Lời Mở Đầu
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân
hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải
là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô
cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên
nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong
thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành
mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển. Rồi hơi nước lại
bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây rồi thành mưa, cứ thế mà Nước luân hồi
chuyển tiếp mãi chẳng bao giờ mất cả. Tương tự như thế: đất gió, lửa cây cối,
thú vật, con người, tất cả đều chuyển biến theo luật Luân hồi nhân quả. Trong vũ
trụ cũng vậy, sự xuất hiện tuần tự của ngày và đêm, sự hình thành và hủy diệt
để rồi phát sinh mặt trời khác. Trong vũ trụ có vô số mặt trời, chúng cũng đều
phát sinh, phát triển và hủy diệt. Quả đất chúng ta đang ở cũng cùng số phận ấy
để rồi quả đất khác lại được sinh ra. Cả vũ trụ đều chịu chung quy luật ấy.
Những gì đã có sinh thì phải có tử nhưng rõ ràng qua nhận thức của ngũ quan con
người thì khi đã tử tức là không còn gì nữa. Nhưng thực tế lúc tử lại là lúc
khởi đầu của sinh. Chỉ có cái gì không sinh ra mới gọi là không bị hủy diệt mà
thôi. Vì thế mới có câu Hữu sinh, hữu tử, hữu luân hồi.
Vô sinh, vô tử, vô luân hồi.
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo.
Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung
của tự nhiên. Nhân quả luôn luôn có sự tương quan mật thiết với nhau và ngay
trong nhân đã có quả và ngay trong quả đã có nhân. Vì thế từ nhân đến quả và từ
quả đến nhân phải có sự chuyển hóa ấy liên quan với nhau rất chặt chẽ, chính sự
tương quan chuyển hóa liên tục ấy mà sự tuần hoàn của trời đất, vũ trũ được
điều hòa bằng không sẽ tạo sự bất hợp, rối loạn.
Hiện tượng nhân quả thường phải qua một thời gian chuyển hóa và
thời gian ấy dài, ngắn còn tùy ở sự kiện, sự vật, sự tác động. v.v...
Vi trùng đột nhập cơ thể phải qua một thời gian mới tàn hại được
cơ thể, sự chuyển hóa của bào thai trong bụng người mẹ phải qua một thời gian,
sự chuyển hóa từ tuổi trẻ đến tuổi già cũng phải trải qua một thời gian.v.v...
Đôi khi từ nhân đến quả có thể xảy ra rất nhanh hay rất chậm chạp như sự tác
động của hai luồng điện âm dương phát sinh dòng điện, sức nóng hay xẹt ra lửa
hoặc phát ra ánh sáng.v.v... hoặc hiện tượng tạo sơn, nổi núi, hiện tượng xâm
thực trong thiên nhên...
Hiện tượng nhân quả thấy rõ trong thiên nhiên:
- Hiện tượng địa chất:
Đây là những hiện tượng xuất hiện chậm chạp như hiện tượng đất
bồi, hiện tượng xâm thực, xói mòn của gió, của nước lên đất đai, núi đồi. Có
khi phải mấy triệu năm mới chuyển biến thấy rõ kết quả từ nhân đến quả như tạo
sơn (nổi núi). Sự sồi, sụt của đáy biển, biển rút khỏi lục địa hay biển chiếm
lục địa. Đọc các giai đoạn phát sinh sự sống và sự hình thành quả đất chúng ta
mới thấy nhân và quả liên quan tác động lên nhau qua một thời gian rất dài có
khi hàng triệu hay hàng tỷ năm.
Ngoài ra còn có những hiên tược xuất hiện nhanh chóng như gió mạnh
gây ra sóng lớn, bão tố, Nguyên nhân (Nhân) tạo ra gió (Quả) là sự chuyển dịch
mau lẹ mạnh mẽ của không khí. Gió phát sinh là do không khí ở vùng nào đó bị
loãng khiến không khí của vùng kế cận chuyển đến để bù đắp và sự chuyển động
lớn của không khí như vậy đã phát sinh ra gió bão... Sất sét phát sinh là do
hai luồng điện âm dương từ các đám mây đến gần nhau. Lụt lội phát sinh do mưa
nhiều, nước không thoát kịp dâng cao. v.v... Mưa là do hơi nước bốc lên gặp
lạnh tạo thành mây rồi thành mưa. v.v...
- Hiện tượng sinh vật học.
Các sinh vật từ vi trùng, vi khuẩn, bào tử, nấm mốc vớ`i kích
thước vô cùng nhỏ bé đến các loài sâu, kiến, chim chóc, trâu bò, voi ngựa và
loài người cũng đều chịu luật Nhân quả chi phối. Nhân và quả ấy luôn luôn tuân
theo một quy luật chặt chẽ đó là nhân nào quả ấy. Từ sinh vật li ti cho đến
loài to lớn, loài nào sinh loài đó như voi kết hợp (Nhân) với voi sẽ sinh ra
voi con (Quả). Voi con qua một thời gian sẽ lớn lên, khi trưởng thành lại kết
hợp với một voi khác (cùng loài) để lại sinh ra voi.
Ở thực vật cũng vậy từ những loài rất nhỏ phải nhìn qua kính hiển
vi đến những loài to lớn như Thông, Tùng, Bác, Đại Thọ. v.v... cũng đều trải
qua các giai đoạn chuyển hóa của Nhân và quả. Hạt bí (Nhân) gieo xuống đất sẽ
nẩy mầm, phát triển thành cây Bí (Quả), cây lúa cây táo, cây cà chua cũng vậy
loài nào sinh ra loài đó. Khi cây lớn lên lại sinh hoa kết quả tiếp tục.
Ở đây còn thấy rõ thời gian, giai đoạn chuyển biến từ nhân đến quả
có khi rất lâu dài tạo thành một vòng chuyển biến mà các nhà sinh vật học gọi
là chu trình và trong mỗi chu trình hóa, thoạt nhìn qua tưởng chừng như phức
tạp riêng rẽ khác nhau nhưng thực sự cái chung nhất đều nằm trong cái thành, trụ,
hoại, không, sinh, lão, bệnh tử để rồi chuyển vòng trở lại theo luật luân hồi,
tái sinh.
Schoperhauer đã viết: "Cái tượng trưng đích thực của thiên
nhiên ở muôn nơi và muôn thuở vẫn là cái vòng tròn bất diệt. Cái vòng tròn đó
là biểu thức của sự xoay vần, trở lại có định kỳ. Đó là hình thức phổ biến nhất
trong thiên nhiên, một hình thức phổ quát mà thiên nhên thể hiện ở mọi sự vật,
từ sự chuyển vận của các thiên thể, các hành tinh trong vũ trụ, cho đến sự sống
chết của các sinh vật. Chính nhờ sự trở lại này mà duy trì được đời sống trường
tồn."
... Người và vật có chết đi thì đó cũng chỉ là hiện tượng bề ngoài
vì bản thể đích thực của chúng vẫn tồn tại suốt thời gian ấy.
Đối với người Đông phương, thuyết Luân hồi xuất hiện từ lâu, và
trong dân gian luật quả báo luân hồi được xem như là điều tự nhiên. "Làm
ác gặp ác", "Ở hiền gặp lành", "Để đức lại cho con".
v.v... là những câu bình thường trong ý tưởng và trên cửa miệng mọi người nhất
là những người bình dân, dù họ không phải là người theo Phật giáo. Trái lại,
đối với người Tây phương, thuyết Luân hồi vẫn còn nhiều xa lạ với họ cách đây
mấy thế kỷ. Chỉ gần đây, khi những nhà Tâm lý học. Sinh lý học, các nhà khoa
học họ bắt đầu đi sâu vào vấn đề nghiên cứu các hiện tượng tái sinh kỳ lạ mà
thỉnh thoảng xuất hiện trong cuộc sống thì vấn đề mới được khơi dậy và từ đó sự
tìm hiểu bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn và dĩ nhiên dù muốn dù không, các nhà
khoa học cũng phải tiến sâu vào lãnh vực nghiên cứu thuyết luân hồi, tái sinh,
nghiệp quả... của đạo Phật. Đã từ lâu đối với người Tây phương, hiện tượng tái
sinh quả thật là một hiện tượng lạ lùng nếu không muốn nói là kỳ quái và đôi
khi được gán cho là chuyện huyền hoặc đầy vẻ mơ hồ mê tín. Đối với tín đồ Ky Tô
giáo thì hiện tượng tái sinh lại càng khó được chấp nhận và được coi như là
"một trong những loại tín ngưỡng ngoại đạo."
Tuy nhiên, mặc cho sự bài bác, chống đối, chỉ trích hiện tượng
liên quan đến sự luân hồi, tái sinh vẫn tiếp tục diễn ra khắp nơi và đối với
con người, tái sinh vẫn tiếp tục diễn ra khắp nơi và đối với con người, không
hiếm những trường hợp tái sinh đã xuất hiện ở các quốc gia: Không riêng ở Ấn Độ
mà Việt Nam, Trung Hoa, Thổ Nhĩ Kỳ, Tích Lan, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, A
Phú Hãn, An, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Ý, Đan Mạch, Hòa Lan, Liban và ở cả những dân
tộc khác như người da đỏ ở Bắc Mỹ châu chẳng hạn. Các hiện tượng xuất hiện ngày
càng nhiều là những bằng chứng rõ ràng về sự kiện tái sinh, tiền kiếp và cũng
chính những bằng chứng này đã khiến có sự xích lại gần nhau hơn của các triết
gia, các học giả, các nhà khoa học mà phần lớn người Tây phương trong vấn đề
hợp tác, tìm hiểu, nghiên cứu hiện tượng các hiện tượng liên quan đến tái sinh,
luân hồi.
Chưa bao giờ các nước Tân Phương lại xuất hiện vô số nhà nghiên
cứu, đi sâu vào vấn đề tái sinh, luân hồi như hiện nay, cũng như chưa bao giờ
đề tài thuộc lãnh vực này lại được thảo luận với tính cánh nghiêm túc qua các
cuộc hội thảo, diễn thuyết, thuyết trình hoặc qua báo chí, sách vở nhiều như
bây giờ. Điều đáng nói là những người hăng hái, say mê nhất và đi sâu vào lãnh
vực luân hồi tái sinh lại là những Bác sĩ y khoa mà nổi tiếng phải kể đến Bác
sĩ Ian Stevenson (Đại học Virginia),
Bác sĩ Bruce Greyson, nữ Bác sĩ Elizabeth Kubler Ross, nữ Bác sĩ Edith Fiore,
Bác sĩ R.J.Staver. Bác sĩ R.B.Hout, Bác sĩ Ahdrey Butt, Bác sĩ Raymon Moody,
Bác sĩ C.G.Jung. Bác sĩ Schultz, Bác sĩ Wiltse. Bác sĩ A.J.Davis v.v... Nếu kể
về các Y Bác sĩ đã tham gia vào việc nghiên cứu hiện tượng tái sinh, luân hồi
thì danh sách nêu ra sẽ rất nhiều và bên cạnh đó còn có thêm các nhà khoa học
khác tiếp tay như Tiến Sĩ Carl Jung, một Khoa học gia nổi tiếng trên thế giới.
Tiến sĩ Rhine, nhà Khoa học đã mạnh dạn tiên
phong trong vấn đề nghiên cứu hiện tượng siêu linh, người đã phát triển ngành
Siêu tâm lý (Metapsychique hay Parapsychologie). Tiến sĩ Micheal Sabom (người
mà trước đó đã bác bỏ hiện tượng tái sinh, cho đó là điêu huyền hoặc) là một
nhà khoa học bảo thủ nhất nhưng lại là người đã ủng hộ thuyết tái sinh. Đó là
chưa kể các Giáo sư tại các Đại học Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan. Trong đó có
các giáo sư như Carol Zaleski, Daniel Dennette, Ernst Benz. Giáo sư Tiến sĩ
Werner Borin, nữ giáo sư Diane Kemp, giáo sư Crado, Balducci. Giáo sư Tiến sĩ
Kenneth Ring v.v.. Ngoài ra còn vô số các nhà phân tâm học, Tâm lý học và đặc
biệt là những nhà nghiên cứu về thôi miên, trong có Tiến sĩ vật lý nổi tiếng
người Pháp là Patrick Drouot đã áp dụng phương pháp thôi miên để đưa con người
đi về quá khứ xa xăm của mình. Cái quá khứ vượt khỏi đời người hay gọi là Tiền
kiếp. Nữ Bác sĩ Edith Fiore cũng là người đã dùng thôi miên để giúp bệnh nhân
thấy lại tiền kiếp của mình. Cuốn sách quy tụ các công trình của bà là cuốn
"Bạn đã sống nơi này trước đây" (kiếp trước) (You have been here
before) đã làm bà nổi tiếng và đã thôi thúc thêm các nhà khoa học mạnh dạn hơn
trong việc tiến sâu vào nghiên cứu vấn đề tái sinh. Đặc biệt hơn nữa là Nữ tiến
sĩ Helen Wambach với tác phẩm biên soạn công phu có giá trị viết về vấn đề kiếp
trước (life before life) trong đó ghi lại hàng trăm trường hợp lạ lùng có thật về
hiện tượng Tái sinh, luân hồi đã xãy ra. Những sự kiện này đã khám phá được nhờ
phương pháp thôi miên để đưa con người vào giấc ngủ gọi là giấc ngủ thôi miên
và qua giấc ngủ ấy, họ đã thấy lại những gì về đời sống ở kiếp trước của họ.
Như thế nhờ thuật thôi miên hổ trợ mà tiền kiếp của mỗi con người được hiện ra
giống như một cuốn phim chiếu lại. Hiện nay các công trình này đã và đang phát
triển mạnh trên khắp thế giới. Nhiều sách vở, tài liệu đề cập đến vấn đề này
được rất nhiều nhà nghiên cứu biên soạn như Col Albert de Rochas, Bác sĩ
Alexander cannon, Bác sĩ Jonhathan Rodney, Henry Blythe, Bác sĩ Stevenson,
Arnoll Bloxom, Morey Berenstein, Johnathan Rodney v.v...
Trong cuốn Many Mansions của Gina Cerninira, cuốn The next world
and the Next hay cuốn Out of the body experiences của Robert Crookall, cuốn
Born Again, Again (Tái sinh) của John Van Auken, cuốn Reincarnation (Sự luân
hồi, Tái sinh) của Lynn Sparrow và Violet Shelley hay trong In search of the
Dead (Nghiên cứu về cái chết) của Jeffrey Iverson... đều nêu lên trường hợp có
thật về sự tái sinh. Các tài liệu giá trị và trung thực này đã được xem là
những bằng chứng rõ ràng chứng minh sự luân hồi tái sinh là có thật. Những cuốn
sách điển hình vừa nêu trên chỉ là một phần, nhỏ trong hàng ngàn cuốn sách
trình bày lý giải về những gì thuộc tiền kiếp con người. Sách được biên soạn
bởi các tác giả có uy tín, phần lớn là những nhà Khoa học, các nhà Sinh lý học,
Tâm lý học, các nhân vật nổi tiếng trong giới y khoa, điều đó nói lên được phần
nào sự thật đáng lưu tâm của vấn đề từ lâu bị ngộ nhận là mê tín và mơ hồ.
Tuy nhiên không phải tất cả giới khoa học đều chấp nhận hay lưu
tâm đến vấn đề tái sinh, về những gì gọi là tiền kiếp và hậu kiếp. Hiện nay vẫn
còn nhiều và rất nhiều nhà khoa học (và ngay cả một số không ít những con người
bình thường có nghĩa không phải họ là những nhà khoa học) không thừa nhận có sự
tái sinh hoặc nếu có quan tâm thì cũng ở trạng thái hoài nghi mà thôi. Điều dễ
hiểu chính là nguyên nhân tự nhiên rằng với tinh thần khoa học, khó mà không
cho phép con người có thái độ hay nhận thức bất hợp với hiện tượng luân hồi
không nằm trong phạm vi của lý trí con người cũng như không thể chứng minh
trong phòng thí nghiệm. Thật vậy, cho đến nay, mặc dầu sự kiện vẫn xảy ra đều
đều ở khắp nơi trên thế giới về điều mà rõ ràng sự tái sinh đã được thể hiện.
Nhưng cái khó là ở sự nhận thức. Vì làm thế nào để thấy được sự tái sinh và
chứng minh một cách rõ ràng. Từ lâu các nhà Khoa học cho rằng con người nếu có
được sự tái sinh thể hiện qua các trường hợp được coi là biểu hiện cho sự luân
hồi thì sự thấy hay sự nhận thức ngoại giác quan cả. Mà quả thật con người chỉ
có được khả năng nhận thức theo ngũ quan hiện có của mình mà thôi. Vì thế đối
với một số lớn nhà Khoa học cũng như những người không tin vào hiện tượng tái
sinh thì nhựng gì mà từ lâu con người cho rằng thuộc về hiện tượng luân hồi,
tiền kiếp đều là những hiện tượng do tưởng tượng, do sự thêu dệt, trùng ngẫu
hoặc đôi khi tạo dựng vì mục đích nào đó chớ không có thực.
Trong khi đó, những người đã và đang nghiên cứu, tìm hiểu hiện tượng luân hồi,
tái sinh cũng cho rằng: Sự nhận thức của con người về hiện tượng tái sinh quả
thật có nhiều trở ngại. Lý do là con người chỉ nhận thức sự kiện qua năm giác
quan giới hạn của mình chớ không thể vượt ra khỏi năm giác quan ấy.
Theo Pierre Lecomte de Noiiy, nhà Bác học nổi tiếng thế giới thì
"Ngay cả những hình ảnh mà ta thấy, ta biết hay tự tạo về vũ trụ thì đôi
khi cái vũ trụ ấy chỉ là cái vũ trụ tự tạo của ta qua bộ não của con người.
Những hình ảnh có được sẽ bị lệnh lạc đi gấp đôi do hệ thống giác quan của con
người tác động vào. Từ đó sự hiểu biết trở nên chủ quan vì tùy thuộc vào giác
quan và bộ não. Như thế thì những gì mà khoa học giải đáp cho con người hiểu rõ
thường tùy vào cơ cấu của giác quan và bộ não nên bị cái giới hạn tuyệt đối là
dựa vào nhiều định luật thống kê mà không lưu tâm tới những hiện tượng cơ bản
cá tính. Điều đó đã cản trở con người phần nào trong việc tiến sâu vào việc
khám phá thêm những gì thuộc về sự tiến hóa và trật tự của vũ trụ...
Nếu con người chỉ dựa vào năm giác quan mình để nhận thức sự vật, hiện tượng
thì con người chỉ nhận được những chân lý tương đối mà thôi. Phương pháp của
Khoa học chính là phương pháp thực nghiệm vì dựa vào sự quan sát những hiện
tượng cũng như phân tách, diễn dịch. Tuy nhiên khi gặp những hiện tượng có tính
cách siêu hình khó giải thích vì phương pháp thực nghiệm không áp dụng được ở
lãnh vực này thì siêu hình được xem như thoát ra ngoài thực tại và giác quan
giới hạn của con người không đủ khả năng để quan sát, nhận thức. Các nhà khoa
học thường có cái tự hào về những gì gọi là Khoa học thực nghiệm. Họ chỉ tin
vào những gì mà họ thấy và biết qua các giác quan của mình, giác quan của con
người. Vì thế mà không lạ gì khi một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng lại gật gù
khoái trá tuyên bố rằng: "Tôi chưa bao giờ thấy được linh hồn ở mũi dao mổ
của tôi cả". Theo Pierre Lecompte de Noiiy thì "làm sao mà khi mổ xẻ
một đĩa hát, ta lại có thể bắt gặp tiếng hát của Caruso ở đấy được?"
Con người lỗi lạc Ch.Eug.Guye đã có lần phát biểu như sau:
"Con người chỉ có thể thấu hiểu rõ ràng ý nghĩa của hiện tượng vật lý, hóa
ngày nào ta biết được mối liên hệ kết hợp nó với hiện tượng Tâm lý và Tâm linh
có thể đi đôi với nó ở cơ thể sinh vật" (Nguyễn Hữu Trọng dịch từ Entre savoir
et croire của Pierre Lecompte de Noiiy).
Bao lâu con người còn khăng khăng cho rằng sự giải quyết mọi vấn
đề phải chứng minh bằng khoa học thực nghiệm thì trong tự nhiên vẫn còn vô số
hiện tượng mà các nhà khoa học sẽ không thể chứng minh được và khi đó những
hiện tượng ấy lại vẫn còn bị cho là vô lý, huyền hoặc, mơ hồ hoặc có tính cách
tôn giáo, trừu tượng. Từ những nguyên nhân xa, gần trên mà ta thấy rõ được
rằng: Ta không thể tìm cách để đưa vấn đề có tính cách "Huyền bí" như
vấn đề Tiền kiếp, Hậu kiếp, vấn đề Tái sinh Luân hồi đi vào khoa học được, vì
cho đến nay, thật sự vấn đề này trước nhất chưa phải là vấn đề mà khoa học chấp
nhận dễ dàng vì có những vấn đề cần được chứng minh nhưng phương pháp khoa học
thực nghiệm lại không thể tiến hành trên các hiện tựơng về tái sinh cũng như sự
kiện này không thể đưa vào phòng thí nghiệm, và cũng không thể hiện rõ qua các
giác quan có tầm mức giới hạn của con người. Hơn nữa trên thế giới, không thiếu
những con người đưa khoa học lên hàng Tôn giáo. Cái gì cũng đều phải là khoa
học mới đúng, mới có thật. Ngày xưa hiện tượng thần giao cách cảm hay thôi miên
đều bị xem như những trò mê tín dị đoan. Ngày nay các nhà Khoa học đã chấp nhận
Phân tâm học là một khoa học. Ngày xưa khi nói ảnh hưởng tinh tú lên con người
hay toàn bộ sinh vật là điều huyền hoặc, vô lý mơ hồ thì ngày nay chính xác các
nhà khoa học nhất là các nhà Khoa học Nga lại đề cao và gọi nó là Thời học
sinh, là Nhịp điệu học sinh. Điều cần nhớ là như nhà khoa học nổi danh Fritjov
Carpra đã phát biểu, rằng những hiện tượng mà ta nghe được, thấy được, thường
chỉ là những hậu quả chứ không bao giờ là bản thân của những hiện tượng mà ta
đang cố công tìm kiếm. Ngày nay con người tự hào đã tìm ra và đi sâu vào thế
giới nguyên tử, siêu nguyên tử nhưng thật sự con người chưa hoàn toàn thấy,
biết rõ rằng bản thân thế giới nhỏ bé này vì chúng làm ngoài sự nhận thức của
ngũ quan giới hạn của con người. Nhưng dù cho con người có tận dụng đến những
máy móc tinh xảo để quan sát sâu xa hơn thì cái tận cùng sâu thẳm và nguyên
nhân sau cùng làm phát sinh chúng cũng khó mà biết rõ hết được. Thật ra, khi đi
sâu vào thế giới bên trong của hạt nguyên tử và tìm hiểu cấu trúc của chúng tức
là khoa học đã từng bước qua lằn ranh giới của cảm quan con người và lúc đó nếu
khoa học vẫn bảo thủ cái khoa học theo ý nghĩ hoàn toàn của mình thì khó lòng
để tiến sâu hơn nữa vào tận cùng của sự khám phá... Nhưng dù sao, đối với các
nhà khoa học, ngay từ thế kỷ 20, cái thế thế giới quan của họ đã bị rung chuyển
vì những khám phá về nguyên tử đã khiến có sự đổi thay lớn về những khái niệm
không gian, thời gian, vật chất và cả hiện tượng nhân quả. Và cũng từ đó các
nhà khoa học mà phần lớn đều đã có cái nhìn hoàn toàn khác về thế giới, vũ trụ,
con người... Ngày xưa, qua vật lý học cổ điển, thói quen suy nghĩ trong đầu óc
con người, ngay cã những nhà khoa học lỗi lại lúc đó cũng cho rằng không gian
rỗng không và vật thể là lại rắn chắc di chuyển trong không gian trống ấy. Ngày
nay ý niệm không gian và vật chất kiểu đó đã dần dần bị lỗi thời và mất ý
nghĩa. Đối với nguyên tử ngày xưa được xem như là một vật vô cùng nhỏ và cứng
chắc, về sau nhờ Rutherford mà phát giác ra
rằng nguyên tử là vùng không gian rộng lớn hay một thế giới mà trong đó có hiện
diện những hạt rất nhỏ gọi là điện tử xoay quanh một hạt nhân. Ngày xưa nói đến
vi trùng gây bệnh không ai tưởng tượng ra nổi vi trùng là gì. Đã có biết bao
nhà khoa học ngày xưa cho rằng thịt sinh ra giòi, bùn sinh ra giun, sưong mù
sinh ra bướm và họ lập ra thuyết Tự nhiên sinh. Rồi khi kính hiển vi ra đời,
lúc đó mới thấy rõ vi trùng là có thật và thuyết tự nhiên sinh là cả một sai
lầm lớn lao... Do đó những gì chưa nắm vững được, chưa rõ được, những gì chưa
chứng minh ngay được thì tốt nhất là cần bình tâm tìm hiểu, chưa nên vội vàng
quả quyết sai hay đúng vì một ngày nào đó sự thật sẽ là sự thật vì tìm chân lý
và nói đến chân lý là vấn đề không phải dễ dàng nhất là khi con người (dù tài
năng đến mấy thì vẫn phải chịu một giới hạn nào đó trong vấn đề tìm hiểu vũ trụ
tự nhiên) muốn đi sâu vào thiên nhiên, vật chất để quyết khám phá tìm hiểu đến
tận cùng của sự vật và hiện tượng thì con người vẫn còn khó mà thấy được những
"viên gạch cơ bản" (buiding blocks) (theo như nhà khoa học Fritjov
Carpa đã nói) riêng biệt mà chỉ thấy phức tạp rắc rối như một mạng lưới liên
kết các phần của một cái toàn thể.
Hiện tượng tái sinh, luân hồi cũng vậy, đó là một hiện tượng vượt
ra ngoài phạm vi của Lý trí và sự Hiểu biết của con người. Mặc dầu trên thế
giới đã xảy ra vô số trường hợp nói lên sự thật về hiện tượng này nhưng không
ai dám chắc hay khẳng định rằng hiện tượng tái sinh là có thật vì theo yêu cầu
của ý muốn con người ở thời đại hiện nay là phải có sự chứng minh rõ ràng. Ông
cũng chỉ phát biểu đại ý rằng các hiện tượng, các trường hợp mà ông sưu tầm,
nghiên cứu, tìm hiểu đã góp phần vào việc nghiên cứu và hy vọng trong tương
lai, vấn đề Luân hồi tái sinh sẽ trở thành một vấn đề tự nhiên như bao nhiêu
vấn đề sẽ trở thành một vấn đề tự nhiên như bao nhiêu vấn đề liên hệ đến cuộc
đời cửa con người vậy. Trước đó, tại Hoa Kỳ cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu
hiện tượng liên quan đến tiền kiếp. Ông Edgar Cayee là một người Hoa Kỳ có khả
năng biết được kiếp trước của người nào đó bằng phương thức dùng thôi miên gọi
là cuộc soi kiếp. Kết quả ông đã thực hiện ở khoảng 30.000 trường hợp kể rõ
rằng về tiền kiếp cho thấy có sự luân hồi tái sinh.
Riêng đối với Albert Einstein, nhà bác học với thuyết Tương đối
nổi tiếng đã phát biểu như sau khi được hỏi về vấn đề Nhân quả: "Càng
ngày, con người càng tin vào luật Nhân quả và ngay cả khoa học cũng đang tiến
dần vào việc xác nhận sự kiện này là có cơ sở. Riêng tôi, tôi tin vào luật Nhân
Quả".
Cuốn sách này chủ ý được viết không ngoài mục đích là trình bày
một số vấn đề liên quan đến hiện tượng Nhân Quả, Tái sinh. Hy vọng rằng với mấy
trăm trang sách đơn, sơ, độc giả vẫn có được một sự kiện lạ lùng mà ngay cả
chính bản thân mình đôi khi cũng gặp phải trong đời và một số thắc mắc từ muôn
nơi, muôn thuở về những gì liên hệ đến hiện tượng Luân hồi tái sinh cũng sẽ
được giải đáp phần nào.
Đọc hết quyển sách, chắc hẳn độc giả sẽ hoặc hài lòng về một số
vấn đề đã được nêu ra. Đó chính là điều khó tránh vì sự lãnh hội và phê bình là
những cái mà độc giả hoàn toàn tự do. Tác giả chỉ hy vọng đóng góp một phần rất
nhỏ vào lãnh vực nghiên cứu hiện tượng Luân hồi. Tái sinh, một lãnh vựv mà ngày
nay, không riêng gỉ các nhà tôn giáo mà cả các nhà khoa học cũng đã quan tâm,
vì đó là một dữ kiện cần được nghiên cứu và kiêm nhận.
Khi viết quyển sách này, tác giả may mắn đã có được khá nhiều
thuận lợi về nhiều mặt nhất là vấn đề tài liệu. Trước tiên, tác giả xin chân
thành cảm tạ Thượng toa Thích Trí Hải ở chùa Hải Đức (Nam Giao Huế) đã gởi tặng
bức ảnh (chụp năm 1958) Sư Phước Huệ chụp chung với viên Kỹ sự Frank. M. Balk
(người con tiền kiếp) để chứng minh cho câu chuyện lạ lùng có thật ở Việt Nam.
Ngoài ra tác giả cũng xin cảm tạ Linh mục T.H. Châu, Sư huynh
Thanh Đức. Thượng tọa Thích Chánh Lạc, Thượng tọa Thích Giác Lượng đã góp ý,
phê bình, khuyến khích và giúp một số tài liệu. Tác giả cũng không quên cám ơn
ông Đoàn Văn Hai, nhà giáo và cũng là nhà sưu tầm biên soạn ở Huế đã cung cấp
nhiều tài liệu quý giá cũng như đã liên lạc với quý thầy tại chùa Phước Huệ để
ghi lại các sự kiện về Sư Phước Huệ để gởi sang. Tác giả cũng ghi nhận hảo ý
của anh Nguyễn Huy Trực ở Cali
đã vui lòng giới thiệu một một số sách một số sách liên hệ đền đề tài Tái Sinh,
Luân hồi. Ngoài ra còn có nhã ý giới thiệu anh Ngô Văn Hoa ở Montreal dịch giả cuốn Have We Lived beford
của Linda Atkinson (1982). Chính dịch giả cũng đã từ Montreal viết thư qua khích lệ khi biết tác
giả đang biên soạn cuốn sách này và đã cung cấp khá nhiều tư liệu quý giá.
May mắn nhất là những tư liệu tranh ảnh trong công trình biên soạn
cuốn Medical Curiosities của hai nhà khoa học George M.Gould (AM.MD) và Walter
L.Pyle (AM.MD) do nhà xuất bản Hammond Hoa Kỳ phát hành năm 1983. Đây là những
tư liệu tranh ảnh rất có giá trị, giúp góp phần vào sự tìm hiểu và giải đáp về
vấn đề Luân hồi nghiệp báo. Những tư liệu đặc biệt của nhà nghiên cức Jeffrey
Iverson trình bày những trường hợp có thật về hiện tượng tái sinh cũng như
những trường hợp lạ lung mà Đ.Đ. K. Sri Dhammananda thu thập được khắp nơi trên
thế giới (Minh Tuệ - 1974). Ngoài ra còn nhiều tư liệu tranh ảnh, sách báo
trong và ngoài nước cũng được thu thập để minh họa cho đề tài Tiền Kiếp và Hậu
Kiếp.
Vì nhiều khó khăn trở ngại, chúng tôi không thể tiếp xúc hay liên
lạc được với tát cả tác giả của những tác phẩm, những tài liệu mà chúng tôi đã
sử dụng, đó là một điều đáng tiếc. Rất mong quý vị hoan hỉ bỏ qua những thiếu
sót lớn lao ấy. Tuy nhiên, để được rõ ràng về nguồn gốc tư liệu, chúng tôi luôn
luôn ghi chú đầy đủ xuất xứ của những tư liệu ở những đoạn trích đăng hay dưới
các tranh ảnh. Các tư liệu trích dẫn còn được ghi chú rõ ràng ở phần tài liệu
tham khảo nơi cuối sách.
Cuốn sách nhỏ này không thể chứa đựng đầy đủ những chi tiết quan
trọng. Mặc dầu vậy, chúng tôi cũng hy vọng giúp bạn đọc phần nào có được vài ý
niệm về Luân hồi tái sinh.
Dù tác giả đã cố gắng thật nhiều trong khi soạn thảo cuốn sách
này, nhưng chắc chắn lần xuất bản đầu tiên sẽ có nhiều sai sót. Rất mong được
sự sự đóng góp tài liệu và chỉ giáo thêm của quý vị độc giả xa gần để hy vọng
lần xuất bản sau được đầy đủ hơn.
Mục Lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8