Bắc truyền
Chú Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn
Tỳ khưu Giác Lộc dịch
17/08/2554 22:32 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


MỤC LỤC

 

 Lời người dịch
Lời tựa
Phần giới thiệu
 

Phần một: Chánh kinh
 

Phần hai: Chú giải

1. Phần Mở đầu
2. Phần Đất
3. Phần Nước, ....
4. Phần Chúng sanh, ...
5. Phần Không vô biên xứ, ...
6. Phần Sở kiến, Sở văn, ...   
7. Phần Đồng nhất, ...
8. Phần Hữu học
9. Phần Thánh vô lậu
10.Phần Như Lai
11. Bổn Sanh 500 Tỳ kheo

Tám Nghĩa Như Lai

 

 

Bhikkhu Bodhi sinh ở thành phố Newyork vào năm 1944. Ngài đã nhận bằng B.A (cử nhân) triết học từ Brooklyn College (1966) và bằng tiến sĩ triết học từ Claremont Graduate School (1972). Vào cuối năm 1972 ngài đến Srilanka, tại đây ngài tu sa di và năm sau  thọ đại giới với cố đại sư trưởng lão Balangoda Ananda Maitreya. Ngài cũng có thời gian nghiên cứu Phật Pháp ở Ấn độ. Kể từ năm 1984 ngài là chủ bút hội xuất bản kinh sách Phật giáo (Buddhist Publication Society) ở Kandy và kể từ năm 1988 là chủ tịch của hội. Ngài là tác giả, dịch giả và biên tập viên của nhiều sách về Phật giáo Theravāda. Quan trọng nhất trong những loại sách này là The Discourse on the All-Embracing Net of  Views - 'Kinh phạm võng' (1978), The Discourse on the Root of Existence - 'Kinh căn bản pháp môn' (1980), A Comprehensive Manual of Abhidhamma (1993), The Middle Length Discourses of the Buddha - 'Trung bộ kinh' (1995) và The Connected Discourses of the Budddha - 'Tương ưng bộ kinh' (2000) . Ngài cũng là thành viên của Hàn lâm viện Nghệ thuật và Khoa học Thế giới.

 

 

 LỜI NGƯỜI DỊCH

 

Bản chú giải kinh căn bản pháp môn tôi dịch lần đầu vào năm 1999, trong đó chỉ lược dịch vài phần chính và bỏ đi nhiều chi tiết. Lần này tôi dịch toàn bộ, sửa chữa nhiều thuật ngữ quan trọng và dịch luôn lời giới thiệu của ngài Bodhi. Khi đọc qua phần giới thiệu cũng giúp chúng ta hiểu được những nét chính của bài kinh này. Ngài Bodhi dù là một nhà sư Mỹ, nhưng kiến thức về Phật giáo nguyên thủy của ngài thuần túy không kém gì các nhà sư đông phương. Qua tầm nhìn quảng bác của ngài, hai tuyển tập trọng yếu đã ra đời - chú giải kinh phạm võng và chú giải kinh căn bản pháp môn. Hai tác phẩm liên quan chặt chẽ với nhau về phương diện khai mở chánh trí. Đọc qua hai chú giải này chúng ta sẽ có sự nhận định vững chắc thế nào là tà đạo và chánh đạo. Thật là thú vị khi tôi tìm thấy điểm gặp nhau giữa các bản chú giải của ngài Bodhi - một người Mỹ - và tác phẩm "Concept and Reality in Early Buddhist thought" của ngài Ñāananda - người  Srilanka. Bhikkhu Ñaananda đã viết tác phẩm này khi còn dạy Pāli ở đại học Peradeniya, Ceylon. Trong tác phẩm của Ngài hầu như những kinh cốt lõi đều được đề cập đến. Điều này chẳng những cống hiến cho chúng ta một bộ sưu tập Phật giáo nguyên thủy trình độ cao cấp mà còn hỗ trợ đắc cực cho chúng ta qua việc hiểu nội dung của nhiều lời dạy thậm thâm vi diệu của Đức Phật. Do đó, ai muốn tìm hiểu tư tưởng Phật giáo nguyên thủy và tạo cho mình một  tri kiến chân chánh nên đọc ba tác phẩm vừa đề cập.

Người dịch chân thành tri ân Ngài Bodhi về tác phẩm quý giá này. Lòng tri ân đó sẽ biểu hiện sâu đậm nếu sau khi đọc bản dịch này, độc giả nào chưa tinh tấn trong phật Pháp sẽ  tinh tấn, ai đã tinh tấn càng tinh tấn nhiều hơn. Lời ít ý nhiều, người dịch chỉ mong sao lời của Phật sống mãi qua nếp sống trí tuệ của mỗi người đã đọc qua kinh căn bản pháp môn và đó là công đức lớn nhất mà người dịch và người đọc hướng đến ngài Bodhi cũng như các bậc thiện trí thức đã cống hiến tài đức vào việc phổ biến Phật Pháp qua các tác phẩm giá trị xưa nay .

Tỳ Kheo Giác Lộc
29-01-2005

 

 

Lời tựa

 

Sự hiểu biết đúng về một vấn đề chỉ có thể phát sanh khi khuynh hướng hiểu sai trước hết được cách ly an toàn. Bao lâu mà khuynh hướng hiểu sai vẫn còn dai dẳng không được phát hiện và không được kiểm soát, những ý tưởng mới lạ ngay cả của thiên tài cũng không thể thay đổi nhân sinh quan của bất cứ ai. Phần cốt lõi bên trong về cái nhìn đầy năng lực sáng tạo sẽ bị bỏ qua không được thấy và những cách diễn đạt ngôn từ bị gạt sang bên  như là không đáng để ý hoặc được tiếp thu liên quan tới những định kiến có ý xua tan. Vì những ý tưởng sai lạc sẽ không hoàn thành mục đích đã lựa chọn - để rọi sáng hoặc thắp sáng - nhưng như ngọn lửa không có nhiên liệu, sẽ chỉ làm cạn kiệt năng lượng của chúng, cuối cùng bị cuốn hút bởi bóng đêm.

Nguyên tắc này vốn là sự cởi mở và không gò bó của tâm phải được bảo toàn như là điều kiện tiên quyết cho sự hiểu biết, nó giữ lập trường đặc thù vững chắc khi chủ đề truyền đạt là Phật Pháp xuyên qua bản tính của những mô hình tư tưởng theo quán tính của chúng ta. Trước khi những ý tưởng mới và cơ bản của pháp có thể chìm vào tâm và thực hiện chức năng của chúng- để giác ngộ và giải thoát- những xu hướng chủ quan cản trở sự hiểu thấu đáo đúng đắn của chúng trước hết phải được buông bỏ. Chỉ khi nào khuynh hướng tà kiến đã được loại bỏ một cách hiệu quả thì sự lãnh hội nhanh chóng cần thiết cho chánh kiến mới có thể được bảo đảm. Chỉ khi nào tâm đã được làm cho 'thích hợp, dễ uốn, không chướng ngại, nâng cao, và an tịnh' thì sự giải thoát, giáo pháp mới có thể được hấp thụ.

Từ sự tôn trọng nguyên tắc này, hai bộ kinh chủ yếu trong các kinh của Đức Phật được chứa trong kinh điển Pāli- Dīghanikāya (Trường bộ kinh) và Majjhimanikāya (Trung bộ kinh) - mỗi bộ kinh mở đầu với một sutta có công dụng xua tan những chướng ngại ngăn cản sự tiếp thu đúng đắn những lời dạy đó theo đường lối đã vạch ra. Những chướng ngại này nắm lấy hình thức của quan niệm sai lầm chủ quan- những tà kiến và thái độ mà có thể bị chấp thủ ở mức độ lý thuyết dưới hình thức của những kiến giải, những học thuyết và những tín điều, hoặc bị bám vào về phương diện cảm xúc như là sự biểu lộ của những lực được ghi khắc sâu đậm trong sự hình thành từ tâm lý. Trong mỗi trường hợp quan niệm sai lạc sẽ hành động như một bộ lọc sóng để xóa bỏ thông tin mà chủ thể không muốn nghe, hoặc như một kính viễn vọng khúc xạ làm méo mó tin tức để khiến nó thích hợp với những sở thích đặc biệt của vị ấy.

Kinh Phạm võng, danh mục đầu tiên của Dīghanikāya, nhắm vào việc loại trừ chướng ngại của các tà kiến; kinh này làm thế bằng cách dệt lên một mạng lưới thuộc sáu mươi hai trường hợp có khả năng chứa đựng tất cả những lập trường lý thuyết trên những điểm chủ yếu của tư tưởng tư biện, bản chất của ngã và thế giới. Mặc dù ngắn hơn kinh phạm võng (Brahmajāla) về độ dài, kinh căn bản pháp môn (Mūlapariyāya Sutta), danh mục đầu tiên của Majjhimanikāya, thậm chí còn lớn hơn về phạm vi, vì bản thân kinh này vạch ra mục tiêu phơi bày toàn thể khối quan niệm sai lạc chủ quan, từ những nhánh xuống tới những gốc của chúng. Kinh  này không những giải quyết những ý tưởng sai sanh từ tư biện, mà còn với những ý tưởng sai khởi lên từ mạn và ái, cũng như những phiền não khác. Tóm lại, kinh súc tích này phơi bày toàn thể cấu trúc cho sự định hướng vị ngã của con người đối với thế giới. Nó vạch ra cái mắc xích nhân duyên mà khiến con người bị cột trói trong các ách phược phàm tục, nó cũng vạch ra cái trí thiết yếu mà vị ấy đạt được để bẻ gãy các ách phược và thực chứng chân giải thoát. Như tựa đề và vị trí của nó ám chỉ, Mūlapariyāya Sutta là kinh nền tảng nhất trong các bài pháp của Đức Phật được tìm thấy trong kinh điển Pāli. Đó là sự hội tụ tinh hoa của giáo lý, lồng vào đó là những chân lý thâm sâu có ý nghĩa bản thể học, khoa học luận, và tâm lý học.

Tác phẩm hiện tại là sự so sánh với luận đề đầu tiên của chúng tôi về Brahmajāla Sutta, được xuất bản dưới tựa đề The Discourse on the All Embracing Net of Views. [1] Tác phẩm Mūlapariyāya Sutta này cho một bản dịch tiếng Anh với tựa là 'The Discourse on the Root of Existence,' cùng với chú giải của nó, rất cần thiết cho sự hiểu biết nhiều đoạn văn khó xuất hiện trong chánh kinh. Tư liệu chú giải gồm có một chú giải và một chú giải phụ. Chú giải được bao gồm trong Papañcasūdanī, bản chú giải hoàn toàn hoặc aṭṭhakathā cho Majjhimanikāya, được sáng tác bởi Bhadantācariya Buddhaghosa vào thế kỷ thứ năm sau công nguyên, trên cơ sở của những chú giải cổ  mà ngài đã biên soạn lại. Chú giải phụ hoặc īkā  có hai mục đích là  làm sáng tỏ những từ then chốt xuất hiện trong chú giải và diễn giải những điểm khúc mắc còn lưu lại trong kinh. Nó được coi như là tác phẩm của Bhadantācariya Dhammapāla, ở Badaratittha (Nam Ấn), đôi khi người ta ấn định ngài xuất hiện vào thế kỷ thứ sáu.

Trong phần trình bày trước hết chúng tôi đưa ra phần chánh kinh không có chú giải. Tiếp theo là phần giải thích , chứa trong chú giải hầu như là toàn vẹn  (bỏ đi những nhận xét liên quan đến ngữ pháp và từ nguyên một cách cá biệt), với những đoạn văn chọn lọc từ chú giải phụ, những đoạn văn mang ý nghĩa triết học và tâm lý của kinh đó. Những phần tuyển chọn từ chú giải phụ trong tác phẩm hiện tại này có ít hơn trong luận đề của chúng tôi về Brahmajāla Sutta, vì chú giải phụ cho Mūlapariyāya tự giới hạn với lời giải nhiều hơn là với việc xem xét độc lập, đặc điểm nổi bật của chú giải phụ Brahmajāla. Những đoạn văn tuyển chọn từ các tác phẩm chú giải đã được sắp xếp trong một mô hình xen kẻ để phù hợp với việc triển khai lời kinh. Những cụm từ trong ngoặc đơn là những phần thêm vào của chúng tôi để làm cho sáng tỏ hơn.

Bản dịch hiện tại được thực hiện và hoàn thành theo lời yêu cầu của ngài Nyānaponika Mahāthera, ngài đã đọc qua bản đánh máy và cho một số gợi ý hữu ích. Đối với lời khuyên và khích lệ  thường xuyên của ngài dịch giả mãi mãi biết ơn. Dịch giả cũng tỏ lòng tri ân đến bổn sư, ngài Balangoda Anandamaitreya Mahā Nayaka Thera, người đã khuyến khích dịch giả trong những nỗ lực đầu tiên ở một bản phỏng dịch về chú giải Mūlapariyāya. Cuối cùng chúng tôi cần phải biểu lộ lòng cảm kích đến ông R. G. de S. Wettimuny đã quá cố. Chính vì một loạt những thảo luận với ông Wittimuny vào năm 1973 mà đã mở tầm nhìn của chúng tôi đến chiều sâu của kinh căn bản pháp môn, và cuối cùng thúc đẩy nỗ lực chúng tôi để hiểu biết và giải thích kinh này. Đối với bất cứ sai sót nào về bản dịch hoặc lời bình dịch giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Bhikkhu Bodhi
October 1977

 

  BẢNG CHỮ TẮT

 

A. : Aguttaranikāya
C.Nd : Cullaniddesa
A: : Majjhimanikāya-A
ṭṭhakathā (commentary)
D. : Dīghanikāya
Dhs. : Dhammasa
gaī
It : Itivuttaka
Jāt : Jātaka
M. : Majjhimanikāya
Nd : Mahāniddesa
Pts. : Pa
isambhidāmagga
S. : Sa
yuttanikāya
Sn. : Suttanipāta (Pali Text Society)
ī: : Majjhimanikāya-īkā (Sub-commentary)
Thag. : Theragāthā
Vibh. : Vibha
ga
Vin. Pāc. : Vinaya: Pācittiya
Vism. : Visuddhimagga

(budhhanet.net)

Tiêu điểm: