Thưa quý vị! Mưới món phiền não tôi vừa kể trên, trong kinh gọi là "Thập
thiết". Nghĩa là 10 món này xiềng-xích này nó xiềng- xích trói cột
chúng-sanh không giải-thoát được sanh-tử luân hồi; cũng kêu là
"thập-sử", vì nó sai sử chúng ta làm nô lệ cho that tình lục dục lăn lộn
trong ba cõi (Dục-giới, Sắc giới, Vô-sắc-giới) và quanh quẩn sáu đường
(Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, Thiên, Nhơn, A-tu-la) chịu khổ. Người học
Phật phải phá trừ 10 cái xiềng xích này thì mới được tự do giải thoát và
mới khỏi làm nô lệ cho thất tình, lục dục. Như thế gọi là "Tu Tâm".
Mười món trên đây, trong Duy-thức gọi là căn bản phiền não; nghĩa là 10
món phiền não gốc. Từ 10 món phiền não gốc này, sanh ra 20 món chi-mạt
phiền não sau đây, trong Duy thức gọi là "Tùy phiền não", nghĩa là
phiền-não chi-mạt từ nơi gốc mà sanh ra.
11. Phấn là tức giận. Do đối với nghịch cảnh, trước hết nổi nóng lên
(sân), kế đó sanh ra tức giận nghẹn ngào, nói chẳng ra tiếng, hoặc tuôn
ra nước mắt lộ ra gương mặt hầm hừ, bộ dạng hung hăng, mất tánh ôn hòa
nhã nhặn. Vì tức giận nên mới đánh đập chưởi mắng người, làm những điều
tội lỗi. Vì tức giận mà đập bàn, vỗ ghế, la ó ray rà, mất hết tư cách
của người Phật-tử. Vì tức giận mà đánh người một cách tàn nhẫn; chẳng
biết đã tay; giết người như chém chuối, không chút đau long!... Cũng có
người tức giận bởi tình duyên trắc trở, mà đâm ra liều mình tự tử, uống
thuốc độc hay trầm mình, hoặc giết con, đốt chồng v.v… như trên mặt báo
thường kể.
Hàng Phật-tử chúng ta ôn hòa nhã nhặn; mỗi khi long tức giận nổi lên,
phải định tâm niệm Phật, để dằn nó xuống. Như thế gọi là "Tu Tâm"
12.-Hận là hờn. Có 2:1. –Hờn mát, nghĩa là hờn một chút thôi. 2.-Hờn
thiệt, nghĩa là gặp việc gì trái ý, hờn hoài không bỏ. Người có tánh hờn
mát, thì hay hờn lắm, dù là việc không đáng, nhưng chỉ hờn trong giây
lát thôi. Còn người hờn thật, thì ít hay hờn, nhưng mỗi khi hờn, thì ít
có bỏ qua được. Như lời tục nói "Hờn thâm xương"
Vì gặp nghịch cảnh, trước sanh ra nóng giận, sau khi giận không bỏ qua
được, nên mới có "Hờn". Vì hờn nên ôm ấp oán thù. Bởi ôm ấp oán thu, cho
nên lập mưu này kẻ nọ, để gặp cơ hội thuận tiện đặng trả thù. Như lời
tục nói "Thù xưa chẳng đội trời chung" là vậy.
Cái "Hờn" này tuy nó ngấm ngầm, mà dễ sợ lắm! Cũng như lửa than, mỗi khi
gặp bối hay bùi nhùi, có hơi gió thổi, thì nó cháy phừng lên. Người ôm
long "hờn oán" cũng thế: Nó chỉ ngấm ngầm trong tâm mà thôi, mỗi khi có
người chọc ghẹo đến, hoặc gặp những việc trái ý, mặc dù chẳng xứng đáng
chỉ, nhưng cũng nổi nóng lên làm dữ.
Người đáng lúc ôm ấp cái "hờn", thì gặp cảnh nào cũng hướng mắt, thấy ai
cũng muốn gây. Gặp những người như vậy, chúng ta không nên chọc ghẹo
đến họ. Phật-tử chúng ta, quán sát cái "Hờn", có hại như thế, và trong
lúc ta hờn người, sẽ nặng long mình! Sách nói: "Oán gia nghi giải bất
nghi kiết" (việc oán thù nên cởi mở, không nên trói cột). Suy xét như
vậy mà dẹp trừ dần đi. Như thế gọi là "Tu Tâm".
13- Não là buồn rầu, bứt rứt. Vì gặp những việc trái ý trước nóng giận
và hờn, bởi không bỏ được, nên mới có buồn. Buồn man mác, bứt rứt nơi
lòng không vui được,hiện ra ngoài gương mặt buồn buồn! Cằn cằn, cửi rừi,
hoặc chẳng muốn nói cuời. Ai có hỏi đến thì nói xuôi xị, nếu ai động
đến thì gây liền.
Cái buồn man mác này tuy không ra gì, chớ khó lòng lắm! Nhứt là khi tụng
kinh, niệm Phật nó thường nổi lên. Nếu chúng ta không hỷ xả được, thì
nó làm cho ta buồn mãi không vui, có nhiều khi phải thối chí với đạo.
Chúng ta cũng nên phân biệt cho rõ: Nóng (sân), Giận (phấn), Hờn (hận).
Buồn (não), bốn món tâm sở này khác nhau, từ hành tướng cho đến
công-năng đều khác. Nếu không khác, thì sao có 4 danh từ khác nhau. Tôi
xin tạm thí-dụ để quý vị dễ nhận: Sân (nóng) cũng như lửa rơm, nó chỉ
cháy bừng lên, một cách cấp tốc. Giận cũng như lửa củi, phừng phừng cháy
tới, khó dập tắt liền được. Hờn,cũng như lửa than, không lên ngọn mà
vẫn cháy hoài, nóng lắm. Buồn, cũng như ngọn lửa tàn, tuy hết cháy chớ
nó còn vùi trong tro nóng, và cũng nóng hầm cả buổi mới nguội.
Hàng Phật-tử chúng ta cố gắng dập tắt lửa long, không còn chút gì ham
nóng; làm sao cho tâm mình mát mẻ như nước ao A-Nậu (thanh lương thủy).
Như thể gọi là "Tu Tâm".
14.- Phú là che giấu tội lỗi của mình. Mình làm điều gì sai quấy, không
chịu phát-lồ sám hối; vì sợ người ta biết rồi xấu hổ,mất danh tiếng và
quyền lợi của mình, nên che giấu. Đâu biết rằng "ai cho khỏi lỗi"; người
có lỗi mà biết phát-lồsám hối là một điều hay, làm cho ai nấy điều
chứng biết tội lỗi của mình; từ đó về sau mình không dám làm nữa. Cũng
như cái áo dơ có giặt, thì áo mới sạch, nhọt được mổ rửa, thì nhọt mới
mau lành. Trái lại, che giấu thì tội lỗi càng thêm; trong lòng ăn năn
buồn bã không an. Cũng như mụt ghẻ không chịu mỗ rửa, thì nó đau nhứt
nhiều ngày, áo dơ chẳng giặt thì mùi hôi không hết. Bởi thế, người tu
Phật có lỗi không được che giấu mà phải phát-lồ sám hối, tội ấy mới được
trong sạch. Theo thường lệ, Phật-tử mỗi tháng phải phát-lồ sám hối hai
lần, là ngày 14 và 29( tháng thiếu 28), thì tôi nghiệp mới được tiêu
trừ. Như thế mới gọi là "Tu Tâm".
15.- Tật là tật đố, ganh ghét. Thấy người có tài hay, danh tiếng tốt,
đức cao quyền trọng, mình sanh lòng đố kị ghen ghét. Thấy người vinh
hiển, mình lấy làm xốn mắt, chướng tai, trong lòng xốn xang khó chịu, lộ
ra cử chỉ nhún trề, háy nguýt, kiếm chuyện nói xấu, làm cho giảm danh
giá của người. Đây là tánh tiểu nhơn, người tu Phật phải cố dẹp trừ tâm
tật đố. Như thế gọi là "Tu Tâm".
16.- Xan là bỏn xẻn rít-rắm.; người đời kêu là hà tiện. Có tiền của rất
nhiều, nhưng không chịu đem bố thí giúp đỡ cho ai; từ vật nhỏ cho đến
vật lớn, dù gặp người đói rách hoạn nạn cũng mặc tình. Biết được nghề
hay, hay hiều được giáo pháp, không chịu chỉ dạy cho người; dù có dạy
cũng sơ sài mà thôi; thà cheat đem theo. Chớ không muốn dạy người. Làm
bộ tịch như người quê mùa nghèo khó, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc.
Chứa để của cải, đến đổi hôi thúi, hư mục rồi đem đổ bỏ; tiền bạc để
mối ăn, rồi trách đất kêu trời, chớ chẳng bố thí một xu, hay cho người
một lon gạo.
Người tánh tình-rít rắm ấy, hiện đời không ai ưa, sau cheat rồi làm loài
ngạ quỉ. Hàng Phật-tử chúng ta, phải tự xét lấy tâm mình, nếu có tánh
bỏn xẻn về tài sản hay giáo pháp phải mau sửa đổi đi. Như thế gọi là "Tu
Tâm".
17.-Cuồng là dối gạt người. Vì cầu danh-lợi, nên dối hiện như người thật
thà, hiền hậu, hoặc làm như người tu hành có phước đức lắm. Miệng Phật
tâm rắn, lập những hạnh lạ thường, làm nhiều điều khác chúng, bày những
việc không thật, gait gẫm, phỉnh phờ người, để trông cầu danh tiếng tài
lợi. Người học Phật phải tự kiểm điểm mình, nếu có tánh dối trá ấy, phải
sửa đổi liền đi. Như thế gọi là "Tu Tâm".
18.-Kiêu là kiê căng. nh giàu có, quyền thế, danh vọng, hoặc tài hay rồi
kiêu-căng, phách lối coi người không ra gì, khinh người không thèm
tiếp, gặp người chào hỏi chẳng trả lời; hiêu hiêu tự đắc, mục hạ vô
nhơn. Người có tánh kiêu-căng thì chẳng ai ưa tự tốn âm- đức của mình.
Phật tử chúng ta, tự xét lấy mình nếu có tánh kiêu căng này phải mau sửa
đổi. Như thế gọi là "Tu Tâm"
19.-Siễm là bợ đỡ, dua nịnh. Đối với người có quyền thế hoặc giàu có
v.v…bợ đỡ, nịnh hót, chìu uốn cho được lòng người. Làm bộ cung kính và
khen ngợi người, trau chuốt lời nói không thật, để lợi dụng tiền của
quyền thế hoặc công lao của người. Phật tử chúng ta, tự xét lấy mình,
nếu có tánh bợ đỡ dua nịnh, phải sữa đổi đi. Như thế gọi là "Tu Tâm" .
20.-Hại là làm tổn hại. Đối với các loài hữu tình đã không có lòng từ bi
thương xót, lại làm tổn hại chúng nó. Mặc dù những loài vật ấy không
động phạm đến mình, nhưng hễ gặp đến thì vẫn muốn giết hại, như cào cào
chấu chấu v.v… nếu không ngắt cánh, thì cũng bẻ giò. Một tỷ-dụ nữa: như
trái cây của người, những trái dùng được thì hái ăn đã đành, còn những
trái non nớt, ăn không được cũng bẻ phá. Tánh phá hại này làm tổn hại
đức "Bi" của mình. Người học Phật cần phải sửa đổi. Như thế gọi là "Tu
Tâm"
21.-Vô Tàm là không biết hổ.
22.- Vô Quí là không biết thẹn. Nghĩa là: làm việc sái quấy, đối với
lương tâm mình không biết hổ, đối với người khác mình không biết thẹn.
Thấy người Hiền không biết kính trọng, gặp việc phải chẳng màng. Bởi làm
việc quấy không sở người chê cười, nên tội ác mỗi ngày càng thêm lớn.
Người không biết hổ thẹn, thì không đủ tư cách làm người, bị chúng khinh
cười, không còn giá trị.
23.-Điệu cử là lao chao. Tâm tánh lao chao không được trầm tĩnh. Nhiều
khi thố lộ nơi thân: nhịp vế rung đùi, đứng ngổi lật đật. Phát hiện nơi
miệng: nói năng lấp bấp, cười cợt không ngừng. Người tánh neat lao chao,
thì không ra người lớn. Nếu người có tư cách Đại nhơn, nhứt là nhà Tu
sĩ, phải cố gắng hàng phục tâm điệu-cử này. Nếu thắng được nó, thì mới
trở nên người đàng hoàng, đứng đắn. Tu như thế gọi là "Tu Tâm".
24.- Hôn Trầm là mờ mịt. Như trong lúc chúng ta nghe kinh, ngồi nghe một
hồi rồi mơ màng, ngủ không phải ngủ, vì tai vẫn nghe nói pháp văng vẳn;
nhưng không nghe rõ vị Giảng-sư nói gì. Một tỷ-dụ khác: như trong lúc
chúng ta ngồi yên, tưởng Phật hay niệm Phật, tưởng niệm một hồi tâm mơ
màng rồi ngủ gục, không còn biết tưởng niệm gì nũa cả.; mặc dù tay đương
lần chuỗi, miệng vẫn niệm Phật.
25.-Tán Loạn là rối loạn. Tâm nghĩ xằng xiêng tản mát, phân biệt lăng
xăng, rong ruỗi theo cảnh trần. Bởi tán loạn nên tâm không định, vì tâm
không định, nên không phát sanh trí huệ, do không trí huệ, nên không
đoạn được vô minh phiền não. Phiền não không đoạn thì không bao giờ
thành đạo, chứng quả được. Tỉ dụ như cái đèn bị gió xao, không đứng
yean, nên không sáng tỏ. Bởi không sáng tỏ, nên không phá trừ tối tăm.
Tâm tán loạn làm chướng ngại chánh định và huệ. Người học Phật phải cố
gắng dẹp trừ. Như thế gọi là "Tu Tâm"
Thưa qúy vị! Bạch Thế Tôn! Ba món tâm sở: điệu cử (lao chao), hôn trầm
(ngủ gục) và tán loạn này, in tuồng không hại chi lắ; nhưng đối với
người tu hành, nó rất chướng ngại! Ví trong khi tụng kinh, niệm Phật,
tham thiền, quán tưởng, thì phần nhiều bị tâm sở điệu cử và tán loạn nổi
lên: Nghĩ nhớ xằng xiêng, hết chuyện này đến chuyện khác. Có khi những
chuyện đã qua 5,10 măm về trước, song đến lúc tụng kinh, niệm Phật, thì
nó đua nhau khởi lên không sót một việc. Khi biết đó là tán loạn, là
vọng tưởng, hành giả liền dẹp trừ không tưởng đến, nhưng vừa bỏ được
chuyện này, thì nó khởi lên chuyện khác. Hoặc những việc làm ăn hằng
ngày, đến khi tụng kinh, niệm Phật nó lại nổi lên hết. Khi dẹp trừ tâm
sở tán loạn (vọng tưởng) vừa êm êm, thì tâm sở hôn trầm (ngủ gục) lại
nổi lên. Hành giả phải cố gắng để tâm, cử niệm, dẹp trừ được hôn trầm
(ngủ gục) thì tán loạn nổi lên…. Tán loạn, điệu cử và hôn-trầm 3 món tâm
sở này, thay nhau khuấy nhiễu người mới tập tu thiền, niệm Phật không
ít. Thắng được Bạch Thế Tôn! món tâm sở này không dễ, mà có thắng nó mới
được thành công. Hành giả phải trải qua một thời gian hơi lâu và dụng
công nhiều mới thắng được.
26- Phóng Dật là buông lung, không biết tự kềm thúc lấy mình. Tánh
nghinh ngang không trọng kỷ luật, không giữ giới pháp của mình đã thọ.
Nói năng, giỡn cười tự do muốn làm gì thì làm, người khuyên nhắc không
nghe, nên ác nghiệp mỗi ngày càng tăng, phước lành tổn giảm. Người đời
vì tánh buông lung cở bạc rượu trà, ăn chơi phá tán, nên nhiều khi của
cải tiêu tan, thân thể bịnh hoạn. Người tu Phật, phải dẹp trừ tánh buông
lung này, thì tu hành mới được thành công. Tu như thế gọi là "Tu Tâm"
Quý vị cũng nên phân biệt một chút, để cho rõ hành tướng của món tâm sở này:
1.- Điệu cữ là tâm lao chao; 2- Tán loạn là tâm vọng tưởng, rối loạn; 3-
Phóng dật là tâm buông lung. Tôi xin tỷ dụ để cho rõ 3 món tâm sở này:
1.- như con ngựa cột ở trong chuồng, tuy đứng một chỗ, nhưng đầu và mình
vẫn lắc qua, lắc lại, như thế là dụ cho tâm lao chao. 2- Con ngựa không
còn bị cột đứng một chỗ nữa, nó chạy tới chạy luui lăng xăng trong
chuồng, như thế dụ cho tâm tán loạn. 3.- Đến lúc ngựa tông chuồng, rong
ruổi theo cái, hoặc phá hại khoai b81p của người v.v…như thế dụ cho tâm
buông lung. Hành tướng của Bạch Thế Tôn! món tâm này, khác nhau như thế.
27.- Bất Tín là không tin. Không tin nhơn quả tội phước, không tin giáo
pháp chơn chánh của Thánh Hiền, không tin điều hay lẽ phải. Vì không tin
cho nên không làm, vì không tin cho nên sanh ra biếng nhác, ưa thích
những điều ô nhiễm, làm cho tâm tánh đen tối. Hàng Phật-tử phải trừ tâm
bất tín. Như thế gọi là "Tu Tâm"
28. Giải Đải là biếng nhác, trễ nãi. Bất luận việc nhỏ hay việc lớn, đều
biếng nhác không muốn làm. Giả sử có làm thì cũng sơ sài, cẩu thả hoặc
nửa chừng rồi bỏ, làm chừng nào rồi cũng được. Trong giới sĩ, nông,
công, thương các nghề nghiệp, nếu người có tánh giải đãi thì công việc
khó thành, dầu có thành cũng không được tốt đẹp. Người tu hành do dãi
đãi nên lâu được thành đạo, chứng qua. Vô số kiếp về trước, Phật Thích
Ca va Đức Di Lặc, hai ngài đồng thời tu hành. Đức Thích Các Bồ tát Ma ha
tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nhờ tinh tấn mà thành Phật trước
Đức Di Lặc một tiểu kiếp. Ngài Di Lặc do giải đãi,nên hiện nay vẫn còn
lảm Bồ tát. Chúng ta phải trừ tánh giải đãi của mình, thì sự tu hành mới
chóng thành công đắc quả. Tu như thế gọi là "Tu Tâm".
29.-Thất Niệm là không nhớ. Nghĩa là không chăm chú, để ý đến công việc
làm của mình. Vì quên mà hư hỏng nhiều việc lớn lao! Người tu thiền hoặc
niệm Phật, vì không nhớ chánh niệm nên vọng niệm dễ sanh. Bởi thế,
người tu Phật phải định tâm, chú ý và dẹp trừ thất niệm (quên chánh
niệm). Như thế gọi là "Tu Tâm"
30.- Bất Chánh Trí là hiểu biết không chánh đáng. Nghĩa là hiểu tà vạy,
hiểu mê lầm. Vì hiểu lầm nên mới làm sai; có khi cũng vì hiểu lầm mà
phải xích mích với nhau. Thế nên người học Phật, phải hiểu biết rõ ràng
và chánh đáng. Khi tiếp xúc một việc gì, phải phán đoán và suy xét cho
kỹ, để tránh những sự hiểu lầm hoặc không chánh, có thế mới tránh khỏi
được những hành vi không hay. Biết sửa đổi như thế gọi là "Tu Tâm" .