- ĐẠO ĐỨC THIÊN NIÊN KỶ
Mục Lục
PHẦN I - NỀN TẢNG CỦA LUÂN LÝ
Chương 1: Xã hội Tân tiến và Truy tầm Hạnh phúc Nhân loại
Chương 2: Không Phép lạ, Không Bí mật
Chương 3: Căn nguyên Tùy thuộc và Bản chất của Thực tế
Chương 4: Tái định Mục tiêu
Chương 5: Cảm xúc Tối thượng
PHẦN II - LUÂN LÝ VÀ CÁ NHÂN
Chương 6: Luân lý về Nhẫn
Chương 7: Luân lý về Hạnh
Chương 8: Luân lý về Từ bi
Chương 9: Luân lý và Đau khổ
Chương 10: Nhu cầu Nhận thức
PHẦN III - LUÂN LÝ VÀ XÃ HỘI
Chương 11: Trách nhiệm Toàn cầu
Chương 12: Trình độ Dấn thân
Chương 13: Luân lý trong Xã hội
Chương 14: Hòa bình và Giải giới
Chương 15: Vai trò Tôn giáo trong Xã hội Tân tiến
Chương 16: Lời Kêu Gọi
Giới thiệu
Đức Đạt lai Lạt ma là vị lãnh đạo tinh thần và thế tục của dân tộc Tây tạng. Nỗ lực không ngừng của ngài cho nhân quyền và hòa bình thế giới đã được cả thế giới công nhận. Ngài đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng, giải Wallenberg Award (do Hội Nhân quyền của Hạ viện Hoa kỳ), giải Albert Schweitzer Award, và giải Nobel Hòa bình.
Chỉ vào những giai đoạn mà chúng ta có rất ít niềm tin vào nhau, rất ít tin cậy nơi thiện chí làm điều thiện của người khác, thì một giọng nói mới có thể vươn lên xóa tan mọi ảo ảnh. Phải có một người thật đảm lược, như đức Đạt lai Lạt ma, đứng ra trực diện trong các thời điểm này và mang đến cho chúng ta niềm hy vọng.
Đây là một luận thuyết đề cao sự thiện lành nơi con người. Số người sống một đời bạo động và gian trá thật nhỏ bé, so với số người – đa số thầm lặng – chỉ ước mong điều tốt lành cho tha nhân. Theo đức Đạt lai Lạt ma, sự tồn sinh của chúng ta tùy thuộc và tiếp tục tùy thuộc vào sự thiện lành căn bản của con người. "Điều hữu hiệu và quan trọng hơn pháp lý chính là quan điểm của chúng ta đối với cảm giác của người khác ở một trình độ đơn thuần của con người... Ở đây, tôi muốn viện dẫn đến khả năng tất cả chúng ta đều có trong sự thân ái đối với nhau... đến nỗi không sao chịu đựng được khi nhìn thấy sự đau khổ của kẻ khác."
Đức Đạt lai Lạt ma trình bày một hệ thống đạo lý không những đặt nền tảng trên lẽ thường và lý tính – có khi trái lại cùng các giáo điều tôn giáo và luật pháp nghiêm trị – mà còn đặt tiêu điểm là hạnh phúc tối thượng của mỗi cá nhân. Ngài chứng minh rằng loài người chúng ta thiện lành hơn ta tưởng, và một xã hội hay một đời sống vun trồng bác ái và từ bi hoàn toàn nằm trong tầm tay với. Nếu có đủ người hành động với tri thức về "sự tinh khôi uyên nguyên" của mình, thì một cuộc cách mạng hòa bình toàn cầu sẽ tiếp nối. Riverhead Books
"Đức Đạt lai Lạt ma đã triển khai triết lý hòa bình của ngài từ một sự tôn kính đối với tất cả mọi chúng sanh, và trên quan niệm trách vụ toàn cầu bao gồm cả nhân loại lẫn thiên nhiên." Ủy ban giải Nobel Na uy, giải Nobel Hòa bình 1989
"Trên giấy bút... đức Đạt lai Lạt ma là một hóa thân của một vị Phật, vị lãnh đạo của một chính phủ lưu vong, và một tiến sĩ siêu hình học. Tuy nhiên điều phi thường nhất về ngài có thể chỉ là nhân bản tính mạnh mẽ và khiêm cung của ngài." - Pico Iyer
"Mặc dù tự cho mình chỉ là một người đơn thuần, nhưng ngài được toàn thế giới biết đến như một người tranh thủ cho hòa bình không mệt mỏi, một vị thầy tâm linh, một người với thiên khiếu truyền bá các siêu diệu đế bằng một phương cách dễ thông đạt đến tất cả mọi người. Với tài phối hợp được vừa cả khôi hài tính, sự thông tuệ nhạy bén, cùng một sự khiêm hòa động tâm, ngài đã chinh phục được nhiều bằng hữu và người sùng mộ khắp trên thế giới." - Thượng nghị sĩ Clairborne Pell
Nguồn : Đạo Phật Ngày Nay