục
của Phật giáo. Tuy nhiên đó là một việc làm tốt khi cả cộng đồng dành
một ngày
riêng biệt để tuởng niệm những người quá cố, cùng nhau làm sạch sẽ các
nghĩa
địa và dâng hoa để tể tỏ lòng tôn kính. Việc này cho thấy con cháu người
quá cố
tỏ lòng hiếu thảo và làm tròn nhiệm vụ đối với Tổ tiên. Phật giáo không
hề phản
đối việc bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ cao đẹp này khi những hành
động đó
giúp các giới trẻ tỏ bày lòng tôn kính những người già cả, và tích cực
thực thi
truyền thống vinh danh hương hồn Tổ tiên. Tuy nhiên, việc một số người
gây ấn
tượng sợ hãi là nếu không thi hành những tập tục nói trên, người chết sẽ
hiện
về hành hạ và nhiễu loạn thân quyến là hoàn toàn vô căn cứ.
BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG
Trong hầu hết các cộng đồng, các buổi lễ tôn giáo
thường đuọc thi hành trong một thời gian theo sau tang lễ. Việc làm này
của
người Phật tử là góp phần trong phần cúng dường và hồi huớng công đức
cho người
quá cố. Thân nhân tang quyến và một số bạn bè thường mời các nhà sư và
dâng
cúng vật dụng cần thiết như thực phẩm và thuốc men. Việc dâng cúng này
góp phần
vào đời sống vật chất của các vị thánh thiện được coi như là một hành
động công
đức. Những người Phật tử hiểu biết còn tặng phẩm vật cho các tổ chức từ
thiện,
các người túng bấn, và các kế hoạch xây dựng cơ sở tôn giáo cũng như
tặng không
kinh sách tôn giáo cho dân chúng để tưởng nhớ mãi mãi đến người đã
khuất. Những
người thành tâm dâng cúng với một tấm lòng khẩn thiết, tâm địa họ trở
nên phóng
khoáng. Họ có những hành động tốt như vậy là để tưởng nhớ và tạo sợi dây
liên
lạc tâm linh với người quá cố. Nếu người quá vãng ở trong một vị thế
thuận lợi
để tiếp nhận các nguồn sóng tâm linh (hồi hướng công đức), họ sẽ nhiều
điều lợi
lạc. Mặt khác nếu họ không ở trong một môi trường thuận lọi, những việc
thiện
đó cũng không phí phạm vì nó giúp cho người sống, một khi đã có tư tưởng
tốt,
sẽ có một tâm hồn cao đẹp. Các nhà sư Phật giáo tại bất cứ chùa nào lúc
nào
cũng sæn sàng khuyến cáo tang quyến phải làm những điều cần thiết trong
việc
cúng duờng.
KẾT LUẬN
Chúng tôi tha thiết hy vọng các bậc lãnh đạo Phật
tử địa phương nhận thức được một số tập tục nói trên đang thịnh hành có
tính
cách tiêu cực và thành kiến, ngõ hầu cải tạo để cho bất cứ những tập tục
nào mà
chúng ta thi hành phải có đầy dủ ý nghĩa. Các bậc lãnh đạo của chúng ta
nên
đánh giá lại những tập tục hiện hành và nhận thức những điều khẩn thiết
để cải
tổ việc giáo dục quần chúng và việc phổ biến rộng rãi mục tiêu này.
Nguyên tác: “Is death
really frightening” của Hòa thượng K. S. Dhammananda