Tám năm trước, cũng tức là Mao Sâm lúc 26 tuổi, vào cái đêm trước ngày cậu ấy tốt nghiệp tiến sĩ, tôi nhận được một bức thư được viết một cách rất nhiệt tình của con trai gửi cho tôi từ Mỹ, trong thư cậu ấy viết:
Mẹ kính yêu!
Con rất vui mà báo cho mẹ biết, luận văn của con sắp hoàn thành rồi, tháng tám năm nay là có thể hoàn tất việc tốt nghiệp tiến sĩ. Con rất cảm kích mẹ trong bốn năm qua đã động viên và giúp đỡ, ủng hộ cho con, khiến con có thể thuận buồm xuôi gió trên con đường học tập. Ngày nay sắp được đội lên đầu chiếc nón tiến sĩ, người cảm niệm đầu tiên chính là mẹ - người mẹ vĩ đại của con!
Con chân thành thỉnh mời mẹ đến trường học của con (Học viện Thương mại Trường đại học Công Nghệ Louisiana) để tham gia buổi lễ tốt nghiệp tiến sĩ của con. Con sẽ đưa mẹ đi xem khu vườn trường xinh đẹp; con sẽ mặc bộ lễ phục tiến sĩ chụp hình lưu niệm với mẹ; con sẽ giới thiệu với mẹ những vị giáo sư và bạn học ưu tú; ngoài ra, con sẽ đưa mẹ đi tham quan những thắng cảnh chủ yếu của nước Mỹ. Tiền kinh phí tất cả con sẽ lo. Kèm theo thư là chứng thư của ngân hàng và chứng minh tài chính (dùng sử dụng kèm với Visa). Con tin tưởng rằng chuyến đi đến Mỹ lần này của mẹ sẽ tràn đầy niềm vui.
Con trai của Mẹ
Mao Sâm kính thư!
Ngày 31- 03 – 1999”.
Nhận được lá thư này của con trai, tôi vô cùng vui sướng. Mao Sâm từ lúc học tiểu học, trung học, đại học, thạc sĩ, rồi tiến sĩ, đã học trọn 20 năm rồi. Tôi và con trai đã trải qua cuộc sống của 20 năm trời. Bây giờ con trai có thể ngay lập tức bước ra xã hội, có thể vì xã hội mà làm việc được rồi, tâm tình của một người làm mẹ là như thế nào? Thì giống như là đứng trước một khu vườn đầy hoa tươi nở rộ, giống như là người nông dân đối với thành quả to lớn của mình vậy, do vậy nên trong lòng tôi cảm thấy vô cùng vui sướng.
***********
Giáo sư: Cảm tạ mẹ đã dưỡng dục con thành người. Tôi còn nhớ lúc tôi 20 tuổi, nhận được một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật của mẹ, trong tấm thiệp này mẹ đã viết một cách tình ý sâu xa rằng:
“Con đã ở dưới ánh sáng tình yêu thương của mẹ mà lớn thành người thanh niên 20 tuổi. Một năm 360 ngày, có nghĩa là đã 7,200 ngày đêm, bất luận là mẹ bận rộn hay là đau khổ, bất luận là mẹ nghèo khó hay sung túc thì con cũng đều lớn lên trong no ấm và an vui. Từ nhà trẻ Đệ Nhất ở Quảng Châu cho đến Trường đại học Trung Sơn, mẹ đã dùng tâm huyết để vun tưới cho hạt cây giống là con đây, bởi vì mẹ là mẹ của con.
Trong các giai đoạn trưởng thành của con, vì con mà mẹ sắp đặt trù hoạch, dùng nước của trí tuệ mà vun tưới cho hạt giống là con đây, bởi vì mẹ là người thầy đầu tiên của con. Cùng con thúc tất tâm sự, cùng nhau nghiên cứu thảo luận về triết lý vũ trụ nhân sinh, dùng tình bạn ấm áp mà tưới ướt cho hạt giống là con, bởi vì mẹ là bạn của con.
Con trai Mao Sâm, những năm tháng của tuổi thanh xuân đáng quý, phải thường thường tự hỏi chính mình:
20 tuổi, con là sinh viên,
30 tuổi, con sẽ là gì?
40 tuổi, con sẽ đứng ở vị trí nào trong xã hội?......”
Các vị bằng hũu! Cái ngôn từ tốt đẹp nhất mà con người ta có thể thốt ra từ miệng mình chính là từ “Mẹ yêu”, tiếng gọi làm cảm động lòng người nhất chính là từ “Mẹ”, đây là từ có ý tứ hàm súc sâu sắc, đây là cách gọi bình thường mà vĩ đại, nó tràn đầy ấm áp và từ ái, nó biểu hiện sự giáo hóa và trách nhiệm thiêng liêng. Mẹ! sự giáo dục của mẹ đối với con, sẽ theo con suốt cả cuộc đời.
Mẹ! Mẹ là mẹ của con, cũng là thầy của con, cũng là bạn của con.
Cô giáo: Niềm vui sướng của một nông dân là gì? Là đứng trước vụ mùa bội thu. Niềm vui sướng của một người mẹ là gì? Là nhìn thấy con cái thành tài, vì gia đình mà nuôi dạy thành một đứa con ngoan, vì xã hội mà nuôi dạy thành một nhân tài, đây chính là tâm nguyện của mỗi một người mẹ như chúng ta, là sự lập chí của chúng ta. Khi chúng ta quyết định nuôi dạy con cái mình nên người, chúng ta có cái tâm nguyện này, chúng ta mới có thể sinh con. Tôi lúc 28 tuổi mới sinh đứa con trai này, lúc đó trong lòng tôi nghĩ rằng, mình có con rồi nhất định sẽ nuôi dạy nó nên người. Tôi từ trong những kinh nghiệm cuộc sống của chính mình mà thể nghiệm được rằng: “Trách nhiệm hàng đầu của một người mẹ là dạy con”. Tôi không những có công việc ngoài xã hội, mà còn làm việc cho đến khi về hưu, nhưng công việc này đối với tôi chỉ xếp ở vị trí thứ hai, dạy con là xếp ở vị trí thứ nhất. Tôi cảm thấy người làm cha nên đem công việc xã hội xếp ở vị trí thứ nhất, còn người làm mẹ thì đem sức chú ý mà tập trung vào việc dạy dỗ tốt con cái. Đương nhiên những gia đình có điều kiện kinh tế cho phép, người vợ có thể không cần phải đi ra ngoài làm việc, ở nhà chuyên tâm giúp chồng dạy dỗ con cái, đương nhiên được như vậy thì rất tốt, nhưng mà ngày nay đại đa số các cặp vợ chồng đều cùng nhau đi ra ngoài xã hội làm việc, trong tình hình này, người làm mẹ như chúng ta nhất định phải nhớ rằng, trách nhiệm số một của chúng ta chính là dạy con.
Có một số người mẹ trẻ cho rằng: “Chăm chỉ dạy dỗ con cái nghiêm túc là một công việc rất khổ và rất mệt”. Nhưng như vậy tôi muốn hỏi, nếu như bạn không dạy con cho tốt khiến con cái trở thành kẻ bại hoại trong xã hội thì bạn không phải là càng khổ càng mệt sao?. Chúng ta cũng biết, vào tháng 4 năm nay, có xảy ra một việc làm kinh động lòng người, một học sinh người Hàn Quốc của học viện công nghệ Virginia của Mỹ, chỉ vì vấn đề tình cảm không suông sẻ mà tùy tiện nổ súng bắn chết 32 người vô tội là bạn học và thầy cô giáo. Đứa trẻ này làm ra cái hành vi như vậy khiến người ta không thể hiểu nổi, đó là do nó vốn đã thiếu đi sự giáo dục của gia đình, nó từ trước đã hình thành loại tính cách lạnh nhạt, thù hận và lập dị lẻ loi. Sau khi nó làm ra những cái hành vi không có lý trí này đã làm cho rất nhiều gia đình phải đau khổ. Cha mẹ nó cảm thấy vô cùng hổ thẹn, họ cảm thấy khó mà có thể đối diện với những người dân Mỹ này, họ đã nhiều lần muốn tự sát, rốt cuộc vì tự sát không thành, cha mẹ đều bị đưa đến bệnh viện. Việc người mẹ dạy dỗ tốt con cái, bạn cho rằng đây là việc của nhà bạn hay sao? Đó chính là cống hiến và trách nhiệm đối với xã hội.
Trung Quốc chúng ta đã xuất hiện những nhân vật ưu tú như mẹ của Khổng Tử và mẹ của Mạnh Tử. Họ đã dạy ra thành thánh thành hiền như Khổng Tử và Mạnh Tử. Cống hiến của họ đã vượt ra khỏi phạm vi của một gia đình, thậm chí còn phát huy tác dụng vượt ra khỏi thời đại khi đó. Ngàn đời sau, chúng ta vẫn còn nhận được vô cùng nhiều lợi ích! Cho nên sự giáo dục của người mẹ đối với con cái là vô cùng quan trọng. Con cái gần gũi tiếp xúc với người mẹ là nhiều nhất, từ lúc còn là thai nhi đến lúc ra đời, rồi còn nhỏ đến thiếu niên, thanh niên, sau đó đi ra xã hội thì sự ảnh hưởng của người mẹ là vô cùng lớn.
Sau khi xem qua rất nhiều bài luận nổi tiếng liên quan đến vấn đề giáo dục, chúng tôi phát hiện ra tại Trung Quốc chúng ta vào giữa những năm dân quốc có một vị là Ấn Quang đại sư, Ngài là một vị tổ sư nổi tiếng trong nhà Phật. Ngài đối với vấn đề giáo dục của gia đình, đối với sự giáo dục của người mẹ trình bày rất cặn kẽ. Ở đây tôi muốn cung cấp và chia sẻ với mọi người mười điều dạy mà Ngài đã nói.
Mười điều dạy vàng ngọc của Ấn Quang đại sư về vấn đề giáo dục trong gia đình:
1. Thế gian có ít người thiện lành là do trong gia đình không có cái giáo dục thiện lành. Mà trong sự giáo dục thiện lành của gia đình thì người mẹ là tối quan trọng. Bởi vì con người khi còn nhỏ, con ngày ngày đều ở bên cạnh mẹ, đặc biệt mẹ lại là người hun đúc đức tài, nên ở bên cạnh mẹ là nhiều nhất.
2. Mong quốc gia hưng thịnh mà không có người mẹ tài đức thì không còn có ai có thể giúp được. Thế gian không có người mẹ tốt thì không những đất nước không có người dân tốt mà gia đình cũng không có đứa con tốt.
3. Nên biết rằng, nếu vì thế gian mà đào tạo bồi dưỡng ra được một người dân thiện lành biết tuân giữ pháp luật thì đó chính là công đức lớn nhất.
Đại sư Ấn Quang nói rằng, chỉ cần bạn vì xã hội mà nuôi dạy ra được một công dân biết giữ gìn phép nước thì công đức của bạn là vô lượng. Cho nên những người làm mẹ như chúng ta cũng đừng quá căng thẳng, bậc làm cha mẹ cũng không cần phải cảm thấy áp lực quá lớn, chúng ta chỉ cần dạy tốt con cái có thể biết luật pháp, có thể tuân giữ luật pháp, đó chính là công đức của những người làm mẹ như chúng ta.
4. Thế gian không có thánh hiền là do thiếu người mẹ tài đức mà ra.
5. Trị quốc bình thiên hạ phải từ chỗ tề gia mà bắt đầu. Cho nên quyền lực của việc trị quốc bình thiên hạ thì người phụ nữ nắm giữ hơn một nửa.
6. Nước mà không có người tài đức, nguyên nhân gốc rễ của nó đều là do trong gia đình không có sự giáo dục thiện lành mà ra. Mà trong sự giáo dục của gia đình thì trách nhiệm của người mẹ càng trở nên quan trọng hơn cả, cứ lấy những lời mà Ấn Quang tôi lặp đi lặp lại mà làm căn bản để dạy con cái.
Ở đây chúng ta có thể thấy Ấn Quang đại sư đã đem vấn đề này giảng thuật được rất là rõ ràng. Đất nước không có nhân tài là vì trong gia đình đã không tạo ra được những đứa con tài đức. Mà trong sự giáo dục của gia đình thì sự dạy dỗ của người mẹ là quan trọng nhất. Cho nên sự giáo dục của người mẹ và sự giáo dục của gia đình chính là nền tảng của xã hội hài hòa.
7. Con người quả có thể dạy dỗ con cái thiện lành, gia cảnh sẽ tự nhiên mà hưng thịnh, thiên hạ sẽ thái bình vậy!
8. Gia đình có giáo dục tốt đẹp, thì những đứa con sinh ra đều là tài đức lương thiện. Nhà có con hiền thì quốc gia có hiền tài, dù nghèo khó thì cũng tự mà tốt đẹp, làm thay đổi đến cả xóm làng chung quanh, đạt được thì thiện lành đủ cả, lợi ích rộng khắp dân chúng. Những lợi ích như vậy đều xuất phát từ giáo dục trong gia đình. Trong giáo dục gia đình thì sự giáo dục của người mẹ là quan trọng nhất.
Ở đây chúng ta có thể thấy rằng, có được sự giáo dục tốt của gia đình thì quốc gia sẽ có nhân tài. Mà trong sự giáo dục tốt của gia đình thì sự giáo dục của người mẹ là vô cùng quan trọng. Nếu như có được sự giáo dục gia đình tốt thì đất nước sẽ có nhân tài. Nếu như chúng có thể tự mình làm tốt thì sẽ có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh trong thôn xóm, nếu như chúng có thể gặp được cơ hội tốt hơn nữa thì có thể phát triển lên, có thể ảnh hưởng đến cả một đất nước, thậm chí là cả thế giới nữa. Mà những lợi ích này là từ đâu mà ra? Là từ trong giáo dục của gia đình mà ra. Mà trong sự giáo dục của gia đình thì tối quan trọng chính là sự giáo dục của người mẹ. Hóa ra cái đạo lý là ở chỗ này.
9. Không có người mẹ tài đức thì do đâu mà có được con cái tài đức? Đây là đạo lý hết sức bình thường, người người đều có thể biết, điều đáng tiếc là có quá ít người đề xướng.
Ấn Quang đại sư nhấn mạnh ở chỗ này. Ngài nói, nếu không có người mẹ hiền minh thì sẽ không có những đứa con thật tốt, không có những đứa con thật tốt thì quốc gia cũng sẽ không có nhân tài. Đạo lý này rất nông cạn, rất dễ hiểu, nhưng hiện tại con người ta đều đã không chú ý tới. Cho nên chúng ta cần phải xem trọng việc giáo dục từ trong gia đình, coi trọng trách nhiệm của người làm mẹ.
10. Sự dạy dỗ của người mẹ trong gia đình chính là sự khởi nguồn ra các hiền tài, là căn bản của thiên hạ thái bình.
Đại sư Ấn Quang là một vị đại pháp sư cực kỳ nổi tiếng vào giữa những năm dân quốc, đây là một vị tổ sư. Chúng ta từ trong mười điều dạy của Ngài có thể thấy được sự giáo dục trong gia đình là quan trọng biết bao, trách nhiệm của người làm mẹ là quan trọng dường nào! Đại sư Ấn Quang là người thông Nho học, thông Phật học, Ngài có thể vì chúng ta mà trình bày sâu sắc và thấu triệt như vậy, chúng ta thật là vô cùng cảm tạ vì có thể nghe được sự chỉ dạy như thế, cho nên có thể nhận thấy người xưa đã nói câu nói: “Chí yếu mạc nhược giáo tử”, nghĩa là sự việc quan trọng nhất chính là dạy dỗ tốt cho con cái. Dạy dỗ tốt cho con cái là đã cống hiến cho sự nghiệp trị quốc bình thiên hạ, cống hiến cho sự nghiệp xã hội hài hòa. Vậy có điển hình nào cho việc này không?
Trong lịch sử đã có ba người mẹ kiệt xuất, họ chính là mẫu mực của việc giáo dục con cái, họ thực sự đã cống hiến cho sự nghiệp trị quốc bình thiên hạ. Ba người mẹ này đã làm vị anh hùng hậu đài khiến cho triều đại nhà Chu duy trì chính quyền được 800 năm. Họ là Thái Khương, Thái Nhậm và Thái Tự. Nguồn gốc của từ “Thái Thái” là từ đây mà ra. Từ “Thái Thái” là một cách xưng hô vô cùng tôn quý. Chúng ta có thể xem thấy cái bảng trên. Vợ của Thái Vương triều nhà Chu là Thái Khương, bà ấy sinh ra được ba người con trai. Con cả là Thái Bá, con kế là Trọng Ung, con út là Vương Quý. Sau đó vợ của Vương Quý là Thái Nhậm sinh ra Chu Văn Vương. Vợ của Chu Văn Vương là Thái Tự sinh ra Chu Vũ Vương và Chu Công.
Những người con do ba người mẹ này sinh ra, bất luận là làm vua hay không làm vua thì họ đều là những người vô cùng tài năng và đức độ. Như là Thái Vương sinh ra Thái Bá và Trọng Ung, đây là con trưởng và con thứ. Đương thời, hai vị này hiểu được tâm ý của cha. Người cha muốn đứa con út là Vương Quý sẽ lên kế thừa vương vị, để đồng thời có thể đem vương vị truyền lại cho đời sau là Chu Văn Vương. Lúc đó Thái Bá và Trọng Ung đã chủ động nhường cho người tài đức hơn. Khổng Tử tán thán đức hạnh của Thái Bá mà nói rằng: “ Thái Bá – Kỳ khả vị chí đức dã dĩ ai”. Nghĩa là nói: “Thái Bá, đức hạnh của ông ấy đã đạt đến đỉnh điểm”. Đây là cái đức hạnh gì? Đây chính là đức hạnh hiếu để. Do vì họ đã hiểu được tâm ý của cha mình mà bằng lòng thành tựu cho tâm ý đó của cha, đây gọi là hiếu; Đồng thời cũng thành tựu cho em trai của mình, đây gọi là để. Từ hiếu để mà xem, họ đều là vì lợi ích của quốc gia, cho nên anh cả và anh thứ đã chủ động nhường lại cho người tài đức hơn chính là vì để thành tựu một vị vua thánh hiền. Sau đó Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương và Chu Công đều trở thành những vị thánh nhân mà Khổng Tử tôn sùng nhất.
Thì ra người làm mẹ như chúng ta trong tay lại nắm giữ cái quyền hành to lớn của sự nghiệp vì thế giới hài hòa. Chúng ta vì xã hội mà chuyển đến nhân tài hoặc là vì xã hội mà tạo ra rác rưởi. Cho nên người làm mẹ như chúng ta cần phải hết sức thận trọng.
Nói về lý tưởng của riêng tôi, tôi làm mẹ là rất hy vọng vì xã hội mà bồi dưỡng và huấn luyện ra một giáo sư xuất sắc. Tôi mong đợi được làm mẹ của giáo sư, cho nên làm con trai của tôi, khi tốt nghiệp phổ thông, tôi đã nói với cậu ấy: “Con hãy lo học tập để mà sau này làm giáo sư trường đại học. Mẹ sẽ làm mẹ của giáo sư”. Về sau, con trai tôi cũng rất nghe lời, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ về ngành tài chính thì ở lại trường mà dạy học. Đáng lẽ cậu ấy cũng có thể đến công ty hoặc ngân hàng mà làm việc. Và nếu như vậy, biết đâu lại có thể có nhiều cơ hội được đãi ngộ hơn. Nhưng mà cậu con trai này vẫn là chú ý đến tâm nguyện của mẹ mình, cho nên cậu ấy đã chọn trường đại học, còn rất nhanh khiến tôi sớm thành mẹ của giáo sư nữa. Mao Sâm nhận dạy ở trường đại học, bất luận là trường đại học ở Mỹ hay là trường ở Úc Châu đều rất nỗ lực mà làm việc. Những vị lãnh đạo và các giáo sư của những trường này đều đánh giá người thanh niên này là rất ưu tú. Mao Sâm lúc dạy học ở đại học Queensland, do nhận được giải thưởng ưu tú cho nên Úc Châu phát hành một lượng lớn tờ báo Bưu Báo Úc Châu đã đặc biệt đăng bài viết về cậu ấy. Lúc Mao Sâm còn dạy học tại Mỹ với thân phận là một chuyên gia học giả đã có những cống hiến đặc biệt mà nhận được thẻ xanh của Mỹ. Sau đó, lúc chúng tôi di cư đến Úc thì chỉ trong thời gian một tháng mà trường đại học Úc Châu đã làm xong thẻ xanh của Úc Châu cho hai mẹ con chúng tôi, còn là thẻ cư trú vĩnh viễn của Úc Châu nữa. Chúng tôi sau khi nhận được giấy chứng nhận này, loại thị thực này thì mới bắt đầu lên đường đến Úc Châu. Trong thiệp mừng sinh nhật tôi vào năm ngoái, Mao Sâm tổng kết và viết rằng:
“ Mẹ kính yêu! Trong 33 năm qua, mẹ đã dùng đất của lòng yêu thương mà gây trồng, dùng nước của trí tuệ mà tưới tắm, khiến cho con từ một hạt giống mà dần dần nảy mầm đâm chồi, khỏe mạnh rồi lớn lên. Nhìn lại con đường đã đi qua, giờ đây mẹ có thể vui vẻ và an ủi mà nói rằng: “Những vất vả cực nhọc của tôi đã được an ủi. Tôi vì xã hội mà nuôi dưỡng ra được một tiến sĩ. Tôi đã trở thành mẹ của giáo sư rồi!””.
Nhưng mà cùng với sự nâng cao về tinh thần của mẹ con chúng tôi thì tôi đối với sự lý giải của giáo sư cũng được nâng cao về cả chiều rộng và chiều sâu. Tôi không những hy vọng con trai trở thành một vị giáo sư tài chính xuất sắc, mà còn hy vọng con trai có thể trở thành một vị giáo có đầy đủ những phẩm đức tốt theo truyền thống người Trung Hoa là Hiếu-Để-Trung-Tín-Lễ-Nghĩa-Liêm-Sỉ nữa, hy vọng con sẽ trở thành một vị giáo sư quân tử, hy vọng con sẽ trở thành một vị giáo sư thánh hiền. Tôi là một người phụ nữ Trung Quốc có tràn đầy lòng tin, tin Mạnh Tử đã nói: “Mọi người đều có làm được như vua Nghiêu vua Thuấn”. Những người làm mẹ như chúng ta không những lập chí vì xã hội, vì tổ quốc và nhân dân mà nuôi dạy nhân tài có chuyên nghiệp có kỹ thuật mà còn phải vì nhân loại mà nuôi dạy ra hạt giống thánh hiền. Phải giúp đỡ cho con cái thành thánh thành hiền, phải giúp cho con cái có thể đi lên con đường của thánh hiền. Tôi cảm thấy cái thế giới ngày nay đích thực là cần đến nghìn nghìn vạn vạn người giống như mẹ của Mạnh Tử vậy. Xin tất cả những người làm mẹ chúng ta đều hãy học tập mà làm theo như mẹ của Mạnh Tử, gánh vác trách nhiệm nuôi dạy con cái, gánh vác trách nhiệm số một của những người làm mẹ như chúng ta đó là “dạy dỗ con cái”.
Vừa rồi là chúng tôi đã trình bày nội dung thứ nhất, tiếp theo là chúng ta sẽ bàn đến nội dung thứ hai là “Khởi điểm của sự giáo dục trong gia đình – Thai giáo”.